You are on page 1of 7

Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử
I. Cảm hứng sáng tác và cấu tứ nghệ thuật của bài thơ
1. Xuất xứ của bài thơ
- Bài thơ in trong tập Thơ Điên hoàn thành năm 1938, về sau tác giả đổi thành Đau
thương, phần thơ Hương thơm. “Điên” hay “Đau thương” đều có nghĩa ẩn dụ như nhau. “Điên”
hay “Đau thương” không thể đồng nhất với trạng thái bệnh lí thần kinh, một cơn đau thể xác.
Phải hiểu đó là một trạng thái sáng tạo – nghệ sĩ sáng tác là lâm vào một cơn sáng tạo miên man,
mãnh liệt, gần với trạng thái xuất thần ; bởi nhà thơ sáng tạo là “đau” ở đâu đấy trong sâu thẳm
tinh thần. “Điên” là một quan niệm thẩm mĩ độc đáo về một lối thơ ca mà Hàn Mặc Tử đã chịu
ảnh hưởng từ thơ Pháp.
- Thi pháp Thơ Điên của Hàn có các đặc điểm : tình điệu cảm xúc nổi trội có tính đặc
thù là đau thương. Hình tượng chủ thể trữ tình là vừa cái tôi vừa là mình, vừa phân thân để hồn
mình trò chuyện hồn mình và với cùng nhiều con người khác nữa. Hình ảnh thơ mang một nét
chung nhưng có tính riêng của Hàn, đó là hình ảnh kì dị, kinh dị. Mạch liên kết là dòng tâm tư
bất định với những đứt nối đầy bất ngờ, khiến cho mạch thơ tưởng chừng hở mạch. Lớp ngôn từ
nổi bật là ngôn từ cực tả .
- Đây thôn Vĩ Dạ chưa có những đặc trưng đầy đủ của lối Thơ Điên, nhưng dạng cảm
xúc trong bài thơ nhuốm màu đau thương với những uẩn khúc của nó, và mạch liên kết đứt nối,
ngôn từ có thiên hướng miêu tả ở mức cực điểm rải rác trong đó nữa, đã cho thấy Hàn Mặc Tử
xếp nó vào tập Thơ Điên là không hoàn toàn vô cớ.
2. Cảm hứng sáng tạo
Có ý kiến cho rằng, bài thơ được gợi hứng từ bức ảnh của Hoàng Cúc hoặc tấm bưu
ảnh mà cô gái Thôn Vĩ này gởi cho nhà thơ. Có thể đúc rút thành hai ý kiến cơ bản :
- Khi còn ở Qui Nhơn, “Hàn Mặc Tử yêu đơn phương Hoàng Thị Kim Cúc. Sau này
về ở Huế, Kim Cúc nghe Tử mắc bệnh hiểm nghèo phải xa lánh mọi người để chữa bệnh, cô đã
gửi cho Tử một tấm bưu thiếp kèm vài dòng động viên. Tấm bưu thiếp là bức ảnh in hình một
dòng sông với một cô gái chèo thuyền bên dưới những cành lá trúc loà xoà, phía xa xa là ráng
trời, có thể là rạng đông và có thể là hoàng hôn. Nhận tấm bưu thiếp, Hàn nghẹn ngào, cảm xúc
thơ dâng trào. Những ấn tượng về Huế cùng niềm yêu đời thức dậy”, Hàn đã sáng tác bài thơ
này.
- “Bài thơ lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”. Cảnh nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị
bệnh có nét giống cảnh trong tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc. Cảnh trong thơ vì thế có
sự giao chuyển trộn lẫn chốn nọ (nơi Hàn đang ở để trị bệnh) nơi kia (Thôn Vĩ Dạ nơi Hoàng
Cúc ở)” (Theo Phạm Xuân Tuyển, Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử, NXB Văn học, H. 1999).
- Tuy nhiên, để cảm thụ đúng hướng bài thơ, không nên bám chặt vào hai ý kiến trên
để lí giải cảm xúc và tư tưởng thơ. Chỉ có thể cảm thụ tốt khi căn cứ vào hình tượng thơ, đặc
trưng phản ánh và biểu hiện của thơ, để có thể đoán định cảm hứng sáng tạo của bài thơ :
Bài thơ là niềm xúc cảm vô biên và chân thành của nhà thơ trước cái đẹp của thiên nhiên và
con người xứ Huế. Bài thơ bộc lộ thế giới nội tâm của nhà thơ, một tâm hồn đầy uẩn
khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, gắn bó đến đớn đau
cuộc sống nên mong cầu cái đẹp để hóa giải nỗi đau thương.
Như vậy, bài thơ từ nỗi nhớ Huế hòa quyện với cảm thức tình yêu mà thành, nên
tình thơ rất riêng mà cũng rất chung vừa tha thiết mà xa vời hư ảo và đượm buồn. Hình như
trong sương khói Huế có cả sương khói thời gian và không gian cách ngăn. Tâm hồn nhà thơ
mơ mộng, tha thiết với tình yêu nhưng tất cả vô vọng đơn phương quá. Tóm lại, tứ thơ đích thực
1
của bài thơ là nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, là khao khát được sống trong vòng vây của cái
chết, là khát vọng cái đẹp hóa giải trạng huống đau thương của thi nhân Hàn Mặc Tử.
3. Từ bố cục đến cấu tứ nghệ thuật của bài thơ
- Bố cục :
+ Khổ 1 : Khổ thơ gợi cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai. Cảnh sắc trong
thơ bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú. Cảnh có những nét ảo nhưng chủ yếu nghiêng về
cõi thực. Tâm tình lẩn khuất trong tạo vật thiên nhiên là nỗi ước ao và niềm say mê mãnh liệt
trước vẻ đẹp nhà vườn thôn Vĩ.
+ Khổ 2 : Gợi lên khung cảnh sông nước của một đêm trăng huyền ảo, có sông trăng,
bến trăng và thuyền trăng. Cảnh khác khổ 1 vì có sự gài lồng chập chờn giữa hai nét thực ảo.
Tâm tình trong thơ nghiêng về trạng thái mong ngóng lo âu.
+ Khổ 3 : Khổ thơ gợi tả hình bóng “khách đường xa” và xứ Huế - chốn sương khói
mông lung. Nét thực tiêu tan, tạo vật chìm trong mộng ảo. Tâm tình thơ nghiêng về mơ tưởng và
hoài nghi.
Như vậy, bố cục có mạch liên kết đứt nối, thời gian không chảy trôi liên tục, không
gian có sự chuyển dịch. Dù vậy, cảm xúc thơ vẫn vận động nhất quán, vẫn tuôn chảy theo mạch
ngầm tâm trạng của thi nhận. Đó là tâm tư thiết tha gắn bó với đời và thiết tha sống đến khắc
khoải của Hàn Mặc Tử.
- Cấu tứ nghệ thuật :
Vũ Ngọc Phan: “Một nửa bài thơ là thực và một nửa bài thơ là ảo”. Nhưng với Hàn
Mặc Tử thì : “Hư thực làm sao phân biệt nổi”. Bài thơ có cái thực và cái mơ đan xen, gài
lồng vào nhau, bổ sung cho nhau và nâng nhau lên. Cái thực của thơ diễm lệ, nên cái mơ cũng
huyền diệu hơn. Dòng thi tứ từ cái thực trôi vào cái mơ hư ảo và tiêu tan “như thuyền ngư phủ
lạc trong sương” (Xuân Diệu).
+ Cái thực có thể là phẩm chất thanh tân mà u hoài, lặng buồn của cảnh thôn Vĩ,
cũng có thể là một tình yêu đẹp như nụ hoa còn phong nhụy.
+ Cái mơ là “lá trúc che ngang mặt chữ điền”, là “thuyền ai, sông trăng, chở trăng,
mơ khách”, là “áo em trắng quá nhìn không ra”,...
+ Hàn Mặc Tử bỏ cái đẹp thực tìm đến với cái đẹp ảo. Đây là tư tưởng thơ, là bi
kịch tinh thần của các nhà thơ lãng mạn đương thời. Riêng ông cũng có thể do thân tâm bệnh lí
mà tìm cách lí giải đau thương bằng giấc mơ siêu thực ; khao khát được sống khi thời gian thực
sự sống chỉ có thể tính đếm bằng giây, bằng thời gian ảo.
II. Phân tích cụ thể
1. Bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế :
1.1 Lời mời gọi của cái đẹp :
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ, là lời mời gọi của cái đẹp : “Sao anh không về
chơi thôn Vĩ ?”. Chủ thể hỏi có thể là nhà thơ thác lời người thôn Vĩ mà mời gọi pha lẫn trách
cứ nhẹ nhàng mà yêu thương rất đỗi. Đó cũng có thể là tiếng đồng vọng nội tâm của nhà thơ,
tiếng gọi tâm hồn dành cho tâm hồn. Sở dĩ hiểu như thế vì đại từ nhân xưng “anh” có sự phân
thân đối thoại. Vì thế, câu thơ gọi mời mà đan dệt lời trách yêu thực thà, giản dị và tin cậy.
Đó cũng có thể là giọng mời mọc pha chút hờn giận của cảnh đẹp thôn Vĩ. Đó cũng có thể là cái
đẹp gọi mời thi ca, những tâm hồn thi sĩ. Cái đẹp cần được cảm thông và sẻ chia. Cái đẹp cũng
là nhịp cầu giao cảm của tâm hồn với tâm hồn. Thơ ca nói riêng và văn chương nói chung sáng
tạo theo quy luật của cái đẹp đúng như ý thơ của Nam Trân : “Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo”
(Huế đẹp và thơ).
1.2. Vẻ đẹp của vườn tược xứ Huế :

2
- Thiên nhiên mở ra là vẻ đẹp của nắng sớm vừa lên trên những ngọn cau thôn Vĩ :
“Nhìn nắng hàng cau - nắng mới lên”. Đó là một thứ nắng riêng, chỉ có ở thôn Vĩ, một thứ nắng
in đậm trong kí ức của nhà thơ. Đó là cái nắng và hàng cau quyện nhuyễn vào nhau. Nắng không
toả chiếu từ trời cao mà sáng lên nơi hàng cau thôn Vĩ, tạo một ánh sáng ảo diệu, làm say lòng
người. Cái nắng gợi hương cau tinh khôi, gợi nỗi niềm làng mạc quê hương thân thiết. Câu thơ
chứa đựng cả một bầu khí thiên nhiên ấm áp, dịu hoà, trong lành đưa hồn người vào cõi yên
bình thanh thoát của quê hương ngày xưa. Trong bài thơ “Mùa xuân chín”, Hàn Mặc Tử cũng
xúc cảm trước nắng xuân : “Trong làn nắng ửng khói mơ tan”, hay nắng trắng cát “Dọc bờ
sông trắng nắng chang chang”. Những hình ảnh nắng ửng, nắng chang chang là hình ảnh trực
cảm, đập ngay vào giác quan, gây ấn tượng tức thì đối với người đọc. Nhưng “Cái nắng hàng
cau” thì giàu sức ám gợi, gieo vào lòng người đọc vẻ tinh khôi, thanh khiết và thanh thoát của
nắng thôn Vĩ. Nắng tinh khôi vì hàng cau nhận ánh nắng đầu tiên của ngày. Hương nắng thanh
khiết bởi: nắng trên lá cau là nắng ướt, nắng tươi, nắng long lanh. Và dáng nắng thanh thoát do
nét nắng thật mảnh mai. Nhìn chung, hình ảnh trong câu thơ giản dị nhưng rất giàu sức gợi, tạo
cảm xúc đẹp về cái nắng nơi hàng cau thôn Vĩ, cảm xúc sâu đằm về quê hương làng cảnh Việt
Nam.
- Cái nắng hàng cau phủ lên những mảnh vườn “xanh như ngọc” tạo thành mảng
tranh có nét đậm của sắc xanh, nét nhạt của màu nắng hài hoà. Từ ánh nắng ảo diệu, cây trái
vườn thôn Vĩ như xanh một màu xanh bát ngát trong thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
Chỉ một cái vẫy bút là một vài nét cảnh hiện ra, nhà thơ đã lột tả được cái hồn của thôn Vĩ. Đọc
câu thơ, ta tưởng như nghe được giọng trầm trồ ngợi khen mà gợi bao suy tưởng. Từ “Mướt
quá” là điểm nhấn cảm xúc, điểm nhấn của ánh nhìn gợi sự sum suê, tốt tươi ; gợi sự mởn mơ
xanh trong sáng lán, xanh đến mỏng tang, xanh đến mỡ màng của cây vườn thôn Vĩ. Hình ảnh
“Xanh như ngọc” là một lối so sánh đẹp làm bật lên gam màu trong, sáng và lấp lánh của sắc
lá trong vườn. Đặt câu thơ này hoà vào hai câu trên, người đọc cảm nhận hình ảnh thơ sắp xếp
rất nghệ thuật. Từ vị trí vườn, cái nhìn vút lên đậu vào hàng cau, rồi sà xuống chạm vào cây lá
trong vườn. Đặc biệt, sự sắp xếp hình ảnh từ một ánh chiếu ảo diệu, trong một thời khắc ảo diệu
khiến cảnh vật vừa say đắm, vừa hư thực mà mơ màng.
- Hoà vào cái nắng hàng cau phơn phớt hồng và sắc xanh của vườn tược ấy là hình ảnh
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền ”. Đọc câu thơ Hàn bỗng nhớ một nét thơ Nguyễn Bính : Xót
xa một buổi soi gương cũ – Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền (Sao chẳng về đây). Câu thơ
Nguyễn Bính chỉ có khuôn mặt người còn câu Hàn có sự hài hoà giữa người và cảnh. Cảnh là
chiếc lá trúc mình thuyền thon mảnh. Trúc là một nét cảnh đặc trưng của thôn Vĩ. Nhưng “mặt
chữ điền” là gì ? Hình ảnh thơ này có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng, nếu dựa vào thi pháp
thơ Hàn Mặc Tử, người đọc có thể nhận ra khuôn mặt thiếu nữ thấp thoáng sau chiếc lá trúc
thon mảnh nơi nhà vườn Vĩ Dạ kia. Đó là thiếu nữ với trúc trong : Thầm thĩ với ai ngồi dưới
trúc - Nghe ra ý vị và thơ ngây (Mùa xuân chín), Đêm qua trăng vướng trên cành trúc -
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi (Cô gái đồng trinh), và Tôi cũng trông thấy người tôi yêu –
ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào – Len lén đưa tay vốc nước rửa – Trong khi cành trúc động và
xao (Tôi không muốn gặp). Và nếu gắn câu thơ với ca dao cũng có thể khẳng định điều đó.
Dân gian thường nói “Mặt chữ điền trăm rưỡi cũng mua” hay : “Mặt em vuông tượng chữ
điền - Da em thì trắng áo đen mặc ngoài - Lòng em có đất có trời - Có câu nhân nghĩa có lời
thủy chung”. Như vậy “mặt chữ điền” là hình ảnh cô thiếu nữ Vĩ Dạ, là một hình ảnh của vẻ
đẹp phúc hậu. Vườn tược đẹp, bây giờ điểm thêm vẻ đẹp của con người nên càng tình tứ và kín
đáo nhẹ nhàng hơn. Còn chiếc lá trúc nữa. Chiếc lá trúc không vô tri mà có hồn. Chiếc lá trúc
không che nghiêng mà “che ngang” tạo được sự hài hoà nghệ thuật giữa thiên nhiên và con

3
người thôn Vĩ. Và “che ngang” càng làm cho cô thiếu nữ trong tranh thơ càng thêm e ấp và
duyên dáng. Và biết đâu, sau chiếc lá trúc thon mảnh ấy lại thấp thoáng một đôi mắt nhân hậu
và có cả một nét cười tình tứ thẹn thùng nữa ?
1.3. Vẻ đẹp đất trời sông núi Huế :
- Thiên nhiên thôn Vĩ có tầng cao tầng thấp : “Gió theo lối gió, mây đường mây -
dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Hình ảnh thơ tưởng chừng phi lí những giấu kín bên trong
nó sự thật ngang trái, phũ phàng. Nhịp thơ 4/3 riêng lẻ, chậm buồn mà gợi sự cách li. Giọng
thơ hững hờ đứt mạch. Hình ảnh thơ tạo được vẻ đẹp cổ kính của Huế. Huế ngăn nắp, thứ tự,
đăng đối. Huế trầm buồn muôn thuở. Nhịp thơ là nhịp sống của Huế. Thiên nhiên đất trời trong
thơ thoáng rộng. Tạo vật lại không gắn bó. Gió mây không khắng khít mà lại chia đường. Còn
dòng nước thì uể oải buồn thiu. “Buồn thiu” nỗi buồn lắng tụ tự bề sâu của hồn cảnh. Sông
Hương và Huế vốn buồn vậy chăng ? Hình ảnh thơ không được tạo ra bằng thị giác mà bằng
trạng thái tâm lí mặc cảm chia lìa. Hình như là thế. Đọc thơ Hàn sao mà nhớ xúc cảm của Thúc
Tề : “Suốt dãi sông Hương nước thở dài” (Trăng mơ) hay Thu Bồn cảm xúc: “Con sông dùng
dằng con sông không chảy - Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Tạm biệt Huế). Bên con sông
buồn, dòng nước buồn thiu, có thêm một nét động khẽ khàng của “hoa bắp lay”. “Hoa bắp lay”
cũng là một nét đặc trưng của thôn Vĩ. Nhưng dáng nét “hoa bắp lay” trong thơ Hàn như lảo đảo
bên dòng nước khiến cảnh Huế buồn hơn. Phải chăng cảnh lảo đảo hay người lảo đảo ?
Tuy vậy, cảnh Vĩ Dạ thôn trong cũng rất nên thơ. Trong hai câu thơ, Hàn Mặc Tử không
tả trời cao mà trời cao lồng lộng. Câu thơ không nói đến sự sống, nhưng sự sống có mặt và như
đung đưa theo nhịp điệu của “hoa bắp lay”.
1.4. Vẻ đẹp huyền diệu của đêm Huế mơ màng :
- Nếu khổ thơ trên, hồn thơ Hàn Mặc Tử rung động trước nét đẹp của tạo vật xứ Huế
trong ánh ngày, thì hai câu sau là tâm thức mơ màng của nhà thơ trong đêm huyền diệu :
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay ?”.
- Đúng là trong hai câu thơ, Huế đẹp một vẻ đẹp của một tâm linh thơ đau thương và
hi vọng. Cảnh không có sắc màu trần gian mà nhuốm màu hư ảo của “Thiên thai thoảng gió mơ
màng” (Thế Lữ). Nhà thơ đã đem khói sương mà phủ lên tạo vật khiến Vĩ Dạ mông lung. Đọc
câu thơ Hàn Mặc Tử, ta nhớ câu thơ của Hồ Chí Minh: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy
thuyền” (Rằm tháng giêng). Nhưng sau câu thơ của Hồ Chí Minh là cái đẹp thực còn thơ Hàn lại
là cái đẹp ảo. Câu thơ Hàn tràn đầy ánh sáng, nhưng không soi tả được nội tâm nhà thơ, không
soi tỏ hồn người mà: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh - Ai biết tình ai có đậm đà ?”. Câu thơ
đưa ta vào cõi mơ để rồi đắm chìm trong vùng mù sương như thơ Văn Cao: “Dòng Tiêu Kim
thủy gà xao xác - Ngẩn thấy Kinh kì khối vấn vương” (Một đêm đàn lạnh trên sông Huế). Tuy
vậy, trăng trong thơ Hàn MặcTử vẫn có nét riêng. Con sông trăng, bến trăng, thuyền trăng ảo hư
chuyển hoá đến lạ lùng, không phân biệt nổi. Đặc biệt, nếu đặt hai câu thơ này sát với hai câu
trên càng dễ nhận ra cái riêng của Hàn hơn. Hai câu trên hình ảnh thơ li tán, hai câu này là quay
về hoà hợp. Hai câu thơ trên người thơ bơ vơ, bị ném về phía lãng quên, hai câu này người thơ
níu lại cái đẹp của trăng làm niềm an ủi duy nhất, chọn trăng làm điểm tựa để bẫy mình ra khỏi
vũ trụ đau thương. Hai câu thơ vì thế mà cháy lên niềm hi vọng, nhưng ngọn lửa hi vọng ấy
cũng mong manh, khắc khoải lắm.
Tóm lại, bài thơ là một bức tranh chấm phá cảnh Vĩ Dạ thôn, cảnh Huế. Cảnh vừa thực
vừa hư ảo, gần mà xa. Cảnh làm nền cho giấc mơ của thi nhân thoáng hiện. Cảnh đẹp nhưng có
chút rời rời, phảng phất buồn. Bởi cảnh được nhìn từ con mắt thơ buồn, hồn thơ buồn. Nhà thơ
muốn yêu cuộc sống, nhưng đời riêng bất hạnh, nên thơ làm sao lóng lánh niềm vui cho được !
Tuy vậy, yêu Huế nên thơ Hàn vẫn đẹp như thơ Bích Khê :

4
Vĩ Giạ thôn, Vĩ Giạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say
(Huế đa tình)
hay thơ Xuân Hoàng sau này:
Trăng cố đô nghiêng xuống nội thành
Vẫn vừng trăng ấy mãi trong xanh
Hàng cau cuối xóm hương vừa trổ
Ngõ trúc nhà ai gió động mành
(Đây trăng thôn Vĩ).
2. Tâm trạng của thi nhân :
2.1. Tứ thơ đích thực của “Đây thôn Vĩ Dạ” là nỗi niềm âu lo cho hạnh phúc với khát
vọng giải tỏa trạng huống thương đau, cứu rỗi “linh hồn ớn lạnh” của nhà thơ.
- Tứ thơ này thể hiện qua ba câu thơ thoảng ý vị nghi vấn : “Sao anh không về chơi
thôn Vĩ ?”, “Có chở trăng về kịp tối nay? ” và “Ai biết tình ai có đậm đà ? ”. Ba câu hỏi chạy
dọc cả toàn thân bài thơ, khiến thơ có âm điệu ước ao, hoài nghi, trách móc,… Ba câu hỏi nhưng
thực chất đây chỉ là những câu hỏi tu từ, như là một điểm tựa để làm bật lên cảm xúc tâm tình
của người thơ, thể hiện khuynh hương tư tưởng thơ.
- Nhà thơ say cái đẹp của đất trời và mơ cái đẹp của tình người. Bài thơ, vì vậy là tâm
tình của hồn thơ nặng chất đời, tha thiết yêu cuộc sống ; nhưng đời cứ hờ hững lạt tanh với
mình. Trong thơ của mình, Hàn thường thổ lộ nỗi niềm riêng ấy :
Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng.
Hay:
Trời hỡi ! bao giờ tôi chết đi
Bao giờ tôi hết được yêu vì…
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si ?
(Những giọt lệ)
Bi kịch tâm hồn của Hàn MặcTử là ở đấy.
2.2. Niềm vui ngắn ngủi (khổ một) :
- Nhà thơ xứ Quảng, Bùi Giáng từng đề tặng Hàn Mặc Tử: Hai chân bỏ xuống một
vùng - Đêm thưa Vĩ Dạ song trùng lời vâng - Dạ thưa Vĩ Dạ về gần - Đã từ lâu lắm thiên thần
nhớ em (Tổng kết bốn bề).
- Như lời thơ của họ Bùi, khổ đầu “Đây thôn Vĩ Dạ” đã có một Vĩ Dạ về gần, đã thấy
thấp thoáng bóng hình một cô gái Huế trong thơ. Đó là bóng hình Hoàng Cúc hay đó chỉ là kỉ
niệm về cảnh thôn Vĩ của một thời học sinh của nhà thơ ? Tất cả dậy lên nỗi nhớ niềm yêu trong
hồn nhà thơ. Vì thế, câu thơ mở đầu đối thoại mà độc thoại. Câu thơ Sao anh không về chơi
thôn Vĩ như là một cảm xúc, một ước mơ say đắm của nhà thơ. Nhà thơ thác lời người thôn Vĩ
mà trách móc, nhưng ngụ ý mời mọc tiếc rẻ. Giọng thơ chủ yếu là giọng trầm trồ say mê trước
cảnh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Và xúc động nỗi niềm tình ái trước vẻ đẹp duyên
dáng, thùy mị của người thiếu nữ : “Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?”. Trong hồn nhà thơ như
có niềm vui và ước mơ hội ngộ với cảnh đẹp màu, người đẹp nết; nhưng niềm vui không bền chỉ
thoảng lướt qua trí tưởng như một giấc mơ. Bởi vậy cảnh thực, người thực bỗng hoá thành mơ
trong chữ “vườn ai”, trong tứ thơ chuyển nhanh không rõ mạch “lá trúc che ngang mặt chữ điền

5
”. Hình ảnh thơ đã có cái ảo trùm lên cái thực. Hình bóng người thôn Vĩ nhờ thế mà liêu trai,
đẹp một vẻ đẹp của tình sử. Và câu thơ cũng là sự phân thân đối thoại của nhà thơ. Chính sự
phân thân này khiến câu thơ có nhiều lớp cảm xúc. Cảm xúc ấy là niềm u ẩn tình yêu không thể
giãi bày, là mặc cảm thân phận nên chỉ ước ao trở về với cảnh cũ người xưa để ướm lời tình yêu
nhưng không nói được.
2.3. Nỗi buồn và hi vọng (khổ hai) :
- Nhà thơ ước ao chung đời chung mộng, Có chở trăng về kịp tối nay ? nhưng hố ngăn
cách nằm sâu trong sự thật. Hố ngăn cách càng rộng thêm, tứ thơ vụt bay lên tận cõi miền đau
thương đối lập: ‘Gió theo lối gió mây đường mây - Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Câu hỏi
da diết vọng lên niềm hi vọng phấp phỏng của tâm hồn nhà thơ.
- Thơ chỉ có tạo vật, nhưng sâu trong hồn cảnh lại có tâm tình. Hai câu thơ Hàn không
rõ ràng như thơ Thế Lữ: “Anh đi đường anh tôi đường tôi - Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” (Giây
phút chạnh lòng). Thơ Hàn đẹp mà buồn da diết. Với nhà thơ chung đôi chỉ là mơ, sự thực là gió
mây chia đường. Bình thường, trong trời đất, gió thổi mây bay một chiều, nhưng trong thơ Hàn,
gió và mây ở hai phương đơn lẻ, cách ngăn. Gió bọc trong gió, mây cuốn theo mây. Gió mây
không có sợi tơ mảnh liên hệ nào. Câu thơ đối lập tĩnh với động, giữa dòng nước với hoa bắp
lay, nên nỗi buồn càng sâu càng rộng.
- Buồn nên nhà thơ mơ màng, nuôi bao hi vọng: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó -
Có chở trăng về kịp tối nay ?”. Câu thơ sáng lên. Tứ thơ chuyển nhanh bất ngờ. Hình ảnh thơ
thực mà vẫn mơ bởi dòng trôi thời gian ngày sang đêm, đêm trăng mà lại đêm nay nữa. Ý thơ
nuôi hi vọng gặp gỡ, ước mơ khắc khoải hoà hợp mát lành trong tình người và hạnh phúc trần
thế. Nhưng hi vọng quá mỏng mảnh và phấp phỏng chỉ là “thuyền ai” và “có chở”, mỏng mảnh
mà tha thiết qua chữ dùng xác định : “kịp tối nay”. Phải chăng trong hai câu thơ có một tín hiệu
mong chờ đã buông ra, vì vậy lời thơ khẩn cầu mà chứa đựng sự hồ nghi nên bật lên thành lời
thơ nghi vấn. Phải chăng chữ “kịp” thể hiện kín đáo và sâu xa tâm tư và thân phận của chính
Hàn Mặc Tử. Chữ “kịp” bình dị, nhưng gói chặt cảm thức thân phận của thi nhân. Cuộc đời vốn
ngắn ngủi, cuộc đời nhà thơ lại ngắn ngủi hơn. Vì vậy, sống là phải chạy đua với thời gian, phải
chạy “kịp” với sự sống, với hạnh phúc trần thế, khi mà quỹ thời gian của số phận nhà thơ còn
quá ít ỏi và ngắn dần, hẹp dần. Phải chăng đây là sự gặp gỡ của Hàn Mặc Tử với Xuân Diệu qua
“Vội vàng” ? Thật ra, cả hai nhà thơ chung đường những lại đi về hai nẻo đời khác nhau. Xuân
Diệu cảm nhận cái chết ở cuối đường đời nên khao khát yêu cuồng, sống vội để hưởng thụ hạnh
phúc trần thế, cái đẹp tình yêu và tuổi trẻ của đời người ; còn Hàn Mặc Tử đang thấy cái chết lởn
vởn trước mắt, thần chết đã đưa lưỡi hái lên cắt đứt mạch sống của ông. Với Hàn chỉ được sống
là hạnh phúc, cho nên ông khẩn thiết trong cô đơn và đau thương.
2.4. Đắm chìm trong cõi mù sương (khổ ba) :
- Khổ ba hoàn toàn không rõ mạch. Hồn thơ Hàn Mặc Tử đã quay về đắm chìm trong
cõi tâm linh ảo giác. Khổ thơ cũng dóng lên một câu hỏi tha thiết mà bâng khuâng buồn : Ai biết
tình ai có đậm đà ?. Câu thơ ướm hỏi nhưng đằng sau nó lại chứa đựng si hồ nghi tình cảm của
ai đó. Dù hồ nghi nhưng tình yêu của nhà thơ thì vẫn đậm, vẫn thật, vẫn đẹp óng ánh theo thời
gian.
- Hai câu đầu có nét mơ : “mơ khách đường xa...” và có ảo giác, ảo ảnh : “Áo em
trắng quá nhìn không ra”. Người thôn Vĩ mơ hay nhà thơ mơ ? Rõ nhất vẫn là tâm trạng của nhà
thơ như đang mơ hồ lẫn lộn giữa thực và ảo. Câu thơ đầu réo lên điệp khúc hi vọng, nhưng câu
sau trầm xuống thảng thốt trong nỗi thất vọng. Hai câu thơ là bước nhảy cảm xúc từ cái thực qua
cái siêu thực. Nhưng tại sao lại “nhìn không ra” ? Lê Trí Viễn bình: “Em tinh sạch quá, anh

6
không sao với tới được. Em là thiên thần ở cõi nào, còn anh trời đày thân xác tàn rữa ở trần
gian”.
- Hai câu kết, cảnh và người thôn Vĩ khuất mờ, chỉ còn mạch sầu day dứt trong hồn
nhà thơ. Cảnh và người chỉ là sương khói. Tất cả mờ mờ nhân ảnh và tan biến trong lạnh lẽo
khói sương. Chỉ còn một câu hỏi lửng lơ mà nhức buốt: “Ai biết tình ai có đậm đà ?”. Chữ “đậm
đà” như muốn vén màng sương khói để sống, để được yêu mà không đủ sức. Chỉ còn nhà thơ
một mình buông ra câu thơ “Như lời năn nỉ của hư vô” mà rất “hổn hển như lời của nước mây”,
nhưng tất cả tan theo không - thời gian và dòng đời trôi chảy vô tình. Câu thơ có hai chữ “ai” lặp
lại như ám chỉ khách đường xa, tình người trong cõi trần ai và chính nhà thơ. Hai chữ “ai” cộng
hưởng ngữ nghĩa với chữ “đậm đà” gợi sắc thái tâm lí hoài nghi của một người yêu đời yêu
sống. Đây là uẩn khúc trong tâm tư nhà thơ, một con người thiết tha với đời nhưng đang bị mặc
cảm thân phận dày vò đến đớn đau, xa xót.
3. Nghệ thuật thơ của bài thơ
3.1. Thể thơ : Bài thơ viết theo thể thất ngôn gồm ba khổ, nhịp thơ phần lớn là 4/3
chậm buồn gợi tả nỗi buồn man mác nhưng sâu xa, trải dài lê thê trong tâm hồn nhà thơ. Thanh
điệu vừa tuân thủ luật bằng (B) trắc (T) của thơ xưa, nhưng có sự phá cách, một nét mới của thơ
hiện đại. Bên cạnh B – T – B / T – B – T ở : Vườn ai mướt quá xanh như ngọc – Lá trúc che
ngang mặt chữ điền ; có nhiều biến thức : B – B – B (Sao anh không về chơi thôn Vĩ), T – B – B
(Mơ khách đường xa, khách đường xa),… Sự phóng túng thanh điệu khiến bài thơ giàu nhạc
điệu, đã diễn tả trọn vẹn chuỗi cảm xúc : ước ao – khát khao - hoài nghi trong tâm trạng của nhà
thơ và sắc thái mơ màng của cảnh vườn tược, mây nước, khói sương xứ Huế.
3.2. Hình ảnh thơ : Hình ảnh trong bài thơ được kiến tạo “lạ hoá” như “nắng hàng
cau”, “dòng nước buồn thiu”, “thuyền trăng”, “sông trăng”,… nên thơ thực nhưng nghiêng về
mơ, tứ thơ vận động từ thực đến ảo một như những vòng sóng li tâm. Cái thực là tâm, cái ảo là
những cánh sóng cứ loang rộng dần, rộng dần rồi chìm vào hư huyền.
3.3. Ngôn ngữ thơ : Có những từ ngữ phiếm chỉ, ý nghĩa nhoè mờ : “Ai”, có những từ
ngữ cực tả : Mướt quá, trăng quá, kịp,… Có những từ điệp trùng : “nắng”, “khách”,… Tất cả tạo
nên một thế giới tạo vật hư ảo và một tâm trạng đong đầy uẩn khúc khó giãi bày.

You might also like