You are on page 1of 8

TRÀNG GIANG

_ Cù Huy Cận _

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả:
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định
tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930- 1945. Trước Cách mạng tháng
tám, thơ ông mang nỗi buồn miên man và nỗi sầu vạn cổ về kiếp người và ca ngợi
cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ
trụ ca", Kinh cầu tự"... Sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc
quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân
lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Ở cả 2 giai
đoạn sáng tác, thơ ông đều mang vẻ đẹp hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lý. Ông
là gương mặt tiêu biểu cho thơ ca VN hiện đại. Một trong những thi phẩm đặc
sắc của ông là “Tràng giang”. Qua bài thơ, ta thấy được (nêu luận đề)

🔻
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác:
Tràng giang là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước
Cách mạng tháng tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác năm
1939 khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông
sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng
đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại
vừa đượm nét hiện đại. Qua bài thơ, HC bộc lộ nỗi sầu của 1 cái tôi cô đơn trước
thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình đời, tình người , lòng yêu nước thầm
kín mà thiết tha.

🚀
II. Phân tích bài thơ
Giải thích ý nghĩa nhan đề

“Tràng giang” cũng chính là “trường giang” có nghĩa là sông dài. Nhưng nhà thơ
không viết “trường giang” mà viết “tràng giang” tạo nên phép điệp âm “ang”, một
âm mở, và nhờ vậy còn gợi lên hình ảnh một con sông lớn rộng mênh mang, bát
ngát. “Tràng giang” lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo gợi hình ảnh con
sông cổ kính lâu đời. Dòng “tràng giang” vì vậy không chỉ có chiều dài rộng địa lí mà
còn có chiều sâu của thời gian, của lịch sử. Đó là con sông như đã chảy từ ngàn
xưa, đã trầm tích vào trong mình chiều sâu của hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn
năm văn hoá, và dường như đã chảy qua bao áng cổ thi: “Duy kiến Trường giang
thiên tế lưu” (Lý Bạch).

1
🚀 Lời đề từ của tác phẩm: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc
chủ đạo của cả bài: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Trước cảnh "trời rộng",
“sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình
cảm "bâng khuâng"” và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó
nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng, là cảm
giác xao xuyến trồng trải của con người khi đối diện trước không gian mênh mông
rộng lớn. Và “ “nhớ” là sự hoài niệm của con người về điều gì đó đã khuất xa trong
thời gian trong không gian. Con “sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều
đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái
tim người đọc.

⭕ KHỔ THƠ I:
“Tràng giang” mở ra bằng hiện tượng dòng sông mặt nước mênh mông bất tận.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,


Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Câu thơ đầu phảng phất phong vị cổ điển. Đọc câu thơ đầu gợi liên tưởng đến
câu ca dao:

“Sóng bao nhiêu gợn dạ sầu bấy nhiêu”

Nhưng điều quan trọng hơn là câu thơ giúp ta liên tưởng đến câu thơ của Đỗ Phủ
trong bài Đăng Cao. Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng của đời Đường. Trong bài Đăng
Cao của Đỗ Phủ có 2 câu thơ mà nếu đặt trong nguyên văn chữ Hán ta sẽ cảm
nhận được rằng dường như câu thơ của Huy Cận phảng phất ý thơ của người xưa:

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ


Bất tận trường giang cổn cổn lai.

SLIDE 16

+ Hình ảnh: ở câu thơ 1 có 2 con sóng: sóng nước “sóng gợn tràng giang” và
sóng lòng “buồn điệp điệp”. Hai con sóng (sóng nước và sóng lòng) quyện hòa vào
nhau. Có thể nói nhạc sóng và nhạc lòng cùng vỗ vào nhau tạo một dòng sông sông
nước và dòng tâm trạng chảy suốt cả bài tràng giang.

Nhưng còn toàn bộ khổ thơ: nó gợi lên sự mênh mông vắng lặng. Vì dòng
sông khi: về chiều thì những con thuyền đã xuôi về bến cả, chỉ còn lại mang sóng

2
nước. Và thậm chí mênh mông vắng lặng trong cả hình ảnh “con thuyền xuôi mái
nước song song”, con thuyền cũng đã gác mái chèo để xuôi theo dòng nước,
không có cả tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền. Tất cả dường
như tĩnh lặng.

Cảnh còn gợi lên sự chia lìa: nước thì xuôi con thuyền thì ngược. Câu “Thuyền
về nước lại sầu trăm ngả” có 2 cách hiểu: thuyền về khiến nước lại càng sầu
thêm vào. Cách hiểu 2 là sự chuyển động ngược chiều giữa thuyền và nước. Và
nếu hiểu theo cách 2 thì nó gợi lên sự chia li, chia lìa trong hình ảnh nước xuôi
thuyền ngược như vậy.

Cảnh còn gợi lên sự nhỏ bé bơ vơ trong hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy
dòng”. Nếu 3 câu thơ trên phảng phất phong vị cổ điển thì câu thơ cuối của khổ 1
lại mang một vẻ đẹp hiện đại, mang một nét mới. Bởi vì thơ xưa khi viết về thiên
nhiên thường lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên tao nhã, mĩ lệ: phong, hoa, tuyết,
nguyệt. tùng, cúc, trúc, mai, ít khi hướng đến vẻ đẹp thiên nhiên thô sơ, bình dị, mộc
mạc. Còn ở đây, tác giả lại đưa hình ảnh một cành củi khô trôi nổi trên dòng sông
vào bài thơ của mình. Đây là một chi tiết chân thực, mộc mạc của đời sống được
đưa thẳng đưa trực tiếp vào thơ. Điều này thường chỉ có trong thơ hiện đại mà ít khi
gặp trong thơ cổ. Ở câu thơ này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập tương
phản: củi chỉ có một cành và bao nhiêu dòng nước ngược xuôi. Chính nghệ thuật
tương phản đó gợi lên sự nhỏ bé, sự bơ vơ. Có người cho rằng: nếu tràng giang , là
một dòng đời thì cành củi khô là cành củi của một thân phận.

Ở câu thơ còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh “Củi”. Ngoài ra trong
tương quan từng từ ngữ còn có nghệ thuật tăng tiến gợi sự nhỏ bé đi, sự cô đơn
giữa cái mênh mông của sông nước. Một câu thơ 7 từ vỡ ra thành 6 mảnh cô
đơn: củi-một-cành-khô-lạc-mấy dòng. Ở đây không phải là thân gỗ, cây gỗ mà chỉ là
củi một cành khô, một mảnh gãy, khô xác của thân cây. Tác giả đã sử dụng nghệ
thuật tương phản gay gắt: giữa không gian triệt để khai thác cái "bé bỏng qua từ
ngữ: một (đơn độc), cành (nhỏ nhoi). khô (cằn cỗi), lạc (trôi nổi, vô hướng). Cành củi
càng lúc càng nhỏ để mất hút dần.

Một điểm lưu ý nữa vì sao ở đây dùng một cành củi khô chứ không phải một cánh
bèo trôi dạt. Nếu dùng cánh bèo cũng diễn tả được sự bơ vơ, nhỏ bé nhưng không
diễn tả được sự vùi dập, sự khô héo đau thương. Vì chúng ta có thể hình dung: từ
một cây tươi ở rừng đầu nguồn đến khi trở thành một cành củi khô trôi dạt trên sông
nước thì thân phận cỏ cây đã qua bao lần chìm nồi, đã qua bao lần vùi dập khô héo,
đau thương. Vì vậy, câu thơ có sức gợi tả lớn hơn. Khi thả trên dòng tràng giang
một cành củi khô là Huy Cận đã đem đến một nét mới. nét hiện đại. Hơn nữa. tâm
trạng của Huy Cận nói riêng, tâm trạng của các nhà thơ mới nói chung đã tìm thấy
sự thể hiện tương đồng trong hình ảnh cành củi khô trôi dạt trên dòng tràng giang.
Tâm trạng của Huy Cận cũng như của các nhà thơ mới luôn cảm thấy mình nhỏ bé,

3
bơ vơ trước cuộc đời ấy tìm thấy sự thể hiện tương đồng trong hình ảnh cành củi
khô trôi dạt trên dòng tràng giang.

=> Ngay trong khổ thơ đầu, ta đã thấy được cảm xúc, tài năng nghệ thuật của
Huy Cận được thể hiện trong bài tràng giang. cả khổ thơ đầu vẽ nên I không gian
sông nước bao la, vô định, rời rạc và hờ hững. Những đường nét song song, buồn
điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng... không hứa hẹn gì về sự hội tụ. gặp gỡ mà
chỉ chia tan, xa rời. Trên dòng sông đó 1 con thuyền lênh đênh nhỏ nhoi, bất lực. Cả
không gian rợn ngợp một nỗi buồn.

⭕ Khổ thơ 2: Cảnh có thêm đất thêm người nhưng càng buồn hơn bởi
sự tàn tạ vắng vẻ, sự mênh mông rợn ngợp

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

+ Giữa mênh mông sông nước bây giờ xuất hiện thêm những cồn cát. Ở đây cồn
cát nhỏ lại thơ thơ. Nếu là cồn cát lớn. cây cỏ sầm uất nó không gợi lên cảm giác về
sự tàn tạ, vắng vẻ, Hai từ “lơ thơ” có thể được hiểu theo 2 nghĩa về cảnh. Nghĩa thứ
nhất: có nhiều cồn cát nhưng là những cồn cát nhỏ nên cồn cát ấy lơ thơ. Nghĩa thứ
2, trên những cồn cát ấy, cây cỏ lơ thơ. Dù hiểu theo cách nào thì “lơ thơ” cũng gợi
lên cảm nhận chung đó là sự thưa thớt, sự vắng vẻ.

+ Hơn nữa, trên cồn cát ấy cũng có ngọn gió nhưng là ngọn gió đìu hiu. Ngọn gió
mang tâm trạng của con người, hay nói cách khác tâm trạng đìu hiu của con người
lan tỏa vào cảnh vật. Cảnh không chỉ buồn mà còn gợi lên sự hiu hắt có phần thê
lương. Bởi vì 2 từ “đìu hiu” Huy Cận đã học được từ “Chinh phụ ngâm” khi nói về
cảnh chiến trường thê lương, ảm đạm:

“Non kì quạnh quẽ trăng treo


Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”.

Vì vậy, đáng lẽ 2 từ “đìu hiu” chỉ gợi sự hiu hắt thì bây giờ nó còn gợi lên
sự thê lương, ảm đạm. Cho nên có thêm đất nhưng không vui hơn mà càng buồn
thêm. Cảnh sông nước có thêm người “ “tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Từ “Đâu”
được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất: là đâu có, làm gì có tiếng người trong chợ
chiều đã vãn. Cách hiểu 2: là đâu đó từ một cồn cát nào vẳng lại tiếng người trong
buổi chợ chiều. Đây là nghệ thuật lấy động nói tĩnh, tiếng người xao xác trong
buổi chiều tan chợ ấy từ một cồn cát nào vọng lại mà còn nghe thấy được chứng tỏ
không gian thật yên tĩnh. Không gian đã thế còn thời gian thì “vãn chợ chiều” thì nỗi
buồn được cộng lại, nỗi buồn được nhân lên. Vì bản thân lúc chợ chiều đã buồn lại
thêm cộng hưởng của chợ tàn lại càng hiu hắt và buồn hơn. Trong tác phẩm “Hai
đứa trẻ” cũng có cảnh chợ tàn và ngày tàn.

4
Cảnh còn gợi lên sự mênh mông rợn ngợp thể hiện nỗi sầu vũ trụ của thơ
Huy Cận được thể hiện tập trung trong 2 câu thơ cuối của khổ 2:

Không gian được mở ra theo nhiều chiều: phía trên có nắng xuống trời lên, phía
dưới có sông dài trời rộng. Và tác giả mở rộng không gian 3 chiều qua cách kiến tạo
hết sức độc đáo qua từ “sâu chót vót”. Hai từ “chót vót" thường dùng để chỉ độ cao,
trường hợp này lại đi với từ “sâu”. Cảm giác sâu chót vót là có thật khi tác giả nhìn
xuống dòng sông và thấy bầu trời dưới đáy sông sâu. Qua cách viết này, không
gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao của chót vót và có cả chiều sâu
khi cảm nhận bầu trời dưới đáy sông sâu. Không gian càng rộng thì con người càng
nhỏ bé trước không gian bao la. Tương ứng với động từ của câu thơ trên “xuống,
lên” là tính từ đã được động từ hóa “dài, rộng” cho ta cảm nhận sông đã dài càng
dài hơn, bầu trời đã rộng càng rộng hơn vì vậy không gian càng được mở rộng,
càng mênh mông, rợn ngợp hơn.

Cách ngắt nhịp trong câu thơ cuối tạo nên sự tương phản “sông dài/ trời rộng/
bến cô liêu” tạo nên sự tương phản giữa dài và rộng với cô liêu, giữa mênh mang
với cái nhỏ bé. Đó cũng là câu thơ nhắc lại câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài”. Xuân Diệu nhận định: “Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông thì giọng
thơ của người cũng lây cái sầu của vũ trụ, linh hồn của Huy Cận là linh hồn của trời
đất”. Như vậy, khổ thơ 2 thể hiện nỗi buồn của cảnh và nỗi buồn có trong tâm
trạng nhà thơ.

⭕ Khổ thơ 3: Cảnh có màu sắc tươi tắn hơn nhưng càng buồn hơn.
Cảnh mênh mông vắng lặng với 2 lần phủ định không đò, không cầu.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng


Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Không gian đã có sự xuất hiện của cánh bèo trên mặt nước, có bờ xanh bãi
vàng. Cảnh có màu sắc của cánh bèo trên sông nước nhưng hình ảnh cánh bèo gợi
lên sự đông đúc mà không hề đông vui. Vì hình ảnh cánh bèo trên mặt nước thường
được dùng trong văn chương truyền thống để nói lên thân phận trôi nổi, trôi dạt nhỏ
bé của những kiếp phù sinh. Hơn nữa những thân phận nhỏ bé ấy lại không biết trôi
dạt về đâu trên dòng đời không định được. Nỗi buồn trong thơ vẫn là cảm nhận qua
tâm trạng bơ vơ của các nhà thơ mới nói chung và của Huy Cận nói riêng.

Cảnh càng mênh mông vắng lặng hơn qua hình ảnh “không đò, không cầu”. Dấu
hiệu sự sống trên dòng sông là phải có chiếc cầu, có con đò. Chính chiếc cầu, con
đò sẽ xóa đi khoảng trời cách biệt, nó nối liền những không gian xa cách:

5
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm về khua nước ven sông”.

Chiếc cầu và con đò trên sông gợi lên tình người, tình quê hương. Nhưng ở bài
“Tràng giang” lại không như thế: không đò, không cầu. Dòng sông không gợi lên
hình bóng con người, không gợi lên các mối giao lưu của con người.

Trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió


Đã vắng người sang những chuyến đò”.

Ở đây chỉ vắng người sang những chuyến đò vì mùa thu về gió lạnh nên người ta
cũng ngại đi trên sông nước cho nên chỉ vắng người thôi còn vẫn có những con đò
qua lại trên sông nước.

Đảo ngữ “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” nhân mạnh sự lặng lẽ, hoang vắng, chỉ
có thiên nhiên mênh mông “bờ xanh, bãi vàng”. Các sự vật tiếp nối nhau nhưng mỗi
sự vật có hướng đi riêng. Khổ thơ vẫn là nỗi buồn trong sự cô đơn, vắng lặng, của
sự ngăn cách.

⭕ Khổ thơ cuối: đã kết tỉnh nội dung và nghệ thuật của bài “Tràng
giang” thể hiện cả nỗi sầu vũ trụ và nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả bằng
những nghệ thuật đối lập, tương phản, có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc


Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Với hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ
thuật ước lệ của thơ cổ. Thơ xưa khi nói về buổi chiều, gợi nỗi buồn hiu hắt khi
chiều về thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn:

“Chim bay về núi tối rồi”


(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”
(Truyện Kiều)
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)

6
“Đàn chim cao bay mắt
Chòm mây một mình trôi”
(Lý Bạch)

Khi đưa hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn vào thơ là Huy Cận đã đưa vào thơ
một bút pháp cổ điển, một vẻ đẹp cổ điển. Nhưng bên cạnh đó cũng có nét hiện đại
đó là tâm trạng của nhà thơ.

Nghệ thuật đối lập, tương phản. Một bên là hình ảnh thiên nhiên mang một vẻ
đẹp kì vĩ: mây như xếp lớp đùn lên và ánh mặt trời chiều chiếu rọi vào những đám
mây khiến chúng có vẻ đẹp như những núi bạc. Hình ảnh đó lại đối lập với một cánh
chim nghiêng quá bé nhỏ. Đã là cánh chim nhỏ mà còn chao nghiêng thì càng bé
nhỏ hơn. Ta có cảm giác cánh chim nghiêng. như lấp loáng vào nắng chiều, nó lẫn
vào những ánh nắng chiều như là giọt nắng chiều đang rớt xuống cánh chim
nghiêng bé nhỏ. Câu thơ của Huy Cận gợi cho ta nhớ đến câu thơ của Vương Bột
đời Đường:

“Lạc hà dư cô lộ tề vi”
(cái dáng nắng rán chiều đang rơi xuống và cùng cánh cò đơn chiếc như là đang bay)

Và cái cảm giác này là có thật khi ta nhìn theo hướng ngược nắng chiều thì ánh
nắng hòa nhập vào cùng cánh cò ta khó phân biệt được đâu là cánh cò, đâu là giọt
nắng đang lấp lóa. Bên cạnh đó, ở câu thơ này ta cảm nhận được tâm trạng của
nhà thơ mới. Ta cứ tưởng rằng cánh chim sẽ làm cho bầu trời ấm cúng hơn nhưng
bầu trời quá mênh mang tâm trạng càng buồn. Nhà thơ Huy Cận từng nhận xét
“Cánh chim bay liệng tuy gợi chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé quá và nỗi
buồn đến đây càng da diết trong thương nhớ”.

Hai từ “dợn dợn” không chỉ gợi lên cảm giác mà còn gợi lên hình ảnh nhấp nhô
liên tiếp, mở ra muôn trùng trong dòng chảy trường giang, gợi liên tưởng sóng
nước, và sóng lòng như vỗ vào nhau, vỗ vào nỗi nhớ quê hương, “dợn dợn” kết hợp
với “vời con nước” làm cho nỗi nhớ quê hương của tác giả dường như cũng mênh
mang, lan tỏa theo sông nước, cũng mở ra muôn trùng trên dòng chảy tràng giang.

Chữ “vời” gợi lên liên tưởng một chiều thu trong tâm trạng của Kiều xa quê
hương và nhớ về quê hương:

“Bốn phương mây trắng một màu


Trông vời cố quốc biết đâu là nhà”

Điều này càng thể hiện thấm thía hơn nỗi buồn nhớ quê hương sâu sắc.

Tác giả sử dụng nghệ thuật phủ định để khẳng định: “không khói cũng” để thể
hiện nỗi buồn da diết nhớ quê hương.

7
Hai câu thơ cuối vừa mang phong vị cổ điển vừa trực tiếp nói lên tâm trạng buồn
nhớ quê hương của nhà thơ. Câu thơ của Huy Cận gợi ta nhớ đến câu thơ của Thôi
Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu:

“Nhật mô hương quan hà xứ thị


Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng buồn cho ai)

Đây là câu thơ hay nhất nói về nỗi sầu xa xứ. Nỗi buồn dường như đã có từ xa
xưa. Khi mượn ý thơ của Thôi Hiệu, Huy Cận đã sáng tạo để nói lên tâm trạng của
chính mình và của các nhà thơ mới: một đằng là có khói sóng trên sông, một đằng
là không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Một bên là có sự tác động của ngoại cảnh,
nhìn những hình ảnh giống quê hương mình nên gợi lên cảm giác nhớ quê nhà. Một
tín hiệu của ngoại cảnh gợi nỗi nhớ trong tâm cảnh. Còn Huy cận “Không ... nhớ
nhà” nghĩa là không có một tín hiệu nào của ngoại cảnh mà vẫn gợi lên nỗi nhớ quê
hương trong tâm cảnh vì nỗi nhớ quê hương luôn thường trực lúc nào cũng có trong
tâm khảm của nhà thơ nên “Không ... nhớ nhà”.

Phải chăng Thôi Hiệu xa quê hương mà nhớ về quê hương, còn đối với nhà thơ
mới thì ở giữa đất nước nhưng trong hoàn cảnh mất nước mình mà dường như vẫn
cảm thấy thiếu quê hương.

🌈 KẾT LUẬN:

Với nghệ thuật cổ điển kết hợp hiện đại, cách dùng từ láy, phép đảo ngữ,
hình thức phủ định để khẳng định, ... bài thơ “Tràng giang” đã đem đến người đọc
bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng: cảnh đượm buồn, thi nhân khát khao
giao cảm với cuộc đời và con người. Qua lời thơ, ý thơ ta thấy được lòng yêu nước
của nhà thơ mới tuy thầm kín nhưng không kém phần da diết.

You might also like