You are on page 1of 7

Nương náu trong những trang viết của nhà văn - là cái đẹp.

Văn chương có ích không chỉ vì nó


giáo huấn ai, cải tạo ai, mà còn vì văn học cho ta một “bài học trông nhìn và thưởng thức”, cho
ta một cơ hội đến với “xứ sở của cái đẹp”. Dù viết về cái xấu hay cái tốt, viết về niềm vui phấn
khởi hay nỗi đau khắc khoải lòng người, đích đến của văn học cũng là hướng con người tới chân
lý cs, tới những giá trị chân thiện mĩ . Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật, khỏng chỉ
được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại, đồng thời còn là nơi kí thác tâm hồn,thể hiện
cái tài của nhà văn. Do đó, “Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái
đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Hà Minh Đức).
“yêu cái đẹp là thấy được ánh sáng.” Cuộc đời con người và những trang văn, trang thơ luôn cần
đến “cái đẹp”. Cái đẹp là yếu tố thẩm mỹ, những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng
cao tư tưởng, nhận thức, trí tuệ của con người. “cái đẹp mà văn học mang lại” là những dòng
cảm xúc mãnh liệt, tư tưởng tốt đẹp, tiến bộ được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật hấp
dẫn, độc đáo. Trong khi đó, cái đẹp của sự thật đời sống, là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống,
con người được kết tinh, chắt lọc, bắt nguồn từ hiện thực. hiện thực cuộc sống ấy không chỉ thể
hiện qua chiều sâu tư tưởng, mà phải được khám phá một cách nghệ thuật, nội dung đặt trong
một hình thức độc đáo, mới mẻ, sáng tạo và hấp dẫn. ý kiến đã bàn đến bản chất của văn chương
và mối lien hệ mật thiết giữa nội dung và hình thức. mỗi tác phẩm nghệ thuật phải được viết lên
bằng những hiện thực của đời sống nhưng được thổi hồn bằng chính… Mỗi tác phẩm văn học
phải truyền tải cái đẹp từ chính hiện thực cuộc sống. Vẻ đẹp ấy cần gắn với một hình thức nghệ
thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp với nội dung.
Ý kiến của hà minh đức là hoàn toàn đúng đắn. hơn cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn
chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống để viết nên trang. Cuộc sống là
điểm xuất phát (cảm hứng, đề tài…) và cũng là đích đến của tác phẩm văn chương . nhà thơ là
người góp nhặt những hạt vàng mà đời rơi vãi để góp nên trang. “Cuộc đời trở thành nghệ thuật
khi nghệ thuật là chính cuộc đời”. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời, nếu văn
chương chỉ là những ngôn từ sáo rỗng, vô tri vô giác, sẽ không thể vươn tới giá trị chân chính và
nó chỉ là “những bông hoa ác mà thôi” ( Nguyễn Huy Tưởng).

Tuy nhiên, văn học là nghệ thuật, nó không chỉ đẹp về nội dung mà còn cần đẹp về hình thức.
Chính hình thức nghệ thuật làm nên hình hài sắc vóc để cái đẹp đó có thể đến được với bạn đọc.
Sáng tác văn chương là công việc do văn nhân làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể nhà văn
không phải là người ghi chép đơn thuần, mà là một kĩ sư ngôn từ, không ngừng sáng tạo. Hình
ảnh cuộc sống trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực đã đi qua một tâm hồn, được khai thác
một cách riêng, đi qua sự lắng lọc từ sâu tâm khảm, qua trí tưởng tượng phong phú và một trải
nghiệm hết sức tinh tế của nhà văn được thể hiện qua những nghệ thuật tài hoa mà nói“ càng cá
thể, càng độc đáo càng hay”. Sự trùng lặp là cái chết của văn học và Độc đáo luôn là yêu cầu
muôn đời của văn chương nghệ thuật. “khám phá một cách nt” thể hiện cái tài, cái tâm, khao
khát của người nghệ sĩ.

Đọc TRÀNG GIANG, ta cảm nhận được vẻ đẹp của sự thật đời sống được thi sĩ Huy Cận khám
phá một cách nghệ thuật. Huy Cận là một trong những nhà thơ tài hoa bậc nhất của phong trào
Thơ Mới (1932-1945). Huy Cận say mê sống, say mê sáng tạo và thơ ca từ nhỏ . có lẽ không chỉ
vì gđ, qh mà bởi nhà thơ có một tâm hồn nhạy cảm với những biến chuyển tinh vi của tạo vật,
“nhạy cảm với những vùng hoan vắng trong tâm hồn.” Thơ Huy Cận hàm súc, giàu suy tưởng,
gắn liền với nỗi sầu vạn kỉ: “nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài, trời rộng,
buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn” và nỗi buồn thời đại sâu sắc. “Tràng Giang” là bài thơ hay nhất
của Huy Cận được viết vào mùa thu 1939. Thi phẩm là minh chứng điển hình cho sự kết hợp tài
hoa giữa nét cổ điển và hiện đại, vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh rất đỗi yên bình, tĩnh
lặng và ẩn chứa trong đó là nỗi sầu thiên cổ, vạn kỉ của thi sĩ Huy Cận.

Huy Cận khai mở bài thơ bằng hình ảnh dòng sông mênh mông sóng nước
“Sóng gợn2 tràng giang1 buồn điệp điệp2
Con thuyền xuôi mái nước song song2.”
“Thuyền3 về nước lại sầu trăm ngả
Củi4 một cành5 khô6 lạc mấy dòng
. Viết về dòng sông, con thuyền, sóng nước, cánh chim là một đề tài quen thuộc, đã có nhiều tứ
thơ đẹp. Một dòng sông "nước gương trong soi tóc những hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một
con sông Đà trong tùy bút Nguyễn Tuân, một dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng Phủ...
nhưng ở tràng giang của huy cận, ta thấy một thứ gì đó rất riêng, một dòng sông mênh mông
thấm đượm nỗi buồn da diết. Cái tên dòng sông gợi lên sự cổ kính cho ý thơ, khiến người đọc
liên tưởng đến một dòng sông như đã chảy từ ngàn xưa, trầm tích cho mình chiều sâu của hàng
ngàn năm lịch sử . Hình ảnh “sóng gợn” kết hợp Từ láy nguyên âm “điệp điệp” và "Song
song" gợi tả những con sóng cuộn trào, đang loang ra, xô đẩy đến tận chân trời. Và trên nền của
sóng tràng giang, câu thơ nổi lên một bóng thuyền cô độc, lẻ loi. Đó là hình cảnh con thuyền
đang xuôi mái nước ung dung hay hình ảnh con thuyền đầy phó mặc, thụ động, kệ dòng sông trôi
chảy. Huy Cận đã đặt vào tràng giang một cảnh củi khô. Bằng biện pháp đảo ngữ cùng với nhịp
thơ 1/3/3, từ “Củi” đặt ở đầu câu thơ, đã làm nổi bật được trạng thái chết chóc, khô héo, lượng từ
“một” và Chữ “Cành” nói lên sự nhỏ nhoi, lẻ loi. Và mọi sự tàn tạ gói gọn trong 1 tính từ “khô”.
Thơ xưa các thi sĩ thường viết về tùng, cúc, trúc, mai mang vẻ đẹp trang nhã, quý phái.Giữa
dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống
sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) “Cành củi khô khốc, lênh đênh giữa sông nước
càng làm bức tranh trở nên hoang vắng, đìu hiu, lạnh lẽo.
Bức tranh cồn bãi hoang vắng, Huy Cận bắt đầu những nét chấm phá vẻ cây cối, cảnh vật bên bờ
sông:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều."
Trên nền nghệ thuật của phép đảo, liên tiếp những từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” xuất hiện để diễn tả
những cồn cát nhỏ rải rác bên sông. Những từ ngữ được tác giả lựa chọn rất khéo léo và đắt giá,
làm nổi bật cái trống trải, ít ỏi và thưa thớt của cảnh vật. Những cồn cát đã nhỏ bé lại còn “lơ
thơ”, từng cơn gió “đìu hiu” mang cảm giác cô liêu, đáng thương.
Đại từ nghi vấn phủ định “đâu” là câu hỏi tự đáy lòn nhà thơ nhưng cũng gợi ra không gian như
có như không, vô hướng, vô định, không rõ ràng . Nhưng “tiếng làng” chỉ ở “xa”, lúc vô lúc hữu
chợ lại đúng vào lúc “chợ chiều” đã vấn. Còn gì buồn hơn một ngày tàn, chiều tàn và chợ tàn!
thời gian và cảnh vật chỉ rặt một nỗi buồn. như kiếp sống của con người trước cách mạng tháng
8, một cuộc sống quẩn quanh: vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn – muốn thoát than ôi bước
chẳng rời.
đôi mắt của chủ thể trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông. Bức tranh thiên nhiên bỗng
mở ra với không gian rộng lớn “Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
“Dưới sự hài hòa của bút pháp họa vân hiển nguyệt, câu thơ trên chính là sự vô biên được nới
rộng cả về chiều dài, chiều cao, chiều sâu. “Nắng xuống trời lên”, động từ đối lập “lên” và
“xuống” mang lại chuyển động rất rõ ràng, không gian như được kéo giãn bao la. Tác giả không
dùng “cao chót vót” như thường lệ, mà lại là “sâu chót vót... Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở
bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận để
cảm nhận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với “sông dài, trời rộng”, còn những gì thuộc về
con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: “bến cô liêu” quạnh hiu không một bóng người. Hình
ảnh bến đò trước giờ vẫn là biểu tượng của kẻ đi người ở, của sự xa lìa chia cắt. Đứng giữa màu
trời chiều này, giữa sự bao la của không gian, sự thê lương lại càng được tô đậm thêm rõ nét qua
hình ảnh “bến cô liêu”. với âm hưởng man mác sầu đau, trăn trở trước một vũ trụ to lớn, giãn nở
không ngừng
Không gì vui bằng lúc rạo rực bình minh, nhưng cũng không gì buồn bằng cái buổi ngày
tàn “bóng chiều sa”. Nhưng chính lúc ấy trong thơ Huy Cận với “Tràng giang” lại rạng lên vẻ
đẹp tráng lệ với “lớp lớp mây cao đùn núi bạc. ” Những đám mây với sức sống mãnh liệt, cứ to
dần lên, lớp lớp chồng đè lên nhau tạo hình quả núi và dưới một mặt trời chói lọi sắp tắt khiến
cho núi mây trở thành núi bạc, một cảnh rực rỡ hiếm có khi hoàng hôn đang lụi dần, không gian
dường như có một sự vận động lặng lẽ. Hãy nghe chính nhà thơ Huy Cận tâm sự: “Thiên nhiên
tạo mật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ lạ lùng”. Đối lập với thiên nhiên hùng vĩ ấy là
hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hình ảnh con chim cuối ngày thường gợi ra
một cảm giác chán chường mệt mỏi như trong thơ của Hồ Chí Minh:
“Quyên điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô Vân mạn mạn độ thiên không”
Cánh chim của Huy Cận cũng thế chở đầy mệt mỏi lo âu và cả sự cô đơn rợn ngợp. Chú
chim nhỏ bé cô đơn giữa bầu trời rộng lớn. Cánh chim bay lượn tuy gợi lên một chút ấm cúng
cho cảnh vật nhưng mông lung quá, nỗi buồn

những khía cạnh tinh tế trong đời sống nội tâm con người: nỗi buồn, khắc khoải trong tâm hồn
nhà thơ.

Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào msnj thuyền. Thế mà
Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách “thuyền về nước lại”, nghe sao đầy xót
xa . Cách diễn đạt “thuyền về nước lại” tạo nên hình ảnh thơ đan chéo, tô đậm sự tan tác, chia
lìa. . Thuyền nào đi mãi rồi chẳng đến bờ, nhưng nước vẫn mang nỗi nhớ nhung, buồn bã. Bởi
thế, “sóng buồn” ở trên đến đây thành “nước sầu”, thậm chí “sầu trăm ngả”. nỗi sầu ở nhiều
phương, nhiều hướng, nỗi sầu vũ trụ, thấm vào không gian, chạm đến cõi vô cùng bên cạnh thi
liệu mang tính cổ điển, bức tranh thiên nhiên “Tràng giang” xuất hiện một thi liệu mới mẻ, táo
bạo; “củi một cành khô”. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng: “Lần đầu tiên trong
lịch sử thơ ca nhân loại có một cành củi khô trôi dạt trong thơ Huy Cận như nỗi cô đơn của một
kiếp người trong xã hội cũ”. như kiếp người lọt thỏm, nhỏ bé giữa vũ trụ rộng lớn, trở nên cô
đơn lạc loài, mong manh. Theo Sông Thai: “Huy Cận đã nói giùm ta cái tâm sự cô đơn ngậm
ngùi của mỗi cá nhân, viết hộ ta nỗi buồn nhân thế giữa một xã hội nhiều bon chen ti tiện hơn là
tình cảm thông, hài hòa”. Niềm cô đơn lạc loài ấy chính là biểu hiện của nỗi đau thân - phận khi
con người phải sống trong một chế độ xã hội mà ở đó những giá trị nhân văn không được tôn
trọng, nhân vị con người luôn chênh chao bên hố thẳm của khổ đau và phiền muộn. . Đây là
quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca trung đại: cảm xúc về thân phận cô đơn, bình
thường, nảy sinh từ sự thức tỉnh sâu sắc của cái tôi cá nhân. “Thiên nhiên trong thơ Huy Cận dù
ở những hiện tượng huy hoàng hay ảm đạm cũng không bao giờ xuất hiện với cái nhìn bâng quơ,
xa lạ mà mỗi đường nét luôn luôn thắm đượm tình người” (Sông Thai trong “Huy Cận và những
bước nong thân”).
câu thơ không chỉ nói đến kiếp thuyền mà đó là kiếp người trên dòng sông cuộc đời. Do đó, hình
ảnh chiếc thuyền nổi lênh đênh, như một kiếp người nổi trôi trong xã hội cũ.

Đằng sau bức tranh thiên nhiên u buồn kia cũng là nỗi lòng nhớ quê hương của người nghệ sĩ:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
cả bài thơ vắng bặt bóng người, đến tận hai câu thơ cuối lại xuất hiện hình ảnh người khách với
nỗi buồn đong đầy. “Làng quê” chính là tình cảm dành cho quê hương đất nước. Hóa ra nhà thơ
không chỉ quan tâm đến bản thân mà ngâm trong đó là một tình yêu nước thầm kín. Từ láy “dợn
dợn” gợi tả sự chuyển động nhỏ nhưng diễn ra liên tục không ngừng như một sự ám ảnh. Tinh
yêu đối với quê hương cũng thế có đôi khi mạnh mẽ có khi lại ẩn khuất trong cuộc sống nhưng
nó vẫn tồn tại mãi ở đó không khác đi. Không nhắc đến khói nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn cảm
thấy đau nhói. Bởi thế, nếu Thôi Hiệu nhìn thấy khói trên sông mà thức dậy nỗi nhớ nhà, còn
Huy Cận không khói mà vẫn nhớ, nỗi nhớ đã luôn thường trực trong lòng. Huy Cận đang đứng
trên mảnh đất quê hương mình; vậy, cớ sao “lòng quê” lại luôn “dợn dợn”? Có lẽ bởi nỗi buồn
của chàng Huy hôm nay là nỗi buồn của một con người mang trong mình tâm trạng và nỗi lòng
của kẻ “thiếu quê hương”, cũng là tâm trạng và nỗi lòng của một thế hệ thanh niên trước Cách
mạng - “bơ vơ như những đứa con bị lạc mất mẹ” (Hoài Thanh). Nỗi buồn mang tinh thần thời
đại, tinh thần dân tộc, mang hơi thở của tình yêu nước thầm kín.

Nhịp thơ trải dài, chậm buồn có tác dụng gợi mênh mang, không gian xa rộng, gợi nỗi buồn
trong lòng người.

-Thanh điệu:

+Bài thơ sử dụng nhiều từ láy nguyên: điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn… và tổ chức ngon
từ theo nguyên tắc song song, trùng điệp như: thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên, sông dài
trời rộng…
+ Các yếu tố ấy góp phần tạo nên âm điệu đều đặn, miên man, bám đuổi; gợi ra âm hưởng chảy
trôi xuôi chiều, hòa hợp với nhịp điệu tạo nên âm điệu thơ mênh mang tựa như nhịp trôi chậm
chạm, miêm man vô hình của dòng nước, dòng thời gian tạo vật.

-Từ ngữ, hình ảnh: Trong bài thơ ta thấy xuất hiện nhiều hình ảnh, từ ngữ gợi buồn: buồn điệp
điệp, sầu trăm ngả, đìu hiu, bến cô liêu, củi một cành khô, lơ thơ cồn nhỏ, bèo dạt về đâu…tất cả
đều góp phần tạo nên âm điệu buồn của bài thơ.

- Bức tranh thiên nhiên thôn vĩ

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, Huế vẫn là vùng đất non nước hữu tình, của nhiều người
thường gắn liền với cảnh vườn tược xanh tươi, cây trái đơm bông, sông nước con đò và những
nếp nhà duyên dáng, êm đềm. Vĩ Dạ - một làng cổ nổi tiếng, nằm ven bờ Hương Giang xứ huế
với vẻ đẹp hoài niệm giữa lòng cố đô yên bình. Trong nỗi niềm thương nhớ thấm đẫm tình yêu
của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ hiện lên với những vẻ đẹp thơ mộng, căng tràn nhựa sống”. Đặc trưng
của xứ sở miền trung là nắng, Hàn Mặc tử đã nhiều lần cất bút viết về tạo vật vũ trụ này, nhưng
ánh nắng tác giả đem đến trong thi phẩm “Đây Thôn Vĩ Dạ” lại mang một sắc thái riêng. không
phải là nắng ửng trong làn khói mơ tan trong “mùa xuân chin” , cũng không phải là Dọc bờ sông
trắng nắng chang chang trắng mà lại là “nắng hàng cau, nắng mới lên” - những tia nắng ban mai
trong của đất trời , làn nắng mới tinh trên những tàu cau xanh biếc rạng ngời. Nhịp thơ 1-3-3:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” như tiếng bước chân khẽ khàng lại còn rất khoan thai của vị
khách đằng xa, bỗng nhiên dừng lại, trầm ngâm ngắm nghía vẻ đẹp mông mơ của vd,. Chữ
“mướt” kết hợp với chữ “xanh” gợi một sắc màu ướt át, mơ màng của cây lá ngậm đầy sương
sớm. Chữ “xanh” còn bắt rất đúng chữ “nắng” rơi vãi xuống từ ý trên tô đậm cái hồn của cây lá
trong “vườn ai”. Tưởng như nghe thấy tiếng nhựa đang chuyển lên cành lá xôn xao. Tất cả đều
tưng bừng, rạo rực, đầy sức sống. Chỉ có vườn xuân mới có màu xanh mướt mơ màng như ngọc.
Chỉ có “vườn em” mới đáng yêu và hữu tình đến như thế !

Một bức họa không có bóng dáng của con người là một bức họa chết chóc, thiếu đi sự sống. Và
phải chăng vì thế, Hàn Mặc Tử đã để hình ảnh cô thiếu nữ xuất hiện như tâm điểm của bức tranh:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ là một sáng tạo độc đáo, sự xuất hiện của con người
làm bức tranh như được thổi bùng lên một luồng sinh khí mới, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa thiên
nhiên và con người. Nét tả cách điệu: “Lá trúc che ngang” là một ký họa nghệ thuật đặc sắc, gợi
tả thấp thoáng gương mặt thiếu nữ. Một nét vẽ rất đẹp gợi tả vẻ dịu dàng, duyên dáng và tình tứ
của thiếu nữ sông Hương. Thi sĩ đã sử dụng nghệ thuật tương phản giữa lá trúc thanh mảnh và
mặt chữ điền vuông vức. Sự thanh mảnh của lá trúc làm cho cái vuông vức của mặt chữ điền nhẹ
đi, ẩn đi. Con người hiện lên với vẻ đẹp Phương Đông kín đáo dịu dàng, tao nhã mà đầy quyến
rũ. Câu thơ cuối khép lại bức tranh thôn Vĩ là bức tranh đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con
người.
- Vẻ đẹp tâm hồn: khát khao giao cảm với đời:
Dù đang ở trong hoàn cảnh đau thương nhất, trong giờ khắc tách biệt với thế giới bên ngoài,
nhưng những cơn đau không thể ngăn cản tâm hồn Hàn Mặc Tử ngừng rung động. Nhà thơ nghĩ
và nhớ đến thiên nhiên cùng con người thôn Vĩ đầy xinh đẹp:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Câu thơ có sáu thanh
bằng, một thanh trắc tạo âm điệu đặc biệt: nữa như trách cứ day dứt mà nhẹ nhàng, nửa như mời
mọc giục giã mà thiết tha. Là Về chơi , không phải là đến thăm, câu thơ thể hiện sự gần gũi, thân
thuộc giữa nhà thơ với thôn Vĩ, xứ huế.” Sao anh không về”Đó là lời trách móc, hờn dỗi của
nàng thiếu nữ thôn Vĩ hay là sự dằn vặt, trăn trở bộc phát từ chính cõi lòng nhà thơ? Dù là ai thì,
thể hiện một khao khát được trở về thôn Vĩ.Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng đau đớn khắc
khoải, bởi giờ đây, trong cơn bạo bênh, trở về xứ Huế đã trở thành một niềm khao khát của nhà
thơ, Nên ông chỉ có thể trở về thôn Vĩ trong tâm tưởng.
Một tâm hồn đau đớn, khắc khoải tìm bóng hình người đẹp trong đáy sâu kí ức nhưng càng
tìm càng khuất bóng chìm sâ
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Giấc mộng như bị cắt thành hai cõi: “mơ” là cõi của chủ thể, ngóng đợi đau đáu đến mộng mị,
“khách đường xa” là cõi của khách thể, là đối tượng gửi thương gửi nhớ của thi sĩ. Nhịp cầu thơ
4/3, giọng thơ nhanh, dồn dập kết hợp với phép lặp hai lần “khách đường xa” để bóng khách xa
dần, sự cách trở tăng thêm vời vợi khôn cùng. Câu thơ như một tiếng gọi cuống quýt của thi
nhân. Câu thơ tiếp theo ngập sắc trắng của cái áo: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. “Em” có thể
là người thiếu nữ thôn Vĩ xứ Huế để lại bao nỗi niềm thương nhớ trong lòng thi sĩ. Người thiếu
nữ xứ Huế hiện lên như một ảo ảnh trong nỗi nhớ của thi nhân. Đọng lại trong ấn tượng của nhà
thơ là một sắc áo trắng đến lạ lùng. Hàn Mặc Tử tả sắc áo trắng với một cảnh quan đặc biệt,
sắc trắng làm nhòe thị giác, nhìn không ra, chỉ còn thấy trắng xóa. Thị giác đã bất lực trước một
sắc trắng không bình thường, tất cả rung lên trong một câu thơ quá hồi hộp, đam mê. Một cái đẹp
vượt quá tầm tay, một tình yêu với nỗi đau riêng tư. Thi sĩ trở lại với chính lòng mình:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Ý thơ như là một lời giải thích cho sắc áo trắng của người thôn Vĩ. Nhìn không ra bởi một lý do
khách quan: “sương khói mờ nhân ảnh". Điều này có lý bởi xứ Huế lắm khói nhiều sương, bản
làng mộng mơ. Hơn thế áo trắng nhìn không ra còn có lý do chủ quan. Ở đây là trại phong Quy
Hòa nơi mà tác giả đang dưỡng bệnh, nơi mà tác giả đang đau thương tuyệt vọng, bệnh tật đang
gặm nhấm cả thể xác lẫn tâm hồn của con người. Thi sĩ hướng lòng mình về chốn nhân gian ấm
áp sự sống, biêng biếc sắc màu để hoài vọng, chờ đợi dù biết rằng, mình đứng bên lề cuộc sống,
án tử hình cứ treo lững lờ trước mặt. - Câu hỏi khắc khoải đau đớn nhất của một trái tim ứa máu
vì yêu “Ai biết tình ai có đậm đà". Hóa ra, tác giả chọn không nhìn ra sắc áo mà là không nhìn ra
sắc lòng. Chính trái tim thiếu nữ Huế ẩn trong tà áo trắng kia mới là thiên đường bí ẩn của nhà
thơ, là sự khắc khoải của mối tình đơn phương vô vọng. Câu cuối viết dưới hình thức câu hỏi tu
từ mang chút hờn giận, hoài nghi thầm kín. Đó là tiếng lòng của cái tôi cô đơn khát khao đồng
cảm tri kỷ. Câu cuối phần nào làm sáng tỏ lời trách móc ý nhị ở đầu bài thơ. Anh không thể về
cho dù cảnh và người thôn Vĩ sống trong hoài niệm, anh không dám về vì không đủ tự tin về vào
tình người thôn Vĩ. Có lẽ với Hàn Mặc Tử, tình yêu trọn vẹn mãi mãi tồn tại trong giấc mơ, Câu
thơ như tiếng ngậm ngùi thổn thức của trái tim mang nỗi trăn trở của con người thèm yêu khát
sống.
Bài thơ sử dụng các ngôn từ trong sáng, gần gũi, mang cảm giác gọi hình gợi cảm cao.Kết hợp tả
cảnh với những hình ảnh tượng trung mang lại sự độc đáo. Nhiều câu hỏi tu từ với giọng thơ tha
thiết.

Một bài thơ hay là một sinh vật có cơ thể. Mỗi câu mỗi chữ đứng ở đâu đều có lý do. Cái kỹ
thuật trong hàng thơ nghiêm như những người lính đứng trong quân ngũ. Đổi đi một câu một chữ
là sai cả gan phổi của bài thơ, bài thơ lệch lạc, ngã xiêu” (Xuân Diệu )
Như một quy luật bất biến của nghệ thuật, thơ văn không chỉ đơn giản đến với đời vì những tuôn
trào bộc phát từ cảm xúc nếu chúng chỉ là câu từ vô vị, nếu không được chiết ra từ thế giới, từ sự
trải nghiệm “sống thực” của người vung bút. Vậy nên, người nghệ sĩ không thể nào quay lưng lại
với đời sống, thả mình vào thế giới viễn vông, mộng tưởng để sáng tác mà phải không ngừng
khám phá, chắc lọc hiện thực. Bao giờ cũng thế, bản chất và đặc trưng của văn chương chính là
“phản ấm mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa”(Lorca), văn chương trước
hết phải là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời
bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư,
triết lí về cuộc sống này. Trên trang văn, những gì người nghệ sĩ “bòn đãi” phải là những vấn đề
mang dấu ấn của thời đại mà anh sống. Nghệ thuật chân chính phải là tiếng nói cất lên vì thời
đại, là sự phản chiếu và chắc lọc một cách đặc biệt tấm lưới đớn đau nhưng cũng đầy vinh quang
ấy.

Văn hào Dostoievski với niềm xác tín “Cái đẹp sẽ cứu rỗi nhân loại”, Pautovski cũng xem “Thái
độ dửng dưng thờ ơ với cái đẹp là một thứ bệnh ung thư gặm nhấm làm khô cứng hủy hoại tâm
hồn con người”.
Victor Hugo thì tin rằng “Yêu cái đẹp là thấy ánh sáng”, trong khi Albert Camus cũng khẳng
định “Cái đẹp không thể chịu đựng nổi, nó khiến chúng ta tuyệt vọng, nó cho chúng ta một giây
phút thoáng nhìn cõi vĩnh hằng mà chúng ta muốn vươn tay ra toàn bộ thời gian”…
Trong vũ trụ văn chương của các nhà văn, tiếp cận cái đẹp luôn là hạt nhân quan trọng nhất, bởi
bản chất của sáng tạo nghệ thuật vốn cũng là sáng tạo cái đẹp.
Vậy cái đẹp đó được xuất phát từ đâu?
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được
khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo
dục, trang 57). Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống. Tác phẩm văn học chỉ có thể
làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và
miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung
động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình
muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người… Cái đẹp trong nghệ
thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo,
không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú… Như vậy, khi tiếp nhận tác phẩm
văn học, người đọc phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ, cảm nhận cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình
thức của tác phẩm văn học.

You might also like