You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

"Thơ chỉ tràn ra khi cảm xúc thật đầy". Thật vậy, thơ là điệu cảm xúc, thơ là cứu cánh
cho cuộc đời mỗi người. Đối với Hàn Mạc Tử cũng vậy, thơ trở thành nơi ông bày tỏ bao nỗi
niềm giấu kín cùng cảm xúc mãnh liệt nhưng tồn tại trong đau thương. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
của ông là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn. Bài thơ là cuộc hành trình
về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và
tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự.

Cảnh sắc thiên nhiên nơi thôn Vĩ Dạ được gợi mở ra tươi mới tràn ngập sức sống:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

“Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác dựa trên cảm xúc tha thiết khi Hàn Mặc Tử đón nhận
món quà của Hoàng Cúc là bức thiệp có in phong cảnh xứ Huế mộng mơ cùng lời mời đầy dịu
dàng, tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc,
vừa như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của người con gái xứ Huế. Câu hỏi cũng chính là
lời tự trách của nhà thơ với bản thân khi không thể về thăm lại vùng đất Vĩ Dạ, nơi nhà thơ từng
có những kỉ niệm tốt đẹp. Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ về thăm Vĩ Dạ nhưng
bằng tất cả nỗi nhớ, hồi ức đã có, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ thật sinh động, độc
đáo.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng rau truyền thống, với những hàng cau thẳng
tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh
ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng”
được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao
của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng
bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn Vĩ hiện lên tươi đẹp đến
ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mĩ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn
tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật
lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái
mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc
khu vườn ấy.
Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp
thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt:
“Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên
tưởng, phải chăng đấy chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa
xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến
đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo..

Nếu khổ thơ đầu là sự bừng sáng kí ức của hoài niệm về vườn Vĩ Dạ lúc hửng đông thì
khổ thơ thứ hai lại cảnh xứ Huế đêm trăng thơ mộng cùng bao nỗi niềm chia lìa, lạc loài bơ vơ,
buồn thương tuyệt vọng:

“Gió theo lối gió mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Với hai câu thơ này, vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế hiện lên rõ nét. Đó là dòng Hương lững
lờ trôi, là vườn cắp, còn trên cao “gió theo lối gió”, mây đi đường mây. Dù thực tế mây và gió là
hai hiện tượng không thể tách rời, bởi có gió thổi, mây mới có thể bay. Thế nhưng trong câu thơ
của Hàn Mặc Tử, gió và mây chia lìa nhau, dòng nước buồn thiu mang trong mình tâm trạng
không thể tả thành lời.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là thành Huế mơ mộng, nhưng lúc này đã
không còn nắng, màu xanh ngọc của Vĩ Dạ nay là không gian tràn ngập ánh sáng của trăng. Và
thuyền trở thành thuyền trăng, sông trở thành sông trăng và bến là bến trăng.
Bến trăng, thuyền trăng đã xuất hiện nhiều trong thi ca, nhưng sông trăng thì lại là hình ảnh
mới lạ. Bởi vậy, câu thơ như đưa người đọc vào cõi mộng. Và “Có chở trăng về kịp tối nay?” là
câu hỏi mong chờ, khắc khoải, lo âu lẫn hoài nghi, khẩn thiết; đó cũng như câu hỏi nhà thơ hỏi
chính mình. Người viết ý thức được rằng, nếu trăng không “về kịp tối nay”, thì mình sẽ rơi vào
đau đớn, tuyệt vọng mãi mãi.
Khổ thơ cuối của bài, tác giả đã đắm chìm trong thế giới hư ảo với ánh trăng ảo mộng
cùng khát khao mãnh liệt đối với cuộc đời.

“Mơ khách đường xa khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Không tìm thấy sự hòa hợp với cõi thực, thi nhân tìm niềm an ủi trong cõi mộng, nhưng
mộng đẹp cũng chỉ là hư ảo, dù vậy thi nhân vẫn không thôi khao khát, kiếm tìm. Cảm xúc bao
trùm khổ thơ cuối là màu sắc hư vô, huyền ảo với thực giả lẫn lộn.
Tác giả Hàn Mặc Tử đã nhấn mạnh trạng thái mộng tưởng bằng cách điệp hai lần từ
“mơ” “mơ khách đường xa, khách đường xa”. Tuy hoàn toàn chìm đắm trong mộng tưởng nhưng
ẩn sâu bên trong giấc mộng ấy lại là khát khao đầy thành thực. Mơ khách đường xa là khát khao
được một lần gặp lại người xưa trước khi lìa khỏi cõi đời của tác giả nhưng càng mong mỏi thì
giấc mơ càng trở nên xa vời, khắc khoải.
Câu thơ thể hiện sự choáng ngợp, nghẹn ngào lại có chút xót của thi sĩ vì dù cố gắng
nhưng chẳng thể nhìn rõ ràng, Em trong trang phục áo trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh
nguyên- vẻ đẹp mà Hàn Mặc Tử vẫn luôn tôn thờ, nhưng sắc trắng ấy thật lạnh lẽo, cái lạnh đến
từ thế giới hư ảo, mông lung

“Ở đây” có thể là không gian hiện thực của xứ Huế với khung cảnh sáng sớm vẫn còn
thấm hơi sương cũng có thể là sương khói mờ ảo của không gian tâm tưởng, nơi tác giả đang
chìm đắm với những tâm sự, nỗi đau, sự tuyệt vọng riêng. Sự mờ ảo của không gian cũng làm
cho câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà” trở nên khắc khoải hơn, da diết hơn.

Câu hỏi tu từ không có lời giải chứa đựng sự bất an đầy hoài nghi về tình cảm của người
con gái xứ Huế dành cho mình, đó liệu có phải chân tình hay chỉ là sự ảo tưởng từ bản thân của
nhà thơ. Với tình cảnh hiện tại, liệu rằng tình cảm người xưa có đổi thay. Sự bất an thường
xuyên xuất hiện trong những câu thơ của Hàn Mặc Tử “Cảnh xưa còn đó, lòng người đổi thay”.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” kết thúc bằng câu hỏi đầy khắc khoải vô cùng thương xót.
Động từ phiếm chỉ “ai” vang lên khiến lòng người lắng đọng bởi cảm giác hụt hẫng của cô gái ấy
hoặc cũng có thể của chính nhà thơ. Dù bài thơ khép lại bằng nỗi buồn mênh mang nhưng lại
cháy lên mãnh liệt ngọn lửa yêu đời, yêu người nhà thơ.
Đây thôn Vĩ Dạ cảm nhận bằng một hồn thơ mãnh liệt nặng tình với cuộc đời, với cái
nhìn mới mẻ của mình Hàn Mặc Tử đã mang một góc Huế thân thương dệt cùng nỗi lòng đầy
tâm sự của mình. Trong cơn giằng xé giữa tâm hồn và thể xác đớn đau, nhà thơ đã mang đến cho
chúng ta những vần thơ đầy xúc cảm, rung lên từng hơi thở nghẹn ngào từ sự đồng điệu của nhà
văn và bạn đọc.

You might also like