You are on page 1of 6

Phân tích một bài thơ về tc gđ / quê hương đất nước

( Tràng giang )
Bài làm
“Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ “Lửa thiêng” của
Huy Cận. Nó phản ánh một nỗi buồn mênh mông da diết, một thiên nhiên khoáng đạt
nhưng buồn. Đó là nỗi buồn dường như vô cớ siêu hình nhưng trong tận cùng sâu xa
thì đây chính là nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn về quê hương đất nước.
(Trích thơ)
Hai dòng thơ đầu là một cặp chứa đựng nghệ thuật đối của Đường thi. Trên cái
nền mênh mông của sóng nước tràng giang, Huy Cận cho xuất hiện một hình tượng
chiếc thuyền nhỏ nhoi điểm nhãn cho bức tranh ấy có thần.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”.
Câu đầu cho thấy mối quan hệ tác động giữa khách quan và chủ quan. Dòng tràng
giang xuất hiện những cơn sóng rất nhẹ, thế nhưng nó có khả năng gợi lên những lớp
sóng trong tâm hồn người rất dữ dội. Sóng nước tràng giang tạo nên sóng buồn “điệp
điệp” trong lòng người. Tràng giang gợi cho ta vè một con sông dài thế nhưng vần
“ang” đã cộng hưởng với nhau tạo ra một tiếng vang. Theo Xuân Diệu thì tràng giang
không chỉ là sông dài mà còn là sông rộng, sông sâu. Nó không chỉ là con sông gợi
gợi tới Hồng Hà, là con sông tạo cảm hứng cho bài thơ này – hay sông La dòng sông
quê hương của tác giả, dòng sông đã thổi vào hồn cho “Tràng giang” – mà nó còn là
con sông của thời thế, con sông cuộc đời. Con sông ấy bắt đầu từ một quá khứ mông
lung, nó chảy lửng lờ giữa lòng vũ trụ rồi nó trôi đến tương lai cũng hết sức mông
lung.

Giữa những lớp sóng của nỗi buồn hiu hắt xuất hiện hình tượng một con thuyền
thật cô đơn trong buổi chiều tàn. Cũng hình ảnh này, trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
đã cho bao thế hệ độc giả cảm nhận được dư vị bàng bạc của nỗi buồn:
“Gác mái như ông về viễn phố”
Còn con thuyền của Huy Cận thì không có bóng ngư ông, cũng không có ai chủ
động gác mái chèo và không hề có một bến xa nào chờ đợi nó. Thơ Huy Cận chứa
đựng một nỗi buồn trần thế ở bên trong, nên ta có thể hiểu con thuyền ấy là thân phận
của con người. Tràng giang ấy chính là dòng đời bạc bẽo, cho nên con thuyền không
thể trôi trên nước mà “song song” với nước.

Trong thực tế thuyền không “song song” với nước vậy thì không có quan hệ ngược
chiều “thuyền về nước lại”. Rõ ràng ở đây con thuyền ấy vẫn lầm lũi trôi về xa và
dòng nước “song song” đã không còn đồng hành với thuyền. Nó quay trở lại mặc cho
thuyền trôi. Đó là sự ngoảnh mặt quay lưng của cuộc đời với những cá nhân đau khô.
Ở cái nơi dứng tình, đoạn tuyệt giữa thuyền và nước xuất hiện những con sóng vô
hướng với sầu trăm ngã:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngã”
Như vậy nỗi buồn đã chuyển hóa thành sóng. Buồn “điệp điệp” là một nỗi buồn định
hương theo không gian trôi của tràng giang giờ đây đã trở thành cái sầu vô hướng lan
tỏa toàn vũ trụ.
Câu thơ thứ tư là một sự sáng tạo đọc đáo của Huy Cận:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Hình tượng cành củi khô trên dòng tràng gian gợi cho ta thân phận một kiếp người.
Trong quá khứ đây là một cành cây xanh tươi, nó được sống với nhau xanh của lá, với
nhựa sống của cây. Ấy vậy trong hiện tại nó đã bị khô héo, đã phải lìa cội gốc để thụ
động phiêu bạt mà không hề định hướng được cho mình tương lai. Rõ ràng cành củi
khô nhỏ bé trôi trên sóng nước tràng giang thì không thể hứa được điều gì tươi sáng
cả.

Nếu khổ thơ đầu tiên là những sự vật được nhìn trên sóng nước tràng giang, thì đến
khổ thơ thứ hai ta bắt gặp một không gian ba chiều trên con sông dài, sâu, rộng ấy
cùng với nỗi buồn thấm thía.

Câu thơ thứ nhất cho ta thấy bờ của tràng giang cồn bãi gập ghềnh. Nó không được
phẳng lì như bãi cái trên con sông Đuống trong bài thơ Hoàng Cầm:

“Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu”

Những cồn đất ấy nó đứng im nhưng cảm giác rợn ngợp của con người lại khiến
cho nó chuyển động. Cồn nhỏ thì “lơ thơ” còn ngọn gió thì đìu hiu đầy âm khí chết
chóc. Gió cứ lận quất, lan thang trong không gian của nghĩa địa ấy khiến lòng người
trở nên hoang vắng, rờn rợn.

Vì thế mà nhà thơ muốn tìm tới một không gian xa hơn, có bóng dáng của con
người hơn. Ông muốn được nghe âm thanh của sự sống dù chỉ là tiếng chợ vãn buổi
chiều.

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Huy Cận giải thích: đâu đây có những tiếng thì thào nho nhỏ của một phiên chợ vãn ở
làng xa nào đó. Còn Xuân Diệu thì cho rằng chẳng có tiếng chợ vãn nào ở làng xa cả,
chỉ có cồn nhỏ và gió “đìu hiu” cũng khát vọng được nghe tiếng người nhưng không
có.

Hai câu thơ tiếp theo là không gian ba chiều của tràng giang, nó kiểm soát toàn vũ
trụ. Trước hết là chiều dọc, nó được nhìn bằng một cái nhìn rất “động”.
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”
Nhà thơ đã rất tinh tế khi quan sát được cái vẻ đẹp thi vị của buổi chiều trên sông
nước quê hương. Trời càng về chiều những vạt nắng như được đổ từ trên cao xuống
thấp, càng về chiều càng có sự phân biệt sáng tối; dưới đất sẫm màu, trên trời vàng
rực nắng. Do đó ánh sáng càng xuốn thì trời càng bị đẩy lên cao. Nhìn vào bầu trời
cao vút ta có cảm giác không gian như lộn ngược, ta cứ nghĩ rằng mình đang rơi
xuống một cái hang sâu thăm thẳm. Vì thế mà ba tiếng “sâu chót vót” được dùng ở
đây rất hay và vô cùng độc đáo.

Sau chiều dọc thì chúng ta gặp một chiều ngang, chiều rộng:
“ Sông dài, trời rộng bến cô liêu”
Ở cái hệ tọa độ ba chiều ấy ta thấy xuất hiện một giá trị mong manh, nhỏ nhoi, cô
độc là “bến cô liêu”. Tự nó mang ý nghĩa biểu tượng cho một kiếp người đáng
thương trong vũ trụ bao la, mênh mông.

Đến khổ thơ thứ ba đành phải quay lại với mặt nước tràng giang, vì đâu đâu cũng
tràn ngập bầu không khí ảm đảm, đau thương. Giờ đây không chỉ có một con thuyền,
một cành củi, một thân phận cá nhân mà là số phận nổi trôi của cả cộng đồng vì không
biết sẽ về đâu.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”
Câu thơ tiếp theo mong ước sẽ có một sự vật đâm ngang, lao vút qua dòng tràng giang
để chủ động tìm một giá trị gì đó cho chính mình. Ở đây ước muốn có một chiếc đò
ngang chờ người nối hai bờ vui đã đối lập chua chat với hiện thực. Tràng giang đã phủ
định tuyệt đối bằng chữ “không” với cái mong ước nhỏ bé ấy.
“Mênh mông không một chiếc đò ngang”

Câu thơ tiếp theo là một khát vọng đã được giảm thiểu:

“Không cầu gợi chút niềm thân mật”.

Thôi thì không có chuyến đò ngang ta chỉ cần một chiếc cầu để nối bờ của “cồn nhỏ”,
“gió đìu hiu” với bờ có cây xanh và bãi cát vàng. Vậy mà chiếc cầu ấy cũng không hề
có thực. Nhà thơ cảm thấy nhận được sự cô đơn lạc loài đang vây bủa. Khát vọng
không phải lênh đênh như thuyền với cành củi khô, như cánh bèo dạt trôi; kháy vọng
muốn thoát khỏi bờ sông lãnh lẽo, hoang vắng đã khiến cho nhà thơ hướng tới mong
muốn hòa nhập vào xã hội để tìm kiếm sự đồng cảm, giao tiếp với con người. Và thật
thất vọng biết bao nhiêu với một dấu hiệu nhỏ mong “gợi chút niềm thân mật” với xã
hội loài người cũng không có nốt.

Không thể thực hiện được điều mình ước muốn, nhà thơ đành ngậm ngùi sống với
khát vọng thầm kín bằng nỗi buồn lặng lẽ và đôi mắt mong ngóng:

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Khác với những hình tượng thơ hiu hắt trên sông nước tràng giang. Câu thơ này xuất
hiện một cái nhìn thế giới rất sáng trong. Đó là màu xanh của sự sống, là màu vàng
rực rỡ của niềm vui hạnh phúc. Như vậy là ước muốn sang bờ bên kia để hòa nhập với
“bờ xanh tiếp bãi vàng” với “niềm thân mật” nhưng không thể thực hiện được nên nhà
thơ đành phải ngắm nhìn trong rung rưng, ngậm ngùi.

Khổ thơ cuối cùng là một không gian xa tít tắp phía chân trời tràng giang. Đó là
một xứ sở của yên bình hạnh phúc. Nơi ấy con người tìm lại được chính mình gắn bó
với gốc rễ, quê hương, xứ sở; không phải lênh đênh lạc loài:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
Đây là câu thơ tả cảnh hoàng hôn buôn xuống, mặt trời tỏa ra những tia nắng gay gắt,
chói lọi. Phía chân trời tràng gian xuất hiện những nấm mây trắng nhỏ. Chỉ trong chốc
lát, lớp mây này đùn lên lớp mây kia. Và rồi không gian ba chiều trống rỗng của tràng
giang bị những đám mây khổng lồ chiếm lĩnh toàn bộ. Mặt trời chiếu vào những núi
mây ấy khiến cho nó trắng xóa, sáng lòa như những hòn núi được đúc bằng bạc. Câu
thơ này thực ra lấy ý từ hai câu nhớ nhà của Đỗ Phủ:
“Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn, cửa ải xa”
Người trí thức Tây học Huy Cận sau bao nhiêu lần vô vọng tìm kiếm nhưng không
gian “gợi chút niềm thân mật” đã phát hiện ra được không gian để mình giải tỏa niềm
đau là quê hương, là xứ sở Việt Nam. Vì vậy hình tượng cánh chim bay trong hoàng
hôn tràng giang không ai khác hơn là hóa thân của chính Huy Cận.

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Cánh chim ấy cũng nho nhoi giữa đất trời vô hạn mênh mông nhưng nó khác củi
kia, thuyền nọ là cái thế chủ động. Nó đã cảm nhận được cái sức nặng của hoàng hôn
vô vị.  Nó nghiêng cánh trút hết những niềm đau, nỗi khổ xuống tràng giang. Lòng
của nó nhẹ nhõm để bay về hòn núi bạc.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước”

Câu thơ thứ hai xuất hiện hai tiếng “lòng quê” như vậy nghĩa là đã xuất hiện hình
tượng con người. “Lòng quê” thể hiện một tấm lòng hướng về quê hương, về cha mẹ
và những người thân yêu. Rõ ràng trở về với cội nguồn để là người Việt Nam chính là
giải pháp đúng đắn nhất để giải thoát những nỗi cô đơn, những sóng gió phũ phàng
của cuộc đời ở tràng giang:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Khói sóng là một yếu tố khách quan bên ngoài, nó gợi lên cho Thôi Hiệu một nỗi nhớ
nhà:

“Quê hương khuất  bóng hoàng hôn


Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

Nhưng đến Huy Cận thì không cần có khói sóng tức là không có sự gợi ý của khách
quan mà vẫn nhớ nhà. Như vậy nhờ nhà đã có sẵn trong nhà thơ, bó bộc lộ trực tiếp
mà không cần có một sự gợi ý bên ngoài.

Thực ra dù không có khói sóng nhưng đọc ba câu thơ trên ta thấy có rất nhiều yếu tố
khiến Huy Cận nhớ nhà. Đó là những núi bạc, là cánh chim chiều trút cô đơn để bay
về nơi hạnh phúc, là một khối “lòng quê” đang “dợn dợn vời con nước”. Bao nhiêu
yếu tố ấy cũng đã đủ sức gợi nhớ quê hương đâu cần gì phải có khói sóng trên sông.

“Trang giang” là một trong những bài thơ rất đặc sắc, “rất Huy Cận”. Với những nét
bút chấm phá thân tình về tạo vật, tâm sự nhẹ nhàng mà thâm trầm của một tâm hồn
trẻ vội sớm già đã có khả năng đối thoại thấm thía với người đọc về vũ trụ trong ngọn
lửa thiêng hội tụ lẽ sống nhân sinh mang tính “lương” và chất “thiện”.
Phân tích một bài ca dao về tình cảm gia đình
(Công cha như núi ngất trời)
Bài làm
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca
là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống
của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống
thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời
sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ
là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình
những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con
người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình
cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn
nghĩa cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng,
trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với
đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa,
là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng
nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật
sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a
mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con
không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.
Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng
kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả
cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành
phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng.
Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con
ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn
một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc
phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao
chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái
thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người
cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc
hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc
đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao
chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy
con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu
thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn
những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho
con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái
hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức
lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc,
che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc
biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời,
nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ
con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái
luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.
Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên
dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc
thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của
cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính,
yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì
mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.
Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô
cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ
công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát
truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên
tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.

You might also like