You are on page 1of 4

Chẳng biết tự bao giờ, thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi

ca.
Thời đại nào cũng vậy, thiên nhiên luôn gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng thi
nhân. Thơ mới những năm 1930 đã coi thiên nhiên là một đề tài không thể thiếu.
Những Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,… đã mang tới những bức tranh
thiên nhiên đẹp trong thơ. Và không thể không nhắc tới Huy Cận. - là một trong
những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ của ông giàu chất suy tư
và triết lí.Trước cách mạng tháng tám, Huy Cận mang một hồn thơ ảo não với nỗi
sầu chung của tầng lớp thế hệ thanh niên trước cảnh điêu tàn của đất nước. Sau
cách mạng tháng tám, thơ Huy Cận hòa chung với niềm vui của dân tộc, ca ngợi
con người trong thời đại mới. Tràng Giang là tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu cho
hồn thơ của ông trước cách mạng tháng tám năm 1945.Qua đó cho ta thấy được
bức tranh thiên nhiên qua ba khổ thơ đầu.
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Tác phẩm Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 và được in trong tập
thơ “Lửa thiêng”. Bài thơ được lấy cảm hứng từ cảnh sông nước mênh mang của
dòng sông Hồng. Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên
rộng lớn, qua đó thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước
thiết tha. Mở đầu là hình ảnh bức tranh sóng nước mênh mông của dòng Trường
Giang nối tiếp vô tận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái
cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng
nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước
song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và
nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ
Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong
lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh
"củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh
trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống
vắng. Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian
lạnh lẽo:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ
đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi
sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh
lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng
làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó",
âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát,
mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người.
Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề
có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên. Nắng xuống, trời lên”
là hai hình ảnh đối lập, gợi lên sự chuyển động của đất trời khiến cho không gian
như được mở rộng ra từ nhiều chiều: chiều sâu của bóng nắng nơi đáy sông, chiều
cao của bầu trời và chiều rộng của không gian xa vắng. Đây là cách dùng từ mới
mẻ của Huy Cận. “Sâu chót vót” là cách diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo, mang một
nét đẹp hiện đại, mở ra một không gian vô biên của vũ trụ.“Sông dài trời rộng” đối
lập với “bến cô liêu” gợi lên một hình ảnh đẹp của bức tranh thiên nhiên sông
nước. Nhưng không gian càng rộng, càng sâu, càng dài, càng cao thì cảnh vật càng
thêm vắng lặng, lẻ loi, cô quạnh. Câu thơ mở ra một không gian đẹp nhưng hiu
quạnh, hoang vắng tuyệt đối. Với cách gieo vần độc đáo, âm hưởng trầm bổng,
Huy Cận cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. Nhà
thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc
mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt
nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
“Bèo dạt” hình ảnh tượng trưng cho những thân phận nhỏ bé, trôi dạt. Những lớp
bèo nối nhau trôi dạt trên sông. Hình ảnh mang tính ước lệ, diễn tả những thân
phận, những kiếp người chìm nổi.Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp
người vô định. Không gian “mênh mông” rộng lớn nhưng lại thiếu vắng bóng
người, thiếu vắng sự sống “không một chuyến đò ngang”. Câu thơ mang nỗi buồn
của vạn vật. Điệp từ phủ định “không” đi liền nhau trong hai câu thơ liên tiếp có
tác dụng tả cảnh mà như không có cảnh, không có dấu hiệu của sự giao hòa tri âm,
tri kỉ. Không cầu, không đò, không có sự giao lưu kết nối của đôi bờ. Cảnh có thêm
màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.“Bờ xanh tiếp bãi vàng” gợi lên
cảnh vật mênh mông, nối tiếp vô tận nhưng trong sự “lặng lẽ”, âm thầm không
tiếng động. Nhà thơ càng khao khát tìm kiếm những dấu hiệu giao hòa của sự sống
thì càng vô vọng.
Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ Tràng giang vừa
mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại, ngôn ngữ nhẹ nhàng sâu lắng hình ảnh
sáng tạo quen thuộc: sông, nước, thuyền...đã tạo lên bức tranh nhiên nhiên và con
người trong tràng giang rộng lớn nhưng lòng người lại nặng trĩu nỗi buồn, nỗi nhớ.
Bài thơ còn thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu
quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ.

You might also like