You are on page 1of 6

Thơ là tiếng nói của cản xúc, những cảm xúc không thể diễn tả bằng một thứ

ngôn ngữ nào khác được


ngoài ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ. Ta thường bắt gặp ở đó cái long lanh vô hình ẩn hiện bóng
dáng cuộc sống , lắng nghe ở đó tiếng trở mình rất khẽ của những tình cảm mong man…. Thơ còn là bến
bờ khi con người cảm thấy hụt hẫng vào một phút giây nào đó trong cuộc đời. đến với thơ là đến với lời
mời gọi ân cần của trái tim để chia sớt, chung cùng. Đến với “Đây thôn Vĩ Dạ” ta chợt giật mình bởi tiếng
reo ngay trong nhan đề bài thơ.. Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời
yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm
được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc
động những tâm tình ấy.

Hàn Mặc Tử là một trong những tên tuổi lớn đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển phong
trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung. Thơ ông hay nhưng vẫn thoang
thoáng một nỗi buồn, phải chắc số phận buồn của ông đã đi vào thơ, chắc cũng vì thế mà Hàn
Mặc Từ được người đời gọi với cái tên “thi nhân của những mối tình”. “Đây thôn Vĩ Dạ” được
Hàn Mặc Tử viết khi đang mắc bệnh nan y - bệnh phong, căn bệnh khiến nhiều người xa lánh,
hắt hủi ông nên ông luôn mang trong mình nỗi niềm khao khát được sẻ chia, đồng cảm, muốn
trở về với cuộc đời. Nằm trong bệnh viện và nhận được tấm bưu thiếp của người con gái ông
thầm thương trộm nhớ, Hàn Mặc Tử lấy đó làm cảm hứng để bài thơ được ra đời. Qua đó, ông
đã vẽ nên bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi niềm cô đơn của ông về một
mối tình đơn phương xa xăm vô vọng. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã
hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ..

Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời
vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định
không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể
là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận
một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại
thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi về những kỉ
niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối
câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng
lên da diết khôn nguôi.

Ở câu thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhanh chóng có mặt ở không gian Vĩ Dạ. Đây là một cuộc hành
trình trong tâm thức nhà thơ:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng hàng cau nắng mới lên không
phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng trong trẻo tinh khôi của một
ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Cau
là loại cây thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu và thường được trồng ở trước nhà.
Vì có dáng cao vút nên cây cau dễ dàng tiếp nhận những tia nắng đầu tiên của một ngày
mới. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ góc sân khoảng trời nào từ miền
quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: nắng hàng cau nắng mới lên làm cho cái nắng như lan
tỏa hơn bừng sáng hơn. Tác giả sử dụng nghệ thuật lặp từ ngữ "nắng...nắng". Bút pháp nghệ
thuật giản dị nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp và cái thần của sắc
nắng ban mai. Chỉ với một câu thơ tác giả đã làm hiện lên trước mặt người đọc những nét đẹp
đầu tiên của vườn cây nơi thôn Vĩ. Cũng qua đó chúng ta cảm nhận sâu sắc cái nhìn âu yếm,
thiết tha như chờ đón cái đẹp xuất hiện từ lưng chừng trời của thi nhân.

Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo,
chân thành.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

"Ai" - đây là một đại từ nhân xưng phiếm chỉ được tác giả sử dụng để nói về khu vườn đẹp này
chính là khu vườn nhà cô gái ông yêu. Với chỉ một từ mà khẳng định được vẻ đẹp của khu
vườn nhà người con gái mà mình từng đắm say mơ mộng, từng khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Tiếp sau đó nữa là "mướt quá", giá trị của từ "mướt" trong câu thơ này gợi cái sắc vẻ bóng láng
và mỡ màng nhìn thấy thích mắt của những lá cành vươn lên trong khu vườn trù mật, phì nhiêu
được con người cần cù chăm sóc. Thêm vào đó, chữ "quá" làm tăng màu sắc biểu cảm của tứ
thơ. Thông thường từ "quá" nói lên cái mức độ vượt ra ngoài ngưỡng trung bình. Nhưng ở câu
thơ này, nó mang âm hưởng của một tiếng reo trong niềm sung sướng, ngất ngây, một lời trầm
trồ buột ra tự nhiên khi chợt nhận ra một vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn ở một khoảnh khắc đặc
biệt. Cùng với nghệ thuật so sánh từ "xanh như ngọc", nhà thơ càng làm tăng cái vẻ đẹp đến
thanh cao, quý phái của khu vườn, mơn mởn dưới ánh sáng bình minh.

Câu thơ cuối khổ là một khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của thi sĩ Hàn Mặc Tử

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

Mới đọc xong câu thơ, chúng ta thường nghĩ ngay đến là tác giả đang ca tụng khuôn mặt chữ
điền nào đó thấp thoáng sau nhành trúc. Nhắc đến con gái Huế, người ta nghĩ ngay đến hình
ảnh cô gái duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài tím mộng mơ cùng chiếc nón lá trắng, dịu
dàng, yểu điệu mà tinh tế. “Mặt chữ điền” chỉ tướng mạo phúc hậu, dịu dàng. “Lá trúc che
ngang” là một nét vẽ tài tình, gợi lên hình ảnh gương mặt thấp thoáng của thiếu nữ. Một nét vẽ
ấy đã miêu tả vẻ đẹp thanh tao, dịu dàng. Một nét vẽ ấy đã vẽ ra dáng vẻ e lệ, ẩn sau lá trúc
của người con gái. Và chính hình ảnh cô gái e lệ thấp thoáng sau những lá trúc càng chứng tỏ
“vườn ai” và vườn cô gái đứng chỉ là một. Thiên nhiên và con người dưới ngòi bút đầy sắc sảo
của Hàn Mặc Tử đã kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh tươi đẹp, đầy
sức sống và có sức hút lạ lùng.

Bằng âm điệu tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thôn Vĩ Dạ
cho người nghe cảm nhận khổ một bài Đây thôn Vĩ Dạ thật mơ mộng, bình dị. Qua đó cho thấy
tình yêu to lớn của ông đối với mảnh đất yên bình, trù phú này. Tuy nhiên, ẩn sau mỗi ý thơ là
nỗi niềm luyến tiếc, vấn vương về người và cảnh nơi đây. Ông vấn vương, trăn trở về mối tình
thầm kín của mình với người con gái thôn Vĩ. Ông vấn vương, thương nhớ về cảnh sắc tươi
đẹp của thôn Vĩ. Nhưng tất cả đối với nhà thơ thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm.
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh
động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình.
Thơ là tiếng nói của cản xúc, những cảm xúc không thể diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ nào khác được
ngoài ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ. Ta thường bắt gặp ở đó cái long lanh vô hình ẩn hiện bóng
dáng cuộc sống , lắng nghe ở đó tiếng trở mình rất khẽ của những tình cảm mong man…. Thơ còn là bến
bờ khi con người cảm thấy hụt hẫng vào một phút giây nào đó trong cuộc đời. đến với thơ là đến với lời
mời gọi ân cần của trái tim để chia sớt, chung cùng. Đến với “Đây thôn Vĩ Dạ” ta chợt giật mình bởi tiếng
reo ngay trong nhan đề bài thơ.. Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời
yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm
được trở về với cuộc đời. Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài
niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ.

Hàn Mặc Tử là một trong những tên tuổi lớn đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển phong
trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung. Thơ ông hay nhưng vẫn thoang
thoáng một nỗi buồn, phải chắc số phận buồn của ông đã đi vào thơ, chắc cũng vì thế mà Hàn
Mặc Từ được người đời gọi với cái tên “thi nhân của những mối tình”. “Đây thôn Vĩ Dạ” được
Hàn Mặc Tử viết khi đang mắc bệnh nan y - bệnh phong, căn bệnh khiến nhiều người xa lánh,
hắt hủi ông nên ông luôn mang trong mình nỗi niềm khao khát được sẻ chia, đồng cảm, muốn
trở về với cuộc đời. Nằm trong bệnh viện và nhận được tấm bưu thiếp của người con gái ông
thầm thương trộm nhớ, Hàn Mặc Tử lấy đó làm cảm hứng để bài thơ được ra đời. Qua đó, ông
đã vẽ nên bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi niềm cô đơn của ông về một
mối tình đơn phương xa xăm vô vọng. Bài thơ được lấy cảm hứng từ mối tình của HMT vơis cô
gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ nơi xứ Huế mơ mộng và trữ tình. Đoạn thơ thứ hai mang
đến cho chúng ta biết bao nhiêu trăn trở suy nghĩ của mình về cuộc sống và số phận của nhà
thơ tài năng này. Đây có thể coi là đoạn mang tâm trạng nhất, buồn nhất bi kịch nhất.

Mở đầu khổ thơ nhà thơ đã nhắc đến sự chia ly buồn bã. Bởi hiện tại làm cho nhà thơ
luyến tiếc những gì đã qua và bốn bức tường cách ly kia chính là sự cản trở ngăn cách:

Gió theo lối gió, mây đường mây


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông
Hương-linh hồn của Huế.. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm
riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ
nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu,
buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới
bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Bản
thân dòng nước cũng là một vật vô tri vô giác trong tự nhiên nhưng với biện pháp nhân
hóa " dòng nước buồn thiu" khiến nó có những cảm xúc buồn, vui của con người. Điệu
chảy " buồn thiu" của dòng sông Hương lững lờ yên tĩnh như điệu làn êm ả.Cảnh vật
như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia
làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới
đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép
kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa.
Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực
phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang
sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ
gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của
sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào
nỗi buồn muôn thuở của con người. . Nhà thơ có nỗi sầu vạn kỉ Cù Huy Cận cũng đã
từng thể hiện sự chia ly qua hình ảnh:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”


Cũng sầu đấy, chia ly đấy nhưng sao nó chưa trở thành bi kịch như câu thơ của hàn
Mặc Tử, nỗi buồn không chỉ lan tỏa trên bầu trời nơi mà ánh mắt của nhà thơ hướng tới
để tìm sự hy vọng mà nó còn lan tỏa khắp cảnh vật nơi đây

Trong khung cảnh sông nước nên thơ, thời gian chuyển biến linh hoạt. Thoắt cái, cảnh
vật đã chuyển sang một buổi đêm trăng huyền ảo:

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?


Có chở trăng về kịp tối nay?"
Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa
vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có
thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có
thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng
đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ
của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải
tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại
gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn.
Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lý giải được
khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ
ảo, người tri kỷ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là
chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với
đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Một câu hỏi tu từ vang lên
mà không có lời giải đáp “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ“kịp” chính là từ mang đầy bi
kịch. Nhà thơ như lo lắng bối rối khi nghĩ không biết con thuyền kia có chở được ánh
trăng về kịp tối nay. Chở ánh trăng hay chính là trở người con gái kia đến kịp với nhà
thơ. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia
lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. khát vọng thì ít mà cảm giác tuyệt vọng thì lấp
đầy tâm hồn. Những mong muốn tưởng chừng giản đơn ấy của Hàn Mặc Tử lại gắn
liền với những đau thương và dự cảm đổ vỡ.

Với bút pháp tả cảnh gợi tình đầy tinh tế, hình ảnh chắt lọc, Hàn Mặc Tử đã mang đến
cho người đọc một Đây thôn Vĩ Dạ gần gũi, thân thuộc. Đó là miền quê hương đất
nước, một nơi gắn bó với tuổi thơ. Bài thơ còn là tiếng lòng của một trái tim yêu người,
yêu đời mãnh liệt. Nhưng niềm tin yêu ấy lại sớm chìm trong vô vọng.

Nếu khổ thơ mở đầu là cảnh thực thì cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ dạ nghiêng
về thế giới ảo. Trong nỗi buồn da diết thì nhà thơ muốn nương tựa vào cái đẹp của tình
đời tình người nhưng càng trông đợi thì vẫn không tránh khỏi những tuyệt vọng để rồi
tác giả chìm sâu vào cõi mộng. Khổ thơ thứ hai này góp phần tạo sự liên kết và giá trị
sâu sắc cho cả bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ giúp khẳng định tài năng và thể hiện những
cảm xúc chân thật nhất của Hàn Mặc Tử

You might also like