You are on page 1of 13

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

BÌNH GIẢNG MỘT SỐ ĐIỂM SÁNG THẨM MĨ (TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT)

Giảng :
Giới thiệu, phân tích, thuyết minh, giải thích, chú giải nhằm l àm cho người đọc
hiểu nđược văn bản một cách toàn vẹn với những chỗ tinh tế, sâu sắc h àm ẩn,
nắm bắt được lớp lang, mạch lạc của tác phẩm.
Giảng là cơ sở để hiểu từ đó giúp cho việc b ình có sức thuyết phục.
Bình:
Đánh giá, nhận xét, khen chê với các giá trị của tác phẩm.
Bình tứ thơ, hình tượng thơ tức là thế giới nghệ thuật của thơ, qua đó bình
tài thơ và tâm hồn nhà thơ.
Bình về nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh nh à thơ trước cuộc đời.
Bình về kĩ xảo, nghệ thuật của nh à thơ, sự am hiểu từ ngữ, thanh luật của
tác giả (chữ nghĩa, nhạc điệu, nhịp điệu, h ình ảnh).
Bình về ý nghĩa cách tân của nghệ thuật tác phẩ m (sáng tạo độc đáo), tính
dân tộc, tính hiện đại.

1. Trường Sơn đông nắng tây mưa


Ai chưa đến đó như chưa rõ mình
Tầng nghiã 1: Trường Sơn của hành trình kiến tạo (nghĩa định danh).
Tầng nghĩa 2: Trường Sơn trong trường hợp xác định, trong cấu tạo điều kiện -
kết quả là biểu hiện về tinh thần hi sinh gian khổ; l à biểu hiện con người lịch sử, biến
lượng thành chất cho thơ.
Dấu hiệu của nghệ thuật th ơ: (chưa đến/chưa rõ) có thể được sinh ra từ một
hoặc những yếu tố đã biết : (đông nắng/tây mưa) dấu hiệu nghệ thuật thơ hàm chứa
năng lượng thông tin thẩm mĩ, hướng tới phát hiện hoặc triển khai h ình tượng trên
những bình diện mới.
2. Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa :
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
“Bây giờ” chứa đựng năng lượng thông tin thẩm mĩ. Cái chuyện hệ trọng ấy cớ
sao phải đến bây giờ mà không phải là chuyện được hỏi từ nhiều khi về trước hoặc mai
sau mới hỏi ? Năng lượng thông tin ở đây là tính thời điểm xác định, người ta có thể
vượt qua những yếu tố tiền giả định (logic thông tin quan hệ : mận – đào - vườn hồng)
mà chỉ chú ý đến tính thời điểm “ bây giờ” và “mới hỏi”, tức hàm ẩn một quá trình
quan hệ. Chỉ “bây giờ” mới là thời điểm “hỏi” chứ không phải bất cứ một khi nào
khác.
3. Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường dài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước nặng soi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cuộc sống thứ hai của văn bản nghệ thuật - lớp nghĩa văn cảnh – không phải do sự
suy luận vô cớ, mà thường là lôgic đời sống hiện hình phía sau những con chữ tường
1
minh. Một chữ trong câu (hoặc trong b ài) sẽ rất quan trọng nếu nó là trung tâm mang
nghĩa.
Khung cảnh nơi Bác ở dường như vẫn thế, nhưng cả một chuỗi thông tin miêu tả
không gian và sự vật : đường xoài, hồ nước, bưởi cam, … vốn rất đỗi quen thuộc
dường như đã nhuốm một nguồn ánh sáng thi êng liêng kì lạ. Chỉ với sức gợi của một
chữ “cõi”,tất cả cảnh vật nơi đây đã thuộc về một thế giới tôn kính, trang nghi êm của
tột cùng xót xa, hoài niệm. Nếu thay “cõi” bằng “lối” chẳng hạn, đoạn thơ lập tức
chuyển sang biểu hiện nghĩa trung tính hoặc không xác định.
4. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ - NGUYỄN KHOA
ĐIỀM
Kết cấu bài thơ chia làm ba đoạn, mỗi đoạn đều được mở đầu bằng lời của tác gi ả
và kết thúc bằng lời ru của mẹ. Đó l à bài ca về những em bé lớn lên theo quá trình mẹ
tham gia kháng chiến.
Đoạn 1, em bé lớn lên cùng gian lao kháng chiến, em lớn lên trong tình cảm thiêng
liêng của mẹ với bộ đội, cách mạng:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Câu thứ 7 đột ngột chuyển ý:
Lưng đưa nôi và tim hát thành l ời
Mẹ thương A Kay mẹ thương bộ đội.
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
Đó là lời tâm tình, nhắn nhủ, lời ru của tác giả với Cu Tai l àm nền cho lời ru của mẹ
tha thiết cất lên (tiếng lòng, ước mơ, khao khát tình yêu của mẹ -con, mẹ- cách mạng)
Đoạn 2, mở đầu bằng lời tác giả, điệp hai câu đầu. H ình ảnh giấc ngủ được thể
hiện trong mối quan hệ so sánh tượng trưng:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Mặt trời được hiểu như sức chiếu toả của bình minh, nguồn ánh sáng, ý nghĩa, niềm hi
vọng của cuộc đời
Lời mẹ ru: Mẹ thương A Kay , mẹ thương làng đói
Trong lời ru của mẹ, vẫn cấu trúc lặp và da diết:
Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi
Tình cảm của mẹ với Cu tai thể hiện từ sự gắn bó với bộ đội, đến l àng đến đất nước.
đặc biệt là Cu tai, từ ước mơ cụ thể phục vụ kháng chiến ( con mơ cho mẹ hạt gạo
trắng ngần ) đến ước mơ sinh tồn vĩnh cửu ( Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều ) và
ước mơ theo xu hướng hoàn thiện lí tưởng của mẹ ( Con mơ cho mẹ được thấy Bác
Hồ).
Cấu trúc tình cảm:
Mẹ thương A Kay - mẹ thương làng đói - mẹ thương đất nước
Con mơ…hạt gạo – con mơ…hạt bắp – con mơ…được gặp Bác Hồ.
Ở đây có sự lặp lại khuôn hình để phát triển nội dung ý nghĩa, khẳng định t ình cảm.
5. TRE VIỆT NAM - NGUYỄN DUY

2
Cấu trúc thơ :
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.
Phát sinh những liên tưởng, so sánh đã phác hoạ sức mạnh đoàn kết, sự vun đắp
chung giữa các cá thể độc lập. Đây l à hình tượng độc đáo về sức mạnh, bản sắc dân
tộc: mỗi cây tre phải là một cơ thể sống kiên cường trong cái cộng đồng chung ấy.
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Thân bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Cấu trúc hô ứng xác lập quan hệ giữa số rễ - sự cần cù.
Số rễ - sự cần cù được trừu tượng hoá đi, nhòe đi, ý nhiều hơn lời. Cần cù lao động
làm trung tâm liên tưởng cho con người. Đó chính là đối tượng miêu tả trong thơ.
6. QUA ĐÈO NGANG – BÀ HUYỆN THANH QUAN

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà


Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom, dưới núi tiều vài chú,
Lác đác, ven sông chợ mấy nhà.
Đoạn thơ như bức tranh thuỷ mặc, giản dị như chính cảnh và người. Cảnh thú vị.
Cái số nhiều của khung cảnh thiên nhiên: đá nhiều, cây nhiều, hoa nhiều là những cái
nhiều cụ thể. Khi người đọc đang trong tâm trạng lâng lâng bởi cỏ cây… th ì bất ngờ
cảm xúc bị lắng xuống bởi cái “v ài” về số lượng chú tiểu và cái “ mấy’’ về số lượng
nhà nơi bến sông. Cảnh vật miêu tả vừa buồn mênh mông xa vắng vừa điểm xuyết cái
đẹp hoang sơ của quá khứ. Điều đó được tạo ra bởi sức mạnh của ph ương thức tạo
hình đối lập giữa “nhiều” và “ít”.

7. THU ĐIẾU - NGUYỄN KHUYẾN

* Cách hiểu thứ nhất:


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc cần câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng cao lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Bó gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Cảnh chiều thu được tác giả dùng phương thức tạo hình để vẽ lên. Tất cả đều rất
thực. Một thiên nhiên thực, một ngõ trúc thực, một sóng nước gợn thực, và một tầng
mây lơ lửng cũng là thực nốt…Năng lực tạo hình của cả bài thơ đã vượt qua cấu trúc
của các câu mà ở đó mỗi câu là một lời chỉ dẫn cho một bức tranh tĩnh vật với những
màu sắc bình dị, cụ thể .
Bài thơ cực tả một cảnh tĩnh. Cái tĩnh đó trước hết thể hiện ở hệ thống ngôn từ:
lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, l ơ lửng, quanh co, vắng ngắt. Đó là những từ láy hoặc
3
ghép sắc thái hoá. Tất cả đều chỉ các tính chất, đ ã đạt đến đỉnh điểm. Vì đã vút lên đến
đỉnh điểm nên đọng lại ở đó, dừng lại, không vận động nữa. Nh à thơ lấy động để tả
tĩnh “vẽ mây nẩy trăng”. để miêu tả cảnh tĩnh, mà cứ tĩnh mãi sẽ nhàm, cho nên phải
đưa cái động vào.
Bó gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Những cái “động” trong bài thơ có lấy gì làm mạnh mẽ? Chính nhờ sự chết lặng
của không gian mà chúng ta mới nhận ra cái động không đáng gọi l à động đó. Có cái
động thật : “gợn”. Còn “đớp” có xảy ra đâu, “cá đâu đớp động”…và phải lặng lẽ thế
nào đó một tiếng lá bay mới nghe đ ược thành “vèo”. Vèo, nét bay của lá là nét động
duy nhất của bài thơ. Bài thơ là bức tranh tuyệt tác về sự vắng lặng của m ùa thu. Sự
chết lặng của cảnh thu chính l à tâm trạng của Nguyễn Khuyến v à của cả lớp người như
Nguyễn Khuyến.
(Sự thống nhất về ngữ nghĩa giữa các từ có thể gọi l à sự cộng hưởng ngữ nghĩa.
Cũng như sự cộng hưởng âm thanh, ý nghĩa của các từ h ài hoà với nhau, tôn nhau lên,
tạo ra những dao động ngữ nghĩa. Dao động n ày sẽ dội vào tâm tình người đọc, để lại
trong đó những dấu ấn sâu đậm).

* Cách hiểu thứ hai:


“ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” có thể được hiểu là cá không cắn câu mà lại
“đớp động” dưới chân bèo, trêu ngươi mới tức chứ! Vừa bực mình, vừa buồn cười.
Bởi thế, có cá mà vẫn than thở, có tiếng cá mà vẫn chẳng “ loãng đi nỗi cô đơn và
nỗi đau”. Cảnh rất thực, khơi được đồng cảm nơi người đọc. Bài thơ kết thúc bằng
cái giỡn đùa đầy kịch tính của tạo hoá. Cảnh oái oăm đã tạo nên nụ cười kín đáo,
đôn hậu (phong cách Nguyễn Khuyến). Vui là vui gượng kẻo là…Nụ cười này được
tạo ra một cách có ý thức, l àm vơi nỗi niềm bất đắc dĩ và bất đắc ý của thú vui nhàn
tản.
Câu cá thường than không câu được cá, cá không chịu cắn câu, sao lại than cá
không đớp động, mà lại phải là “đớp động dưới chân bèo”? Cá không cắn câu
nhưng nếu đớp động dưới chân bèo thì thôi không than thở chăng? ! Hay là ông câu
chỉ quan tâm tới chốn chân b èo mà không là chỗ khác, để rồi cá không đ ớp ở đó thì
buồn? Có ai buồn kiểu đó không? Hay l à Nguyễn Khuyến câu cá bằng b èo, cá
không đớp bèo thì ông buồn chăng? Dù chủ ý thế nào thì câu thơ ra đời và vào cuộc
sống, chịu sự chi phối của logic cuộc sống, nó có đời sống ri êng của nó, người đọc
tất hiểu được nó. Nếu “đâu” ở đây là “đâu đó” thì câu thơ thêm được cả sự, cả tình,
cả hình, cả tiếng. Hồn thơ thanh cao, tứ thơ dồn nén năng lượng . Bức tranh thu
không tĩnh lặng tuyệt đối. Tiếng cá đớp động, sóng gợn lăn tăn, lá v àng đưa vèo
trước gió cho thấy điều đó. Cảnh có động, nhưng động rất nhỏ, rất gọn; động vừa
đủ để góp vào cái phơn phớt sắc buồn của cảnh vật; động vừa đủ để ngân nga vẻ
đẹp tuyệt vời và thanh bình của quê hương đất nước; động để bức tranh thu không
chết, để bức tranh quê hương sống mãi trong lòng bạn đọc.
Cá chỉ đớp động dưới chân bèo, kéo nhà thơ trở về thực tại. Dường như cách kết
thúc này ẩn chứa một nỗi sầu mang mang cô đ ơn, gần như vô vọng của nhà thơ
trước thực tại. Lời thơ đã kết mà ý thơ vẫn tuôn làm lộ ra bầu tâm tư thầm kín. Ta
bất chợt bắt gặp nỗi đau đời của cụ Tam nguy ên ở nơi tận cùng chữ nghĩa bài thơ.
4
8. BỨC TRANH - NGUYỄN MINH CHÂU

Tình huống truyện được đặt ra để nhân vật tự bộc lộ tính cách.
Nhân vật “tôi” (hoạ sĩ) được tác giả đặt vào các mối quan hệ của hoàn cảnh “không
ngờ”, hết sức khó xử đến mức trớ tr êu.
Lần thứ nhất: Vừa lạnh lùng từ chối vẽ bức chân dung anh chiến sĩ của một trạm
giao lên trưa hôm trước thì sáng hôm sau lại chính anh chiến sĩ đó đến nhận nhiệm vụ
thồ tranh cho mình vựt qua một chặng đường nguy hiểm.
Lần thứ hai: Từ chiến trường ra, sau khi tham dự triển l ãm và trở thành người
nổi tiếng đã quên khuấy lời hứa đem bức tranh đến trao tận tay ng ười mẹ của anh chiến
sĩ thì bất ngờ gặp lại người chiến sĩ: chính là người đang cắt tóc cho mình.
Hai tình huống ấy là điều kiện tương ứng với hai lần nhân vật “tôi” thức tỉnh.
Lần thứ nhất là can đảm xin lỗi. Lần thứ hai là cật vấn lương tâm, tự phán xét mình.
9. LƯỢM -TỐ HỮU

Cháu nằm trên lúa


Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Cảm phục và đau xót, thương tiếc trước sự hi sinh của Lượm, nhà thơ như thấy
hồn thiêng của Lượm đang quấn quyện cùng sông núi, hoá thân vào sức sống xanh
tươi của thiên nhiên và đồng lúa quê hương. Hình ảnh “Lúa thơm mùi sữa, hồn bay
giữa đồng” là một hình ảnh vừa tả thực vừa ẩn dụ t ượng trưng về ý nghĩa cao đẹp của
sự hi sinh giữa độ xuân xanh của cuộc đời đang có nhiều hứa hẹn.
10. ĐỢI - VŨ QUẦN PHƯƠNG

Anh đứng trên cầu đợi em


Anh đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em quen thành lạ.
Chọn chiếc cầu làm nơi chờ đợi là một dụng ý, bởi ở đó có thể thấy r õ nhất về
sự trôi chảy, đổi thay. Nơi đứng đợi (một ngày) từ lạ thành quen, còn người anh đợi
(một đời) đã quen thành lạ. Từ sự chuyển hoá về lượng (thời gian) dẫn đến sự chuyển
hoá về chất ( lạ - quen, quen - lạ ). Sự việc tưởng như phi lí mà lại có lí!
(Đọc văn chính là đọc cho sáng rõ từng ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà
nhà văn định gửi gắm cho người đọc. Đọc là tìm cho ra sự phát hiện mới mẻ độc đáo
của nhà thơ).
11. Uớc gì ta đước là sông
Để ra đến biển là không còn mình
(Lâm Thị Mĩ Dạ)
Theo quy luật sông chảy ra biển là sự hoà nhập giữa hữu hạn và vô cùng . Câu
thơ Lâm Thị Mĩ Dạ rõ ràng có dấu hiệu của sự “vượt ngưỡng’’, thăng hoa cảm xúc,
hàm chứa nhận thức mới mẻ, sáng tạo “rất thơ”.
12. Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
5
Sự có mặt của một chữ có thể l àm cho phát ngôn vượt qua những nét nghĩa cơ
sở để xác định đời sống tâm lí, xác định số phận ri êng. Vì thế việc xác nhận đối tượng
thẩm mĩ để tiếp nhận luôn luôn l à một thử thách.
Truyện Kiều mở đầu câu chuyện trao duy ên bằng tình huống và những lời lẽ
“đột biến” so với quy ước thông thường của lễ giáo phong kiến. Các từ “cậy”, “chịu ”,
ngồi lên”, “lạy” chỉ hành động được xem là những dấu hiệu nghệ thuật, thông tin thẩm
mĩ gợi tình huống để bộc lộ tình cảm ruột thịt khác thường, một tâm sự vô cùng hệ
trọng…Ẩn sau là tâm trạng xót xa tột độ của Kiều trong lựa chọn ứng xử t ình - hiếu.

13. “Tuổi cao, tóc bạc , cái râu bạc”


Nguyễn Trãi bẻ gẫy câu thơ ở chữ thứ năm và đáng lẽ theo đúng luật thơ phải để
thanh bằng thì Ức Trai đã thay bằng thanh trắc: “cái” . Với dấu sắc này, tức là cái đầu
ngang ngạnh, cái tay hắt ngược chòm râu, tức là tư thế phản kháng, tức là sự không
khuất phục của Nguyễn Trãi. Đấy là giá trị âm thanh của một từ trong th ơ Việt Nam;
đấy là ngòi bút, phép thơ, bản lĩnh, thân phận của Nguyễn Tr ãi trong một chữ, trong
một tiếng.
( Xuân Diệu )
14. “Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc , nửa soi dặm trường”
Câu Kiều diễn tả sự đau đớn khi Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh.
“Ai ’’ở đây là ai? Là số phận nói chung hay còn là chính Kiều? hiểu được điều
thứ hai thì câu thơ không chỉ là lời than than trách phận, mà còn là chính là lời tự dằn
vặt, giày vò mình. Nàng vừa khuyên , vừa tiễn Thúc Sinh về, giờ đ ã tự đay nghiến
mình, thương Thúc Sinh. Thật là một hình tượng sống động, một ngòi bút sâu sắc.

15. Mã Giám Sinh mua Kiều


Mã Giám Sinh trong v ỏ bọc của nho sinh.
Có thể thấy, khi đến gia đình Thuý Kiều, Mã Giám Sinh đã chuẩn bị rất chu đáo kĩ
càng cho cái vỏ bọc nho sinh của mình. Hắn tự viết kịch bản – thuê diễn viên phụ, tự
mình đạo diễn và sắm vai chính. Nhưng hắn diễn xuất quá tồi ( bởi l àm gì có thực tế)
nên chân tướng của kẻ :“Mượn màu kẻ quý người thanh’’ đã bị phơi bày trước bàn dân
thiên hạ. Hắn đích thị là tên nho sinh “rởm” . Thế mới hay những gì không thuộc về
mình, không phải của mình thì có gắng gượng đến mấy cũng chẳng bao giờ th ành
công.

16. Kiều ở lầu Ngưng Bích


Những thanh điệu phong phú của tiếng Việt có khả năng biểu cảm rất lớn. Tám
câu thơ cuối khác hẳn với phần đầu bởi nó đều đ ược bắt đầu với thanh bằng v à kết
thúc cũng như vậy. Ở đây lại có sự góp mặt của nhiều từ láy tạo n ên một âm điệu trầm
buồn, chậm rãi, lan toả, rưng rưng. Ấn tượng về nỗi buồn trong lòng Kiều vì thế mà
càng thêm rõ nét. Cả những câu hỏi vang lên không lời giải đáp cũng biểu hiện một
tâm trạng hụt hẫng, quẩn quanh , bế tắc. Kiều đang cố v ùng vẫy thoát ra khỏi thực tại
mà không thể nào thoát được.

6
17. Kiều gặp Từ Hải
Trong tiếng Việt, phụ âm “đờ” là một phụ âm tạo được ấn tượng về sự mạnh mẽ
(âm thanh tiếng nổ “đùng đùng”, “đoàng đoàng”). Để gây được ấn tượng mạnh về
chân dung của người anh hùng cái thế có cá tính mạnh mẽ, rắn rỏi, dứt khoát, thi h ào
dân tộc Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều phụ âm “đờ”. Chỉ một đoạn thơ rất ngắn:
Bỗng đâu có khách biên đình
….
Gươm đàn một gánh, non sông một chèo.
Chúng ta thấy tần xuất của phụ âm “đờ’ là rất lớn. Khi đọc chúng ta cũn g cảm nhận
được sự mạnh mẽ , rắn rỏi, dứt khoát từ âm điệu lời th ơ. Đó là sự tinh tế trong việc sử
dụng ngữ âm của tác giả.
18. BÁNH TRÔI NƯỚC - HỒ XUÂN HƯƠNG

Không phải vô cớ mà thi sĩ đã chọn cho bài thơ một cấu trúc như vậy. hai câu thơ
3,4 cùng nói về những nỗi khổ của người phụ nữ đặt liền kề nhau cho ta một ý niệm:
sống trong xã hội phong kiến bạo tàn, người phụ nữ thật lắm nỗi khổ đau, bất hạnh.
Nỗi khổ nọ chất chồng lên nỗi khổ kia như muốn đè sấp người phụ nữ xuống – không
cho họ có cơ may được ngẩng đầu, được đứng dậy sống một cuộc đời b ình thường.
Bài thơ mở đầu bằng vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ và khép lại bằng phẩm
giá tâm hồn. Năm tháng qua đi, cùng với những nỗi khổ đau, bất hạnh (câu 3,4), nhan
sắc người phụ nữ có thể sẽ tàn phai song cái giá trị lớn nhất ở họ - cái không bao giờ
có thể mất đi chính là vẻ đẹp tâm hồn – báu vật của họ, cũng như cái bánh trôi kia – cái
nhân mật màu son mới làm nên sự đậm đà, khác biệt của bánh trôi với các loại bánh
khác. Cả bài thơ cũng chỉ có màu son ở câu kết làm điểm nhấn. Cất cái màu son ấy đi,
bài thơ sẽ chỉ còn lại sắc màu nhợt nhạt.
19. HỊCH TƯỚNG SĨ - TRẦN QUỐC TUẤN

* “Ta thường tới bữa quên ăn….cam lòng”


Tác giả đã dùng những lời lẽ rất tự nhiên, chân thành gần gũi như lời ăn tiếng
nói hằng ngày của nhân dân (thành ngữ, khẩu ngữ), vận dụng điển tích một cách sáng
tạo, dễ hiểu, cách nói khoa tr ương như ta thường thấy trong văn chương cổ, văn học
dân gian.Tất cả đều đẩy đến mức tột c ùng để diễn tả những trạng thái tâm lí mạnh mẽ
nhất. Lời văn vì thế mà đi thẳng vào lòng người, gây được sự đồng cảm, nỗi xúc động
lớn lao. Nó phản ánh tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng - một công dân biết đau cái
nhục lớn, đầy lòng căm thù sôi sục cùng ý chí quyết tâm đánh giặc tới cùng.
Người xưa nói: kẻ nào rút gươm ra một cách hững hờ, kẻ đó có rất ít nhiệt t ình
với sự nghiệp mà anh ta bảo vệ. Ở đây ta thấy Trần Quốc Tuấn đ ã vung gươm một
cách quả quyết để tự làm gương cho chiến sĩ.
* (Cách đối xử của tác giả với tướng sĩ)
Đó là những việc làm rất khôn ngoan. Ông đã khéo léo gợi lại cách đối xử hậu
hĩnh, chu đáo với thuộc tướng thể hiện tấm lòng bao dung, độ lượng, nhân hậu vừa thể
hiện mối quan hệ chủ tớ bền chặt để l àm cơ sở vững chắc cho sự phê phán có lí, có
tình. Điều đó cho thấy Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị tướng giỏi về mặt chiến trận
mà còn rất am hiểu đời sống tâm lí, t ình cảm của tướng sĩ. Ông muốn họ hiểu rằng:

7
ông có trách mắng, phê phán họ cũng đều xuất phát từ tình thương, nghĩa lớn - bảo vệ
quyền lợi cho chính họ.
Có thể nói với đoạn trích, tác giả - người nghệ sĩ tâm hồn- đã gẩy trúng sợi dây
danh dự trong mỗi cây đàn tướng sĩ, khiến chúng cùng rung lên, cùng hoà một nhịp để
tạo nên sức mạnh cộng hưởng, làm bừng dậy hào khí Đông A - sức mạnh quật khởi
của cả dân tộc - yếu tố hàng đầu quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ hai.
20. BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO - NGUYỄN TRÃI

Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày


Thành Đan Xá….đầm đìa máu đen.

Những lời văn với âm điệu trầm buồn nh ư tiếng thở dài não nề, dường như
Nguyễn Trãi đã thấu hiểu được nghịch lí đau lòng của chiến tranh: nó chỉ đem lại
những đau thương chết chóc thảm khóc cho con ng ười. Ví như những người lính phải
bỏ xác nơi đất khách quê người kia, họ trước hết cũng là những con người, họ ra đi bỏ
lại sau lưng quê hương, làng xóm, nh ững người mẹ già, vợ trẻ , con thơ mỏi mắt trông
chờ…Qua đó chứng tỏ tác giả - người đại diện cho tiếng nói của một dân tộc y êu
chuộng hoà bình- có một tâm hồn cao đẹp, một trái tim gi àu cảm xúc nhân đạo.
21. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ
(Phẩm hạnh của Vũ Nương)
Xưa nay, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn không mấy khi được êm thuận.
Vậy mà cách ăn ở của Vũ Nương đến mức bà mẹ chồng đã nói với nàng những lời thật
trân trọng, đầy yêu mến pha cả lòng biết ơn: “ Chồng con nơi xa xôi….con đã chẳng
phụ mẹ”. Đó là phần thưởng xứng đáng cho sự hi sinh tận tâm của n àng. Nó lại càng
có ý nghĩa khi được nói ra vào thời khắc thiêng liêng nhất ( con chim trước khi chết cất
tiếng hót hay, con người trước khi đi xa cất lời nói phải). Lẽ ra với những điều tốt đẹp
như vậy, Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn khi chồng trở về - đúng như
lời mong ước của bà mẹ chồng – nhưng trong xã hội phong kiến, liệu hạnh phúc có
đến với nàng không?

22. MÂY VÀ SÓNG - TAGO


* “Mẹ ơi!” , mở đầu bài thơ là tiếng gọi thiêng liêng của đứa con bé bỏng ngây th ơ, để
bắt đầu câu chuyện tâm tình của em với mẹ về những giây phút giao cảm thần ti ên của
em với thiên nhiên, với mây và sóng.
Với mây. Trò chơi của em bé quả là hay và thư vị hơn nhiều vì em không chỉ có
mây – chính em là mây – mà còn có trăng - hiện than của mẹ. Không phải chỉ để c ùng
chơi đùa như những người sống trên mây, mà để cùng sống dưới một mái nhà, cho em
được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sang dịu d àng. Trò chơi của em bé mang lại cho ta
cảm nhận sự vĩ đại của tình mệ con. Trong tình cảm ấy đã chứa đựng cả thiên nhiên, cả
vũ trụ. Những hình ảnh thơ thật đẹp, thật tương hợp và hàm chứa bao tình cảm được
tạo bởi trí tưởng tượng kì diệu và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Tago đã sang tạo nên
những vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây tình mẫu tử được nâng lên ngang
tầm vũ trụ.
Với sóng.
8
“Con là sóng và mẹ là bến bờ
Con lăn, lăn , lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
Đoạn thơ kiến lập sự đối chiếu hàm ẩn. Hình ảnh thơ giàu chất triết lí. Không có
bờ làm sao có sóng. Có bờ mới có sóng vỗ bờ. Cũng nh ư có mẹ mới có con. Lúc sóng
vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc “ con lăn, lăn …” là lúc mẹ vô cùng sung sướng. Vì thấy
con ngoan và vui chơi là lòng mẹ hạnh phúc. Nhà thơ lấy sóng và bờ để nói với tuổi
thơ bao điều. Câu cuối cùng có nghĩa là mẹ con ta ở khắp nơi, không ai có thể tách rời,
phân biệt , chia cắt, cũng có nghĩa l à tình mẫu tử ở khắp nơi , thiêng liêng , bất diệt .

* Bài thơ còn là tiếng thơ hồn nhiên, huyền ảo trong tự nhiên,tuổi thơ của mọi
lứa tuổi và số phận vượt không gian và thời gian.
Nhà thơ đã hóa thân thành em bé ngây th ơ nhỏ xíu. Tiếng thơ được cất lên từ
cách nhìn, cách nghĩ, cách nói của em. Và trong thế giới của em, cả thế gian n ày, vũ
trụ này bỗng được tái lập kì diệu, nên thơ, hư ảo, tuyệt vời. Ta bỗng quên hết, trút hết
mọi nỗi ưu tư, bất hạnh để cùng với em bay trong cõi mộng giữa bao la, vũ trụ tràn
ngập yêu thương…Từ nguồn sức mạnh bí ẩn nào đó, Tago đã hiến dâng cho đời những
hiện tượng thơ lạ lùng đến thế - qua chúng, nhân loại tự phát hiện thêm mình, tự nâng
cao thêm mình để mãi mãi ấp iu giữ gìn những phẩm chất nhân văn đẹp đẽ của chính
mình. Bài thơ là tiếng lòng, đến thẳng với lòng ta và ở mãi trong ta. Đó là khúc hát
kính dâng mẹ.
23. CỐ HƯƠNG - LỖ TÁN
Trữ tình ngoại đề:
“Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì
có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Con đường là một hình tượng:
- Con đường mưu sinh phải xa quê.
- Con đường tình nghĩa (thăm quê).
- Con đường đau khổ- hạnh phúc.
- Con đường hi vọng đi lên phía trước.
- Con đường mòn và con đường mới do phá lối mở đường.
- Con đường đến với mỗi người là con đường số phận
- Con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng.
(Qua tường thuật chuyện về quê, qua rung cảm trước sự thay đổi tàn tạ ghê gớm
về quê hương, tác giả đã nêu lên tội ác của chế độ phong kiến đối với nông dân, từ đó
đặt vấn đề quyền sống và hạnh phúc của nhân dân trên con đường đi tới).
24. MỜI TRẦU - HỒ XUÂN HƯƠNG
Câu thơ thứ hai :
“Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
Đây là câu thơ thể hiện phong cách của Hồ Xuân H ương, một phong cách thông
báo độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại. Lần đầu ti ên và cũng là lần cuối cũng
có thể là lần cuối cùng trong thơ ca trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình xuất hiện một
cách công khai, đường hoàng “của Xuân Hương”. Đây cũng là cách khẳng định vai trò
của một cá nhân – cá tính, đầy bản ngã trong xã hội phong kiến.
25. BẢO KÍNH CẢNH GIỚI SỐ 3 - NGUYỄN TRÃI
9
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường” mới đọc qua câu thơ có vẻ an nhàn, êm
đềm,thanh thoát. Một chế độ x ã hội đã suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đ ã bị
vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành từ quan về ở ẩn. Một tấm l òng “cuồn cuộn nước
triều đông” mà đành phải ngồi hóng mát cả ngày để vơi đi tâm sự ( một gánh nặng với
đất nước đang đè nặng lên vai ông ). Câu thơ lấp ló một tâm sự thầm kín, không c òn là
sự nhẹ nhàng, thanh thản nữa.
26. THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU
* Câu thơ: “ Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh” có thể so sánh với đoạn
thơ trong “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ng àn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
để thấy Nguyễn Du đã sử dụng chất liệu này không có gì mới nhưng hoàn toàn sáng
tạo: “ Ngàn dâu” càng dài càng rộng chừng nào thì niềm tin kia theo đó tỉ lệ nghịch,
càng ít đi chừng ấy. Đến một lúc lá cây mịt mờ kia choán chật cả bầu trời, xóa mờ
điểm nhìn thì niềm tin của người đưa tiễn càng trở nên vô vọng.

* Hình ảnh “vầng trăng” trong “vầng trăng ai xẻ làm đôi” có thể so sánh với
những hình ảnh vầng trăng khác theo suốt cuộc đời Kiều, hoặc so sánh với nh ưng câu
thơ viết về sự trông đợi đến hao mòn cùng vầng trăng trong cảm nhận của người thiếu
nữ trong câu thơ sau của Trương Cửu Linh đời Đường :
“Nhớ chàng như mảnh trăng đầy.
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm”.
Nhà thơ này nghiêng về sự mòn mỏi, hao khuyết còn thi hào Nguyễn Du lại
miêu tả vầng trăng qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Trăng vẫn tr òn đầy
nhưng với đôi lứa trong xa cách n ên vầng trăng cũng như bị chia cắt trong tâm hồn họ
để mỗi người chỉ còn mang theo bên mình một nửa vầng trăng chia biệt, t ê tái mà giữa
nửa này với nửa kia sẽ không bao giờ hợp lại thành vầng trăng tròn đầy như trước kia
nữa.
27. VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
Tiếng sáo “gọi hồn ” Mị.
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” – nhà văn Tô Hoài đả miêu tả âm thanh của
tiếng sáo đêm xuân như một thứ thuốc “gọi hồn” . Nhà văn đã hơn 6 lần miêu tả các
trường độ âm thanh của tiếng sáo. Có lúc “ tiếng sáo gọi bạn đầu làng”văng vẳng từ xa,
có khi “tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi ” mỗi lúc một gần hơn, có lúc tưởng như sắp
nắm bắt được thì tiếng sáo lại tuột khỏi tầm tay Mị v à “lửng lơ” bay ngoài đường có
khi nó “rập rờn” trở thành trong sâu thẳm tâm hồn. từng thanh âm của tiếng sáo với
những cường độ và cao độ khác nhau khi trầm bổng, khi xa khi gần l à tiếng đời, khi là
tiếng lòng cứ không thôi thổn thức, dậy l òng trong lòng Mị. Tiếng sáo là biểu tượng
của quá khứ tươi đẹp, là âm hưởng của “một thời xa vắng” đã bị Mị lãng quên trong
những mùa đông dài đầy “giông tố” của cuộc đời. Từng tiếng sáo nh ư rót tâm sự vào
lòng Mị. Nó bồi hồi, quyến rũ, nó réo rắt mời Mị thoát khỏi hiện tại cay đắng về lại
ngày xưa – cái thời : “ có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Lúc
này đây, Mị cũng như Huệ Chi trong tiểu thuyết “Cửa biển” của nhà văn Nguyên
10
Hồng, cũng đang sống trong mộnh du cứ “ vùng bước đi” theo tiếng gọi huyễn hoặc
thân quen, và tiếng sáo kia đã trở thành tiếng gọi của Mẹ, tiếng gọi của t ình người, tình
đời, tiếng gọi của sự sống. Có thể nói tiếng sáo đ ã trở thành nhịp cầu nối giữa hiện tại
đau khổ với quá khứ tươi đẹp, là con thuyền đưa Mị về với bến xưa dẫu chỉ là trong
tâm tưởng. Cùng với cảnh sắc Hồng Ngài khi Xuân về và men rượu , tiếng sáo đã cộng
hưởng, làm thức tỉnh ý niệm về sự sống, sự tồn tại trong Mị. Nh à văn Tô Hoài đã rất
tài tình khi dung các trừơng độ, độ cao thấp của âm thanh tiếng sáo để diễn tả các cun g
bậc tâm trạng, sự sáo trộn trong tâm t ư Mị và giúp người đọc khám phá chiều sâu nội
tâm nhân vật.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi
Quả pao rơi rồi, tình đầu mất và tuổi xuân của Mị cũng bị đời bỏ v ào cái hố sâu.
Nhưng với bàn tay yêu thương, giàu tình nhân đạo, nhà văn Tô Hoài đã nâng Mị dậy,
giúp Mị tìm lại sức sống ngày xưa.
28. MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG - NGUYỄN MINH CHÂU
Màu sắc trong thơ văn nhiều khi mang một ý nghĩa thật lớn. Nó ám ảnh ng ười đọc,
khiến cho tác phẩm văn học có một sức sống lâu bền, vượt thời gian. Như màu đỏ
trong Cuộc chia li màu đỏ của nguyễn Mĩ, Màu xanh trong Mảnh trăng cuối rừng của
Nghuyễn Minh Châu cũng có một sức ám ảnh thật k ì lạ.
Trong chuyện cô Nguyệt mặc áo màu xanh: “ Cô ta mặc áo màu xanh chít hông
vừa khít” . Nhưng có lẽ không dừng lại nở chi tiết tả thực ấy, nh à văn còn nhấn mạnh
thêm màu áo đầy ẩn ý đó khi đưa nó gắn liền với hình bóng của nguyệt, hình bóng đã
đi vào trong niềm thương nỗi nhớ của Lãm: “ Lúc nào cũng thấy trước mặt bóng một
người con gái áo xanh”. Màu áo xanh ấy dường như đã biến thành một biểu tượng.
Ta cũng bắt gặp màu xanh của ánh trăng đầu tháng: “Qua tấm kính trước mặt,
hiện ra một ngọn đèn pháo sáng xanh lét run rẩy soi lòe nhòe ở trên đầu”. Chỉ một lần
duy nhất, nhà văn miêu tả màu sắc của ánh trăng qua con mắt bất thần m ơ màng của
chàng Lãm.
Song đặc biệt nhất, tấm lòng của Nguyệt, tình yêu và niềm tin mãnh liệt của
Nguyệt vào cuộc sống đã được ví như “cái sợi chỉ xanh óng ánh”.
Truyện ngắn được nhà văn viết trong thời kì chiến tranh ác liệt, thương đau nhất.
Vậy mà nhà văn vẫn gieo lên cái nền đau thương tang tóc ấy một màu xanh. Màu xanh
ấy thấm đẫm tưởng nghệ thuật đầy chất nhân văn của nh à văn Nguyễn Minh Châu. Ấy
là màu xanh của tình yêu, của niềm hi vọng, màu của hòa bình, màu của chính nghĩa.
Màu xanh lấn át màu tang tóc. Đặt vào đấy niềm khát vọng hòa bình, niềm hi vọng tin
tưởng vào tương lai tươi sáng ở phía trước, nhà văn đã đề cao, khẳng định sự bất diệt,
vĩnh hằng của tình yêu, của niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống tươi đẹp trong mỗi con
người, đó là sự thắng thế với máu lửa của chiến tranh phi nghĩa, sự thắng thế tất yếu,
đầy lạc quan . Có một sự so sánh thật đắc dịa giữa hai h ình ảnh: chiếc cầu và cái sợi
chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn Nguyệt. C ùng chịu sự giội xuống của bao nhiêu tấn
bom đạn tàn phá, ấy vậy mà chiếc cầu kia: “ bị cắt làm đôi như một nhát dao phang rất
ngọt …” còn cái sợi chỉ xanh óng ánh lại : “không hề đứt, không thể nào bị tàn phá
nổi…”, vẫn trường tồn bất diệt theo thời gian. Chất nhân văn làm nên giá trị, sức sống
lâu bền của tác phẩm chính là ở chỗ ấy.

11
Có ai đó nó rằng: một chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Đúng vậy, màu xanh có
thể chỉ là một chi tiết nhỏ, xuất hiện một cách thoáng qua thôi, ấy vậy m à nó lại tạo
sức ám ảnh lớn trong lòng độc giả. Chỉ đơn giản vì nó cũng được dùng để chuyển tải
tư tưởng của nhà văn.
29. HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
Nhẹ nhàng và tinh tế, mơ màng và sâu lắng, những thiên truyện ngắn của Thạch Lam
cứ đi vào lòng ta, thấm đẫm trong ta bao cảm xúc khó qu ên. Có khi chỉ là một chi tiết
truyện, chỉ một “hột sáng” nhỏ bé thôi nhưng cũng có sức ám ảnh thật sâu sắc.
Hai đứa trẻ - ở đó màu đen, bóng tối bao trùm ngự trị tất cả: “đường phố và các
ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả,con đ ường thăm thẳm ra sông, con
đường qua chợ về nhà. Các ngõ vào làng lại còn sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối là gam
màu chủ đạo của bức tranh phố huyện u ám. Tr ên cái phông nền ấy là những thứ ánh
sáng nhỏ bé cứ hiện ra và yếu dần từ đầu đến cuối thi ên truyện. Khi chiều tà có màu
“đỏ rực như lửa cháy” của mặt trời. Ánh mặt trời tắt, ánh sáng c òn lại ở những ngọn
đèn. Rồi yếu hơn chỉ còn là ánh đom đóm trên đồng và ánh sao yếu ớt giữa thinh
không. Ánh sáng nào cũng giàu sức gợi. nhưng không hiểu sao cái ánh sáng từ ngọn
đèn chị Tí cứ ám ảnh ta, bắt ta phải day dứt, phải suy nghĩ m ãi không thôi.
Ánh sáng của ngọn đèn chị Tí nhỏ bé lắm, cứ lay lắt cháy v à chỉ đủ sức “chiếu
sáng một vùng đất nhỏ”. Một chấm sáng giữa đêm tối trong không gian hiu quạnh
vắng vẻ, nó càng cố gắng sáng lên thì chỉ càng làm cho bóng tối thêm đậm nét hơn mà
thôi!
Chỉ có vậy ư? Ánh sáng ngọn đèn ấy như những khe sáng, hột sáng, những vệt
sáng mà thôi! Không phải ngẫu nhiên mà ngọn đèn của hàng nước chị Tí cứ trở đi trở
lại tới bảy lần trong mấy trang truyện ngắn nh ư một biểu tượng đầy ám ảnh về những
kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt vô nghĩa giữa đ êm tối mênh mông của cuộc đời. Ngọn đèn
leo lét và kiếp sống của mẹ con chị phải chăng l à điển hình cho cuộc sống quẩn quanh,
ngoi ngóp nơi phố huyện nghèo này? Ngày thì mò cua bắt tép, cứ đêm đến lại đội cái
chõng tre tàn ra sân ga bày hàng n ước bán. Đã biết là không bán được gì, mà vẫn cứ
phải đi! Đó đâu phải là sống, đó chẳng qua là sự cầm chừng, cầm cự trong vô vọng.
Không chỉ riêng chị Tí, Ở nơi ấy còn có ngững cư dân kiếm sống ban đêm khác. Mỗi
người đều mang theo một ngọn đ èn và chính cuộc đời họ cũng như những ngọn đèn tù
mù ấy. “Ngọn đèn và ánh lửa cuộc đời” thật yếu ớt và tội nghiệp gợi lên niềm xót xa
thương cảm trong lòng người đọc trước một cảnh sống mỏi mòn và ngưng đọng. Phố
huyện đêm nay giống như đêm qua và đêm mai cũng vậy: mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn
hàng, bác phở Siêu lại gánh hàng ra và thổi lửa, bác xẩm lại rải chiếu v à bày cái thau
sắt. Phố huyện giống như một sân khấu cuộc đời, chỉ độc diễn một m àn buồn bã không
có sự thay vai đổi cảnh. Đó l à nhịp sống quẩn quanh, tù đọng uể oải và buồn tẻ : “
Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu. Tới hay lui cũng chừng ấy mặt ng ười” (Huy
Cận). Thắp lên ngọn đèn, ít nhất chị Tí cũng tạo lên một thứ ánh sáng nơi u ám, tăm tối
này. Hơn thế nữa, ngọn đèn đã thay lời nói lên một khát khao trong họ dù rất nhỏ bé:
hi vọng chút ánh sáng nhỏ nhoi ấy sẽ xua đi bóng tối , mang lại cho họ một cuộc sống
khác tươi đẹp hơn, đáng sống hơn (dù trong vô vọng). Đáng thương biết bao!
Có ai đó đã nói rằng: “ Truyện ngắn Thạch Lam như một bài thơ trữ tình trong đó
có những chi tiết giữ vai trò như nhãn tự bài thơ”. Ngọn đèn dầu nơi quán nước chị Tí
lã một chi tiết như thế. Nó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam, gieo v ào
12
lòng ta một nỗi xót thương vô hạn đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh, bị chôn
vùi nơi phố huyện và hơn bảy thập kỉ qua, nó vẫn là một ám ảnh sâu sắc mãi không
thôi đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Bởi h ơn hết ngọn đèn ấy được vẽ nên bằng cả tài
năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam.
30.Chi tiết bát cháo hành của Thị Nở
Bát cháo là thứ tiên dược trong pha cấp cứu ghê người đã cứu rỗi được linh hồn
Chí Phèo. Là chiếc thang từ bi cứu vớt Chí Ph èo từ đáy vực lên, là bản lề mở ra giai
đoạn mới trong cuộc đời Chí Phèo,
31.Chi tiết cái bóng
- Ở nhà con cũng có cha, … mẹ ngồi cha cũng ngồi, mẹ đi đâu cha cũng đi theo đó.
- Cha trước của con lạ về kia kìa.
Dùng cái bóngđể tạo nên sự nghi ngờ ghen tuông của một ng ười chồng thì thật
tuyệt. Thâm thuý là ở chỗ cái bóng bản thân nó có đâu. Phải có một con ng ười, một
ngọn đèn thì cái bóng kia nó mới có được. Vậy mà nó – cái vốn không có, lại có thể
gây tai hoạ, tang tóc cho cả một gia đ ình, nếu người trong cuộc không được bình tĩnh
sáng suốt và không có lòng tin ở người thân yêu của mình.
32.Chi tiết lão Hạc khóc
“ Lão cố làm ra vui vẻ . Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi
hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nết nhăn xô lại với nhau, ép cho n ước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹ o về một bên và cái miệng của lão mếu máo như con nít.
Lão khóc hu hu…”
Hai lần miêu tả xen vào sự việc (tả nụ cười và đôi mắt, tả cái đầu, nếp nhăn, cái
miệng). Tác giả chọn được chi tiết, dùng đúng chỗ.
Khi nhân vật tôi chỉ hỏi cho có chuyện, động chạm tới nỗi xót xa của l ão thì cái
vui vẻ giả tạo bên ngoài biến mất, nét mặt, hành động của lão cũng thay đổi hẳn.
Từ khi con trai kí giấy đi l àm đồn điền cao su, lão Hạc vẫn hi vọng ngày con trở
về sẽ cưới vợ cho con; và theo lão, khi ấy lão mới giết thịt con chó. Nhưng trước tình
hình khốn khó, lão đã phải bán “cậu Vàng”. Việc đó cũng đồng nghĩa với việc l ão Hạc
đã tự tiêu diệt hi vọng cuối cùng và lặng lẽ chuẩn bị cho cái chết bế tắc của m ình.
33. Chi tiết “ Cô tôi cười…”
“Gần đến ngày giỗ thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn ch ưa về… Một hôm, cô tôi gọi
đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”.
Trong hoàn cảnh cụ thể, Hồng nhận ra cái ý nghĩa của biểu hiện không b ình
thường trong thái độ “cười hỏi” của cô – Trái tim nhạy cảm cùng " tình yêu và lòng
kính mến mẹ” đã giúp Hồng thông mimh lựa chọn: cúi đầu không đáp. ( Cười hỏi chứ
không phải lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi).
Kí ức về mẹ trở thành một đối trọng với ý nghĩa cay độc trong giọng nói v à nét mặt khi
cười rất kịch của cô và trở thành động lực ứng đối bật ra:
“ Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”.

13

You might also like