You are on page 1of 4

TRÀNG GIANG

( 2 khổ đầu )

Huy Cận là một nhà thơ lớn, là một trong những đại biểu xuất sắc trong phong trào thơ mới với
hồn thơ ảo não, vừa hàm xúc vừa giàu chất suy tư triết lý. Tiêu biểu cho phong cách thơ Huy
Cận là thi phẩm Tràng Giang. Đây không những là bài thơ đặc sắc nhất trong tập thơ Lửa
Thiêng (1940) mà còn là kiệt tác của thơ ca Việt Nam hiện đại. Có hai điều đọng lại sau khi đọc
xong bài thơ này là không gian vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn. Nhưng vượt lên trên hết, bút
pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên
nhiên thật tươi đẹp, thể hiện rất rõ trong hai khổ thơ đầu của tác phẩm.

Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
“Tràng Giang” có thể hiểu là một con sông dài, mênh mông. Từ Hán-Việt này khiến ta liên
tưởng đến những bài thơ Đường của Trung Quốc nhưng cũng gợi lên tâm tư của người viết khi
muốn nhắc đến những thân phận trôi nổi. Lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" một lần
nữa đã khái quát nên chủ đề của bài thơ này là nổi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng
giữa đất trời mênh mông và bao la.

Bài thơ có tên là Tràng Giang nên ngay từ câu thơ đầu tiên chúng ta đã bắt gặp hình ảnh sóng
nước rất quen thuộc:

"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp" ...

Với bút pháp liên tưởng độc đáo, nhà thơ nhìn những đợt sóng nhấp nhô trôi dạt vào bờ mà
liên tưởng đến những con sóng lòng cũng triền miên dai dẳng. Phải chăng có bao nhiêu gợn
sóng trên dòng Tràng Giang thì có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi sĩ. Động từ “gợn”: diễn tả
làn sóng nhẹ nhàng có vẻ mong manh, mơ màng nhưng lại lan mãi không thôi. Nỗi buồn trải ra
cùng các gợn sóng. Bao nhiêu gợn sóng là có bấy nhiêu nỗi buồn. "Buồn điệp điệp" là nỗi buồn
nhẹ nhàng nhưng da diết, dai dẳng khuôn nguôi. Có thể nói cái tài của Huy Cận là chỉ trong một
câu thơ ngắn mà chất chứa, hòa nguyện ước cả hai con sóng: Sóng nước (Sóng gợn Tràng
Giang) và sóng lòng (buồn điệp điệp) khiến ta có cảm nhận nỗi buồn của tác giả như hòa tan
vào sóng nước và cùng với sóng nước mà lan tỏa trên dòng chảy dài.

Trong dòng tâm trạng ấy nhà thơ nhìn thấy sự đối lập nghiệt ngã trước những hình ảnh vốn
quen thuộc:
"Con thuyền xuôi mái nước song song" ....

Theo quy luật tự nhiên thuyền và nước vốn là những sự vật luôn gắn bó, đi đôi với nhau, nước
chảy thuyền trôi, còn ở đây, hình ảnh thuyền và nước là hai hình ảnh song song, tưởng lại gần
gũi, gắn bó nhưng hóa ra lại chia lìa, xa cách. Trong văn học Việt Nam xưa, sự xuất hiện của
con thuyền, mặt nước, bến sống thường chỉ sự quyến luyến nhớ thương.

"Thuyền về có nhớ bến chăng


Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Còn hình ảnh con thuyền, dòng nước trong câu thơ Huy Cận lại phó mặc, buông xuôi đến hững
hờ. Sở dĩ có sự khác nhau đến như vậy là vì dưới cái nhìn của nhà thơ, dòng sông càng rộng
lớn bao nhiêu thì con thuyền càng trở nên nhỏ bé bấy nhiêu. Trên dòng chảy càng mênh mông
thì con thuyền càng trở nên cô độc, lẻ loi, đáng thương, đáng tội nghiệp bấy nhiêu. Với thủ
pháp đối lập, nhà thơ đã gây được sự chú ý giữa cái hữu hạn của con thuyền và cái vô hạn của
dòng sông, giữa cái tôi cô đơn của nhà thơ trước vô hạn mênh mông của cuộc đời. Đến với
câu thơ thứ ba ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự đối lập chia lìa hững hờ xa cách giữa thuyền và
bến.

"Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả"...

Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tiểu đối thuyền về nước lại để diễn tả sự chia ly giữa
thuyền và nước. Hai động từ "về" và "lại" xuất hiện trong một câu thơ diễn tả chuyển động
ngược chiều, và sự chia lìa giữa "thuyền xuôi - nước ngược", giữa kẻ ở - người đi khiến người
đọc cũng cảm nhận cả câu thơ những nỗi buồn, nỗi sầu nhân thế. Nỗi sầu vốn vô hình, trừu
tượng nhưng đặt trong không gian trăm ngã bỗng trở nên cụ thể và có tầm vóc lớn lao. Đặc biệt
nỗi sầu ấy càng được đẩy lên cao đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của một hình ảnh rất mới
lạ gây ấn tượng mạnh mẽ mà ta hiếm gặp trong thơ xưa.

Từ đó gợi lên dự cảm về một nỗi buồn chia ly.

"Củi một cành khô lạc mấy dòng"


Điểm nhấn của khổ thơ chính là nằm ở câu thơ cuối với hình ảnh “củi khô” gợi lên sự bé nhỏ,
trôi dạt khắp nơi. Cách sắp xếp ngược với trật tự ngữ pháp thông thường đã tăng thêm sức
biểu đạt, sức gợi của hình ảnh. Số phận con người nhỏ bé nay lại thiếu sức sống như một cành
củi khô trôi nổi giữa dòng đời vô định không bờ bến. Cuộc đời vô hạn nhưng kiếp người lại
ngắn ngủi hữu hạn, chớp mắt đã đến bên kia cái dốc của cuộc đời. Có thể nói câu thơ đã nói
lên tâm trạng của các nhà thơ mới ở thời kì đó, một kiếp người đa tài nhưng vẫn long đong,
loay hoay giữa cuộc sống.
Tiếp nối với khổ thơ đầu tiên, ở khổ thơ này nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Bức tranh sông
nước được vẽ thêm đất, thêm làng nhưng vẫn buồn đến tê tái, nỗi buồn ấy được gợi tả từ
những cồn nhỏ, thêm vào đó là sự hiu hắt thổi nhẹ của gió, sự tĩnh lặng vắng vẻ của cảnh vật

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều."

Các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” gợi nên sự nhỏ bé, ít ỏi giữa một không gian mênh mông vô tận –
đây chính là sự cảm nhận bằng thị giác. Ngoài thị giác thì tác giả còn có những cảm nhận bằng
thính giác với những âm thanh của cuộc sống với tiếng làng xa vãn chợ chiều. Giữa cái lơ thơ,
đìu hiu nơi cồn nhỏ, tiếng con người thoáng xao động nhưng chẳng thể nào xua tan, lấn át
được cái tịch liêu của buổi hoàng hôn trên sông. Thứ âm thanh xa xôi, nhạt nhoà, không rõ rệt
càng làm cho nhân vật trữ tình thêm khao khát được gặp gỡ, chuyện trò và đồng cảm. Vậy mà,
niềm mong mỏi ấy càng ngóng lại càng xa vời:

"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,


Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Không gian được mở ra, dài rộng, cao, sâu đến ngợp trời. Các hình ảnh tương phản "Nắng
xuống, trời lên", sông dài trời rộng, càng làm không gian thêm bao la, rợn ngợp, vô cùng. Sông
nước mênh mông là vậy nhưng vẫn không thể nào che khuất nỗi buồn của tâm trạng, một chữ
"cô liêu" ở cuối đoạn thơ đã lột tả hết tất cả nỗi buồn khôn nguôi nơi sâu thẳm đáy lòng thi sĩ,
nỗi buồn không biết ngỏ cùng ai.

Nhà thơ Huy Cận đã rất tinh tế khi sử dụng những hình ảnh cổ điển: sông, trời, thuyền, nước;
lựa chọn thời gian lúc hoàng hôn gợi nỗi buồn kết hợp với những biện pháp nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình để làm nổi bật lên bức tranh cảnh - tình. Hai khổ thơ đầu với 8 câu thơ vỏn vẹn trong
56 chữ, những mỗi chữ đều mang ý, mang tình trong đó.

Qua 2 khổ thơ đầu, với những hình ảnh cổ điển quen thuộc và chất hiện đại chính là ở tinh thần
cái tôi thơ Mới. Cũng là nỗi buồn nhưng nó không còn gắn với quan niệm và chuẩn mực về đạo
đức, trung hiếu tiết nghĩa như thơ ca trung đại, mà đó là nỗi buồn của riêng cá nhân cảm thấy
bơ vơ, bế tắc và lạc lõng trước thực tại. Thiên nhiên vì thế dù mênh mông, hùng vĩ nhưng rất
cô liêu và tiêu điều, hoang xơ. Bằng tình yêu thiên nhiên và trái tim của một cái tôi thơ Mới, với
những giọng riêng, Huy Cận đã làm nên những vần thơ thật tinh tế mà thấm đượm cảm xúc
buồn bã, thê lương.

You might also like