You are on page 1of 4

Ngay từ nhan đề bài thơ, Huy Cận đã cho thấy sự tinh tế của mình

bằng cách sử dụng từ Hán-Việt. Hai chữ “Tràng Giang” có nghĩa là sông dài,
mênh mông và bát ngát. Điệp vần “ang” đi liền nhau gợi lên cảm giác về
một con sông không chỉ dài vô tận mà còn rộng lớn bao la. Đồng thời cũng
gợi lên được tâm tư của người trong cuộc khi muốn nhắc tới những thân
phận nhỏ be. Ở nhan đề, nhà thơ Huy Cận đã khái quát được tư tưởng và
cảm xúc của bài thơ.

Ngay đầu bài thơ là một lời đề từ giản dị, ngắn gọn với bảy chữ
nhưng dường như đã mang hết được cảm xúc chủ đạo của bài thơ: “Bâng
khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Lời đề từ của bài như là một điểm tựa cho
cuộc sống, cho ý tưởng của tác giả. Đề từ là linh hồn của văn bản, là chìa
khóa đi vào nghệ thuật của tác phẩm. Mở ra không gian mênh mông,
hoang vắng, tâm tưởng của nhân vật trữ tình – thi nhân buồn vì đứng giữa
quê hương đất nước mình nhưng lại có tâm trạng thiếu vắng và thương
nhớ quê hương. Ngay từ mở đầu, nhân vật trữ tình đã tìm được nhịp sầu
của vũ trụ để hòa điệu tâm trạng của mình.

Mở đầu bài thơ là câu thơ:

“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Câu thơ diễn tả một nỗi buồn da diết, triền miên, kéo dài vô tận. Nỗi
buồn được gửi vào muôn nẻo tạo thành nỗi buồn sâu thẳm của thi nhân.
Cảnh sông rộng dài gợi lên cái vô hạn của đất trời. Những con sóng cứ nối
đuôi trên Tràng Giang, bao nhiêu nhịp sóng là bấy nhiêu nỗi buồn tạo
thành cả một biển trời của cuộc đời triền miên bất tận.

“ Con thuyền xuôi mái nước song song


Thuyền về nước lại, sâu trăm ngả”

Giữa cảnh sông nước ấy diễn ra một cuộc chia ly. Trong thơ ca
phương Đông, ta thấy rằng ’’Thuyền” và ”nước” là hai cảnh vật đi cùng
nhau, gắn bó không rời. Nhưng trong thư Huy Cận đã được thay đổi,
thuyền về làm dòng nước bị chia cắt, ngăn cách quyết liệt. Vẫn con thuyền,
dòng sông ấy nhưng giờ đây nó lại mang tâm trạng của thi nhân – đứng
giữa sóng nước mênh mông mà thấy bản thân thật nhỏ bé, cô đơn, vô định
và lạc loài. Sự chuyển động song song, ngược chiều, ngược hướng của
thuyền và nước gợi lên nỗi “sầu trăm ngã” – một nỗi sầu lan tỏa khắp cả
trăm phương nghìn hướng.

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Nhà thơ Huy Cận đã sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với các từ
ngữ chọn lọc cùng với phép ẩn dụ câu thơ thể hiện nỗi cô đơn, lạc lõng
trước vũ trụ bao la. Số từ “một “ gợi lên sự nhỏ bé, ít ỏi, kết hợp với “cành
củi khô” thể hiện sự héo úa, cạn kiệt sức sống. Từ “lạc” thể hiện sự lạc lõng,
bơ vơ, mang nỗi sầu buồn vô định. Hình ảnh “cành củi khô” táo bạo, độc
đáo, có một không hai trong thơ ca Việt Nam. Nhà thơ đã thả vào thơ
một”cành củi khô” để nói hộ tấm lòng của các thế hệ thơ mới. Nó không
chỉ là “cành củi khô” bình thường mà đúng hơn đó là một số phận héo
mòn, cô đơn bập bênh trên “ mấy dòng “ nước thiên nhiên, sông dài và
rộng lớn. “ Cành củi khô “ trôi dạt đi khắp nơi, hình ảnh giản dị, đời thường
mà đầy rợn ngợp khiến người đọc cũng thấy trống vắng, đơn côi. Thủ
pháp tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế và khéo léo đã gợi mở cho người đọc
thấy nỗi buồn u uất như muốn tìm kiếm tâm hồn đồng điệu.

“ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu “


“ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Từ láy “ lơ thơ” và “ đìu hiu “ cho thấy sự vắng vẻ, diễn tả được sự thưa thớt,
rời rạc của những gò đât nhỏ mọc trên” Tràng giang”. Câu thơ như càng
xoáy sâu vào tâm hồn nhà thơ nỗi sầu nỗi cô đơn càng đậm nét khiến ông
bất lực và muốn tìm đến hơi ấm của con người. Câu thơ “ Đâu tiếng làng xa
vãn chợ chiều “ lâu nay tồn tại hai cách hiểu xuất phát từ từ “ Đâu “ ( có và
không có tiếng chợ chiều đã vãn) . Dù hiểu theo cách nào câu thơ cũng gợi
theo một nét buồn bởi chợ chiều khi xưa thường buồn tẻ không có được
cái nhộn nhịp, hào hứng của chợ họp buổi sáng . Ở đây, tôi thiên về cách
hiểu: Ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn ở một làng xa nào đây cũng không có
nữa, tất cả đều chìm trong sự vắng lặng, cô tịch.

“ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu “

Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được
mở rộng ra ba chiều bằng các động từ, tính từ đầy sáng tạo và ngược
hướng (xuống, lên, dài, rộng, sâu) xuất phát từ điểm nhìn của tác giả đứng
trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuống mặt sông. Cảnh vật hiện ra thật vắng
lặng chỉ có “ sông dài “ , “ trời rộng “ và bờ bến lẻ lời cô đơn, xa vắng. Con
người ở đây trở nên thật nhỏ bé như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn và
không thể không cảm thấy “ lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái
xa vắng của thời gian “ (Hoài Thanh).

“ Bèo dạt về đâu hàng nối hàng “

Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường
đung trong thơ ca cổ điển, nó gợi lên một cái gì đó bấp bênh trôi nổi của
kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có
một hay hai cánh bèo, mà là “ hàng nối hàng “. Bèo trôi hàng hàng càng
khiến lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau
đớn, cô đơn.

“ Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật”

Bên cạnh hình ảnh cánh bèo “ hàng nối hàng “ là “ bờ xanh tiếp bãi
vàng “ như mở ra một không gian bao la

You might also like