You are on page 1of 5

1.

MỞ BÀI:

Huy Cận là cây bút tiêu biểu của thơ ca VN hiện đại. Mỗi bài thơ của ông đều mang một phong
cách đặc biệt và có một điểm chung đó là hàm súc và triết lí. Bài thơ “Tràng giang” đã thể hiện
được phần nào phong cách ấy. Được viết trong thời kì trước cách mạng, tác phẩm mang một
nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh
đênh.2 khổ thơ đầu đã thể hiện nỗi buồn trước cảnh sông nước mênh mông, và nỗi buồn trước
khung cảnh trống vắng đìu hiu của người thi sĩ

2. THÂN BÀI:

- Khái quát tác phẩm:

Tràng giang được viết vào 1 buổi chiều mùa thu năm 1939 và được in trong tập Lửa
thiêng. Đây là tập thơ đầu tay góp phần xác định vị trí của HC trong phong trào thơ mới.
Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.
Bài thơ chính là hình ảnh một con sông đẹp mà buồn, cổ điển mà hiện đại, được khúc xạ
qua nỗi lòng của HC- một thi nhân mất nước đang phải sống bơ vơ giữa cuộc đời, chưa
tìm thấy hướng đi cho mình trong cảnh đời nô lệ

+ Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài “ đã ôm trọn chủ đề của bài thơ.
Các hình ảnh “ trời rộng, sông dài” gợi những phạm vi không gian khác nhau, từ
thấp đến cao, từ xa đến gần. Đó là một không gian lớn lao mênh mông có tầm vũ
trụ. Trong cảnh rộng lớn, cái tình lại bâng khuâng, nhớ nhưng tới sầu muộn bởi
con người khi đối diện với cái vô tận của không gian, vô thủy vô chung của thời
gian thì luôn cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn, rợn ngợp nỗi buồn của cái tôi cá
nhân

KHỔ 1:
ở khổ thơ đầu tác giả sử dụng một loạt các từ: “thuyền, nước” là các từ mà nhà thơ xưa hay dùng để
miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Đây như là một bức tranh thủy mặc, đầy đủ cảnh sông nước lãng
mạn, tĩnh lặng êm đềm nhưng lại buồn đến tê tái. Nỗi buồn đó lại được Huy Cận lý giải rằng “chúng tôi
lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên.”

Mở đầu là hình ảnh sóng nước tràng giang trong sự liên tưởng đến tâm trạng con người :

Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

Hình ảnh tràng giang mênh mang trong sự tương phản với những gợn sóng nhẹ nhàng, trải dài tít tắp.
Từ “gợn không chỉ gợi hình mà còn gợi tính - vừa là những con sóng nhỏ lăn tăn giữa dòng tràng
giang mênh mông, vừa gợi sự tĩnh lặng êm đềm của dòng sông đang lặng lẽ trôi. Hình ảnh sóng gợn
gợi tả những vòng xoáy lan ra đến vô tận, như nỗi buồn âm thầm mà da diết của tác giả. Với phép
điệp ngữ “buồn điệp điệp”, câu thơ dung chứa cả hai đợt sóng: sóng sông và sóng lòng. Sóng nước
điệp điệp gối lên nhau mòn mỏi không dứt, những con sóng ấy hết lớp này đến lớp khác miên man nối
tiếp, đơn điệu, nhàm chán. Những dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người, nghệ
thuật ẩn dụ đã khiến sóng sông hòa với sóng lòng. Đây chính là một sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ bởi
“điệp điệp” thường chỉ để miểu tả hình ảnh núi sông kì vĩ, bao la, rộng lớn thì nay Huy Cận lại dùng nó
để miêu tả nỗi buồn. Nỗi buồn bây giờ không phải một cái gì đó mông lung, mơ hồ mà đã được cụ thể
hóa, nhẹ nhàng trào dâng không ngớt, nỗi buồn ấy chẳng dấy lên trong thời gian ngắn mà âm ỉ kéo
dài, tựa như sẽ tồn tại vĩnh cửu, chồng chất lên nhau. Từ tâm trạng của thiên nhiên tác giả nói đến tâm
trạng của con người, có lẽ là cả hai bởi vì Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,


Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Dường như nỗi buồn của tâm cảnh đã nhuộm vào ngoại cảnh để rồi:

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Hình ảnh con thuyền xuôi mái nổi bật giữa mênh mang sông nước. Câu thơ vẽ ra một vẻ đẹp hài hòa,
đăng đối rất quen thuộc với quan niệm thẩm mĩ phương Đông, vẻ đẹp mang đến cho con người cảm
giác thanh thản và bình ổn. Sự hài hòa, đăng đối không chỉ thể hiện qua hình ảnh con thuyền trôi xuôi,
song song với hai bờ “tràng giang” tạo ra một nét hài hòa êm ả mà còn bộc lộ tinh tế qua nghệ thuật
đối vế cuối hai câu một và hai: buồn điệp điệp, nước song song. Hai từ láy “điệp điệp” và “song song”
tạo âm hưởng vang vọng như âm thanh dội lại giữa núi rừng, khiến câu thơ dài hơn, trầm hơn, dội vào
lòng người đọc một nỗi buồn tha thiết. Hình ảnh “con thuyền” ẩn dụ kiếp người nhỏ bé, trôi dạt, cô
dơn, lẻ loi. Hai chữ “xuôi mái” đầy bất lực, phó thác buông xuôi mặc cho dòng nước trôi. Từ láy ‘song
song” trong câu thơ gợi nên hình ảnh hai vật, hai thế giới nằm cạnh nhau nhưng không bao giờ có sự
va chạm, thờ ơ, hờ hững; có sự gần gũi nhưng chẳng bao giờ gặp gỡ. Nó gợi ra hình ảnh nước trôi
và thuyền xuôi, chúng song hành. Thuyền và nước cùng vẽ ra trong không gian những hành
trình trôi xuôi của riêng chúng, nhưng là những đường song song không bao giờ gặp nhau.
Đồng hành mà không hề đồng điệu. Kề cận mà không có cảm thông. Chúng bên nhau, trong
nhau mà dửng dưng lạnh nhạt với nhau. Bởi thế mà sông nước càng lạnh lẽo, cô liêu, càng
chia dời nhạt nhẽo Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở
đây con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng và như có một nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi.
Huy Cận như muốn nhấn mạnh sự đơn lẻ, cô độc của con thuyền trên dòng sông đồng thời cũng
chính là sự cô đơn của con người bên dòng đời Bức tranh thơ đẹp nhưng buồn vì hình ảnh con
thuyền xuôi mái đem lại cảm giác như con thuyền đang mặc sức chảy trôi giữa mênh mang vô định,
không người chèo lái; còn buồn hơn vì thế song song giữa thuyền và nước gợi lên sự xa cách chia lìa
vĩnh viễn, không gặp gỡ, không giao cảm. Đó cũng chính là số phận, cuộc đời của những kiếp người
bé nhỏ, cô đơn,vô định giữa cuộc đời.

Hình ảnh con thuyền ở 2 câu đầu có gợi ra hình bóng con người. Nhưng chỉ là gián tiếp và
cũng chỉ là thoáng hiện trong khoảnh khắc. Ngay câu tiếp theo, con thuyền kia đã khuất bóng
rồi:

‘Thuyền về nước lại sầu trăm ngả’

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối “thuyền về, nước lại” diễn tả sự di chuyển ngược chiều giữa thuyền
và nước khi thuyền trôi về phía trước, nước rẽ ngược về phía sau. Theo quy luật thì thuyền và nước
vốn dĩ đi liền nhau, không thể nào tách rời, nước vỗ vào thuyền, thuyền trôi đi nhờ nước chảy. Chữ
“về” trong câu có thể gợi cả hai ý niệm: vừa cụ thể theo hướng mô tả là “về” lại bến cũ, vừa siêu hình
mang ý vị triết học là “về” hư vô

“Tôi nay ở trọ trần gian

Mai kia về chốn xa xăm cuối trời”

Dù theo nghĩa nào cũng đều biểu đạt ý niệm con thuyền đã mang con người mất hút vào không gian,
trả mặt sông lại cho sự hoang vắng. Câu thơ vẽ ra hình ảnh con thuyền như mất hút vào cõi xa xôi
giữa mênh mông sông nước, giữa dòng tràng giang chia đi trăm ngả. Cụm từ ‘sầu trăm ngả’ là nỗi sầu
muôn nối, ngổn ngang. Nếu như ‘sóng gợn’ ở câu thơ thứ nhất hiện hữu cho nỗi buồn không dứt còn
‘trăm ngả’ ở đây lại là ẩn dụ cho nỗi sầu vô tận. Sự duy chuyển ngược chiều giữa thuyền và nước đã
khiến cho bức tranh tràng giang thêm hoang vắng, buồn bã, hiu quạnh lan tỏa khắp đất trời, đến vô
cùng.

Con thuyền đã mang theo tâm trạng cô đơn của thi nhân. Sóng "buồn", nước "sầu". Cho đến
một cành củi khô trôi trên dòng sông cũng như một thân phận lạc loài:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Câu thơ xuất hiện hình ảnh giản dị, “bình thường” là “củi một cành khô”. Câu thơ thứ tư, mới thực là
sự đắc địa và cẩn trọng trong cách chọn từ của Huy Cận. Đây không phải là một thân gỗ xuôi dòng,
một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sóng. ‘Củi’, ‘cành’ là sự khô
héo, gầy guộc, mong manh. Tiếp đến, lượng từ “một’ gợi sự ít ỏi, nhỏ bé, đơn độc và lạnh lẽo trên
dòng. Cùng với tính từ "khô" – mất hết sức sống, héo tàn, cạn kiệt tươi tắn. Những từ ngữ có sự giao
thoa về nghĩa nhưng vẫn được chọn sử dụng nhằm nhấn mạnh hình ảnh cành củi khô gầy guộc mong
manh nhỏ bé bơ vơ trôi lạc giữa dòng tràng giang. Đồng thời, khi đứng cạnh nhau sẽ tạo thành một
hình ảnh ẩn dụ chỉ kiếp người nhỏ bé, tàn tạ, bất hạnh giữa cuộc đời. Tác giả thật tài tình khi đã sử
dụng nghệ thuật đối "một" - "mấy" như nhấn mạnh hơn sự chơ vơ đến cô độc của cành củi trên dòng
sông hay hiểu cách khác là kiếp người nhỏ nhoi, lạc long, mất phương hướng, trôi lênh đênh vô định
trong dòng chảy của cuộc đời. Nghệ thuật đảo ngữ như nhấn mạnh vào sự tầm thường nhỏ bé và vô
giá trị.Ở đây có thể thấy, Huy Cận đã đưa vào trong thơ những chất liệu từ đời thực, những chất liệu
sống để diễn tả một cách chân thực, mộc mạc nhất sự cô đơn, mất phương hướng thậm chí là bế tắc
của chính tác giả, hay của những cái tôi thơ Mới lúc bấy giờ. "Lạc mấy dòng" không chỉ diễn tả nỗi
niềm cô đơn của củi mà còn nói đến sự bấp bênh, trôi nổi khi "lạc" hết dòng sông này đến dòng sông
khác. Nét độc đáo của câu thơ không chỉ là phép đối mà còn ở cách ngắt nhịp 1/3/3. Với cách ngắt
nhịp ấy "củi" xuất hiện "độc lập" và điều đó càng làm rõ hơn tình cảnh lẻ loi của nó. Thi nhân sử dụng
tinh tế biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, chắt lọc các từ đơn khiến câu thơ như bị dập gãy, vơ vụn. Câu
thơ vỡ thành 6 mảnh cô đơn, sự cô đơn của cành củi khô với sự vô tận của dòng nước. Như vậy, toàn
bộ nỗi lòng của nhà thơ cuối cùng được kết đọng cả trong hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Qua khổ thơ đầu, Huy Cận không chỉ phác họa nên bức tranh thiên nhiên sông nước bao la, hoang
vắng, thiếu hơi ấm của sự sống mà bộc lộ sâu sắc nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang với song nước
dập dềnh và cảm giác đơn độc, vô nghĩa của con người khi đối diện với dòng đời vô định ngổn ngang.

KHỔ 2:
Rời dòng sông, đôi mắt thi nhân lai đưa cái nhìn quan sát toàn cảnh. Từng câu thơ vẫn giữ được cái
dư âm của nhịp sóng tràng giang:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Hai từ láy lơ thơ, đìu hiu được tác giả khéo léo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang
cảnh vắng lặng. Lơ thơ diễn tả cây cối thưa thớt khẽ xao động trong gió sông hiu hắt, đồng thời gợi lên
hình ảnh những gò đất nhỏ nhoi, đơn độc lẻ loi, đượm chút ngơ ngác giữa dòng Tràng giang hoang
vắng. Với tài năng cùng ngòi bút khéo léo, Huy Cận đã gây ấn tượng trong lòng độc giả với phép đảo
ngữ. Từ láy “lơ thơ” được đặt lên đầu câu, gợi sự vắng vẻ, ít ỏi và thưa thớt - đây chính là sự cảm
nhận bằng thị giác. Đìu hiu không chỉ về cái hiu nhẹ của gió mà chủ yếu gợi tả không gian mà ngọn gió
đi qua- một không gian tiêu điều, tàn tạ, vắng buồn. ần lưng: “nhỏ - gió” khiến âm hưởng câu thơ như
trĩu lòng người về một nỗi buồn hiu hắt, cô quạnh. Hình ảnh “cồn nhỏ” nghe rất rõ tiếng gió đìu hiu đến
tái lòng ở ven dòng sông dường như khoác lên mình một nỗi buồn mặc định. Ngoài thị giác thì tác giả
còn có những cảm nhận bằng thính giác với những âm thanh của cuộc sống với tiếng làng xa vãn chợ
chiều. Nhà thơ muốn tìm đến hơi ấm của con người để xua bớt đi cái lạnh lẽo, hiu quạnh ở đây nhưng
tiếng chợ ở đâu không xác định được

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”


Âm thanh của tiếng chợ vãn đã mất dần và không xác định được. Một câu hỏi tu từ gợi lên bao nỗi
niềm chất chứa, hỏi người hay là tác giả đang tự hỏi bản thân mình.Từ “đâu” mang nhịp chậm, giọng
buồn nhuốm sầu, cất lên thật thê lương và không điểm tựa để bấu víu. Chỉ một câu thơ mà mang
nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi
niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người.
Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống
động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên. Nhưng có lẽ dẫu hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì ý
thơ cũng gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con
người. Chợ là biểu trưng cho cuộc sống sôi động, nhộn nhịp,Nguyễn Trãi cũng đã phác một nét chợ
đông: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Đấy thế mà chợ ở đây cũng đâu đó vang vọng không rõ, đã vãn
từ lâu sự sống đã đi vào thế tĩnh, không còn nhộn nhịp như trước nữa. Từ “vãn” càng tạo ra cảm giác
xa xôi, tẻ nhạt, quạnh vắng. Ở câu câu thơ này cái tinh tế của Huy Cận là ở chỗ ông lấy động để nói
tĩnh, lấy tiếng chợ vãn để gợi nên không khí vắng lặng của không gian đồng thời thể hiện mong muốn
được giao hòa, giao cảm của con người dù đó chỉ là thính giác. “Không có tiếng người thì cảnh vật
hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh của cuộc sống con người không làm bớt đi sự vắng lặng
nhưng vẫn tạo được ít nhiều màu vẻ của cuộc sống.”

Thiên nhiên tạo vật trong buổi chiều tà trên sông nước cũng lạ lùng. Từng vạt nắng từ trên cao rọi
xuống tạo nên những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Nếu hai câu thơ đầu khổ hai gợi lên không gian cồn nhỏ vắng vẻ, hiu quạnh thì dường như trong câu
ba và câu bốn, không gian ấy như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại
càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn. Câu thơ giàu hình tượng, gợi tả không gian có hình khối đường
nét và màu sắc. Câu trước, câu sau đối nhau, niêm luật sử dụng chặt chẽ cùng các động từ, tính từ
đối nhau từng cặp: lên – xuống, dài – rộng như mở thêm cho không gian. Nắng đổ xuống tận đáy sông
và vòm trời dồn như được nâng cao, khiến cho mặt phẳng không gian như bị chia cắt, bị nén chặt và
cắt giữa, gây cảm giác ngột thở, khó chịu cho nhân vật trữ tình. Những chuyển động đối lập nhau một
cách rõ rệt: lên-xuống cùng với cách tạo vế đối nắng xuống, trời lên tạo cảm giác như một chiếc tù
giam lỏng dồn nén con người ở giữa cảm thấy ngột ngạt, bí bách và chán chường trong sự vận động
xoay guồng của tạo hóa. Huy Cận dùng chữ sâu chứ không dùng chữ cao. Nếu là cao chót vót thì quá
bình thường. Không gian được mở ra ba chiều, chiều cao và bề rộng và chiều sâu tạo nên một không
gian vũ trụ rộng lớn và cũng là những nỗi buồn vô tận. Trong cái bao la, vô tận của vũ trụ là hình ảnh
nhỏ bé, cô độc của con người, nhân vật trữ tình ở đây như bị cuốn sâu vào cõi đời hun hút, bị rợn
ngợp trước không gian vô cùng tận. Dù không có từ ngữ nào nhắc đến con người ở đây nhưng ta vẫn
có thể cảm nhận được đó là một cá thể nhỏ bé, cô độc, lẻ loi đến tội nghiệp. Sông càng dài, trời càng
rộng thì con người càng nhỏ bé. Hai chữ “cô liêu” cuối đoạn thơ được viết ra với âm hưởng man mác
một lần nữa gợi lên nỗi buồn nhân thế, rằng sự sống quá nhỏ nhoi và hữu hạn còn vũ trụ thì vô biên,
không ngừng mở rộng đến vô cùng. Nỗi buồn của con người đã lan tỏa khắp không gian, bao trùm lên
mọi cảnh vật. Đây chính là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận.Khổ thơ thứ hai, tâm tư của thi
sĩ đã được bộc lộ rõ hơn, sâu sắc hơn. Đó không phải là nỗi buồn của cá nhân Huy Cận mà là cảm
xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

You might also like