You are on page 1of 4

Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào thơ mới. Nhưng nói tới Hàn
Mặc Tử ta lại nói tới "Thơ điên" với những vần thơ đau đớn, quằn quại, với những giây phút
"hộc ra trăng" trong cô đơn tận cùng của nhà thơ. Thơ của Hàn Mặc Tử thanh khiết, mãnh liệt, ẩn
hiện nỗi niềm gắn bó với thiên nhiên, con người nhưng luôn quằn quại đau đớn. Chính những
điều ấy đã được thi nhân bộc bạch, bày tỏ qua những câu thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Có chở trăng về kịp tối nay?”
Bài thơ được trích trong tập “Thơ điên” về sau đổi thành “Đau thương”. Bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” được ra đời từ một nguyên cớ rất đặc biệt. Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng chờ đợi
những giây phút đến với tử thần ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn, thì nhà thơ đã bất ngờ nhận
được một tấm bưu ảnh do người bạn gái là Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng từ thôn Vĩ Dạ. Tấm bưu
ảnh là duyên cớ để người thi sĩ viết nên bài thơ. Mở đầu bài thơ là bức tranh phong cảnh và con
người xứ Huế:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Mở đầu khổ thơ chính là câu hỏi tu từ “sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Câu hỏi tu từ đầu tiên
thể hiện một sự trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ với nhà thơ. Cũng có thể do thi
nhân tự vấn bản thân mình đã bấy lâu rồi không về thăm mảnh đất ấy với một niềm mong ước
một lần được quay trở lại nơi đây. Cách nói “về chơi” gợi lên sự thân mật, tình cảm gắn bó của
tác giải với thôn Vĩ. Phong cảnh thôn Vĩ được phát họa một cách tài hoa và tỉ mỉ.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Hình ảnh thôn Vĩ hiện lên từ xa: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”, chưa tới thôn Vĩ nhưng
đã thấy hàng cao thẳng tắp, cao vút vượt lên trên những cây khác, những tàu lá cau thấp thoáng
buổi sớm mai. Cái đẹp của thôn Vĩ không phải do “nắng” hay “cau” mà là do “nắng hàng cau”,
do sự hài hòa của ánh nắng rực rỡ trên hàng cau xanh tươi. Khi nắng ban mai đó lên, đó cũng là
nắng của buổi ban mai, tinh khôi nhất, trắng trẻo nhất “nắng mới lên”. Ánh sáng ấy đã làm bừng
sáng cả một khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ. Điệp từ “nắng” thể hiện đặc điểm của nắng miền
trung, nắng xứ Huế: nắng nhiều và nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh. Dường như
ánh nắng kia chiếu xuyên qua từng hàng cau, tưới ánh sáng rực rỡ cho vườn ai:”vườn ai mướt
quá xanh như ngọc”. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ về vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm
lĩnh. Vườn đã “mướt”lại còn “mướt quá”. Thán từ “quá” thể hiện sự trầm trồ, say đắm của nhà
thơ trước vẻ tươi tốt, tràn trề sức sống của vườn cây thôn Vĩ cũng như cái sạch sẽ, láng bóng của
từng chiếc lá cây dưới ánh nắng mặt trời. Không chỉ “mướt”, mảnh vườn kia còn “xanh như
ngọc”. Chính đôi mắt tinh tường của thi nhân đã so sánh “vườn xanh như ngọc”, gợi sự xanh
mướt, được áng sáng chiếu xuyên qua trở nên có màu trong suốt và ánh lên như ngọc. Phải là
một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ân tình sâu sắc với thôn Vĩ mới lưu giữ được
trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp như thế. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ thì tuyệt vời
đến thế, còn con người thì rất thật thà và đôn hậu qua hình ảnh “lá trúc” với “mặt chữ điền”. Chỉ
hai hình ảnh ấy thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận được điểu đó bởi người xưa thường ví cây
trúc với người quân tử, còn gương mặt chữ điền thường là những người có tấm lòng nhân hậu:
“Mặt má bấu ngó lâu muốn chửi
Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua” (cadao)
Bằng hệ thống ngôn ngữ chọn lọc, bút pháp lãng mạn, tượng trưng, hình ảnh giàu sức gợi cảm,
khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, tươi sáng, khỏe khoắn, thơ mộng,
thanh khiết và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Đó cũng là tiếng nói bang
khuâng rạo rực của một tâm hồn, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết cùng nỗi tước ao
trở về với những kỉ niệm đã qua ở mảnh đất thôn Vĩ.
Nếu như khổ thơ đầu mang đến một hình ảnh tươi vui, đẹp đẽ thì ở khổ thơ thứ hai lại
mang ta đến với những hình ảnh sông nước, mây trời xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo cùng với
đó là sự chia lìa, một nỗi buồn trống trải chất chứa của nhà thơ:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Nhịp thơ 4/3 cùng với điệp từ “gió” và “mây” không phải để nhấn mạnh cường độ của gió hay
sắc thái của mây mà để thể hiện sự chia lìa, gợi cảm giác chia li, tan tác. Người ta thường nói
“gió thổi, mây bay” bởi gió và mây thường đi liền với nhau. Tuy nhiên trong câu thơ trên thì gió
đi một lối còn mây đi một đường. Thi nhân tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa tài tình trong
câu thơ tiếp theo qua hình ảnh “dòng nước buồn thiu” kết hợp với “hoa bắp lay”. Dòng sông trở
thành môt sinh thể mang tâm trạng. Nhà thơ đã khoác lên cảnh vật tâm trạng con người làm cho
sự chia li mang cảm xúc đau buồn. Động từ “lay” gợi sự chuyển động rất nhẹ của hoa bắp, gợi
nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng. Cảnh đẹp nhưng rời rạc, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của
nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách cuộc đời đối với mình. Càng đọc những câu thơ tiếp, người đọc
dần thấy được một Hàn Mặc Tử cô đơn, buồn bã:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.”
Đại tứ phiếm chỉ “ai” gợi lên một cảm giác mơ hồ, xa lạ cùng với đó là hình ảnh “sông trăng”, là
hình ảnh hết sức thi vị tài hoa. Ánh trăng tan ra, làm cả mặt sông trải tràn ánh sáng của trăng.
Dòng nước tắm trong ánh trăng ấy bỗng háo thành dòng “sông trăng”. Sự liên tưởng tinh tế của
nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh lãng mạn trôi giữ hai bờ hư thực. Tác giả đang trông chờ vào
con thuyền kia có chở trăng về kịp tối nay. Câu hỏi tu từ “Có kịp tối nay?” thảng thốt, băn khoăn,
có gì đó, khắc khoải, khẩn thiết. Dường như tác giả đang chạy mong ngóng, hi vọng và đang
chạy đua với thời gian. Chữ “kịp” khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi.
Ta cảm nhận được sự lo sợ, hối hả của tác giả về một hiện tại ngắn ngủi của mình. Nhà thơ mong
muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay mà không phải một tối nào khác. Phải chằng trong
buổi tối thật buồn và cô đơn đó, nhà thơ có điều gì muốn tâm sự mà chỉ có trăng mới hiểu được,
trăng chính là người bạn thân thiết của nhà thơ:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa soi gối chiếc, nửa soi dặm trường.”
Khổ thơ thứ hai vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u sầu
và mông ước về tình yêu, hạnh phúc của nhà thơ. Khổ thơ cũng gieo vào lòng người sự cảm
thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
Niềm khao khát tình đời, tình người của thi nhân cất lên rõ nhất ở khổ thơ thứ ba, khi mà
thế giới đã về với thực tại, ngập chìm hoàn toàn ở cõi mơ:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.”
Tác giả dường như đang ở một trạng vô thức, nhà thơ đang “mơ”, đang đắm chìm trong cõi
mộng.
Điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần, lần sau bỏ mất từ “mơ” khiến cho câu thơ ẩn
chứa hai tâm trạng, hai cung bật cảm xúc. Tác giả khát vọng, mơ về khác đường xa nhưng càng
mơ, càng mong thì khác lại càng xa, đẩy người khách xa đến vô vọng. Như lời tâm sự của nhà
thơ với chình mình, trước lời mời của cô gái thôn Vĩ “sao anh không về chơi thôn Vĩ”, cí lẽ nhà
thơ chỉ là người khách đi đường trong mơ mà thôi. Hình ảnh cô gái xuất hiện nhưng thật mờ ảo.
Từ “quá” thể hiện sự choáng ngợp, thoảng thốt nhưng đằng sau đó là sự nghẹn ngào, xót xa. Tác
giả đã cực tả sắc trắng “nhìn không ra’, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu
sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng. Hình ảnh người thiếu nữ mờ ảo trong khói sương. Dường
như, thi nhân đang đắm chìm trong đau thương và tuyệt vọng. Cảnh vật con người lúc này thật
mờ ảo và xa xăm “sương khói mờ nhân ảnh” khiến câu thơ có hai cách hiểu. Về nghĩa đen, xứ
Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo. Nhưng sương và
khói đều màu trắng, “áo em” cũng trắng thì chỉ thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo. Về nghĩa
bóng, cái sương khói làm mờ cả bóng người, làm cho tình người huyền ảo, khó hiểu và xa vời.
Khổ thơ cuố nói về vẻ đẹp của cô gái Huế, nhưng thi nhân lại lùi ra xa, giữ nhà thơ với cô gái là
một khoảng cách mờ mịt sương khói. Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ phiến chỉ “ai” được lặp
lại 2 lần, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xót xa của một tâm hồn đang khát khao được yêu,
khao khát sự đồng cảm. Đại từ “ai” mở ra hai ý nghĩa cho câu thơ: nhà thơ làm sao mà biết được
tình người xứ Huế có đậm đà hay không, và người xứ Huế liệu biết chăng tình cảm thắm thiết
mà tác giả dành cho xứ Huế. Dường như, khổ thơ cuối mang chút hoài nghi chan chứa niềm thiết
tha cuộc đời và con người của một hồn thơ cô đơn. Đó là còn là nỗi niềm, là khát khao về tình
yêu thương luôn khắc khoải của Hàn Mặc Tử trong hoàn cảnh bất hạnh.
Chiều tối

You might also like