You are on page 1of 4

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ


Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua “lời rao trăng” của Hàn Mặc Tử - một
tên tuổi đã in thật sâu trong lòng độc giả. Tử được biết đến là “một hồn thơ
mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và
giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Hàn Mặc Tử “đã tạo ra cho thơ
mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”.
Tuy vậy, bên những dòng thơ điên loạn ấy, vẫn có những vần thơ trong trẻo
đến lạ thường. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ như thế! Vĩ Dạ được ví như lời
tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương nhưng ẩn
sâu bên trong đó lại là cả một khối u hoài của tác giả.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Gió theo lối gió mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu, có sức sáng tạo mạnh
mẽ nhất trong phong trào thơ Mới giai đoạn 1932 – 1945. Nói như Hoài
Thanh: “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến, càng đi xa càng ớn lạnh…”.
Trong đó hình ảnh trăng, hoa, nhạc luôn chan lẫn với hình ảnh hồn, máu, yêu
ma Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được in trong tập “Thơ điên” (1938),được gợi
cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc - một người
con gái dịu dàng thướt tha của xứ Huế. Bài thơ là một kiệt tác của đời thơ
Hàn Mặc Tử , một nét trong trẻo hiếm hoi trong chuỗi ngày đau thương, tăm
tối nhất của đời mình. Đó là ngày tháng Hàn đang phải tự cách li cộng đồng,
sống đơn côi trong trại phong Quy Hòa để chữa căn bệnh “quái ác”. Xứ Huế
không biết từ khi nào đã là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ từ
âm nhạc, hội họa,... Không ít người đã phải thốt lên rằng: “Đã bao lần đến với
Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt” Huế có trong câu hát vần thơ,
có trong lòng mọi người và nay lại có trong thơ Hàn Mặc Tử.
Câu thơ mở đầu là một câu hỏi mang nhiều sắc thái:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Đây là câu hỏi tu từ, vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách móc nhưng đó còn là
một lời giới thiệu và mời gọi mọi người đến với thôn Vĩ. Câu thơ có bảy chữ
nhưng chứa tới sáu thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu
nhẹ đi, trách đấy mà sao tha thiết, bâng khuâng thế! Hàn Mặc Tử dùng hai
chữ “về chơi” bởi nó mang sắc thái thân mật, gần gũi thay vì chỉ mang vẻ xã
giao, có khoảng cách như hai chữ “về thăm”. Thôn Vĩ Dạ không phải không
gian địa lý nữa mà là không gian nghệ thuật, nhớ lắm, thương lắm, khao khát
lắm nhưng giờ đây cũng đầy mặc cảm về bệnh tật ,Hàn Mặc Tử đã chủ động
cách ly, tuyệt giao với cuộc đời nhưng không tuyệt tình, thi sĩ đã trở về Vĩ Dạ
trong tâm trí Những hình ảnh đẹp đẽ nhất về Vĩ Dạ, về Huế lập tức sống dậy
trong ký ức nhà thơ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Vĩ Dạ hiện lên trong kí ức Hàn Mặc Tử thật giản dị mà sao đẹp quá! Bằng tình
yêu thiên nhiên của mình, Tử đã mở ra trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên
lúc bình minh tuyệt đẹp. Cảnh thôn Vĩ được nhìn từ xa nên sự vật đầu tiên mà
tác giả trông thấy là “nắng hàng cau” – nắng ban mai chiếu trên hàng cau cao
vút. Đó là thứ “nắng mới lên”, thứ nắng gợi ra sự ấm áp, trong trẻo, tinh khôi.
Điệp từ “nắng” hai lần trong câu hai gợi tả một không gian tràn ngập ánh
nắng, dường như cả khu vườn đang tắm gội dưới ánh bình minh. Tới gần
hơn, nhà thơ nhìn thấy vườn “xanh” “mướt” “như ngọc”. “Mướt” là từ tả độ
bóng, sự óng ả, mượt mà tràn đầy sức sống của cây lá trong vườn. Từ cảm
thán “quá” như một tiếng reo vui kinh ngạc trước vẻ đẹp bất ngờ của khu
vườn. Nó lại ánh lên sắc “xanh như ngọc”. Có lẽ, vào buổi sáng sớm, cây lá
còn đẫm sương đêm, được ánh nắng dọi lên nên ánh lên long lanh “như
ngọc”. Cảnh thôn Vĩ hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ thật gần gũi, thật đẹp,
thật trong trẻo, tinh khôi. Giữa khung cảnh đó, con người xuất hiện làm cho
thiên nhiên đã đẹp lại trở nên có linh hồn. Đó là hình ảnh con người xứ Huế
với gương mặt “chữ điền” thấp thoáng sau lá trúc. “Mặt chữ điền” chỉ những
người có khuôn mặt vuông vắn, đầy đắn ứng với đức tính thật thà, phúc hậu,
Khuôn mặt ấy trở nên duyên dáng khi được những cành trúc tô điểm, bóng
dáng con người làm cảnh Vĩ Dạ vốn đã đẹp nay lại càng đẹp hơn trong sự hài
hòa giữa cảnh và người, tạo nên nét đẹp e lệ, kín đáo, duyên dáng của con
người xứ Huế.
Đắm chìm trong cảnh sắc tươi đẹp của vườn thôn Vĩ chỉ là khoảnh khắc
với Hàn Mặc Tử, để rồi khi tác giả chợt nghĩ đến hố sâu ngăn cản giữa mình
với thôn Vĩ bởi chứng bệnh nan y như đang vẫy gọi án tử hình. Cũng vì vậy
bài thơ đã có sự chuyển ý, “bật cóc” rất nhanh từ cảnh sắc vui tươi đã chuyển
sang đau thương u hoài:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Hai câu thơ nói tới một thực tại phiêu tán. Nhịp thơ 4/3 chậm rãi như ngắt câu
thơ làm hai nửa, âm điệu dàn trải như đưa người đọc chìm đắm vào nỗi buồn
hiu hắt cùng thi nhân, câu thơ khiến ta liên tưởng đến những vần thơ của Thế
Lữ:
“Anh đi đường anh tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi.”
Nhưng nếu như Thế Lữ nói trực tiếp lời nhân vật trữ tình thì Hàn Mặc Tử lại
mượn hình ảnh để nói lên tiếng lòng. Dường như cảnh vật đang bắt đầu chia
lìa, gió và mây đều có đường đi riêng cũng giống như sự chia li của mối tình
đơn phương, vô vọng sớm muộn cũng tàn.
Hình ảnh thơ chứa đựng sự phi lý nếu đem quy luật tự nhiên ra mà xem xét
bởi lẽ thường thì gió thổi mây bay, gió và mây cùng đường, ở đây bỗng tan
tác, chia lìa. “Gió” và “mây” bị đẩy về hai phía tận cùng của câu thơ, gợi lên
sự cách xa vời vợi ,cảm giác trống vắng dâng đầy cả câu thơ. Mượn hình ảnh
mây và gió, tác giả muốn nói lên tâm trạng của chính mình, về sự xa cách của
mình với cuộc sống trần gian tươi đẹp và cũng có thể sự xa cách đó là vĩnh
viễn bởi Hàn Mặc Tử đang nằm chờ cái chết. Nỗi đau đến tốt cũng đã thấm
đượm vào cả không gian khiến cho dòng nước sông Hương cũng nhuốm màu
tâm trạng. dòng sông thì mang một gương mặt ủ ê, “buồn thiu”, chừng như
không một gợn sóng. Tử đã khéo léo khoác lên dòng sông biện pháp nhân
hóa, khiến “dòng nước buồn thiu”. Chẳng riêng dòng sông mà hình ảnh “hoa
bắp lay” cũng gợi trong ta một nỗi buồn hiu hắt - một nỗi buồn bao phủ từ bầu
trời đến mặt đất. Và phía sau mây, gió, đất, nước chính là tâm trạng của một
con người mang nặng một nỗi buồn xa cách, một mối tình vô vọng, tất cả bây
giờ chỉ còn lại trong mộng tưởng.

Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh
nắng ban mai ấm áp thì đến khổ hai đã tràn ngập ánh trăng làm vạn vật mờ
ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo như thực, như mơ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra cảm giác
bóng tối lạnh lẽo như bao trùm lên dòng sông, lên cảnh vật, thi sĩ như khát
khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những khát khao hy
vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Tác giả sử dụng thi liệu
quen thuộc ”trăng”, ”thuyền”, ”bến”. Thuyền “chở” đầy trăng, cả dòng nước
tràn đầy ánh trăng trở thành dòng “sông trăng”. Đêm trăng thật đẹp, thật lung
linh, huyền ảo. Thế mà có gì đó nghe da diết “Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Câu hỏi tu từ và động từ “kịp” gợi ra sự chờ đợi đến khắc khoải, tâm lí chạy
đua với thời gian để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời.Cụm từ “tối nay” càng
làm thi nhân thêm khắc khoải vì đó là khoảng thời gian cuối cùng của một
ngày. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số phận bỏ rơi trong đau
khổ ấy sẽ hoàn toàn tuyệt vọng, đau thương. Với các thi nhân, trăng là người
bạn thân thiết. Bác Hồ của chúng ta ở trong tù có trăng làm bạn:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."
Khi ra tù làm cách mạng lại có trăng cùng “bàn bạc việc quân”
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Còn với Hàn Mặc Tử lúc này, trăng là tri âm tri kỉ, là cứu cánh duy nhất để
con người bất hạnh này thoát khỏi cô đơn và mặc cảm chia lìa.Trong cảnh
ngộ ấy, trăng dường như là điểm tựa duy nhất, là bấu víu cuối cùng của kẻ cô
đơn đang chới với trong mơ hồ. “Thơ là sự lên tiếng của thân phận”, thật trớ
trêu, định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử

Bằng cách sử dụng khéo léo câu hỏi tu từ và những ngôn ngữ miêu tả độc
đáo và tràn ngập tính gợi hình, nhà thơ đã tạo nên những bức tranh thiên
nhiên đẹp đẽ. Nhịp thơ và phép đối được sử dụng để tạo nên sự đối lập trong
mỗi câu thơ. Cách quan sát, cảm nhận độc đáo, sáng tạo, ngôn ngữ tinh tế
giàu liên tưởng. Những hình ảnh thực như sông nước xứ Huế khi qua lăng
kính của Hàn Mặc Tử lại mờ ảo hư nhèo nên khiến độc giả khó giải mã thơ
Hàn.

“Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từ ảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ
huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ”- là của Hàn
Mặc Tử nói về “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả
đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỷ niệm ngọt ngào, đồng thời
thể hiện khát khao được sống, được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ
nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện
tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt.

You might also like