You are on page 1of 5

Mở bài

Tìm được lý tưởng cho tiếng nói nghệ thuật của mình, khi đến với Cách mạng, huy cận đã xuất
sắc trở thành 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới nói riêng và cả thơ ca
hiện đại nói chung. thế nhưng, trc cách mạng 1945, thơ Huy cận lại là những con chữ mang nỗi
sầu vạn kỹ. Và ở tràng giang ta sẽ lại thấy nỗi buồn ấy hệt như nhận định của Hoài thanh, người
thấy lạc lõng giữa cái mênh mông của không gian và cái vắng xa của thời gian, lời thơ vì thế mà
buồn rười rượi. Thông qua những câu thơ xen lẫn hiện đại và cổ điển, bài thơ gợi lên hình ảnh
bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ của quê hương

Thân bài
Phân tích nhan đê
“tràng giang” là cách đọc chệch âm của “trường giang” có nghĩa là sông dài. Tác giả ko đặt tên
là trường giang mà đặt tên là tràng giang vì âm ang là âm mở, nó được điệp lại 2 lần gợi ấn
tượng về con sông dài, rộng, mang nỗi ám ảnh không gian. Nhan đề không chỉ gợi ra độ mở của
không gian, vũ trụ mà còn mở ra cả thế giới nội tâm, cảm xúc của thi nhân với những nỗi niềm
mênh mang, những suy ngẫm của con người khi đối diện với không gian rộng lớn. Đây cũng là
sự cách tân mới mẻ, chịu ảnh hưởng của phương tây trong thơ Huy cận

Mở đầu bài thơ là lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. “trời rộng”, “sông dài” gợi ra
1 không gian rộng lớn mênh mông. Từ láy “bâng khuâng” được đảo lên đầu câu kết hợp cùng
nghệ thuâtj nhân hoá ở từ “nhớ” như tượng trưng cho nỗi nhớ của nhà thơ. Đó là nỗi nhớ, là sự
bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước không gian thiên nhiên rộng mở. Chính lời đề từ đã
khái quát nên nội dung và cảm hứng, tâm hồn của nhà thơ. Đồng thời, đề từ cũng tạo nên vẻ
đẹp hài hoà, vừa cổ điển với không gian mây trời, sông nước, vừa hiện đại với nỗi nhớ bâng
khuâng cuả chàng thanh niên tuổi trẻ thời thơ mới.

1) 4 câu đầu

Trong mạch cảm xúc như thế khổ một mở ra một không gian sông nước rộng lớn
mênh mang:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Mở đầu bài thơ, tác giả khảm ngay chữ “buồn” lên bức tranh phong cảnh: Sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp. Câu thơ phảng phất trong hương vị Đường thi. Chỉ trong 1 câu thơ 7 chữ ngắn
gọn nhưng bao quát được cả không gian mặt nước tràng giang bao la, rộng lớn. Sóng gợn
nhưng cũng là những dòng buồn gợn mãi trong lòng Huy Cận. 2 chữ điệp điệp ở cuối câu vừa
diễn tả được cường độ và trường độ của sóng - buồn. Duơngf như mỗi con sóng đều ẩn chứa
trong lòng những nỗi buồn, cho nên tràng giang là dòng sông lớn, chất chứa những nỗi sầu
mang hình thức vũ trụ
Hình ảnh con thuyền trong văn học cổ điển thường mang ấn tượng về sự lênh đênh trôi dạt,
trôi đây mai đó, không đến bờ. Hình ảnh con thuyền trong tác phẩm Huy cận cũng gợi cho
người đọc bao suy ngẫm ở đây, con thuyền được miêu tả trong mối quan hệ tương đồng và
tương phản: “ con thuyền xuôi mái và dòng nước song song”. Hình anh con thuyền khi ấy được
miêu tả với từ xuôi khiến cho con thuyền trôi dạt trên mặt nước, ko có đinhj hướng biết đi đâu
về đâu.

Bên cạnh đó, thuyền được đặt trong mqh tương phản, thuyền về nước lại – 2 động từ ngược
chiều. Xưa nay, thuyền và nước vốn gắn bó từ bao đời giờ đây bị tách riêng thành 2 thế giới
trong chuyển động ngược hướng. trước đó, nhà thơ Hàn Mặc Tử từng viết: “Gió theo lối gió
mây đường mây”. Cũng như thuyền và nước, gió và mây vốn chuyển động cùng chiều giờ đây
cũng chia lìa trăm ngả. Phải chăng, đây là đặc điểm thi pháp thơ mới. Tâm trạng con người
không chỉ hiện lên qua cụm từ “buồn điệp điệp” mà cangf thấm thía hơn qua cụm từ sầu trăm
ngả. Sầu trăm ngả là cách diễn đạt mới mẻ, hiện đại, mỗi cơn sóng như mang về trừ trăm ngả
tạo thành 1 dòng sông mang đấy nỗi buồn nhân kiếp nhân sinh. Có thể thâyys, nhà thơ đã khắc
hoạ nỗi buồn trải dài từ lòng người ra ngoại cảnh, tràn vào cả dòng sông rộng lớn.
Củi 1 cành khô lạc mấy dòng là câu thơ được gia công nghệ thuật nhiều lần. Đây là 1 câu thơ có
cấu trúc thi pháp hiện đại, một ẩn dụ có sức biểu đạt lớn. Theo như ông từng chia sẻ: Hình ảnh
cây gỗ trôi dạt có thể độc đáo nhưng không thi vị, chỉ có cành củi khô mới có thể thoát khỏi ước
lệ của thơ truyền thống để trở nên độc đáo, sinh động. Cành củi khô tượng trưng cho sự khô
kiệt giữa sức sống, nó dường như đã trải qua nhiều bến nước. Bên cạnh đó, hình ảnh củi khô
trôi dạt khiến cho con người nghĩ tới số phận nhỏ bé của kiếp người và dòng sông kia là dòng
đời đầy sóng gió. số từ 1 và cụm từ mấy dòng cũng gợi ra sự tương phản mạnh mẽ giữa nhỏ bé
và mênh mông.
Qua khổ thơ đầu tiên, tác giả đã khắc hoạ bức tranh sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng vừa
xa vắng. Đồng thời, tác giả còn miêu tả dòng sông mênh mông rộng lớn và tâm trạng aỏ não của
con người.

2) Khổ 2

Trong Tràng giang, nếu như khổ thơ thứ nhất đặc tả cảnh sông nước mênh mông, thì khổ thơ thứ hai
đã được phác thêm những nét vẽ sinh động với cồn cỏ, làng mạc.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Khổ thơ thứ 2 được dựng lên trong không gian hiu vắng. Ý thơ Chinh phụ ngâm hiện về trong
câu thơ đầu:
“non kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến vì gió thổi đìu hiu mấy gò”
Thì ra cái đìu hiu của Huy Cận không có ở hiện tại, nó tự “ thuở nào” thổi đến. Nỗi hiu vắng ấy
đã vượt qua giới hạn của thời gian, lan toả khắp không gian. Trong không gian ấy vọng lại 1 âm
thanh mơ hồ. Đó không phải là âm thanh của 1 “phiên chợ vãn” nào cụ thể, mà là âm thanh
rung lên từ cõi buồn của Huy Cận. Dường như ngọn gió đìu hiu mang theo cái buồn đã thổi suốt
ngàn năm, mang theo nối buồn của người xưa khiễn cho câu thơ của Huy Cận mang màu sắc cổ
điển. Ở câu thơ đầu tiên, Huy Cận sử dụng Kỹ thuật láy âm, từ láy lơ thơ diễn tả sự thưa vắng,
từ láy đìu hiu gợi ra 1 nỗi buồn héo hắt. Lơ thơ sóng đôi với đìu hiu khiến cho nhà thơ như cảm
nhận được tiếng sóng nước, tiếng sóng lòng buồn bã. Cồn vốn đã nhỏ nay lại còn lơ thơ ít ỏi
hơn, cảnh vật cũng trở nên hoang vắng, ảo não hơn.

Bên cạnh đó, tác giả còn đưa mắt ra xa hơn, để tìm kiếm hoạt động của con người. Tuy Nhiên
tất cả những gì tác giả nghe được chỉ là âm thanh của chợ chiều. Có thể nói, chợ là nơi thể hiện
rõ mỗi vùng miền. Trong văn học, cảnh họp chợ báo hiệu cuộc sống đang phát triển, cảnh chợ
tàn lại gợi ra 1 cuộc sống nghèo nàn, đi xuống. Qua những câu văn của Thạch Lam, người đọc
như càng thấm thía hơn về phiên chợ tàn nơi phố huyện, nơi những đứa trẻ nghèo vất vả mưu
sinh để có 1 cuộc sống tốt. Phiên chợ trong thơ Huy Cận không phải phiên chợ ở gần mà là ở xa.
Kết hợp với từ đâu ở trước đó, trong lòng người đọc, có biết bao suy tưởng. “Đâu” có nghĩa là ở
đâu đó, có tiễng chợ chiều từ nơi rất xa. Tuy nhiên, âm thanh con người không làm cho khung
cảnh tươi vui hơn bởi lẽ, con người nghe được những âm thanh ở xa chứng tỏ không gian im
lặng đến dường nào. “Đâu” còn có thể hiểu là sự phủ định phũ phàng, sự biến mất giữa không
gian rộng lớn bao la. Dù hiểu theo nghĩa nào, ta cũng có thể thấy được cuộc sống đang tàn, mất
đi hơi thở con người.

Từ chiều ngang của mặt đất, nhà thơ đã chiếu 1 chiều dọc lên bầu trời tạo thành câu thơ giàu
chất tạo hình. Huy Cận diễn tả chiều cao qua cặp từ “xuống”, “lên” chiều rộng qua cặp từ dài
rộng và còn bổ sung ra trên 3 chiều địa lý. Cụm từ sâu chót vót là cách nói độc đáo của Huy Cận
bởi lẽ thông thường, ngta thường nói về cao chót vót, vậy nên ở đây tác giả như nhấn mạnh ko
gian hun hút như được quan sát từ vũ trụ xa xôi
3 chữ cuối cùng của khổ 2 là hình ảnh bến cô liêu. Giữa hình ảnh miêu tả khung cảnh hùng vĩ ở
trên, hình ảnh bến cô liêu thật khỏ bé. Bến xưa nay vẫn thể hiện cho sự chờ đợi, cho sự mong
mỏi, dẫu chưa biết sẽ như thế nào. Hình ảnh bến cô liểu như nói về sự cô độc mênh mang khi
thuyền ko về bến mà sự trôi dạt lênh đênh giữa dòng.
đến với khổ t2, người đọc càng thấm thía hơn sự giãn nở của không gian, sự nhỏ bé của con
người. Kiêps nhân sinh nhỏ bé trc sự rộng dài của vũ trụ ngàn đời. khổ thơ vì thế mà thành công
khắc hoạ nỗi sầu nhân thế của Huy Cận.

3) Khổ 3
Không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mang nét đượm buồn, mà khổ thơ thứ 3 còn
khéo léo gưỉ gắm cảm xúc, tâm tư của người thi sĩ trước khung cảnh thiên nhiên ấy:
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Hình ảnh lá bèo là thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam, nó thường gợi
về những kiếp người nhỏ bé, những mảnh đời trôi nổi giữa vũ trụ bao la rộng lớn. Tuy
thường được sử dụng trong văn học dân gian, thế nhưng, thi liệu bình dị dân dã này lại
ít được thấy trong văn học trung đại. Tác giả Huy Cận sử dụng hình ảnh lá bèo để nói về
con người cũng là 1 cách để thể hiện sự thương cảm, sự đồng cảm cho những số phận
lênh đênh trôi nổi giữa dòng đời này. 2 chữ về đâu khiến câu thơ đầu tiên như câu hỏi
băn khoăn, trăn trở, hoài nghi về số phận của bản thân mình: Liệu rằng mình sẽ đi đâu,
sẽ trôi nổi về nơi nào? Nó là 1 câu hỏi phảng phất khắp bài thơ, thế nhưng lại không có
ai sẽ trả lời nó. Hình ảnh cánh bèo ở khổ 3, cành củi và con thuyền ở khổ 1 càng khiến
người đọc hiểu rõ hơn về những con người nhỏ bé trơ trọi, không biết sẽ trôi đi đâu, về
phương nào. Phép điệp ngữ “hàng nối hàng” mang ấn tượng về những cụm bèo trôi dạt,
gợi cho ta nghĩ đến 1 thế hệ lạc lõng.
Ở câu thơ tiếp theo, không gian tiếp tục được mở rộng ra mênh mông hơn. Từ mênh
mông được đảo lên đầu câu khẳng định không gian rộng lớn. Hình ảnh cây đò và con cầu gợi
gắn kết, kết nối hơi ấm của sinh hoạt giữa người và người. Chữ “không” được sử dụng trong 2
câu thơ phủ nhận hoàn toàn, tuyệt đối sự kết nối cảnh vật - cảnh vật, cảnh vật - con người.
Thiên nhiên càng mênh mông, rộng mở thì con ngừời càng nhỏ bé, cô đơn, bị bủa vây bởi
không gian và nỗi cô đơn

Câu thơ cuối cùng của khổ 3 tiếp tục tô đậm thêm hình ảnh bến bãi bờ sông. Những tính từ
“xanh”, “vàng” khiến cho ta nghĩ đến những câu thơ của Nguyễn Du.

Sè sè nấm đất ven đường
rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
Sắc xanh đi cùng với vàng gợi ra cảm giác úa tàn đang dần thay thế sức sống. Tưởng như những
sắc màu này sẽ phần nào xua đi cảm giác đơn độc, u tối cho bức tranh thơ, thế nhưng từ láy
"lặng lẽ" đầu câu lại làm cho dòng cảm xúc chưa kịp thăng hoa đã trầm xuống. Câu thơ làm cho
cảnh sông nước càng trở nên đìu hiu, vắng lặng.
Khổ thơ thứ 3 xoáy sâu hơn vào sự cô độc của con người và bức tranh thiên nhiên lúc
này đã chìm sâu hơn vào lặng lẽ.

4) Khổ 4

Dường như vẻ đẹp thi phẩm thể hiện rõ nhất ở khổ thơ cuối. Khổ cuối bài Tràng giang là tình
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tác giả với tình yêu quê hương đất nước yêu cảnh sắc quê hương vì thế mà bức tranh thiên
nhiên vẫn tiếp tục được mở ra với những chi tiết mới:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
“mây” là hình ảnh quen thuộc trong văn học trung đại. Đến với thơ Huy cận, Hình ảnh mây ko
còn mang ý nghĩa ước lệ tượng trưng. Từ láy “ lớp lớp” gợi hình ảnh những đám mây chồng
chất nối tiếp nhau, ngưng kết tựa như tạo nên những ngọn núi hùng vĩ trên bầu trời. Dường
như mây được ánh mặt trời chiếu rọi, giống như mang 1 màu bạc cao quý và tráng lệ. Hình ảnh
mây trong câu thơ khiến người đọc liên tưởng đến 1 áng thơ khác trong bài Thu hứng của Đỗ
Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
Cánh chim vốn dĩ là hình ảnh quen thuộc trong thơ trung đại. Tác giả Nguyễn Du đã từng miêu
tả về cánh chim chiều:
“ Chim Hôm thoi thóp về rừng
Đoá trà my đã ngậm trăng nửa vành”
Cánh chim nhỏ bé đang chao nghiêng giữa bầu trời rộng lớn có cảm giác như đang cố gắng đỡ
cả bầu trời.
“Lòng quê” thể hiện nỗi nhớ quê khôn nguôi, tha thiết của con người. Nỗi buồn tiếp tục được
miêu tả qua từ láy “ rợn rợn”, diễn rả trạng thái những con sóng dập dềnh lên xuống, khi nổi khi
chìm, nói lên nỗi rợn ngợp của con người trước cuộc đời. Nó cũng đồng thời thể hiện tình yêu
thương, nhớ nhung quê hương của Huy Cận như có hình có khối, hiện hữu, bao trùm trên dòng
nước tràng giang.
Tấm lòng quê của của Huy Cận đã được trực tiếp diễn tả qua câu thơ cuối. Câu thơ đó thực chất
được Huy Cận học tập từ những tứ Thơ cổ:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Nếu như Thôi Hiệu xưa xa quê mà lại nhớ quê thì giờ đây, Huy Cận đang ở trên quê hương mà
vẫn nhớ quê. Điều đó đã nói lên nỗi buồn của những nhà thơ mới: Đó dường như không phải
chỉ là nỗi nhớ nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nỗi nhớ đất nước bị xâm lươcj
Tuy chỉ là một khổ thơ nhưng khổ thơ cuối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
bộc lộ tâm trạng của Huy Cận khi đứng trên quê hương ngắm nhìn cảnh đẹp kì vĩ trên đất nước
mình mà trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động từ đó bộ lộ tình yêu thiên nhiên yêu quê
hương kín đáo mà cũng tha thiết của tác giả.

You might also like