You are on page 1of 3

Phần 1:

C1:phương thức biểu đạt chính trong đoạn trính trên là phương thức nghị luận.
C2:-biện pháp tu từ:nhân hoá
-tác dụng:
+làm câu văn trở nên sinh động gần gũi hơn
+làm cho hình ảnh sóng và cây cũng giống như con người,cũng tin vào một điều gì đó,tin
rằng chỉ cần cố gắng thì sẽ có được hạnh phúc và ở trạng thái đó liên tục.
C3:Theo em hậu quả của việc: “Nếu bạn tin rằng bạn có thể đạt tới trạng thái hạnh phúc và ở
trong trạng thái đó liên tục” đó chính là sự thất vọng.Ta nên hiểu rõ được rằng đạt được hạnh
phúc và duy trì hạnh phúc đó là hai việc hoàn toàn khác nhau.Hi vọng càng nhiều thì thất
vọng càng nhiều.Nếu như quá tin vào việc bản thân sẽ luôn duy trì được hạnh phúc thì nếu có
chuyện gì ngoài ý muốn xảy ra khiến bạn mất đi hạnh phúc đó thì nó sẽ khiến bạn trở nên đau
buồn thất vọng tột cùng.Chính vì vậy ta không nên tin tưởng vào một điều gì đó quá nhiều
bằng không nó sẽ chỉ khiến ta thất vọng và đau đớn hơn mà thôi.
C4:Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm “Bạn hãy học cách chấp nhận điều đó, và trân
trọng những khoảnh khắc hạnh phúc dù là nhỏ bé trong cuộc sống này để thấy yêu quý cuộc
đời mình hơn” bởi lẽ cuộc sống vốn là một chuỗi vô vàn những khó khăn thử thách đang chờ
đón chúng ta.Và để có thể đạt được hạnh phúc ta chỉ có thể chấp nhận và vượt qua những khó
khăn thử thách đó.Nhưng cũng chính vì cuộc đời là chuỗi những khó khăn bất tận vậy nên ta
cũng không thể đảm bảo hạnh phúc ở hiện tại sẽ luôn duy trì được tới suốt đời mà sẽ có
những lúc nó sẽ nứt vỡ hay biến mất và t sẽ lại phải tìm cách để đạt được nó.Chính vì vậy ta
cần phải biết trân trọng từng khoảnh khắc hạnh phúc và biết ơn những gì ta đang có.

Phần 2:
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới (1930-1945),Huy Cận đã
để lại cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Phong cách sáng tác của ông có sự
khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng
Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến
không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang”
được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc
trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều
nỗi niềm khó tả.
Ngay từ nhan đề của tác phẩm nhà thơ đã khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của bài
thơ.“Tràng Giang” vốn để nói tới những con sông dài rộng và đã tồn tại từ lâu đời.Nhưng ngoài ra
nó cũng gợi lên tâm tư của tác giả khi nhắc tới những kiếp người nhỏ bé trôi nổi trên dòng sông
dài tâm tưởng.
Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã gợi lên cho người đọc những nỗi buồn sâu
lắng.Qua biện pháp nhân hoá “trời rộng nhớ sông dài”,biện pháp ẩn dụ “trời, sông” cùng với đó là
những chiều kích không gian “trời rộng”, “sông dài” đã gợi cho ta về một không gian mênh mông
rộng lớn.Đồng thời lời đề từ còn thể hiện chiều sâu trong tâm trọng con người qua hai từ “bâng
khuâng” , “nhớ”.Nỗi buồn nhẹ nhàng mà sâu lắng,nỗi nhớ da diết của con người như lan toả trong
không gian,thấm vào cảnh vật.Lời đề từ vừa mang nét cổ điển (trời rộng sông dài) vừa mang nét
hiện đại (tâm trọng của cái tôi nhỏ bé trước không gian rộng lớn).Qua đó một lần nữa khái quát
nên chủ đề của bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh
mông và bao la.
Mở đầu bài thơ là cái nền của bức tranh sông nước với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc
như:sóng,dòng sông: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”.Ở đây nhà thơ đã mượn những mối
quan hệ đối lập trong thơ Đường. “Sóng gợn” tượng trưng cho sự hữu hạn,nhỏ bé của những con
sóng.Động từ “gợn” vừa chỉ chuyện động nhẹ nhàng của sóng,vừa gợi sự tĩnh lặng,êm đềm của
dòng sông qua biện pháp lấy động tả tĩnh. Trái ngược với “sóng gợn”, “tràng giang” lại tượng
trưng cho sự rộng lớn,mênh mông đến rợp ngợp trước không gian ấy.Cùng với cụm từ “buồn điệp
điệp” đã gợi lên nỗi buồn dâng lên tầng tầng lớp lớp trong tâm hồn con người trước không gian
rộng lớn.
Hiện lên nổi bật trong không gian rộng lớn ấy là hình ảnh con thuyền và cành củi khô:
“Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh thuyền và nước vốn phải luôn đi cùng với nhau nhưng ở đây nó lại trở nên tan tác,không
gắn bó với nhau: “con thuyền xuôi mái nước song song/thuyền về nước lại…”.Cụm từ “sầu trăm
ngả” gợi cho ta về một nỗi sầu sâu lắng:trăm ngả dòng,trăm ngả buồn.Ngoài ra hình ảnh cành củi
đã gợi cho ta về hình ảnh những kiếp người nhỏ bé chìm nổi giữa dòng đời.Biện pháp đảo ngữ để
từ “củi” lên đầu câu lại thêm cấu trúc giảm dần gợi lên một cành củi xoay dòng chìm nổi giữa
dòng sông đồng thời cũng chính là sự xoay đảo chìm đảo của phận người giữa dòng đời.Chi
tiết”thực đến sống sít”(Hoài Thanh) mang tính hàm xúc không kém những chi tiết được chau
chuốt mấy ngàn năm.Những hình ảnh,chi tiết trong khổ 1 vừa mang ý nghĩa thực,vừa mang ý
nghĩa biểu tượng.Tuy không nhắc tới trực tiếp nhưng thông qua những ẩn dụ tinh tế(dòng
sông,cảnh sông nước-dòng đời mênh mang;con thuyền-cành củi-phận người bé nhỏ giữa dòng
đời) tác giả đã gửi gắm nỗi xót xa của mình trước những kiếp người nhỏ bé,hữu hạn.
Qua tới khổ thơ thứ hai khung cảnh lại được tô vẽ thêm những nét tiêu điều, thê lương với
không gian được mở rộng ra nhiều chiều.Bức tranh “tràng giang” lúc này đã có sự mở rộng về
không gian:hai bên bờ sông,có thêm hình ảnh bầu trời và mặt đất,không gian được mở rộng ra
nhiều chiều kích khác nhau.Nhưng dẫu cho có sự mở rộng về không gian thì khung cảnh cũng
khác được là bao: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”.Với cấu trúc đảo ngữ “lơ thơ cồn nhỏ”cùng
với những từ ngữ giàu sức gợi “lơ thơ”, “đìu hiu” đã mở ra hình ảnh những cồn nhỏ xơ xác
trên tràng giang.Lại thêm “gió đìu hiu” càng làm cho không gian trở nên vắng vẻ hoang
tàn.Không chỉ vậy khung cảnh còn trở nên tĩnh lặng hơn nữa với câu thơ: “Đâu tiếng làng xa
vãn chợ chiều”.Ở đây ta có thể hiểu câu thơ theo hai cách.Ta có thể hiểu rằng không gian
xung quanh lúc này đã trở nên tĩnh lặng tới mức không có bất kì âm thanh nào xuất hiện dù là
nhỏ bé như một buổi chiều nơi làng xa.Hay ta cũng có thể hiểu rằng ở đâu đó phía xa kia có
tiếng của một buổi chợ chiều nào đó dù là nhỏ bé và có phần buồn bã.Nhưng dẫu là thế nào đi
chăng nữa nó cũng chẳng thể nào cứu vãn được sự tĩnh mịch,yên ắng của không gian nơi đây.
Trong hai câu thơ cuối của khổ hai, tác giả đã đưa người đọc trở về với không gian sông
nước của tràng giang:
“Nắng xuống,trời lên sâu chót vót;
Sông dài,trời rộng,bến cô liêu.”
Con sông lúc này được đặt trong không gian của trời đất,được mở rộng ra theo nhiều
chiều:cao,sâu,rộng.Bên cạnh đó nhà thơ đã sự dụng sự đối lập giữa cái vô hạn (sông dài-trời
rộng với sự hữu hạn (bến cô liêu) để thông qua hình ảnh một bến thuyền nhỏ bé cô đơn trong
không gian rộng lớn của đất trời làm nổi bật không gian ảm đạm,rợn ngợp,trong không gian
ấy mọi vật đều dường như trở nên quá nhỏ bé.Ở đây ta tự hỏi tại sao tác giả không viết là “cao
chót vót” mà lại viết thành “sâu chót vót”.Đó là bởi cách quan sát đầy tinh tế của nhà thơ khi
chứng kiến khung cảnh tràng giang trong ánh chiều tà:khi nắng chiếu xuống mặt sông,nó sẽ
phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời,khiến chiều cao trở thành chiều sâu.
Thành công của hai khổ thơ chính là sự sáng tạo nghệ thuật, sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và
hiện đại. Sử dụng nhiều thi liệu trong thơ cổ, từ ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Góp lại những trang
thơ của Huy Cận ta không khỏi quên được nỗi buồn tê tái của thi sĩ trước cảnh vật, cảnh nước mất
nhà tan. Bài thơ mang một nỗi buồn thấm đẫm vào cả không gian và thời gian.Nỗi buồn của cảnh
vật khiến cho lòng người càng thêm cô quạnh hay chính nỗi buồn của lòng người đã làm cho
không gian nhuốm màu u ám.

You might also like