You are on page 1of 3

Ngày xửa ngày xưa, chuyện kể rằng một hành khất đã giết giặc bằng giọng hát kì diệu

của
mình. Thơ ca cũng vậy, nó giống như “thế trận đuổi nghìn quân giặc”, cất lên từ bài ca ngất
ngưởng để cho khi quân thù phanh trái tim nhỏ bé của người hành khất đang phập phồng nơi
lòng ngực thì tiếng hát cất lên cao mới cùng với non sông. Câu chuyện ấy gợi cho ta liên tưởng
về sự bất diệt của thơ ca – dòng chảy hùng tráng của mọi thời đại, và cứ như thế, những văn thơ,
những khúc ca thơ văn bất hũ sẽ “làm cho con người tốt hơn, tầm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh
tình yêu đời với con người và khát vọng đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ cho loài
người” (Sô-lô-khốp). Và Huy Cận – một “trái tim trần” của của nỗi u sầu nhân ai đã cất lên
tiếng ca của thời đại, nhìn cảnh mênh mong sóng nước, lòng vời vợi buồn, cảm thương cho
những kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nổi u buồn hoài như thế phả vào
“Tràng Giang” làm nên những nét thơ vừa cổ điển vừa đượm nét hiện đại. Đặc biệt ngay khi đến
với khổ thơ thứ hai, ta như bắt gặp một cái tôi “lạc loài giữa cái rộng lớn, mênh mông của đất
trời, cái xa vắng của thời gian” (Hoài Thanh).

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo léo, tài ba gợi nên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ.
“Tràng Giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Với hai âm “ang” đi liền với
nhau đã gợi lên trong lòng người đọc cảm giác về một con sông, một con sông không chỉ dài vô
tận mà còn rộng lớn, mênh mông và đầy bát ngát. Hai chứ “Tràng Giang” mang sắc thái hình hải
của nét cổ điển xa xưa, toát lên vẻ trang nhã vô cùng, gợi liên tưởng về dòng Trường Giang trong
dòng thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.

Tứ thơ “Tràng Giang” mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thưởng ẩn đằng sau cái
mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu
các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hòa nhập, giao cảm, Huy Cận lại tìm về thiên
nhiên để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bả về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la rộng lớn.
Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ, ẩn chứa tinh thần hiện đại.

Vẻ đẹp luôn là cái ẩn sau những cái vô cùng, vẻ đẹp luôn mang trong mình hình hài “bất đối
xứng” cũng vì thế mà con người ta lại muốn kiếm tìm “ những cái vô cùng trong một khoảnh
khắc”. Đến với ngòi bút Huy Cận ta như thấy được một nét “ vô cùng trong một khoảnh khắc”
của vẻ đẹp cổ điển xa xưa về những cảnh sắc thiên nhiên đất trời:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều


Thơ ca khởi phát từ lòng người mà ra” ( Lê Qúy Đôn), thơ ca với Huy Cận chính là sự khởi
nguồn từ tận tâm cang luôn mang trong mình nỗi buồn nặng trĩu của trần ai. Hình ảnh “cồn”,
“gió”, “làng”, “chợ chiều” những hình ảnh nhỏ bé, chỉ bắt gặp trong một khoảnh khắc nhất định
lại đi với “lơ thơ”, “đìu hiu”, “xa”, “vãn” như làm sống nên những cái nhỏ bé lại càng bẻ nhỏ
hơn trong không gian vũ trụ bao la rộng lớn, cái vũ trụ thoát lên sự vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn
đến rợn ngợp. Hai từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” được tác giả khéo léo sắp xếp trên cùng một dòng
thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng đến vô cùng. “Lơ thơ” gợi sự ít ỏi, bé nhỏ, “đìu hiu” lại
gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh “cồn nhỏ”, gió thì “đìu hiu”, một khung cảnh kanhj lẽo, tiêu
điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến nổi mà thốt lên “Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều”. Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi “đâu đó”, âm thanh xa xôi, không rõ
rệt, có thể là câu hỏi “đâu” như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự
hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là “đâu có”, một sự phủ định hoàn
toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

“...Từ bao giờ đến bây giờ, từ Humero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức
đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của con người và nó sẽ kết
bạn với loài người cho đến tận ngày nay” (Hoài Thanh). Và Huy Cận đã dùng đôi mặt của một
kẻ tình si với thơ ca trôi theo dòng nắng, trôi theo dòng sông để hạ thấy những điều hoàn mỹ của
hư vô:

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Hai dòng hình ảnh “nắng xuống”, “trời lên” song hành như một phép đối xứng gợi sự
chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa, lẫn chia xa: bởi nắng và trời mà lại
tách bạch khỏi nhau, trở nên như có sự hiện hữu của “biên giới” tách làm đôi bên, tạo thành một
thung lũng hiện hữu nhưng lại vô hình, chỉ khi ta có “đôi mắt trông thấy cả sáu cõi, tấm lòng
nghĩ suốt cả nghìn đời” ta mới thấy rõ cái sự hiện hữu vô thường đó. “Sâu chót vót” là cách diễn
đạt đầy mới mẻ, độc đáo và sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. “Nắng, trời” đi
liền với “sâu chót vót” một nét bút pháp Đường thi đương thời, đối lập giữa cái vô hạn (sông
nước, bầu trời) với cái hữu hạn (cồn nhỏ, bến cô liêu). Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng lại ở bên
ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên
nhiên ấy quả là mênh mông với ‘sông dài, trời rộng”, còn những gì thuộc về con người thì lại bé
nhỏ, cô đơn biết bao: “bến cô liêu”. Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng của vụ trũ đã
gợi nên cảm giác trống vắng, cô đơn. Đây chính là bút pháp “họa vân hiến nguyệt” tả không gian
vô cùng nhưng lại biểu hiện cho sự cô đơn, trống trải của cái tôi lãng mạn. Chỉ thông qua “vân”
mà ta thấy cả “nguyệt” cũng như ta thấy cái vô cùng trong một khoảnh khắc, cái vẻ đẹp bất đối
xứng giữa thiên nhiên và nỗi niềm của con người.

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời,
nắng, cuộc sống con người thì buồn tẻ, chán chường với “vãn chợ chiều”, mọi thứ đã tan rã, chia
lìa. Không chỉ vị đoạn thơ mang đậm chất của Đường thi với cách gieo vần tài tình, tạo âm
hưởng trầm bổng âm ba bốn phương.

Huy Cận một thi sĩ đi vào lòng người với vẻ đẹp đầy cổ điển, trang nhã và vẻ đẹp hiện đại
mang nặng hơi thở của một tấm lòng yêu nước yêu quê hương. Khổ thơ trên như là nỗi lòng của
cái “tôi lạc loài” giữa thiên nhiên bao la mà tác giả phải dành công sức mà kiếm tìm, là cái nốt
trầm bỗng của tâm hồn một thi nhân. Bởi lẽ “thơ phát khởi từ lòng người” (Lê Qúy Đôn), chỉ khi
lòng người đã đủ đầy, mới phát ra những tiếng thơ mang đậm cái nỗi niềm của thời đại.

You might also like