You are on page 1of 8

TRÀNG GIANG - Huy Cận –

I. Giới thiệu chung:


1. Tác giả

- Là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ mới, tiêu biểu cho nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Huy Cận là một trí thức Tây học song lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học. Thơ của ông vì thể mà
hàm súc, mang phong vị Đường thì cổ điển nhưng cũng là một tiếng thơ lãng mạn với ý thức cả nhân sâu
sắc. Bút pháp lãng mạn tiếp thu từ văn hóa phương Tây gợi một con người âu não, cô đơn.

- Cảm xúc trong thơ Huy Cận là một nỗi sầu miễn man vĩnh viễn, bắt đầu từ ý thức về sự bơ vơ, võ nghĩa
của sự tồn tại cá nhân giữa vũ trụ võ cùng và dòng đời vô tận

- Cảm hứng trong thơ Xuân Diệu là cảm hứng về thời gian, thì ở Huy Cận là cảm hứng về không gian.
Theo đánh giá thì Huy Cận là nhà thơ của sự khắc khoải không gian.

2. Tác phẩm:

2.1. Hoàn cảnh ra đời:

- Thời ông còn học ở trường Cao đẳng Canh Nông, trong lòng hay buồn nên ông thường ra bởi để sông
Hồng ngắm trời mây, sông nước. Đối diện với dòng nước mênh mông. Huy Cận cảm nhận được nổi buồn
thấm thía về sự bé nhỏ, bơ vơ của kiếp người. Từ đó ông đã này ra 2 câu thơ Đường luật: “Sóng gợn
tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song"

- Từ đó từ thơ đã được hình thành, hình tượng dòng sông biểu tượng cho vũ trụ, dòng đời, đây là đối
thể để cá nhân cảm nhận đến tận cùng sự cô đơn vô nghĩa.

2.2. Nhan đề và để từ:

- Nhan để - Tràng giang" - từ này vốn có nguồn ngốc là - Trưởng giang", đây là từ Hán Việt, Trường
giang” nghĩa là sông dài, Huy Cận không sử dụng từ " trưởng giang" mà dùng từ Trung Giang" vì điệp âm
"ang”, tạo nên độ mở của không gian (chiều rộng).
→ Nhan để gợi hình tượng không gian của con sông – hiện thân của vũ trụ bát ngát rạn ngập, hiện thân
của dòng đời vô tận, vô cùng

– Lời đề từ: - Bảng khoảng trời nóng như sông đài".

+ Băng khuâng” chỉ trạng thái cảm xúc có sự đan xen của những cảm xúc buồn thương luyện tiếc một
điều gì đó đã qua.

+ Nhớ" là quá trình làm sống dậy trong tâm trí một hình ảnh, một sự việc, con người đã từng tồn tại.

+ Đối tượng là “ trời rộng” “ sông dài" — là hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ bát ngát.

+ Đặt trong mối quan hệ với tử “ nhớ" thi “ trời rộng”, “ sông dài" không phải là cái hiện diện trước mắt
mà là cái đang ám ảnh, in hằn trong tâm trí để khơi dậy những cảm xúc buồn thương luyến tiếc. ~

-> Ta có thể khẳng định: Tràng giang mà Huy Cận xây dựng trong bài thơ vừa là hiện thân của vũ trụ vừa
là dòng chảy cuộc đời để con người khi đối diện với nó sẽ cam nhận thẩm thia sự có đơn vô nghĩa của
tồn tại bản thân.
II. Phân tích

1. Khổ thơ 1: Một không gian sông nước buồn, vắng: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền
xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngà Cửi một cành khô lạc mấy dòng "

1.1. Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đã xây dựng một tương quan đối lập giữa cái diện bát ngát của tràng
giang với hình ảnh nhỏ nhoi của con thuyền, giữa sóng sông với sóng lòng. “Sóng gợn tràng giang buồn
điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song sang”

- Câu thơ đầu ngắt thành hai về theo nhịp ngắt cổ điển 4/3, về dầu là hình ảnh tràng giang mênh mang
trong sự tương phản với những gợn sóng nhẹ nhàng, trải dài tít tắp.

+ Từ "gọn” không chỉ gợi hình mà còn gợi tính – vừa gợi những gợn sóng nhỏ nhoi vô cùng giữa mênh
mông tràng giang, vừa như gởi sự tĩnh lặng êm đềm của dòng sông đang lặng lẽ trôi xuôi. Bởi “sóng gợn"
chỉ là sự xao động rất khả, rất nhẹ của mặt nước.

+ Trang giang là gợi sự bát ngát của không gian. Tràng giang có nghĩa là sông dài, điệp âm *ang" còn
gợi liên tưởng về độ mở của không gian. Trên nền bát ngát của tràng giang, một chút xao động của mặt
nước (sóng gợn) cảng làm nổi bật sự yên tĩnh, văng lặng của không gian. Và một quy luật là khi không
gian yên tĩnh, con người có thể nghe tiếng lòng mình rõ nhất.

+ Âm vang của tiếng lỏng được gợi ra qua cụm từ “buồn điệp điệp . Diệp điệp" là lập đi lặp lại không
bao giờ dứt. Có thể hiểu đây là hình ảnh những lớp sóng tràng giang nối tiếp nhau miền man không
ngớt. Và cũng có thể hiểu đây là một ẩn dụ cho tâm trạng của con người. Nghệ thuật ẩn dụ khiến cho
sóng sông hòa với sóng lỏng: những gợn sóng trên sông triển miên, vô tận như một sự hữu hình hóa
những gợn buồn trong lòng người. Âm vang của tiếng lòng gợi ra qua cụm từ buồn điệp điệp" – sự trùng
điệp, chồng chất những nỗi niềm từ trong sâu thẳm tâm hồn.

- Huy Cận tả một con sông nhưng lại gọi cho người đọc liên tưởng về hai con sông: một con sông của vũ
trụ vừa bát ngát vừa tĩnh lặng và một con sống của tâm hồn lại dồn vỗ muốn lớp sống nguồn.
- Trên nền của tràng giang, cái nhìn của nhà thờ hưởng vào hình ảnh một con thuyền Con thuyền xuôi
mái nước song song",
+ Câu thơ vẽ ra một nét đẹp hài hòa, đăng đối rất quen thuộc với quan niệm thẩm mĩ phương Đông:
hình ảnh con thuyền trôi xuôi, song song với hai bờ trung giang.

+ Câu thơ mang nét cổ điển ở hình ảnh “con thuyền". "Con thuyền" là hình ảnh quen thuộc trong văn
chương cổ. Nó vừa là một phương tiện giao thông vừa là một phương tiện để gửi gầm tâm trạng.

Đỗ Phủ: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”

Lí Bạch: "Cô phạm viễn ảnh bích không tận"

+Từ “xuôi mái” — buông xuôi mái chèo – hãm ý phó mặc, thụ động, để cho dòng nước tự đưa đẩy

+ Nghệ thuật tiểu đối thuyền xuôi mái nước song song" gợi liên tưởng thuyền và nước tuy gần kể
nhưng vẫn là hai thế giới hoàn toàn tách biệt. Từ song song" cho thấy rất rõ điều đó. Giữa thuyền và
nước có sự xa cách chia lìa không gặp gỡ, không giao cảm.
→ Tuy dòng sông có thêm hình ảnh con thuyền nhưng vẫn hoang vắng, lạnh lẽo vì con thuyền nhắc tới
cám giác thiếu vắng con người.

1.2. Hai câu thơ sau là nỗi cô đơn lên đến tận cùng “Thuyền về nước lụt sửu trăm ngả Của một cảnh
khổ lạc mấy dòng”

Ở câu thơ: “Thuyền về nước lại sau trăm ngả", Huy Cận bày tỏ cảm nhận về sự tách biệt của thuyền và
nước một cách rõ ràng, cụ thể.

+ Cách ngắt nhịp 2/5 "Thuyền về nước lại sâu trăm ngả" diễn tả sự rời bỏ của chiếc thuyền khiến nước
tiếp tục mỗi sầu mênh mông, vô tận. Nếu ngắt nhịp 2/2/3 ("Thuyền về nước lại sầu trăm nga") thì lại gợi
sự chia lia của nước và thuyền, thuyền trôi một đằng, nước xuôi một nẻo nên sự chia li ấy là nguyên cớ
của nỗi sầu mênh mang.

+ sầu trăm ngả nghệ thuật ẩn dụ đem đến cảm nhận tràng giang mênh mang như nỗi sầu muôn mỗi
ngốn ngang trong lòng con người. Sóng nước hiện hữu gợi nỗi buông không dín, còn sống nước trăm
ngả lại ẩn dụ cho nỗi sầu vô tận, vô cùng.

+ Ở câu thơ đầu của khổ thơ, Huy Cận đã dùng từ “buồn” chỉ sự tồn tại của cảm xúc thì từ “sầu” lại gợi
sự chồng chất tích tụ thành khối của cảm xúc ấy. “Buồn điệp điệp" là sự dồn về của nổi buồn trong lòng,
“sâu trăm ngả" vừa gọi một tầm vóc vũ trụ của nỗi sầu vừa gợi sức lan tỏa của nỗi sau ấy trong không
gian. Và như thế thì từ câu thơ đầu đến câu thơ này cảm xúc được biểu hiện theo chiều tăng tiêu.

- Câu thơ thứ tư là kết quả của sự cân nhắc, lựa chọn cả về hình ảnh và từ ngữ "Cái mặt cành khô lạc
mấy dòng"

+Lúc đầu nhà thơ viết: “Một cánh bèo xanh lạc mấy dòng" Hình ảnh “béo" tuy gợi được sự cảm
nhận về sự trôi nổi vô định nhưng sắc xanh của cánh bèo đầu sao vẫn là biểu tượng của sự sống. Sau đó
nhà thơ chọn hình ảnh cảnh củi để viết: "Củi một cảnh khô lạc máy đồng

+ Sự lựa chọn hình ảnh cành củi đã tạo ra được một tương quan đối lập giữa cái đơn độc của cảnh
cũi với cái mênh mông vô tận của dòng nước. Sau đó nhà thờ đảo từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh
hơn ấn tượng về sự tồn tại của hình ảnh này. Với việc sắp xếp lại vị trí của từ ngữ. nhà thơ tạo ra một
tập hợp từ cùng biểu hiện cái nhỏ bé, cô đơn, vô nghĩa. Nhất là cách sắp xếp theo chiều đi xuống dễ cự
tả tâm trạng cô đơn. Đó là hình ảnh cui và các từ: “một cảnh", "khô" “lạc” Hình ảnh củi gợi sự tồn tại vô
nghĩa; “một" gợi sự đơn độc lẻ loi "cánh" là mảnh vỡ của chính thể gọi cái không toàn diện khô là trạng
thái bị rút kiệt sức sống “lạc” là lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng, còn từ "mấy dòng "lại mở ra một
không gian bát ngát, vô tận với nhiều hướng vận động khiến cho thân của khổ nhỏ nhoi lại càng trở nên
bơ vơ, lạc lõng hơn.

+ Nếu những hình ảnh sóng, thuyền, nước đã trở nên quen thuộc thì hình ảnh “củi” lần đầu tiên
xuất hiện trong thơ một cách cụ thể cá ở dạng tồn tại và không gian tồn tại của nó. Đặt trong trường liên
tưởng của nghệ thuật ẩn dụ cành củi khô gầy guộc không còn sức sống, trôi nổi, lạc loài giữa mênh mỏng
sóng nước gợi những suy ngẫm buồn bã, chua chát về sự nhỏ bé, vô nghĩa của những kiếp người giữa
dòng đời.

→ Từ những ẩn dụ tinh tế trong hình ảnh sông nước, con thuyền và cành củi khô, từ phép đối trong
ngôn từ và nhịp điệu toát ra một phong vị cổ kính, trầm mặc, Huy Cận không chỉ đã phác họa bức tranh
thiên nhiên mênh mang, hoang vắng, thiếu hơi ẩm của sự sống con người mù còn bộc lộ sâu sắc nỗi
buồn cùng cảm giác đơn độc, vô nghĩa của thân phận con người khi đối diện với dòng đời vô định.

2. Khổ thơ 2: Ấn tượng về không gian ba chiều cao, rộng, sâu từ đó làm nổi bật không gian sông
nước vắng vẻ, tĩnh lặng. “Lơ thơ cần nhỏ, gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời
lên, sâu chốt vi Sông dài, trải rộng, biển có liệu "

- Vẫn tiếp tục cảm hứng về không gian sống nước vắng vẻ, tính lặng ở khổ trên, ở câu thơ này: “Lơ
thơ cồn nhỏ, gió đu hiu" có thêm hình ảnh và sự chuyển động nhưng lại càng nhấn mạnh hơn sự cô đơn.

Hình ảnh “gió": gió là hiện thân của sự sống, nhưng ở đây nó tồn tại trong trạng thái yếu ớt. Còn
hình ảnh "cần nhỏ" lại gợi ra sự cô đơn

+ Các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” làm tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ, bên cạnh việc gợi hình ảnh của
gió và còn. "Lơ thơ" là thưa thớt, gợi sự yếu ớt, mỏng manh của sự sống. “Đìu hiu" dùng để tả ý nghĩa
của âm điệu, tả tính chất của gió trong không gian sông nước, gió thổi triển miền trong không gian trống
trải. Huy Cận là giỗ mà ta thấy được cái tĩnh lặng, vắng vẻ của không gian. Vì thế, con người rất cần một
điểm tựa trong không gian ấy.

- Câu thơ thứ 2 nhắc đến một âm thanh mơ hồ của cuộc sống con người: “Đậu tiếng làng xa vẫn chợ
chiều

+ Cấu trúc câu thơ đem đến nhiều cách hiểu. Nếu coi đây là một câu phủ định, từ “đấu” được hiểu là
“không có”, “đâu có”, nhà thơ sẽ đem đến cảm giác: giữa không gian hoang vắng. hiu quanh, nhân vật
trữ tỉnh khao khát lắng nghe những âm thanh thân thiết, nhưng không có. Còn nếu hiểu “dâu" là một
danh từ chỉ hướng, chỉ một không gian không xác định, "đậu" có nghĩa là đầu đó" thì câu thơ có âm
thanh, nhưng vẫn không hề bớt hoang vắng. Bởi đó là âm thanh mơ hồ dấu đỗ lại bị đẩy về một làng xa,
vào một phiên chợ chiều đã văn.

+ Tiếng làng là âm thanh cuộc sống con người, có nó, không gian ấm áp hơn và bớt hoang vắng.
Nhưng từ “xa” khiến âm thanh làng trở nên mơ hồ, xa xôi. Và như trên đã nói, đó là tiếng lăng xa của
chợ chiều đã văn. “Chợ chiều" thì xào xạc, thưa thớt; “chợ chiều văn" lại càng xào xạc, thưa thớt hơn.
Thời điểm cuối ngày, cuối buổi chợ - hai cái cuối chồng lên nhau cho thấy sự thưa thời dẫn của hình ảnh,
nhạt dẫn của ánh sáng, tắt dần của âm thanh. Tương ứng với nó là sự tăng dần của cảm giác trống trải,
có đơn trong lòng người.

- Nổi trống trải khiến không gian càng trở nên rợn ngợp. Ở hai câu thơ: Nắng xuống, trời lên, sâu chót
vót Sông dài, trên rộng, bến cô liêu". không gian được mở rộng và đầy cao qua nhiều chiều với các hình
ảnh: “nắng xuống”, “trời lên”. “sông dài", trời rộng”

+ Nếu "thuyền về" — “nước lại" là sự di chuyển theo chiều ngang mở ra cái mênh mang tĩnh lặng của
dòng sông, thì “nắng xuống “trời lên" là sự di chuyển theo chiều dọc, tạo ra một khoảng không cao với
với sâu thăm thẳm của cả đất trời, sông nước.

+ Câu thơ: “Nắng xuống, trời lên, sâu chốt vót" là một câu thơ hay, ấn tượng. Năng xuống” là nắng
chiều, là thư nắng của ngày đã cạn khi màu năng đã nhạt khiến không gian như mở ra mênh mông hơn.
Cũng có thể hiểu "nắng xuống" là nắng tử định trời dội xuống thành từng luồng, nhìn theo ngược chiều
nắng thì bầu trời sẽ thành một vòm vực vũ trụ. Kết hợp với nó là “trời lên sâu chót vót" vừa có giá trị tạo
hình vừa gợi ấn tượng thị giác vừa tác động mạnh vào cảm giác. Cụm từ “sâu chót vót” là cách kết hợp
từ độc đáo bởi từ “chốt vật" gợi ấn tượng về không gian theo chiều lên, còn từ “sâu” lại đem đến ấn
tượng về không gian theo chiều xuống. Cách kết hợp từ này đã tạo ra được ấn tượng về cái thăm thẳm
đến rợn ngọn của nền trời vừa tạo hình dung về hình ảnh nền trời lồng trong đây nước.

+ Ở câu thơ: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu“ nhà thờ tiếp tục tạo tương quan đối lập giữa sông dài,
trời rộng với bến cô liêu. Hình ảnh “sông dài”, “trời rộng" gợi hình ảnh một con sông trái dài tít tắp, một
bầu trời mở rộng bao la và kết hợp lại là cả một vũ trụ thăm thăm vô biên, vô cùng. Trong không gian ấy,
bên sông trở thành “bến cô liêu" hoang vắng. Hình thức đối được sử dụng linh hoạt trong cả hai câu thơ
tạo nên sự hài hòa về hình ảnh và nhịp điệu khiển hình tượng thơ đẹp và buồn hơn. Trong tương quan
đối lập này không gian vũ trụ, càng bất ngặt. càng rợn ngợp thì cá nhân sẽ càng cảm nhận được tận cùng
sự bơ vơ, đơn độc của chính mình “Bến cô liêu" là bến không có bóng người, bóng thuyền, là bến hiện
diện trong thể đơn độc lẻ loi.

=> Trong khổ 2 của bài thơ, bức tranh tràng giang có thêm hình ảnh của bầu trời và mặt đất, và thấp
thoáng cả hình bóng con người, nhưng cảm giác cô đơn không giảm bớt mà còn tặng lên khi con người
đối diện với không gian hun hút, thăm thăm của vũ trụ. Nỗi cô đơn bao trùm cả khổ thơ

3. Khô 3. Khao khát giao cảm với người với đời: Bèo dạt về đâu, hàng nổi hàng: Mênh mông không
một chuyển đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

- Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi buồn bã: Bèo dạt về đâu, hàng nổi hàng.

+ Hình ảnh béo là hình ảnh quen thuộc, từng xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian và cố diễn. Trong
thơ ca xưa, hình ảnh bèo được dùng để biểu tượng cho thân phận người phụ nữ - những thân phận trôi
nổi, dễ bị tổn thương. Trong thơ Huy Cận, hình ảnh này được mở rộng về nghĩa biểu hiện thân phận và
tâm trạng con người.

+ Từ “dạt” gợi sự trôi nổi, khi kết hợp với từ về đâu tạo cho ta cảm giác về một sự bơ vơ, vô định,
hơn nữa, không phía là một thân bèo trôi dạt mà là "hàng nối hàng" của những thân béo Phép điệp
“hàng nổi hàng" vừa miêu tả những cụm bèo nối tiếp nhau trôi dạt trên sống vừa gọi cảm giác đơn điệu,
buồn tẻ, và quan trọng hơn là nó tạo ấn tượng về sự chất chống, trùng điệp của những kiếp nổi trội. Từ
đó ta thấy được một tâm thế bơ vơ, mất phương hưởng của cả một thế hệ thanh niên thời bấy giờ
“bâng khoảng đứng giữa đôi dòng nước nên chọn một dòng hay để nước trôi".

- Không gian sông nước mênh mông hoang vắng: Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu
gợi chút niềm thân mặt,

+ Từ láy “mênh mông" đặt ở đầu câu thơ như một sự khẳng định lại về một không gian rợn ngợp. Đó
là một không gian rộng lớn, trống trải, mà ở không gian ấy, con người khó tìm được một điểm tựa, một
mối giao cảm nào, thể nên con người trở nên bơ vơ, nhỏ nhoi, đơn độc.

- Những cây cầu, những chuyển đò ngang là để nối hai bờ sông, nó là những phương tiện giao thông
giúp con người đi chuyển, đi, đến .... Trong thơ ca, cầu, đó là biểu tượng cho sự qua lại, gắn kết của con
người. Ở đây Huy Cận đã dùng cái không để nhấn mạnh cái có. Cầu, đồ được nhắc đến với tư cách là
những cái không tồn tại, không có mặt không cầu”, “không một chuyển đò ngang". Bảng hai phủ định
tuyệt đối, Huy Cận đã làm hiện lên một không gian không cóc bóng dáng con người, càng không có tỉnh
người, chỉ có thiên nhiên hiu hắt, buồn vắng, mình mông. Hệ quả tất yếu là khi không có mối dây liên hệ,
không có chút tình thân mật để xoa dịu nỗi cô đơn thì đơn lại cũng có sự chất chồng, tầng lớp của nỗi cô
đơn.

- Câu thơ cuối là sự tô đậm cảm giác cô đơn ấy:

+Lặng lẽ bỏ xanh tiếp bãi vàng nh Lãng là từ láy, được đào lên đứng đầu câu, diễn tả trạng thái tồn
tại của một sự vật, đó là trạng thái tồn tại của cá nhân đã tự tách ra khỏi mọi mối liên hệ để thu vào
trong thế giới riêng của mình. Trạng thái tồn tại ấy sẽ khiến cho mọi có thể trở nên yếu ớt thiếu sức
sống. Trạng thái lặng lẽ ấy là một tất yếu của cuộc sống đã mất đi những mối liên hệ. Nói cách khác. khi
những cá nhân không còn những mối dây liên hệ, thì cuộc sống chỉ là sự tiếp nối của cá nhân với chính
nó, và nó khiến sự tồn tại của mỗi cá nhân trở nên mong manh hơn.

+ Ở đây lặng lẽ là sự tiếp nối giữa bờ xanh và bãi vàng: nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với 2 hình ảnh bở
và bất lại sử dụng 2 từ chỉ màu sắc xanh và vàng đem lại hiệu quả, một không gian âm đạm, lặng lẽ. Vì
đó là hình ảnh của thiên nhiên im lìm, trải dài vô tận, không có dấu vết con người. Có thể hiểu điều làm
lên điều lặng lẽ ấy chính là sự mất mát mọi mối liên hệ trong thế giới khiến mọi có thể rời rạc, tách biệt
nhau.

→ Từ bức tranh thiên nhiên, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ là nỗi cô đơn thêm thía. là mặc
cảm cô đơn khi đối diện với vũ trụ vô cùng, cuộc đời vô tận.

4. Khổ 4: Nỗi buồn nhớ quê hương: Lớp lớp máy cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cảnh nhỏ bóng
chiều sa Long que don don voi con maroc, Không khỏi hoàng hồn khỏi nhớ nhà

- Hai câu thơ đầu là cảm hứng về không gian

*Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

+ Hình ảnh thứ nhất được gợi ra là hình ảnh đầm mây, đây là một hình ảnh quen thuộc bởi mây
tồn tại thành tầng lớp gợi ra ấn tượng về không gian tầng bậc.

+ + Ta từng bắt gặp hình ảnh máy trong thơ của Nguyễn Khuyến Tầng mây là lừng, trời xanh ngắt
(Thu điều), và trong thơ Đỗ Phù: Mặt đất máy đùn cửa ải xa (Thu hung).
++ Nhưng tính chất tầng bậc trong thơ HC lại đậm nét hơn. Cái mới mẻ trong thờ của HC nằm ở
chỗ cách liên tưởng là mây dàn thành núi bạc. Từ dùn gợi sự vận động nội tại bởi dàn có nghĩa là đây lên
dùng lên khiến không gian tĩnh mà vẫn rất động. Còn tử lấy lớp lớp gợi hình ảnh những đám mây chồng
chất, nối tiếp nhau, ngưng kết lại như những dãy núi cao trùng điệp.
++ Từ đùn gợi nhớ câu thơ của Đỗ Phủ. Mặt đất mây đàn cửa đi xa (Thu hứng). Từ đùn không câu
thơ của nhà thờ họ Đỗ gợi không gian nặng nề, u ám. Trong câu thơ Huy Cận, máy đùn lên thành núi và
cụ thể là núi bạc nên không gian cao rộng, trong sáng, kì vĩ của thiên nhiên.

+ Mây và núi là 2 hình ảnh hoàn toàn khác biệt về tính chất. Mây bồng bềnh bất định, núi vững
chãi uy nghi. Cách liên tưởng máy dàn thành núi vừa cho ta cảm nhận về độ tạm ngợp của không gian
vừa tạo ấn tượng về đường nét hình khối trong không gian ấy. Hơn nữa cách dùng từ núi bắc gợi một
liên tưởng kì thú bởi tử bạc vừa gọi màu trắng lại vừa là ảnh trắng, đó là màu của máy trắng khi tắt ánh
nắng mặt trời.

-> Tổng hợp lại từ ngữ, ý nghĩa của hình ảnh ta có thể hình dung ra một hình ảnh kì vĩ
* Chim nghiêng cảnh nhỏ bằng chiều sa

Câu thơ thứ hai miêu tả một cánh chim giữa khoảng không mênh mông của bầu trời.

+ Nếu trên mặt tràng giang là hình ảnh của một cành củi khô, lạc loài, gầy guộc, bến có liêu buồn hiu
hắt, những cảnh báo trôi nổi, dập dềnh... thì giữa cảnh hùng vĩ của vũ trụ lại hiện ra một cánh chim thái
bé bỏng, đơn côi. Cánh chim đã nhỏ giữa bầu trời với lớp lớp mây cao, dáng cho nghiêng khiến nó cũng
nhỏ bé hơn trong các hùng vĩ mênh mông của trời đất

+ Câu thơ đem đến nhiều cách hiểu, thời khắc chiều tà mong manh đến mức nhà thơ có cảm giác
như chỉ cần cánh chim kia khẽ nghiêng đi là cá không gian sâm tối bởi sự xâm lấn của bóng chiều, nhìn
vào dấu hai chấm đặt sau cụm từ “chim nghiêng cánh nhỏ" ta có thể hình dung vì cánh chim nghiêng mà
bóng chiều đổ tràn xuống mặt đất, hoặc cũng có thể vì bóng chiều đề nặng lên đôi cánh khiến cánh chim
nghiêng lệch đi.

+ Dù hiểu theo cách nào thì cầu thơ gợi cảm nhận về sự cô đơn của con người khi nhà thơ tìm thấy
mối liên hệ lạ lùng giữa độ nghiêng của cánh chim với sức lan tỏa của bóng chiều.

++ Trong thơ cổ, hình ảnh cánh chim về tổ cuối chiều là một ước lệ nghệ thuật, là tín hiệu của hoàng
hôn. Câu thơ của Huy Cận đưa tới sự cảm nhận: hoàng hôn buông xuống sau cái nghiêng của cánh chim.
Và như thế, cánh chim không chỉ là tín hiệu của hoàng hôn mà còn có sức làm xao xuyến hoàng hôn

++ Độ nghiêng của cánh chim khiến nó nhỏ nhoi hơn, chấp chơi hơn trong không gian. Nghệ thuật
chấm phủ trong hội họa cổ diễn được nhà thơ sử dụng hiệu quả: không gian càng trở nên cao rộng và kĩ
vĩ hơn khi Huy Cận điểm vào hình ảnh một cánh chim.

=> Hai câu thơ gợi cảm nhận rõ rệt hơn về sự cô đơn của con người. Bởi bức tranh hoàng hôn tuy đẹp, kì
vĩ nhưng vẫn buồn bởi sự tương phản giữa không gian hùng vĩ và sự nhỏ bé của cánh chim.

- Hai câu thơ sau là nỗi niềm nhớ quê hương: Lòng quê dịm dọn với con nước. Không khỏi hoảng hồn
khỏi nhớ nhà.

*Lòng quê dợn dợn con nước


+ Nếu sông nước trong khổ thơ đấu là những gợn buồn nối tiếp nhau giữa trùng giang thì ở câu thơ
này là những con nước

+ Từ lây dọn dọn: gợi tả trạng thái những ngọn sóng dập dềnh lên xuống, khi nổi, khi chim, từ đó
diễn tả nỗi rợn ngợp của lòng người giữa sóng nước tràng giang. (đơn- gợi lên, đơn đơn - gợi lên liên
tiếp).

+ vời là ánh mắt nhìn về phương xa, ánh mắt mải miết dõi theo những con sông nhấp nhô, gối đầu
lên nhau miên man xa tít.

+ Lòng quê là nỗi lòng, tấm lòng thương nhớ quê hương

-> Thời điểm buổi chiều trong văn chương xưa là thời điểm gợi buồn, gợi nhớ, gợi những cảm xúc bâng
khuâng, xao xuyên. Huy Cận cũng vậy lớp lớp dẫn vỗ của con sông nước hòa quyện với lớp lớp dồn vỗ
của con sóng lỏng khiến cho nỗi lòng nhớ thương quê hương cư dâng mãi lên theo cái nhìn con nước.

III. TONG KET


1. Màu sắc cổ điển:

LL. Nội dung:

- Cảm hứng thiên nhiên với hình ảnh của sông nước, bờ bãi, cảnh báo, con thuyền đã trở nên rất quen
thuộc

- Cảm xúc buồn trước cảnh bến vắng, chiều tà, từ đó là cơ sở để hình thành những tử thơ quan

1.2. Nghệ thuật thuộc.

- Thể thơ bảy chữ với cách điệp vẫn, ngắt nhịp, cấu trúc thanh điệu hài hòa, cân xứng.

- Sử dụng lớp từ Hán Việt tạo màu sắc trang trọng cổ điển

- Vận dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để hồn người thấm vào trong cảnh vật

2. Màu sắc hiện đại:

2.1. Nội dung:

- Thể hiện trạng thái của một cái tôi cá nhân, cả thể, ý thức sâu sắc về sự cô đơn. Vô nghĩa của tồn tại
bản thân khi đối diện với vũ trụ vô cùng và dòng đời vô tận.

- Thể hiện trực tiếp các cung bậc cảm xúc vô cùng phong phủ.

2.2. Nghệ thuật sử dụng bút pháp lãng mạn với tương quan đối lập và hệ thống hình ảnh phong phù.

You might also like