You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào thơ mới nói riêng Hàn Mặc Tử hiện lên như một tên tuổi sáng chói, 1 thiên tài kì dị, hồn thơ ấy là một đỉnh núi lạ đầy bí hiểm vẫy gọi biết bao
người khát khao chinh phục nhưng càng chinh phục lại càng thấy nó bí hiểm thẩm sâu như Chế Lan Viên: “Trước không có ai sau không có ai Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi rực rỡ
của mình.”
Đời thơ của Hàn Mặc Tử được chia làm hai giai đoạn: trước năm 1936 và sau 1936. Trước 1936 tức là trước khi bị mắc bệnh phong đó là một hồn thơ trong sáng nhẹ nhàng thanh khiết với những vần thơ
mộc mạc đằm thắm như:
“Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạc
Lang thang trên đồi quê”
Còn sau năm 1936 kể từ khi mắc bệnh phong hồn thơ ấy rơi vào đớn đau quằn quại với những vần thơ đầy ám ảnh như:
“Máu đã khô rồi thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ”
Thơ Hàn Mặc Tử là thơ điên, thơ loạn. Ông tự tạo cho mình một thế giới nghệ thuật điên loạn và thương đau, thường trực trong cõi thơ của Hàn Mặc Tử là một nỗi sợ hãi hoảng loạn, một cảm giác cô đơn lạc
lõng hay một mặc cảm xa cách chia lìa. Người đọc sẽ nhớ mãi Hàn Mặc Tử bởi những vần thơ đầy ám ảnh:
“Chao ôi ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời”
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập “Thơ điên” được xem là thi phẩm xuất sắc trong cõi thơ Hàn Mạc Tử, là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Nhận xét về bài
thơ này có ý kiến cho rằng: “Đây thôn Vĩ Dạ” là lời tỏ tình của cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng.”
1. Khổ một
- Câu thơ đầu tiên trong bài thơ là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” thoáng như một lời trách móc nhẹ nhàng pha chút dỗi hờn tiếc nuối. Ẩn đằng sau đó còn là một lời tha thiết rằng thôn
Vĩ đẹp như thế, nên thơ như thế tại sao anh lại không về. Người trách có thể là người xưa thôn Vĩ cũng có thể là lời nhà thơ phân thân để tự hỏi chính mình, có thể hình dung nhân vật trữ tình chìm trong tuyệt vọng, cô đơn,
đau thương, đang đau đáu ngóng trông chờ đợi vào thế giới bên ngoài.
“Ngoài kia xuân đã tới hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa”
Đang khát khao ngóng trông chờ đợi thì bỗng nhiên nhận được một tín hiệu từ sự sống bên ngoài cho nên nỗi khát khao ngóng đợi đã bật lên thành lời tự vấn.
- Nỗi khát khao trỗi dậy từ giây phút cảm nhận được sự sống bên ngoài đã làm hiện về trong tâm trí nhà thơ một bức tranh khu vườn thôn Vĩ vào buổi sớm mai dạt dào sức sống. Từ bức tranh ấy ta nhìn thấy
nắng hàng cau nắng mới lên không phải là ánh nắng trưa gay gắt cũng không phải là nắng chiều ảm đạm mà đó là ánh nắng bình minh, ánh nắng mới mẻ thanh tân chiếu trên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm gợi cảm
giác trong trẻo, dịu nhẹ, dạt dào sức sống.
- Cùng với cái nắng mới lên, mới mẻ thanh tân và trong trẻo, bức tranh khu vườn thôn Vĩ còn hiện lên với màu xanh mơn mởn, mượt mà tươi non của cây lá khiến nhà thơ reo lên thích thú “vườn ai mướt quá
xanh như ngọc”. Đại từ phiếm chỉ “ai” cùng từ chỉ mức độ “quá” biểu lộ một thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng náo nức, say mê. “Mướt” là mơn mởn, mượt mà, tràn trề sức sống còn “xanh như ngọc” là màu xanh non tơ óng
ả khiến ta liên tưởng đến thơ Xuân Diệu:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Xuân đến nơi nơi động tiếng huyền”
Có thể nói bức tranh khu vườn thôn Vĩ Dạ qua ngòi bút của nhà thơ hiện lên rạo rực, tươi non, căng tràn sức sống với những câu thơ tuyệt bút mà nói như Hoài Thanh: “Là những câu thơ đẹp lạ lùng, đọc lên
như rước vào lòng người đọc một luồng ánh sáng.”
- Câu thơ thứ tư gợi ra một vẻ đẹp khác của khu vườn thôn Vĩ với hình ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Cái gương mặt chữ điền thấp thoáng ẩn hiện sau cành lá trúc đã thổi vào bức tranh thôn Vĩ một
luồng sinh khí mới. Sự xuất hiện hình bóng con người đã làm cho cảnh trở nên sinh động có hồn hơn. Cảnh và người tô điểm cho nhau một cách hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp hài hòa thơ mộng. Bức tranh khu vườn
thôn Vĩ rạo rực, thanh tân căng tràn nhựa sống ấy đem đến cảm nhận về tình yêu cuộc sống nồng nàn, cháy bỏng trong trái tim nhà thơ.
2. Khổ hai
- Khổ thơ thứ hai chứa đựng một tâm trạng hoàn toàn nghịch ngược so với khổ thơ đầu. Nếu khổ thơ đầu tiên là một tiếng reo vui đầy mê say náo nức trước bức tranh khu vườn thôn Vĩ buổi bình minh thì
khổ thơ thứ hai lại chất chứa một tâm trạng cô đơn buồn bã trước bức tranh sông nước thôn Vĩ vào một đêm trăng, thơ mộng trữ tình nhưng hắt hiu lặng buồn. Câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây” với thư pháp đối lập
đã gợi một nỗi buồn gió mây đôi ngã, gợi một mặc cảm xa cách chia lìa. Gió mà mây vốn cuốn quýt giao hòa và thường đi theo một chiều, vậy mà ở đây gió đi một đường, mây đi một nẻo, không có sự hòa hợp gắn kết chỉ có
chia lìa xa cách khiến nhân vật trữ tình chìm sâu vào cô đơn. Ý thơ gợi cho ta liên tưởng đến câu thơ nổi tiếng trong “Tràng Giang” Huy Cận:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Gợi cho ta nhớ đến những câu của Thế Lữ trong “Giây phút chạnh lòng”.
“Anh đi đường anh tôi đi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi”
- Trong nỗi cô đơn thăm thẳm, trong mặc cảm xa cách chia lìa nhân vật trữ tình nhìn ra ngoại giới và phát hiện một bức tranh thiên nhiên sông nước vắng vẻ, đìu hiu, man mác buồn “Dòng nước buồn thiu
hoa bắp lay”. Thủ pháp nhân hóa được sử dụng độc đáo khiến dòng nước như có linh hồn mang nặng một tâm trạng buồn thiu, thêm vào đó là hình ảnh hoa bắp hai bên bờ sông lay động khẽ khàng khiến cho bức tranh phong
cảnh càng đìu hiu vắng vẻ. Câu thơ gợi nhớ đến những vần thơ của Trúc Thông:
“Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió người không thấy về”
- Phải chăng do trực cảm bệnh tật, do nhìn ra cái hố sâu ngăn cách giữa mình và người thôn Vĩ nên tâm hồn nhân vật trữ tình mới mang nặng một mặc cảm chia lìa, mới trở nên cô đơn khắc khoải và tuyệt
vọng đến thế. Tâm hồn nhà thơ tha thiết yêu đời khát khao hòa hợp nhưng nhìn đâu cũng thấy trống rỗng xa cách nên mới chìm sâu hơn vào tuyệt vọng đau thương.
- Trong cô đơn tuyệt vọng, trong một mặc cảm xa cách chia lìa, con người có nhu cầu chờ đợi bám víu vào một điều gì đó mong linh hồn được cứu rỗi, rồi mong vơi bớt nỗi cô đơn. Đối với Hàn Mặc Tử lúc
này người bạn cố tri duy nhất có thể an ủi linh hồn ông đó chính là trăng. Có thể nói ít có nhà thơ nào gắn bó với trăng và viết hay về trăng như Hàn Mặc Tử. Với ông trăng mà tri âm tri kỉ là bạn tâm giao chia sẻ mọi vui buồn.
Cho nên trong cõi thơ Hàn Mạc Tử tràn đầy ánh trăng:
“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ”
- Trong “Đây thôn Vĩ Dạ” trăng xuất hiện trong một niềm mong chờ đến khắc khoải bức thiết hai câu thơ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
- Là một câu hỏi tu từ đầy nhức nhối thể hiện tâm trạng đợi chờ trăng đến tuyệt vọng mỏi mòn. Chữ “kịp” tô đậm cảm giác âu lo mọi thứ sẽ dang dở muộn màng. Chính vì vậy mà lời thơ cất lên như một câu
hỏi đau đáu đầy day dứt và phấp phổng.
3. Khổ cuối
- Câu thơ “Mơ khách đường xa khách đường xa” thể hiện một sự mong chờ đến đau đáu của nhân vật trữ tình hướng về người xưa thôn Vĩ. Điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần trong một câu thơ
diễn tả một khoảng cách xa vời tít tắp. Người xưa thôn Vĩ không còn gần gũi thân thương gắn bó nữa mà trở nên xa cách nghìn trùng. Điều này xoáy sâu vào tâm hồn nhà thơ một mặc cảm chia lìa cách trở.
- Cũng chính vì khoảng cách của nhà thơ mà người xưa thôn Vĩ xa xôi tít tắp nghìn trùng. Cho nên hình bóng người thương không còn rõ nữa mà mờ nhòe trong sách trắng đến độ nhìn không ra. Sự xa cách
chia lìa ấy tô đậm thêm cảm giác lẻ loi cô đơn trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
- Câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” vẽ ra một không gian bàng bạc khói sương mờ nhòe, hư ảo. Không gian sương khói ấy vây phủ lấy hai con người khiến cho tất cả đều trở nên mờ ảo không nhận
ra nhau, không nhìn thấy nhau để rồi câu thơ cuối cùng buông ra như một tiếng thở dài “Ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ chất chứa một nỗi hoài nghi, âu lo trong sâu thẳm tâm hồn. Nhân vật trữ tình khát khai trở về thôn Vĩ
nhưng lại không dám trở về vì ai biết tình ai có đậm đà hay không mà về. Tâm trạng ấy có phần giống với tâm trạng của Xuân Quỳnh trong hai câu thơ nổi tiếng:
“Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết tình ai có đổi thay”
TỪ ẤY
- Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho diện mạo của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Tố Hữu được xem là lá cờ đầu trong thơ ca Cách Mạng Việt Nam đồng thời là nhà
thơ của lí tưởng cộng sản. Đối với ông lí tưởng cộng sản là lẽ sống, là niềm tin, là ước mơ và hoài vọng suốt một đời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm nên một đời cách mạng, một đời thơ Tố Hữu mà nói như Chế Lan Viên:
“Không có Đảng thì không có Tố Hữu. Tâm hồn anh, máu thịt anh, toàn bộ tác phẩm của anh đều là của Đảng cho anh.”
- Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, Tố Hữu đã tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng đầy độc đáo. Ông được xem là một nhà thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu viết về
chính trị bằng một ngòi bút rất đỗi trữ tình mà nói như Xuân Diệu: “Tố Hữu đã là người đã nâng thơ chính trị lên một trình độ là nhà thơ rất đỗi trữ tình.” Tố Hữu còn là một nhà thơ với hồn thơ đậm đà tính dân tộc. Từ trong
thơ Tố Hữu người đọc cảm nhận được cái linh hồn của ca dao, dân ca cũng như những vẻ đẹp thuộc về truyền thống của dân tộc Việt.
- “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu cũng là một trong những tập thơ làm nên tên tuổi ông. Tập thơ “Từ ấy” diễn tả sâu sắc tâm trạng nỗi lòng của một người thanh niên yêu nước băn khoăn đi tìm lẽ yêu
đời để rồi bắt gặp lí tưởng của Đảng mà toàn tâm, toàn ý, toàn hồn đi theo ánh sáng của lí tưởng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất được
nhắc đến nhiều nhất trong cõi thơ Tố Hữu.
1. Ý nghĩa nhan đề “Từ ấy”
- Nhan đề bài thơ là “Từ ấy” và đây cũng là tên của tập thơ. “Từ ấy” được hiểu là một mốc thời gian, là cái giây phút ấy, thời điểm ấy, khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc mà người thanh niên yêu nước Tố Hữu
bắt gặp lí tưởng cộng sản để rồi ánh sáng của lí tưởng bừng chói trong tim. Đối với nhà thơ đó là thời khắc vĩ đại, là giây phút thiêng liêng làm thay đổi một hồn người và cả một hồn thơ. Trước đó tố Hữu là một thah niên yêu
nước băn khoăn đi tìm một lẽ yêu đời với một cái tôi nhỏ bé, mỏng manh bơ vơ lạc lõng như cây sậy bên đường. Con người ấy biết bao lần trăn trở day dứt:
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi”
Thế nhưng kể từ giây phút ấy nhà thơ đã tìm được con đường đi của chính mình để toàn tâm, toàn ý, toàn hồn đi theo cách mạng dẫu biết rằng:
“Đời cách mạng từ đây tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ, súng kề tai”
Chính vì vậy bài thợ “Từ ấy” mới vang lên như một tiếng reo vui, đầy phấn khởi, tự hào.
2. Khổ một
Trong hai câu thơ đầu tiên của bài thơ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ độc đáo như “nắng hạ” và “mặt trời chân lí” để chỉ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng của lí tưởng chói chang bừng chiếu tựa như ánh nắng hạ, tựa như mặt trời vĩ
đại bừng chiếu trong tâm hồn nhà thơ.
Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh “nắng hạ”. Đây là một hình tượng nghệ thuật độc đáo giúp nhà thơ chuyển tải sâu sắc thông điệp của mình. Xưa nay ánh nắng nếu đi vào thơ thì thường là ánh nắng trong trẻo,
thuần khiết của buổi sớm mai như câu thơ: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” của Hàn Mặc Tử, hay là ánh nắng ảm đạm hiu hắc của buổi chiều tà trong đôi câu thơ Huy Cận:
“Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá trầu”
Ngay cả Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, một tâm hồn tràn ngập lạc quan hay viết về ánh nắng nhưng cũng thường là ánh nắng trong trẻo của buổi sớm mùa xuân:
“Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh”
Thế nhưng trong “Từ ấy” lại là ánh nắng hạ chói chang rực rỡ. Bởi lẽ chỉ có ánh nắng buổi trưa mùa hạ ấy mới cho thấy được hết sự vĩ đại, kì diệu của lí tưởng. Lí tưởng cộng sản chói chang qua, bừng sáng
quá, tạo nên một sự choáng ngợp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
- Lí tưởng cộng sản còn được xem là “mặt trời chân lí” bừng chiếu trong tâm hồn nhà thơ, làm thay đổi tâm hồn tạo nên một sự choáng ngợp trong tâm tưởng. Cảm giác như ta gặp lại sự choáng ngợp trong
tâm hồn cô gái khi trông thấy người yêu trong bài ca dao nổi tiếng:
“Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao”
Hình ảnh “mặt trời chân lí” tạo nên sự sáng tạo đầy độc đáo về ngữ nghĩa. Nếu mặt trời của tự nhiên tỏa sáng đem lại sự sống cho muôn loài, thì lí tưởng cộng sản cũng như một mặt trời rực rỡ bừng chiếu
trong tim nhà thơ đem đến một hạnh phúc vô biên.
- Bên cạnh hai hình ảnh ẩn dụ là “nắng hạ” và “mặt trời chân lí” nhà thơ đã sử dụng độc đáo hai động từ “bừng’ và “chói”. Đây là những động từ mạnh có sức diễn tả lớn tạo cảm giác lí tưởng cộng sản như
một nguồn sáng vĩ đại, rực rỡ bừng qua tim, chói qua tâm hồn nhân vật trữ tình xua tan màn sương mù giá lạnh đang vây phủ một cái tôi đầy phẫn uất, trăn trở, mở ra một nhận thức mới, tư tưởng và tình cảm mới để từ giây
phút ấy người thanh niên đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời, đã tìm thấy lí tưởng của mình để toàn tâm, toàn ý, toàn hồn đi theo lí tưởng.
- Sau cái giây phút tâm hồn như bừng ngộ để đón nhận ánh sáng của lí tưởn, nhà thơ đã diễn tả sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn mình.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Với thủ pháp so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả tâm hồn nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng tụa như một vườn hoa lá xum xuê rực rỡ sắc màu, náo nức âm thanh và bát ngát mùi hương. Từ
“đậm” và “rộn” là những từ có sức biểu cảm mạnh diễn tả sức sống trào dâng trong tâm hồn. Chính ánh sáng kì diệu của lí tưởng cộng sản đã xây đắp nên một khu vườn tâm hồn rực rỡ và rộn ràng đến thế.
3. Khổ hai
Sau giây phút tâm hồn như được chắp cánh bởi lí tưởng, nhân vật trữ tình đã bộc bạch sự thay đổi về lí tưởng và lẽ sống của mọi người.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gủi nhau thêm mạnh khối đời”
Kể từ khi tâm hồn tràn ngập ánh sáng của lí tưởng, con người bỗng thấy mình lớn lên gấp trăm gấp triệu lần. Cái tôi nhỏ bé lạc lõng đơn côi như cây bên đường bỗng vùng dậy trở thành cái tôi giai cấp, cái
tôi của nhiều loài mang sức mạnh của một khối đời vĩ đại. Từ đây lẽ sống của nhà thơ là gắn bó cái riêng vào cái chung, hòa cái tôi của mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ. Những từ ngữ độc đáo như “buộc”,
“trang trải”, “gần gũi” thể hiện ý thức tự nguyện dâng hiến đời mình để hòa vào muôn người tranh đấu.
Từ một cái tôi nhỏ nhoi đơn độc, lạc lõng, tác giả nhân lên thành mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ. Ý thơ có một sự dịch chuyển về số từ. Từ số ít đến số nhiều, từ một đến trăm, đến vạn. Điều này bộc lộ
khát vọng hòa nhập của nhà thơ vào muôn người tranh đấu kể từ khi ánh sáng của lí tưởng bừng sáng trong tim, nó tạo nên một sự thay đổi vĩ đại khiến con người không còn lẻ loi, đơn độc mà tự nguyện hòa nhập cái tôi riêng
của mình vào cái tôi chung của đông đảo mọi người, nhân lên sức mạnh của một khối đời vĩ đại thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp cần lao.
4. Khổ cuối
Trong khổ thơ thứ ba nhà thơ dùng điệp từ “là” để tạo nên một sự khẳng định chắc chắn. Điệp từ “vạn” trở đi trở lại như một số từ ước lệ chỉ đông đảo nhân dân, những con người đang rên xiết trong lao khổ.
Đặc biệt trong khổ thơ nhà thơ đã dùng những từ chỉ quan hệ ruột thịt, máu mủ trong gia đình như “con”, “anh”, “em” để thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó thủy chung của mình với những kiếp cần lao. Những cụm từ như
“kiếp phôi pha”, “không áo cơm”, “cù bất cù bơ” đã diễn tả chân thành và sâu sắc tấm lòng đồng cảm thiết tha, nỗi xót thương của nhà thơ với những con người đau khổ. Giờ đây nhà thơ không đứng ngoài mà hòa mình vào
những mảnh đời khốn khổ ấy, yêu thương, đồng cảm xót xa cho họ như người thân ruột thịt trong một gia đình. Cũng chính vì những kiếp người khốn khổ ấy mà chàng thanh niên Tố Hữu đã tự nguyện dấn thân vào con
đường tranh đấu dẫu biết rằng:
“Đời cách mạng từ nay tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ súng kề tai”
CHIỀU TỐI
- Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà cách mạng vĩ đại nhưng cũng đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc thế kỷ XX. Mặc dù chưa bao giờ có khát khao
trở thành một nhà văn, nhà thơ nhưng con đường cách mạng đã đưa Hồ Chí Minh lên tầm vóc của một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm văn chương có sức sống mãnh liệt trong lòng người.
- “Nhật ký trong tù” tức “Ngục trung nhật ký” là kiệt tác nghệ thuật bằng chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong 14 tháng bị giam cầm trong nhà lao của chế độ Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ghi lại những
suy tư, cảm xúc của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh trên con đường lưu đày gian khổ. Từ tập thơ ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, tâm hồn của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Tập thơ ấy lấp lánh những thi phẩm tuyệt
đẹp mà nói như nhà thơ Hoàng Trung Thông:
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Ôi vần thơ Bắc, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
- Bài thơ “Chiều tối” tức là “Mộ” được xem là thi phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật ký trong tù”. Bài thơ được tác giả viết trong cuộc lưu đày từ nhà lao tỉnh Tây
đến nhà lao Thiên Bảo trong một buổi chiều mùa thu 1942. Bài thơ có sự hòa quyện tuyệt diệu giữa chất thép và chất tình, giữa cổ điển và hiện đại để thông qua đó ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người tù vĩ đại Hồ Chí
Minh.
1. Hai câu đầu
- Đọc 2 câu thơ đầu tiên:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chóm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Người đọc nhận ra một bức tranh thiên nhiên cổ kính trang nhã tịch lặng và đượm một vẻ buồn man mác, bức tranh ấy mở ra trong một thời gian của buổi chiều tà buồn vắng, đìu hiu, giữa một không gian là
cảnh rừng núi hoang vu, lặng lẽo. Chiều tối là lúc ánh sáng ban ngày dần tắt, bóng tối dần dần xâm chiếm ngự trị. Lúc ấy ở giữa chốn núi rừng chân trời bị che khuất cho nên chút ánh sáng cuối cùng còn sót lại của ngày tàn
khiến không gian càng trở nên thê lương buồn bã. Ý thơ ấy khiến ta liên tưởng đến bài “Hai-cư” tuyệt bút của Basô:
“Ánh tà dương
Nhuộm đỏ không gian
Xua một ngày tàn
Ôi ánh tà dương”
- Nhân vật trữ tình trên con đường lưu đày vạn dặm ngẩng mặt nhìn lên bầu trời chiều, nhìn thấy một cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ và một chòm mây lẻ loi cô độc lững lờ trôi trên không
trung. Cánh chim và chòm mây trong buổi chiều tà là những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ điển. Lí Bạch viết:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân đọc khứ nhàn”
Còn Huy Cận viết:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Chính những thi liệu cổ điển ấy đã khiến bức tranh thiên nhiên trở nên cổ kính trang nhã, lặng buồn như một bức tranh thủy mặc ngày xưa
- Trong bài thơ “Chiều tối” hình ảnh cánh chim và chòm mây hiện lên thật độc đáo. Cánh chim ở đây không phải là cánh chim thư thái nhje nhàng bay trong bầu trời chiều mà đó lại là một cánh chim mỏi
mệt sau một ngày dài mải miết bay bây giờ tìm về rứng kiếm chốn nghỉ ngơi. Còn chòm mây ở đây lại là chòm mây cô đơn, lẻ loi. Chỉ bằng một vài nét chấm phá qua cái mỏi mệt ẩn trong cánh chim qua cảm giác cô đơn ẩn
trong chòm mây. Nhà thơ đã dựng lên một không gian sầu muộn, khắc khoải, cô tịch để qua đó diễn tả thấm thía tâm trạng của nhận vật trữ tình.
- Từ bức tranh thủy mặc cổ kính, trang nhã, hiu hắt lặng buồn giữa chốn núi rừng. Trong cảnh chiều tà ấy, ta dường như cảm nhận sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trên con đường lưu đày vạn dặm.
Giữa lúc vũ trụ sắp bước vào đêm vạn vật muốn chìm vào giấc ngủ vùi, vậy mà bước chân người tù không thể dừng lại được, một cảm giác cô đơn, u tịch lan tỏa trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh buồn và lòng người cũng buồn
vắng, đìu hiu. Nỗi buồn như xuyên thấu vào lòng để rồi lan tỏa vào thiên nhiên cảnh vật. Ý thơ ấy khiến ta liên tưởng đến những câu thơ tuyệt bút của Cao Bá Quát trong “Sa hành đoản ca”:
“Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
2. Hai câu sau
- 2 câu thơ sau:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than lửa rực hồng”
Xuất hiện hình ảnh con người nhưng đó không phải là những con người cô đơn lặng lẽ như lẫn vào cái buồn vắng tịch mịch của tự nhiên như ông già mang tơi đội nón một mình câu tuyết trên sông trong bài
thơ “Giang tuyết” của Liễu Tông Nguyên:
“Cô chu suy lạp ông
Độc điếu hàng giang tuyết”
Hay như những ngư ông mục tử lặng lẽ đi về trong buổi chiều vắng trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:
“Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn”
Trái lại đó là hình ảnh của một cô em xóm núi đang xay ngô tối. Hình ảnh của một người lao động trẻ trung, khỏe khoắn tươi vui với một nhịp độ lao động hăng say, náo nức hình như đã thổi vào một luồng
sinh khí xua tan đi cái buồn vắng tịch mịch, đìu hiu đem đến một niềm tin, một sức sống trào dâng. Đây là điểm hiện đại trong thơ HCM trên cơ sở sử dụng những thi liệu cổ điển.
- Trong hai câu thơ nguyên tác chữ Hán
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Nhà thơ đã sử dụng độc đáo điệp ngữ liên hoàn “ma bao túc”. Sự trở đi trở lại của cụm từ này ở cuối câu thơ trên và đầu câu thơ dưới gợi cho người đọc liên tưởng đến cái vòng quay vô tận không dừng lại của chiếc cối xay
ngô. Chiếc cối xay ngô quay liên tục gợi cảm nhận về nhịp điệu lao động hăng say, náo nức đem đến niềm tin, niềm lạc quan bất tận như xua đi tất cả những gì não nề, u ám trong bức tranh chiều tối nơi rừng núi.
Không chỉ diễn tả vòng quay vô tận của chiếc cối xay ngô, hai câu thơ còn cho thấy sự vận động của thời gian đi từ lúc chiều tối đến tối hẳn. Trong nguyên tác chữ Hán, HCM không dùng chữ tối nào mà vẫn
diễn tả được bóng tối. Đó là bóng tối đến từ cái rực hồng của bếp lửa than. Bởi lẽ chỉ khi trời tối hẳn, khi mà không gian xung quanh tràn ngập bóng đêm thì cái ánh lửa nhỏ nhoi kia mới rực hồng đến thế. Đây là một thủ pháp
quen thuộc trong thơ cổ điển phương Đông dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối.
- Đặc biệt chữ “hồng” được xem là thi nhãn của bài thơ. Nó sưởi ấm cả bài thơ làm cho cảm giác nặng nề, mệt mỏi, chán chường bay biến thay vào đó là niềm vui, là sức sống trào dâng. Chỉ với một chữ
“hồng” đơn sơ như thế, cảm xúc thơ, hình tượng thơ, ý thơ, tứ thơ đã có một sự vận động đi từ bóng tối đến ánh sáng, đi từ nỗi buồn đến niềm vui, từ lạnh lẽo, cô đơn đến ấm áp, hòa hợp. Và trên cái nền tăm tối, âm u ấy hình
ảnh người lao động trở thành trung tâm, điểm tỏa sáng và sưởi ấm cho cả bài thơ.
- Từ chữ “hồng” và sự vận động của cảm xúc thơ, hình tượng thơ người đọc nhìn thấy một nét đẹp thuộc về phong cách thơ HCM. Đó là từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn có một sự vận động
theo hướng tích cực. Điều này cho người đọc cảm nhận được bản lĩnh phi thường, nghị lực cao cả của người tù HCM. Một con người luôn biết vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, đau khổ để hướng về niềm vui, ánh sáng, để
hòa mình vào cuộc sống bao la. Điều này khiến ta liên tưởng đến một bài thơ độc đáo khác của Bác trong “Nhật kí trong tù”:
“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng


Bóng tối đêm tàn sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

You might also like