You are on page 1of 2

Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và tâm thức con

người, nó khoáy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu hơn, vì vậy việc dùng vẻ
đẹp bao la của thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng đã được rất nhiều thi sĩ sử dụng trong thơ
trung đại. Nhưng Huy Cận đã tiếp thu phong vị đó vào tác phẩm "Tràng giang" của mình,
phổ thêm những nét mới lạ của thơ hiện đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc
những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu.

Ngay từ tên bài thơ "Tràng giang" và lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng sông dài", một
không gian sông nước bao la đã hiện hữu. "Tràng" tức là dài, "Giang" là sông. Sông dài, trời
rộng mở ra một không gian bao la, tươi đẹp, nhưng buồn, nhưng dấy lên trong tâm hồn tác
giả một nỗi "bâng khuâng" lạ kỳ.

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp đậm chất cổ thi mở ra một không gian sông nước rộng lớn
mênh mang :

Ở khổ thơ đầu tác giả sử dụng một loạt các thi liệu trong thơ Đường : “thuyền, nước” là các
từ mà nhà thơ xưa hay dùng để miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Đây như là một bức tranh
thủy mặc, đầy đủ cảnh sông nước lãng mạn, tĩnh lặng êm đềm nhưng lại buồn đến tê tái.
Nói về nỗi buồn ấy, Hoài Thanh đã nhận xét: “thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại thấm
đượm nỗi buồn da diết bâng Khuâng”. Câu thơ gọi ra trước mắt người đọc một dòng sông
vừa dài, vừa rộng, mênh mang êm đềm, hiền hòa. Ngàn vạn cơn “sóng gợn” lăn tăn , nối
tiếp nhau đuổi nhau” điệp điệp” loang xa đến tận chân trời. Buồn điệp điệp miêu tả cái
buồn thiên nhiên nhưng thực chất nó đang diễn tả một nỗi buồn của thi nhân, đang gợn lên
theo từng đợt sóng.Một “con thuyền” chầm chậm , trôi theo dòng nước, xuôi mái thả theo
dòng nước song song. Những con sóng vỗ vào bờ. Thuyền và nước là hai cảnh vật luôn đi
cùng nhau gắn bó với nhau không bao giờ xa cách, vậy mà trong mắt Huy Cận nó trở nên bơ
vơ lạc lõng. Từ đó mà nỗi sầu của nhà thơ lan tỏa ra vũ trụ “sầu trăm ngả” ở đây không gian
vừa được mở ra về chiều rộng, vừa vươn lên theo chiều dài.Nếu trong thơ Xưa thi sĩ
thường dùng các chất liệu tùng cúc trúc mai, làm chất liệu sáng tác thì ở đây Huy
Cận lại đưa vào trong thơ một hình ảnh rất đỗi bình thường và quen thuộc “Củi
khô” . Đâu đây một cành củi khô lạc loài, lênh đênh bị nước cuốn trôi.Hình ảnh cành
củi khô và con thuyền ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, lênh đênh giữa dòng đời
nghiêng ngả.Không gian yên ả, lặng lẽ, khoáng đạt, hình ảnh thơ nhẹ nhàng, đơn
sơ, bình dị, quen thuộc. Ngôn ngữ thơ gợi cảm . Diễn tả sự mênh mang, trống rỗng
thể hiện nỗi buồn triền miên của Huy Cận và cảnh tràng giang
Ở khổ thơ thứ hai, vẫn bắt gặp những hình ảnh trải dài theo không gian, nhưng
cái nỗi cô đơn trong tâm trạng tác giả càng trải dài hơn nữa:

Không gian hiện ra không chỉ được tác giả quan sát bằng thị giác, mà tác giả còn
lắng tai nghe và càng sầu hơn một nỗi sầu về nhân thế, về kiếp người. Đôi mắt tác
giả buồn theo và nhìn xung quanh cảnh vật, đôi tai nhạy cảm lắng nghe những âm
thanh thưa thớt, vãn dần ở xa xa.Hình ảnh cồn đất nổi lên bên bờ sông tràng giang
lơ thơ, nhỏ bé . Nghê thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào cảm giác thưa thớt. Tương
xứng với hình ảnh cồn nhỏ là gió đìu hiu gợi không khí buồn, vắng vẻ. Câu thơ của
Huy Cận phảng phất không khí của Chinh phụ ngâm

Non kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến thì gió thổi đìu hiu mấy gò

You might also like