You are on page 1of 4

Mỗi ai khi đi xa đều mang trong mình chút hình chút bóng thân thương của dòng sông

quê
hương. Đặc biệt đối với các nhà thơ, nhà văn, dòng sông quê luôn là nguồn cảm hứng không
bao giờ vơi cạn, thôi thúc các nhà thơ không thể kìm lòng mà phải viết. Một dòng sông “nước
gương trong soi tóc những hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một con sông Đà trong tùy bút
Nguyễn Tuân, một dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng Phủ…. Và chỉ khi đến với
“Tràng Giang” của Huy Cận, ta mới thấy hết được những gì đẹp nhất, thơ nhất nhưng cũng
chứa chan tình quê trong cảm thức của tác giả.
Mang trong mình cả cái tài, cái tâm lẫn cái tầm, Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ lớn, nhà
văn hóa lớn. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà
bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu
du dương, khiến cho tiếng thơ – những khi đạt đến độ thuần thục – rất dễ đi vào lòng người.
Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh – trong tay Huy Cận –
vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất
suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ thơ. Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng
mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc.
Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút
pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể nói: ấn tượng không gian có được – trước hết –
nhờ phong vị Ðường thi. Nhà thơ Xuân Diệu có lần từng nhận xét: “Thơ viết về đất nước,
thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra
một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”. Và “Tràng Giang” đã thể hiện
sâu sắc điều đó.
Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút in trong tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Theo tác giả cho
biết, vào một buổi chiều thu 1939, khi còn là sinh viên trường Đại học Canh nông, Huy Cận đứng ở
bờ nam bến Chèm, ngắm dòng sông Hồng mênh mông, lòng dào dạt xúc động mà viết bài thơ này.
Đó là những cảm nhận về tràng giang và một nỗi buồn man mác dâng lên lúc hoàng hôn khi nhà
thơ đứng trước cảnh: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Khổ đầu nhà thơ đã bắt gặp những con sóng đầy ưu tư sầu não:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là
một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "ang" đi liền nhau đã gợi lên trong người
đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ
"tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ
Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Câu thơ đầu mở ra
với sóng. Không ồn ào, mạnh mẽ mà là “sóng gợn”. Động từ “gợn” vừa miêu tả tư thế, vừa miêu tả
tâm thế. Bởi lẽ, “gợn” trước hết gợi đến những chuyển động vô cùng nhỏ, chậm rãi của sóng. Tuy
là một động từ nhưng thực chất “gợn” gợi ra cái không khi tĩnh lặng, im ắng của thiên nhiên sông
nước. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh của nhà thơ sao thật tài tình. Chi tiết hé mở hoàn cảnh thiên
nhiên, nhưng cũng mở ra không gian tâm trạng của nhà thơ. Ta thấy ở đó tâm thế của một con
người mang trong mình sự sâu lắng, mà cũng đượm buồn. Sóng không chỉ là sóng sông mà còn là
sóng lòng, sóng tâm đang nhẹ nhàng từng gợn nhỏ, thấm cái “buồn điệp điệp” toát ra từ cảnh và dội
vào lòng thi nhân. Từ láy ‘điệp điệp” không chỉ vẽ lên những đợt sóng gợn liên hồi của sông nước
mà còn là dòng sông tâm trạng của nhà thơ, sóng lòng từng đợt từng đợt cuộn vào nhau. Đặc biệt
hơn, ngay ở câu đầu, tác giả đã nhắc lại nhan đề bài thơ không phải không có dụng ý. “Tràng
Giang” là con sông vừa dài vừa rộng, gợi ra không gian rộng lớn, choáng ngợp. Đặt giữa cái nền ấy
là một con người lẻ bóng, nhỏ nhoi đang đưa cặp mắt buồn theo mấy con sóng lăn tăn tít tắp đến
tận chân trời. Giữa Tràng giang điểm nhìn của tác giả hướng vào con sóng nhỏ gợn trên mặt nước.
Sóng tuy rất nhiều nhưng chúng hiện ra rồi lại tan biến vào hư vô mãi mãi như thời gian trôi qua
không lấy lại được. Từ xưa tới nay thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó không thể tách
rời nhau. Vậy mà giờ thuyền với nước chỉ song song nhau thôi chứ không phải gắn bó lâu dài đi
cùng nhau hết đoạn đường sông dài vô tận. Bởi vì nước xuôi trăm ngả thuyền biết theo lối nào.
Thuyền – nước như hai đường thẳng song song phân cách nhau không bao giờ có điểm chung mà
gặp gỡ, điều này dễ khiến ta liên tưởng đến cảnh chia ly , biệt ly giữa thuyền và con nước chảy bên
dưới:
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Nếu như câu thơ đầu chập chùng sóng vỗ thì đến những câu tiếp theo đã thấp thoáng bóng dáng của
con thuyền. “Con thuyền xuôi mái nước song song” hay cũng chính là con thuyền trôi vô định, trôi
song song dòng nước, cho con sóng đưa đi. Hình ảnh đó gợi cho tôi một tâm thế buông xuôi, phó
mặc cho dòng đời, sự đời đưa đẩy của thi nhân. Cùng với nỗi “buồn điệp điệp” trên, câu thơ càng
làm sáng tầng ý nghĩa sâu sắc này. Nổi lòng tác giả có sự nâng cấp từ "buồn điệp điệp" đến "sầu
trăm ngả". Nổi buồn không chỉ có bề sâu nữa mà còn được mở rộng ra trăm ngả. Phải chăng đó là
hóa thân của một khiếp người lữ thứ, luôn lạc lõng bơ vơ bị cuốn theo chiều xoáy cuộc đời? Cái tôi
cô đơn, tội nghiệp của thơ ca lãng mạn đã tìm thấy sự tương đồng của nó trong cành củi khô lạc
loài của thơ Huy Cận. Huy Cận đã không chỉ phác họa bức tranh thiên nhiên hoang vắng, thiếu hơi
ấm của sự sống con người mà còn bộc lộ sâu sắc nỗi buồn cùng cảm giác cô độc, vô nghĩa của thân
phận con người khi đối diện với dòng đời vô định ngổn ngang. Sắc thái cổ điển lại hàm chứa tâm
thế lãng mạn- nét đặc sắc này không chỉ tạo ra vẻ đẹp buồn của cảm hứng lãng mạn vốn rất đậm
trong Thơ Mới mà còn làm nên phong cách riêng của hồn thơ Huy Cận. Hình ảnh thuyền và nước
dường như phá vỡ quy luật thường tình. Nước chảy thuyền trôi. Một con thuyền đang xuôi mái tất
yếu sẽ di chuyển theo hướng nước chảy. Thế nhưng, hai thực thể vốn vận động cùng chiều này lại
đối lập “về” – “lại”. Tuy vậy, sự phi logic trong tự nhiên lại rất có lí trong vận động tâm trạng tác
giả. Tâm hồn đầy lo âu, mặc cảm, lạc lõng kia có thể nào thấy được cảnh tượng thiên nhiên hòa
hợp, sum vầy? Nếu như ba câu thơ đầu toàn là những thứ quen thuộc như sóng, thuyền, nước thì
câu thơ cuối ại xuất hiện hình ảnh rất lạ:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”


Câu thơ sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, thay vì “một cành củi khô”, Huy Cận đã đảo toàn
bộ trật tự thành “củi một cành khô”.

Về nội dung, câu thơ hội tụ mọi nỗi cô đơn, ảo não, buồn tủi của một kiếp hồng nhan lo lắng về
dòng đời bất trắc. “Củi”, “khô” là vật chết. “một cành” là đơn độc. “lạc mấy dòng” – sự lạc lõng,
chơi vơi. Tất cả những gì hiện diện trong câu thơ là chết chóc, chán trường, cô độc, bất lực trước
dòng đời. Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một
nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông,
thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra
một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói "Củi một cành khô" thật đặc biệt, không
chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm
đơn côi, lạc lõng.
Có thể thấy vẻ đẹp cổ điển trong khổ thơ đầu tiên được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm
phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen
thuộc như: thuyền, sông, sóng... đó là những hình ảnh quen thuộc nơi miền sông nước Việt
Nam .Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, bút pháp cổ điển: tả ít gợi nhiều, lấy
không nói có, lấy điểm vẽ diện...gợi cho khổ thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Bài thơ sẽ còn mãi ám ảnh lòng người với phong cách tiêu biểu rất "Huy Cận", với vẻ đẹp cổ
điển trang nhã sâu lắng Nhà thơ Huy Câ ̣n đã vẽ nên mô ̣t bức tranh mênh mang, rô ̣ng lớn
nhưng buồn man mác trên sông Hồng, đồng thời thể hiê ̣n nỗi buồn về sự nhỏ nhoi, vô định
của kiếp người. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận xứng đáng đưa nhà thơ trở thành “đỉnh
cao” thơ Mới.

You might also like