You are on page 1of 4

Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh).

Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi
sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất
cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải
kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” rất tiêu biểu cho phong cách
thơ Huy Cận. Đoạn thơ được cho ở đề bài khắc họa nét cô đơn của thi sĩ trước bức
tranh của thiên nhiên bao la rợn ngợp qua đó thể hiện niềm yêu quê hương, đất
nước của tác giả.

Ngay từ nhan đề “Tràng giang” gợi nên vẻ đẹp cổ thi. Tác giả không đặt “Trường
Giang” thay vì “Tràng Giang” vì mặc dù hai từ ấy đêu là tiếng Hán cổ, ông không
gọi Trường Giang bởi nó trùng với tên con sông TRUNG Hoa khác với mục đích
mà ông muốn hướng tới. Điệp vần “ang” vừa mở ra chiều dài rộng mênh mang vô
tận cho dòng sông, vừa tạo ra dư âm tiếng vang như nỗi buồn bâng khuâng mang
mác của thi nhân. Cùng với đó là câu đề từ mang cảm xúc chủ đạo cho toàn bài gợi
nhiều bâng khuâng man mác “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài, mở ra một
không gian rộng lớn, một nỗi buồn da diết bânng khuâng, nỗi niềm không thể bày
tỏ cùng ai giữa trời đất mênh mông, bao la. Câu đề từ ấy chính là cảm xúc chủ đạo
của bài thơ.

Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ mang vẻ đẹp thiên nhiên đậm chất cổ thi. Cảnh vật
thiên nhiên ấy lại được cảm nhận qua tâm hồn “sầu vạn kỷ” của nhà thơ:

Hình ảnh đầu tiên của bài thơ là hình ảnh những con sóng khẽ gợn, nối tiếp nhau
đến vô cùng, vô tận, tầng tầng lớp lớp không dứt. Câu thơ sử dụng bút pháp “lấy
động tả tĩnh” của văn học trung đại, sử dụng nhịp thơ 4/3 quen thuộc của Đường
thi. Động từ “gợn” đã diễn tả làn sóng nhẹ nhàng có vẻ mong manh, mơ màng
nhưng lại lan mãi không thôi. Nỗi buồn trải ra cùng các gợn sóng, bao nhiêu gợn
sóng là có bấy nhiêu nỗi buồn. Với phép điệp ngữ “buồn điệp điệp”, đã gợi ra cho
người đọc 2 cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là Sóng điệp điệp gối lên nhau mòn mỏi
không dứt, những con sóng ấy hết lớp này đến lớp khác triền miên, vô tận. Còn
cách hiểu thứ hai là nỗi buồn vì nhìn dòng sông mà gợn sóng lòng. Đây chính là
một sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ bởi từ láy “điệp điệp” thường chỉ để miểu tả hình
ảnh núi sông kì vĩ, bao la, rộng lớn thì nay Huy Cận lại dùng nó để miêu tả nỗi
buồn. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con
thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn
của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng. Hai câu thơ kết hợp làm cho không gian
vừa mở ra theo bề rộng, vừa vươn theo chiều dài.
"Thuyền" và "nước" vốn dĩ là hai hình ảnh gắn bó, khăng khít với nhau nhưng qua
con mắt của nhân vật trữ tình thì lúc này hai hình ảnh ấy không còn song hành với
nhau nữa. Nhưng với Huy Cận thì “thuyền về, nước lại”. Hai thế đối lập gợi ra cái
vô lí trong logic nhưng thực chất, xét ở bề sâu, bề sâu, bề xa, ta càng hiểu được
hơn nỗi lòng của người lữ khách miền sông nước. Thuyền là hiện diện của sự sống
con người, nhưng đó chỉ là sự xuất hiện thoáng qua trong giây lát, “con thuyền
xuôi mái” là hình ảnh thực nhưng cũng đầy chất suy tưởng nó gợi cho ta nhớ tới
hình ảnh của những kiếp người trôi nổi, lạc lõng không biết đi đâu.

Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc: “Củi
một càng khô lạc mấy dòng”. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô
héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy
dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Biện pháp đảo ngữ cùng cách ngắt
nhịp 1/3/3 càng như nhấn mạnh hơn vào cành củi khô, nhỏ bé, khô héo, cạn kiệt
sức sống. Một cành củi khô héo không sức sống mà vẫn bị giằng xé, chao đảo giữa
dòng nước mênh mang của cuộc đời. Nó gợi đến hình ảnh một lớp người như nhà
thơ trong xã hội xưa, những trí thức tiểu tư sản có ý thức về cái tôi nhưng lại bế
tắc, mất phương hướng trước hiện thực xã hội bấy giờ. Như vậy khổ thơ thứ nhất
đã gợi lên không gian mênh mông rộng dài của sông nước, gợi thân phận nhỏ bé
mất phương hướng giữa cuộc đời của một lớp người, gợi được nét buồn phảng phất
mênh mang. Đồng thời, khổ thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển lại vừa hòa quyện nét
hiện đại mới mẻ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên giàu sức gợi.

Nếu khổ thơ thứ nhất là cái nhìn cận cảnh của nhà thơ trước dòng sông mênh mông
để thấy từng gợn sóng từng cành củi khô trôi dạt thì khổ hai là cái nhìn bao quát
toàn cảnh sông dài, trời rộng đến bâng khuâng:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu

Hai câu thơ đầu đã vẽ lên khung cảnh buổi chiều trên sông nước. Cảnh thật vắng
vẻ, tĩnh lặng. Nét bút chấm phá của Huy Cận đã phác họa nên một bức tranh sông
nước mênh mang đến rợn ngợp. Nhà thơ điểm vào khoảng không gian rộng lớn ấy
một vài chấm nhỏ để tạo nên sự tương phản gay gắt giữa vũ trụ bao la và những sự
vật thật nhỏ bé. Biện pháp đảo ngữ đẩy từ “lơ thơ” lên đầu đã nhấn mạnh vào cảm
giác thưa thớt, nhỏ bé của những cồn cát. Cùng với đó là hai từ láy “lơ thơ”, “đìu
hiu” đứng ở đầu và cuối câu thơ như gợi ra cái hiu quạnh, vắng vẻ, lẻ loi, cô đơn
của cảnh vật. Những cồn cát nhỏ ven sông trong cái gió đìu hiu của lau lách, hoang
vu như làm dấy lên trong lòng người nỗi cô đơn, buồn vắng.

Không gian tĩnh lặng ấy càng được nhấn: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Chợ
trong tâm thức người Việt gắn với tươi vui, bởi đó là nơi gặp gỡ, giao lưu của
người dân xưa. Thế nên chợ vãn, chợ tàn sẽ gợi nên sự vắng vẻ, gợi nỗi buồn. Ở
đây, nhà thơ của cảnh sắc quê hương tiếp tục dùng biện pháp lấy động để tả tĩnh.
Âm thanh vang lên những lại chỉ là âm thanh từ xa vọng lại và cũng là âm thanh
của chợ vãn nên dường như có như không, gợi cái tĩnh lặng hơn cái ồn ào, tấp nập.
Từ “đâu” đứng ở đầu câu thơ tạo ra nhiều cách hiểu. Nó có thể là từ để hỏi như đâu
đó tiếng chợ chiều vọng đến, cũng lại có thể là từ phủ định, làm gì có, đâu có đâu
tiếng chợ chiều. Đến cả tiếng chợ vãn, chợ tan mà cũng như có như không thì bức
tranh đó phải tĩnh lặng, buồn vắng tới mức nào. Một lần nữa bút pháp cổ điển lại
giúp tác giả gợi được cái vô hạn của không gian và sự nhỏ bé của sự vật, cái tĩnh
lặng của cảnh sắc với những âm thanh bé nhỏ của cuộc sống. Từ sự đối lập tương
phản đó bức tranh buổi chiều, cảnh ngày tàn hiện lên:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót


Sông dài trời rộng bến cô liêu

Huy Cận đã có sự quan sát tinh tế và kĩ càng để nhận thấy nắng càng xuống trời
càng lên cao. Không gian như được mở ra hai chiều rộng dài đến bát ngát. Thêm
nữa chuyển động trái chiều mang lại cảm giác mạnh cho người đọc về một không
gian như được mở dần ra. Trong hai câu thơ có hai cặp từ đối lập nhau “xuống,
lên”, “dài, rộng”. Riêng hai động từ “xuống, lên” chỉ sự vận động ngược hướng dù
cùng một phương thẳng đứng. Sự góp mặt của hai động từ này kết hợp với “nắng”
và “trời” sự vô biên của không gian được mở ra theo chiều cao. Hai tính từ trái
nghĩa “dài”, “rộng” gắn với “sông” và “trời” mở sự vô biên ra chiều ngang. Không
gian có sự vận động rõ rệt kéo theo của nắng và trời, nắng xuống đến đâu, trời cao
đến đó. Huy Cận đã vẽ nên một khung cảnh không gian ba chiều rộng lớn, “trời
lên” là chiều cao, “sông dài” là chiều dài, “trời rộng” là chiều rộng, nhà thơ thì lại
đứng giữa “bến cô liêu” – nơi giao nhau của vũ trụ. Vũ trụ thì bao la, vô tận. Con
người thì bé nhỏ, hữu hạn. Nhà thơ nhìn lên bầu trời và thấy bầu trời “sâu chót
vót”. Cách dùng từ “sâu” độc đáo, nhà thơ không dùng “cao” mà dùng “sâu”.
“Cao” chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời. Còn “sâu” không chỉ diễn tả được độ
cao vật lý mà còn diễn tả được sự rợn ngợp trước không gian ấy. Đó chính là sự
rợn ngợp trong tâm hồn thi nhân trước cái vô cùng của vũ trụ, nhà thơ gọi nơi mình
đứng là “bến cô liêu” hay chính tâm hồn nhà thơ là “bến cô liêu”.
Có thể nói, để thành công trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các nghệ thuật
như: phép đối và phép điệp, ẩn dụ, các từ láy. Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường
thi vừa toát lên vẻ hiện đại.

Nhìn chung, Hai khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, tác giả Huy Cận đã gợi ra cả
không gian rợn ngợp, nhưng tâm trạng của con người lại mang cảm giác sầu buồn,
cô đơn, nỗi buồn như trải dài vô tận. Đó là sự cô đơn, lẻ loi của con người trước
dòng đời, và không tìm thấy sự giao cảm của bản thân với cuộc đời.

Tóm lại, Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức
tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy
một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài
thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.

You might also like