You are on page 1of 2

2 câu đầu Tràng Giang

Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh).
Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu
nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ
điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể
đến “Tràng giang”. Bài thơ được ông sáng tác vào một chiều thu năm 1939‚ khi Huy
Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng ngắm cảnh. Chính cái không giang mênh
mông của sông Hồng và nghĩ về kiếp người nhỏ bé ‚ trôi nổi ‚ vô định đã gợi lên cảm
hứng sáng tác bài thơ này và được in trong tập “Lửa thiêng” (1940). Đến với 2 khổ
đầu nói về khung cảnh sông nước mênh mông ‚ bất tận ‚ và cảnh cồn bến hoang vắng
trong nắng chiều:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Ngay khi đọc tên bài thơ "Tràng giang" người ta có thể hình dung được tư
tưởng và tâm tư mà tác giả gửi trong đó. Tiêu đề gợi ra một con sông dài, mênh
mông, bát ngát. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh sông dài còn là những mảnh đời bấp bênh,
trôi nổi, u sầu. Câu đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" tiếp tục khẳng định
nỗi niềm u uất, không biết tỏ cùng ai của nhân vật trữ tình trước không gian bao la của
dòng sông.
Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu tiên đã khiến người đọc liên tưởng đến một con
sông chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Câu thơ đầu mở ra với sóng. Không ồn ào, mạnh mẽ mà là “sóng gợn” nghĩa là
sóng nhỏ ‚lăn tăn nơi con sông rộng sớn “tràng giang”. Sóng đây không chỉ là sóng
sông mà còn là sóng lòng, sóng tâm đang nhẹ nhàng từng gợn nhỏ, thấm cái “buồn
điệp điệp” toát ra từ cảnh và dội vào lòng thi nhân. Từ láy "điệp điệp” không chỉ vẽ
lên những đợt sóng gợn liên hồi của sông nước mà còn là dòng sông tâm trạng của
nhà thơ, sóng lòng từng đợt từng đợt cuộn vào nhau. Hình ảnh “ con thuyền xuôi mái
” là con thuyền buông xuôi mái chèo ‚phó mặc cho dòng đời, sự đời đưa đẩy của thi
nhân. Từ láy “ song song ” gợi sự liên tưởng về sự chia li ‚ không có điểm dừng. Tiếp
theo là "Thuyền" và "nước" vốn không bao giờ tách rời nhau, ngược chiều nhau.
Nhưng với Huy Cận thì thuyền và nước đang chia lìa ‚ xa cách " thuyền về " và "
nước lại " nghe đầy chua xót. Chính lẽ vì thế mà gợi lên trong lòng người nỗi " sầu
trăm ngả ". Một nỗi sầu to lớn mà không gì có thể bù đắp được. Câu cuối tác giả đã sử
dụng nghệ thuật đảo ngữ “ củi một cành khô ” nhấn mạnh sự khô héo ‚ không còn sức
sống của “ cành củi ”. Tiếp đến ‚ là lượng từ “ một ” gợi sự đơn lẻ ‚ đơn độc và lạnh
lẽo trên dòng sông bất tận ‚ thế nhưng không chỉ một mình ‚ đơn độc mà cành củi ấy
còn vô phương vô định lưu lạc về trân trời nào. Ở đây có thể thấy ‚ Huy Cận đã đưa
vào trong thơ những chất liệu từ đời thực ‚ những chất liệu sống để biểu diễn một
cách chân thực ‚ mộc mạc nhất sự cô đơn ‚ mất phương hướng thậm chí là bế tắc của
chính tác giả hay của những cái tôi thơ mới lúc bấy giờ.
Đến khổ thơ thứ hai dường như muốn đẩy nỗi hiu quạnh tăng lên gấp bội:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Huy Cận thật khéo léo khi sử dụng hai từ láy trong cùng một câu thơ để miêu tả
cảnh hoang vu, vắng vẻ hai bên bờ sông: "Lơ thơ" - thưa thớt, ít ỏi, "đìu hiu" - vắng
lặng, ít người. Trên "cồn nhỏ" làn gió phảng phất không khí buồn, ảm đạm của chốn ít
người, thiếu sức sống. Nó u sầu đến nỗi " đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" hình ảnh
chợ phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường diễn ra hằng ngày đó là sự thanh bình
giản dị và sinh hoạt của quê hương đất nước quá cô đơn Huy Cận mong muốn có một
tiếng chợ chiều dù đó là tiếng chợ đã vãn để gắn kết đời mình với bao niềm thân mật
của cuộc đời. Như vậy, chỉ qua vài nét chấm phá của nhà thơ đã hiện lên bức tranh
quê thê lương, thiếu sức sống. Hình ảnh " nắng xuống " ‚ " trời lên " gợi sự chuyển
động ‚ mở rộng về không gian và gợi cả sự chia lìa bể nắng và trời mà lại tách bạch
khỏi nhau. " sâu chót vót " là sự kết hợp độc đáo vừa gợi tả độ cao‚ độ sâu ‚ vừa gợi
được cảm giác rợn ngợp của con người trước không gian ấy ‚ trước cái vô cùng của
vũ trụ. Đến với câu thơ cuối cùng thi sĩ dùng không gian rộng để nói về nỗi cô đơn,
vắng vẻ. "Bến cô liêu" - buồn, thưa thớt trơ trọi giữa không gian rộng lớn của "sông
dài , " trời rộng ". Toàn cảnh khổ hai là một màu cô đơn, vắng vẻ, đối lập với hình ảnh
cảnh vật thưa thớt là không gian mênh mông ở khổ một.
Thành công của hai khổ thơ chính là sự sáng tạo nghệ thuật, sự kết hợp hài hòa
giữa cổ điển và hiện đại. Sử dụng nhiều thi liệu trong thơ cổ, từ ngữ giản dị, giàu hình
ảnh. Góp lại những trang thơ của Huy Cận ta không khỏi quên được nỗi buồn tê tái
của thi sĩ trước cảnh vật, cảnh nước mất nhà tan. Bài thơ vừa mang đậm phong cách
của Huy Cận, vừa là một dấu son chói lọi trong nền thơ ca Việt Nam và trong lòng
bạn đọc.

You might also like