You are on page 1of 14

ÔN THI HK2

ĐỀ 1: KHỔ 1,2 ĐÂY THÔN VĨ DẠ


Raxun Gamzatop từng nhận định: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là
một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp.
Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp
của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” Trong nền văn học Việt Nam, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có
diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn, đó cũng chính là bút pháp riêng của ông. Trong đó,
“Đây thôn Vĩ Dạ” là niềm cảm hứng vô tận về địa danh quê hương với những đường nét khắc
hoạ độc đáo nhất. Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh của nhân vật trữ tình.
Hãy cùng giở lại trang sách xưa để có cái nhìn sâu hơn về khổ một và hai của bài thơ.
Hàn Mạc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê làng Lệ Mĩ, Phong Lộc, Quảng Bình.
Đó là một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch khi ông qua đời ở tuổi hai mươi tám do
mắc bệnh phong. Thế nhưng, đó cũng là một trong những hồn thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ
nhất trong phong trào Thơ mới với những dòng thơ hồn nhiên, trong trẻo và cả điên loạn.
“Đây thôn Vĩ Dạ” trích trong tập “Thơ Điên”, được sáng tác năm 1938 khi nhà thơ đã phát
bệnh. Được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh được gửi bởi Hoàng Cúc, bài thơ vừa tả cảnh đẹp
thôn Vĩ Dạ, vừa bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình - thiết tha yêu đời nhưng cũng đầy u
uẩn.
Bức tranh hoài niệm thiên nhiên, về cảnh Vĩ Dạ lúc bình minh hiện lên thật đặc biệt:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Mở đầu là câu hỏi tu từ vừa như một lời chào thân mật vừa như lời mời mọc ân cần tha
thiết, lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ. Song, đây cũng chính là lời nhà thơ tự trách
mình, tác giả như tự phân thân để chất vấn chính mình. Ông tự hỏi đã bấy lâu nay không về
thăm lại vùng đất ấy, bộc lộ niềm khao khát, nỗi nhớ quê hương cứ đau đáu trong lòng. Ngặt
nỗi, lúc ấy Hàn Mặc Tử đang bị bệnh, làm sao có thể trở về được mà cũng có thể mãi không
trở về được. Chẳng phải là “ghé” hay “ra” mà lại là “về”, gợi tình cảm thân thương, thăm lại
thôn Vĩ là về nơi mình đã từng gắn bó, có nhiều kỉ niệm. Lời thư được diễn thành thơ với sáu
thanh bằng, êm dịu như một lời hoài niệm bâng khuâng. Như vậy, về với Vĩ Dạ cũng là về với
cuộc đời “ngoài kia”, khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ nhiều hoài niệm sâu sắc.
“Nắng mới lên” là nắng sớm buổi bình minh khi vườn tược còn ướt đẫm sương đêm.
Ánh sáng tinh khôi đã bừng sáng, soi lên những tán cau thật long lanh, ấm áp và thanh khiết.
Điệp từ “nắng” không chỉ thể hiện sự tràn ngập ánh sáng, sức sống mà còn bộc lộ tâm hồn
luôn hướng về ánh sáng, hướng về cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Nhịp thơ 1/3/3 như bước chân
khoan thai của bất kỳ vị khách nào về với thôn thôn Vĩ, làm bừng sáng cả một khoảng trời hồi
tưởng.
Bằng ngòi bút tài hoa, Hàn Mặc Tử đã họa lên bức tranh ngôn từ về vẻ đẹp thôn Vĩ có
thấp thoáng hình dáng của con người trong đó:
1
“Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Thi nhân vẫn mãi mê say đắm cảnh sắc quê hương. “Ai” là cách nói phiếm chỉ, mơ hồi,
gợi nhiều cảm xúc vừa “ngại ngùng” vừa xa xôi, cụ thể, thoáng chút ngỡ ngàng khi nhớ về cảnh
cũ người xưa. “Vườn ai mướt quá” còn như tiếng reo vui của trẻ thơ, như lời trầm trồ, ngạc
nhiên trước vẻ đẹp mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc của khu vườn. Ta như có thể nghe thấy
tiếng nhựa sống chuyển mình xôn xao trong tán lá qua biện pháp so sánh “xanh như ngọc”. Vẻ
đẹp được sánh ngang với “ngọc” không chỉ tráng lệ mà còn quý giá vô cùng. Cũng nói về màu
xanh ngọc bích, trước đó Xuân Diệu đã từng viết: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”, tất cả đều
diễn tả khu vườn không chỉ ngời ngợi sắc xanh mà còn tràn đầy sức sống. Như vậy, cảnh Vĩ Dạ
hiện lên thật hài hoà, thanh khiết, đẹp đến độ thành hình, thành ảnh.
Kết lại khổ thơ là vẻ đẹp của con người xứ Huế. “Mặt chữ điền” để chỉ người có khuôn
mặt dịu dàng, phúc hậu. “Lá trúc che ngang” là một nét vẽ tài tình, gợi lên hình ảnh gương mặt
thấp thoáng, hư ảo của thiếu nữ ẩn sau lá trúc mảnh mai. Thấy được sự kín đáo, ý nhị, duyên
dáng và nét phúc hậu, khoẻ khoắn của con người. Còn có một ý thơ khác cho rằng cái tôi tâm
tưởng của thi sĩ chỉ dám nép mình ở xa mà nhìn “người yêu”. Dù hiểu theo ý thơ như thế nào
thì tình cảm của nhà thơ với con người xứ Huế không bao giờ thay đổi. Có thể thấy, khổ thơ
thứ nhất là bức tranh hoài niệm nên thơ về thiên nhiên và con người xứ Huế, là tiếng lòng rạo
rực yêu người, yêu đời tha thiết của thi nhân.
Khổ thơ thứ hai mở ra là tâm trạng lo âu, cô đơn của thi sĩ được khắc hoạ qua cảnh mây
trời, sông nước xứ Huế:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Cảnh mở ra theo chiều rộng và tình lại lắng vào chiều sâu. Câu thơ đầu tách nhịp 4/3
như một tiếng thở dài, chia không gian làm hai nửa: một gió một mây, gợi nỗi buồn phân ly, xa
cách. Điệp từ “gió”, “mây” để nhấn mạnh nỗi cô đơn, trong một thế giới chỉ có “gió” hoặc có
“mây”, không thể có cả hai. Gió và mây tưởng như là đôi bạn tâm giao luôn quấn quýt, thế
nhưng ở đây, “gió” và “mây” lại ở hai đầu nỗi nhớ, chia lìa nhau. Câu thơ mang đến một hiện
thực phi lý nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. “Gió” và “mây” như nhà thơ với người con
gái Huế phúc hậu, hay cũng chính nhà thơ với cuộc đời này. Hàn Mặc Tử đang sống trong cảnh
chia ly, tách biệt như “anh đi đường anh, tôi đường tôi” (Thế Lữ).
Đúng như lời Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “người buồn cảnh có vui đây bao giờ”. Dòng
sông Hương là tấm gương phản chiếu nỗi buồn của thi nhân. Tác giả đã cực tả nỗi buồn ấy qua
biện pháp nghệ thuật nhân hoá, dòng sông trở nên có hồn hơn khi có sự xuất hiện của tâm
trạng “buồn thiu”, buồn đến hiu hắt, mất hết sự sống. “Hoa bắp lay” là bút pháp lấy động tả
tĩnh, cơn gió không mạnh mẽ, tươi mát mà chỉ “lay”. Nỗi buồn của nhà thơ như hoà làm một
với cái nhịp điệu chầm chậm, nhè nhẹ, buồn buồn của gió mây sông nước xứ Huế.
Hai câu thơ tiếp là nỗi nhớ, là hoài niệm của nhân vật trữ tình về sông nước, đêm trăng
bộc lộ niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
2
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền hoặc, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa
vừa thực vừa ảo. “Thuyền ai” là một đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ, con thuyền ấy không đậu
ở bờ bến nào mà lại đậu ở bến của sự hư ảo, “bến sông trăng”. “Sông trăng” có thể hiểu là
dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là
con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù
hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, mơ hồ, mộng ảo, tượng trưng cho
niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời. Hình ảnh “trăng” có thể là cô gái quê hương ẩn hiện bên
bến sông quê, cũng có thể là khát vọng của tác giả muốn trở về thôn Vĩ tìm tình yêu, tìm hạnh
phúc.
“Tối nay” là thời khắc còn có thể đón nhận cái đẹp. Từ “kịp” là nỗi lo lắng ngờ vực về sự
gặp gỡ, hoà hợp với đời, tượng trưng cho thời gian ngắn ngủi. Với người khác nếu không trở
về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối
nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn. Đó là tâm trạng bồi hồi,
phấp phỏng bởi khao khát ngóng trông. Đó là cái nhìn thấy trong hiện tại hay điều lo lắng
trong tương lai khi cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Vì thế, cảnh dù đẹp, vẫn
đau đơn, vẫn khắc khoải. Khổ thơ có nhịp điệu khi khoan, khi nhặt hài hoà, hình ảnh vừa cổ
điển vừa hiện đại thể hiện cho một khát khao tình yêu da diết và tình yêu quê hương xứ sở
thiết tha.
“Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Nhiều hình
ảnh độc đáo, giàu sức liên tưởng, có sự hoà quyện giữa thực và ảo ngôn ngữ thơ giàu chất
hoạ, chất nhạc. Bên cạnh đó là hàng loạt các biện pháp nghệ thuật được vận dụng linh hoạt
như so sánh, câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ “ai”. Tất cả được dùng để ca ngợi vẻ đẹp thơ
mộng của xứ Huế và gửi gắm khát vọng kín đáo về tình đời, tình yêu bộc lộ cho một tâm hồn
nhạy cảm, yêu tha thiết cái đẹp.
Tóm lại, “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức hoạ đẹp bởi nó là sự hoà quyện giữa tình yêu con người
và cảnh sắc thiên nhiên, là tiếng lòng của con người tha thiết với cuộc sống. Đây là một bài thơ
vừa giàu chất mộng ảo vừa trong sáng hiếm thấy của Hàn Mặc Tử và xứng đáng là một trong
những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới. Thi phẩm kết thúc nhưng vẫn để lại dư âm
sâu lắng trong lòng bạn đọc về một khát vọng được yêu, được hạnh phúc đến cháy bỏng và
mối tình đơn phương chưa trọn vẹn. Những tình cảm ấy đều được hoạ nên từ sâu bên trong
nỗi lòng thi sĩ bởi Victor Hugo từng có câu: “Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn
trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca”.

ĐỀ 2: KHỔ 2,3 ĐÂY THÔN VĨ DẠ


Raxun Gamzatop từng nhận định: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là
một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp.
Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp
của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” Trong nền văn học Việt Nam, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có
3
diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn, đó cũng chính là bút pháp riêng của ông. Trong đó,
“Đây thôn Vĩ Dạ” là niềm cảm hứng vô tận về địa danh quê hương với những đường nét khắc
hoạ độc đáo nhất. Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh của nhân vật trữ tình.
Hãy cùng giở lại trang sách xưa để có cái nhìn sâu hơn về khổ hai và ba của bài thơ.
Hàn Mạc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê làng Lệ Mĩ, Phong Lộc, Quảng Bình.
Đó là một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch khi ông qua đời ở tuổi hai mươi tám do
mắc bệnh phong. Thế nhưng, đó cũng là một trong những hồn thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ
nhất trong phong trào Thơ mới với những dòng thơ hồn nhiên, trong trẻo và cả điên loạn.
“Đây thôn Vĩ Dạ” trích trong tập “Thơ Điên”, được sáng tác năm 1938 khi nhà thơ đã phát
bệnh. Được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh được gửi bởi Hoàng Cúc, bài thơ vừa tả cảnh đẹp
thôn Vĩ Dạ, vừa bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình - thiết tha yêu đời nhưng cũng đầy u
uẩn.
Khổ thơ thứ hai mở ra là tâm trạng lo âu, cô đơn của thi sĩ được khắc hoạ qua cảnh mây
trời, sông nước xứ Huế:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Cảnh mở ra theo chiều rộng và tình lại lắng vào chiều sâu. Câu thơ đầu tách nhịp 4/3
như một tiếng thở dài, chia không gian làm hai nửa: một gió một mây, gợi nỗi buồn phân ly, xa
cách. Điệp từ “gió”, “mây” để nhấn mạnh nỗi cô đơn, trong một thế giới chỉ có “gió” hoặc có
“mây”, không thể có cả hai. Gió và mây tưởng như là đôi bạn tâm giao luôn quấn quýt, thế
nhưng ở đây, “gió” và “mây” lại ở hai đầu nỗi nhớ, chia lìa nhau. Câu thơ mang đến một hiện
thực phi lý nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. “Gió” và “mây” như nhà thơ với người con
gái Huế phúc hậu, hay cũng chính nhà thơ với cuộc đời này. Hàn Mặc Tử đang sống trong cảnh
chia ly, tách biệt như “anh đi đường anh, tôi đường tôi” (Thế Lữ).
Đúng như lời Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “người buồn cảnh có vui đây bao giờ”. Dòng
sông Hương là tấm gương phản chiếu nỗi buồn của thi nhân. Tác giả đã cực tả nỗi buồn ấy qua
biện pháp nghệ thuật nhân hoá, dòng sông trở nên có hồn hơn khi có sự xuất hiện của tâm
trạng “buồn thiu”, buồn đến hiu hắt, mất hết sự sống. “Hoa bắp lay” là bút pháp lấy động tả
tĩnh, cơn gió không mạnh mẽ, tươi mát mà chỉ “lay”. Nỗi buồn của nhà thơ như hoà làm một
với cái nhịp điệu chầm chậm, nhè nhẹ, buồn buồn của gió mây sông nước xứ Huế.
Hai câu thơ tiếp là nỗi nhớ, là hoài niệm của nhân vật trữ tình về sông nước, đêm trăng
bộc lộ niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền hoặc, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa
vừa thực vừa ảo. “Thuyền ai” là một đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ, con thuyền ấy không đậu
ở bờ bến nào mà lại đậu ở bến của sự hư ảo, “bến sông trăng”. “Sông trăng” có thể hiểu là
dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là
con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù
hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, mơ hồ, mộng ảo, tượng trưng cho
4
niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời. Hình ảnh “trăng” có thể là cô gái quê hương ẩn hiện bên
bến sông quê, cũng có thể là khát vọng của tác giả muốn trở về thôn Vĩ tìm tình yêu, tìm hạnh
phúc.
“Tối nay” là thời khắc còn có thể đón nhận cái đẹp. Từ “kịp” là nỗi lo lắng ngờ vực về sự
gặp gỡ, hoà hợp với đời, tượng trưng cho thời gian ngắn ngủi. Với người khác nếu không trở
về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối
nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn. Đó là tâm trạng bồi hồi,
phấp phỏng bởi khao khát ngóng trông. Đó là cái nhìn thấy trong hiện tại hay điều lo lắng
trong tương lai khi cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Vì thế, cảnh dù đẹp, vẫn
đau đơn, vẫn khắc khoải. Khổ thơ có nhịp điệu khi khoan, khi nhặt hài hoà, hình ảnh vừa cổ
điển vừa hiện đại thể hiện cho một khát khao tình yêu da diết và tình yêu quê hương xứ sở
thiết tha.
Sang khổ ba, giọng thơ đã trở nên gấp gáp hơn cùng với niềm khao khát được gắn liền
với hình bóng cụ thể:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Thân xác càng đau đớn, cái chết càng đến gần thì mộng ước lại càng cháy bỏng. Điệp
ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần chất chứa biết bao nhiêu mặc cảm chia li, xa cách,
đồng thời tạo âm tiết vang mênh mang, vời vợi. Thi sĩ tuy đang “mơ” nhưng giấc mộng ấy lại là
khát khao đầy thành thực. “Mơ khách đường xa” là khát khao được một lần gặp lại người xưa
trước khi lìa khỏi cõi đời nhưng càng mong mỏi thì giấc mơ càng trở nên xa vời, khắc khoải.
Nhịp thơ 4/3 cùng với điệp ngữ luyến láy đã tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn. Người đọc
thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, ông chỉ có thể yêu trong mộng,
sống trong mộng.
“Em”, người con gái quê hương hiện lên không phải bằng hình hài, vóc dáng mà trong
màu áo “trắng quá”. Từ “quá” như khắc hoạ sự trầm trồ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của giai nhân
hiện hữu. Màu trắng trong văn học trung đại là màu trắng tang tóc, đau thương nhưng với
quan niệm thẩm mĩ hiện đại của Hàn Mặc Tử, nó lại là sắc trắng mới, tinh khôi, tnh khiết hơn
thể hiện cho một tâm hồn thánh thiện, trinh nguyên. Trắng đến độ nhà thơ “nhìn không ra”,
đó là hình bóng từ chỗ thấp thoáng dần trở nên hư thực khó nắm bắt. Câu thơ thể hiện sự
choáng ngợp, nghẹn ngào lại có chút xót của thi sĩ vì dù cố gắng nhưng chẳng thể nhìn rõ ràng,
sự tồn tại của “em” mãi trong thế giới tâm tưởng mà không thể trở thành hiện thực.
Bài thơ tả cảnh đến đây đã trở thành bài thơ thổ lộ tình yêu đơn phương đầy rung động:
"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Hai câu thơ cuối dẫn ta vào cõi hoài niệm của nhà thơ. “Ở đây” là ở đâu? Có thể là
không gian hiện thực nơi xứ Huế nhưng cũng có thể là không gian tâm tưởng, nơi nhà thơ
đang “mặc cảm” bệnh tật mà hàng rào số phận được ngăn cách bởi không gian và thơi gian.
“Sương khói mờ nhân ảnh” không phải là sương khói ngoài đời mà là sương khói trong mối

5
tình đương nhen nơi lòng thi sĩ. Đâu còn cảnh tiên như họa nơi xứ Huế, chỉ còn sương khói che
khuất bóng người. Như vậy, cảnh vật và con người đều trở nên mờ nhạt, xa xôi, hư ảo.
Câu hỏi "Ai biết tình ai có đậm đà?" vang lên đầy khắc khoải về tình cảm đơn phương tội
nghiệp. Kết hợp với đại từ phiếm chỉ "ai" đa nghĩa càng khiến cho ý thơ mênh mang không xác
định. Câu thơ có thể hiểu là “em có biết tình anh vẫn đậm đà”, khẳng định tình cảm tha thiết,
sâu đậm. Hoặc “anh nào có biết tình em có đậm đà hay không?”, như một lời hoài nghi, mong
mỏi, chan chứa niềm tha thiết của tác giả về tình đời, tình người, cuộc sống. Đến đây, ta chợt
nhớ đến bài thơ “Duyên kì ngộ” cũng nói lên nỗi lòng thi nhân:
“Một mai ở bên kia khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm”
(Hàn Mặc Tử)
Bài thơ khép lại trong nỗi hoài nghi, tuyệt vọng nhưng vẫn cuộn trào trong đó niềm khát
khao được mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời với tình người.
“Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Nhiều hình
ảnh độc đáo, giàu sức liên tưởng, có sự hoà quyện giữa thực và ảo ngôn ngữ thơ giàu chất
hoạ, chất nhạc. Bên cạnh đó là hàng loạt các biện pháp nghệ thuật được vận dụng linh hoạt
như so sánh, câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ “ai”. Tất cả được dùng để ca ngợi vẻ đẹp thơ
mộng của xứ Huế và gửi gắm khát vọng kín đáo về tình đời, tình yêu bộc lộ cho một tâm hồn
nhạy cảm, yêu tha thiết cái đẹp.
Tóm lại, “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức hoạ đẹp bởi nó là sự hoà quyện giữa tình yêu con người
và cảnh sắc thiên nhiên, là tiếng lòng của con người tha thiết với cuộc sống. Đây là một bài thơ
vừa giàu chất mộng ảo vừa trong sáng hiếm thấy của Hàn Mặc Tử và xứng đáng là một trong
những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới. Thi phẩm kết thúc nhưng vẫn để lại dư âm
sâu lắng trong lòng bạn đọc về một khát vọng được yêu, được hạnh phúc đến cháy bỏng và
mối tình đơn phương chưa trọn vẹn. Những tình cảm ấy đều được hoạ nên từ sâu bên trong
nỗi lòng thi sĩ bởi Victor Hugo từng có câu: “Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn
trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca”.

ĐỀ 3: PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI


Sô-lô-khốp từng nhận định: “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao
giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những
tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối
với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài
người”. Dân tộc ta cũng có Bác, người đã trải qua nhiều khổ cực, nghiệt ngã trên hàng trình
tìm lại tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ấy, ở Bác vẫn ánh lên một tinh thần lạc
quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ "Chiều tối" đã thể hiện được phần
nào ý chí sắt đá ấy của Người.
6
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình Nho học, quê làng Kiêm Liên, Nam Đàn, Nghệ
An. Là tác giả của “tuyên ngôn độc lập”, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Thơ Bác vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa hài hoà tinh thần thời đại. “Chiều tối” là bài thơ thứ
31/134 bài thơ trích từ tập “Ngục trung nhật kí”, được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao
của Bác khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã
vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước
mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều trên một quãng đường rừng được chấm phá vài
nét đơn sơ theo bút pháp Đường thi:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Bức tranh thiên nhiên hiện lên vương chút buồn thi vị. Khác với cánh chim bay về chốn
vô tận, vô cùng trong thơ của Lý Bạch hay Nguyễn Du, cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh là
cánh chim đang tìm về với sự sống thường ngày, do vậy mà nó có hồn và nhuốm màu tâm
trạng hơn. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt nhưng vẫn cố
gắng vươn mình trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Cũng giống như đôi chân của người tù
ấy, vẫn miệt mài từng bước tìm con đường giải phóng cho quê hương, dẫu cho có đớn đau,
mỏi mệt vẫn chưa bao giờ thôi khao khát tự do. Cánh chim bay trong buổi hoàng hôn gợi lên
sự nhỏ bé giữa một không gian rộng lớn của cả cánh rừng. Ta có thể bắt gặp hình ảnh quen
thuộc này trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
(Cảnh chiều hôm)
“Cô vân” là đám mây lẻ loi, cô độc. Hai từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di
chuyển của chòm mây. “Thiên không” tức là bầu trời quang đãng, sạch sẽ, trong trẻo. Một
đám mây trôi giữa bầu trời lặng lẽ như chính sự cô đơn, lẻ loi của Bác giữa không gian mênh
mang. Bài thơ được dịch khá uyển chuyển, nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi của đám
mây. Người dịch đã bỏ sót chữ "cô" và chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy "mạn
mạn". Tuy vậy, ta vẫn thấy cái hay riêng của nó, “chòm mây” trôi nhẹ nhàng như tâm hồn ung
dung tự tại, bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ
không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Dù cho cánh chim hay chòm mây được tụ do còn người
tù thì đang mất tự do. Đó chính là tình yêu thiên nhiên và tinh thần thép vĩ đại của người tù –
thi sĩ Hồ Chí Minh.
Tác giả còn khéo léo kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Trong đó
có thể kể đến lấy điểm vẽ diện, lấy tĩnh tả động độc đáo của thơ cổ. Một cánh chim tả vẻ êm
đềm, tỉnh lặng, một chòm mây tả vẻ bát ngát, thi vị. Đó còn là bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ
tình và thi pháp ước lệ cổ điển. Tinh thần hiện đại ở hình ảnh con người làm chủ bức tranh
thiên nhiên, hình ảnh thơ gần gũi, cảnh thực, vận động hướng về sự sống và ánh sáng, từ bóng
7
tối ra ánh sáng, từ buồn sang vui, từ cô đơn thành ấm áp. Thể hiện cho một tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung và cả khát khao tự do.
Nhìn chung, hai câu đầu bài thơ có phảng phất nỗi buồn của lòng người, của tâm trạng
người tù nhưng cảnh buồn mà không chút bi lụy. Th.s Nguyễn Đức Hùng nhận xét rằng “Những
buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn
của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn
ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh
Đường”.
Nổi bật lên trên không gian chiều tối, sâu lắng, tĩnh lặng là bức tranh cuộc sống con
người:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Trong hai câu thơ tiếp theo Bác đã hướng ánh nhìn vào khung cảnh cuộc sống của người
dân vùng sơn cước. “Sơn thôn thiếu nữ” được dịch là “Cô em xóm núi” đứng trên bình diện
ngữ nghĩa thì không có gì là sai nhưng lại không thể hiện được sự trân trọng của nhân vật trữ
tình đối với con người. Thời điểm “tối” trong bản dịch cũng làm lộ ý thơ, làm mất đi giá trị, nét
tài tình, tự nhiên của thơ Đường. Hình ảnh cô gái xay ngô là một hình đẹp và ẩn chứa nhiều ý
vị, khi con người trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ. Không giống “Lom khom
dưới núi tiều vài chú” hay “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” mờ nhạt, hình ảnh người thiếu
nữ xay ngô không chỉ gợi ra những nhịp vận động đầy khỏe khoắn, trẻ trung mà còn khắc họa
hình ảnh đời thường giản dị, ấm áp thể hiện niềm vui tự do lao động. Một hình ảnh bình dị
đến vậy mà vẫn được Bác đưa vào thơ văn, đúng như Thạch Lam từng nói: “Công việc của nhà
văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để
cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”.
Bác đã điệp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng
xoay nối tiếp sự tuần hoàn của thời gian. Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than
cũng đã “rực hồng”, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn. “Hồng” đã trở thành
nhãn tự, là điểm bừng sáng của bài thơ. Trong bài thơ “Tảo giải”, chữ hồng ấy cũng đã từng
xuất hiện:
“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”
Chữ hồng ấy với chữ hồng trong Chiều tối có cùng một nét nghĩa là chỉ ánh sáng, chỉ
niềm vui, sự lạc quan của người tù. Thông thường, bài thơ sẽ kết thúc bằng cảnh tượng màn
đêm đen kịt bao phủ khắp núi rừng, để lại nỗi cô đơn, che phủ con người. Nhưng ở đây, đó lại
là điểm hội tụ kết tinh ánh sáng, toả hơi ấm toàn bài thơ, làm dịu nỗi cô đơn của người tù. Bộc
lộ cho một tâm hồn lạc quan, quên cảnh ngộ trước mắt, đồng cảm với người dân lao động và
cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc đơn sơ. Đó cũng chính vẻ đẹp tư tưởng Hồ Chí Minh.

8
Chất tình và chất thép cũng là một đặc trưng không thể không nhắc đến trong bài thơ
“Chiều tối”. Chất thép thể hiện ở phong thái ung dung, tự tại trong hoàn cảnh bị áp giải, ở
niềm lạc quan trong cảnh ngộ “tê tái gông cùm”, ở nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh giữa
cảnh tù tội oan ức. Còn chất tình thể hiện ở niềm rung cảm của bác trước thiên nhiên và cuộc
sống, Người luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin. Thiên nhiên có chút buồn, cuộc
sống có vất vả nhưng vẫn đẹp, vẫn ấm nồng niềm tin vì tình yêu cuộc sống, tình yêu con người
của Bác.
“Chiều tối” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Đó là ngôn ngữ hàm
súc, hình ảnh giàu sức liên tưởng, có sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Biện pháp
điệp ngữ, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình cũng đã góp phần hoạ nên bức tranh chiều
tuyệt đẹp nhưng không mang sắc thái buồn như thơ xưa mà lại toát lên sức sống chủ động của
con người.
Tóm lại, ở “Chiều tối”, bên cạnh vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời, sống hòa hợp
với thiên nhiên, ta còn thấy được vẻ đẹp tấm lòng của vị lãnh tụ vĩ đại khi luôn hướng về cuộc
sống của nhân dân lao động, trái tim ấm áp luôn có chất thép ngầm mạnh mẽ, vững vàng và
tuyệt đối kiên trung với lý tưởng cách mạng sáng ngời. Trở thành động lực to lớn cho người
chiến sĩ bước tiếp con đường giải phóng dân tộc nhiều vẻ vang, nhưng cũng lắm gian lao sau
này. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết:
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
ĐỀ 4: CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI CHIỀU TỐI
“Làm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
Đó là lời giãi bày của Bác Hồ khi đang bị giam cầm nơi ngục tù tăm tối. Hồ Chí Minh là
một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng
vô bờ bến. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã
để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó,
không thể không kể đến bài thơ “Chiều tối”, sự kết hợp hết sức hài hoà giữa nét cổ điển và
tinh thần hiện đại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình Nho học, quê làng Kiêm Liên, Nam Đàn, Nghệ
An. Là tác giả của “tuyên ngôn độc lập”, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Thơ Bác vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa hài hoà tinh thần thời đại. “Chiều tối” là bài thơ thứ
31/134 bài thơ trích từ tập “Ngục trung nhật kí”, được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao
của Bác khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã
vào một buổi chiều tối, thế nhưng mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
9
Trước hết, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện qua thi đề “Giai thì, mĩ cảnh”, đề tài
thiên nhiên phổ biến trong thơ cổ. Các nhà thơ xưa thường chọn buổi chiều để nói về nỗi nhớ
và nỗi buồn vì nó gợi sự trống trải và nỗi khắc khoải trong lòng. Bác cũng vậy, dường như đây
là khoảng thời gian thật nhất để nhân vật trữ tình thể hiện rõ những nội tâm của mình. Văn tự
chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cũng khắc hoạ rõ nét tinh thần cổ điển. Đây
là thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó
là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn hai mươi tám chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên
nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Một vẻ đẹp thật cổ điển và nghệ thuật.
Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều trên một quãng đường rừng được chấm phá vài
nét đơn sơ theo bút pháp Đường thi thường thấy trong thơ xưa:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Màu sắc cổ điển trước hết được thể hiện qua hình ảnh cánh chim. Tuy mang phong vị
của thơ cổ nhưng màu sắc hiện đại trong hình ảnh thơ lại rất rõ nét. Khác với cánh chim bay về
chốn vô tận, vô cùng trong thơ của Lý Bạch hay Nguyễn Du, cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh
là cánh chim đang tìm về với sự sống thường ngày, do vậy mà nó có hồn và nhuốm màu tâm
trạng hơn. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt nhưng vẫn cố
gắng vươn mình trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Cũng giống như đôi chân của người tù
ấy, vẫn miệt mài từng bước tìm con đường giải phóng cho quê hương, dẫu cho có đớn đau,
mỏi mệt vẫn chưa bao giờ thôi khao khát tự do. Cánh chim bay trong buổi hoàng hôn gợi lên
sự nhỏ bé giữa một không gian rộng lớn của cả cánh rừng. Ta có thể bắt gặp hình ảnh quen
thuộc này trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
(Cảnh chiều hôm)
Hình ảnh chòm mây cũng là hình ảnh đậm chất cổ điển. Một đám mây trôi giữa bầu trời
lặng lẽ như chính sự cô đơn, lẻ loi của Bác giữa không gian mênh mang. “Chòm mây” trôi nhẹ
nhàng như tâm hồn ung dung tự tại, bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và
thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong
thơ cổ cũng được Bác vận dụng đầy sáng tạo, lấy trạng thái của cảnh để bộc lộ những tâm sự,
cảm xúc con người. Một cánh chim tả vẻ êm đềm, tỉnh lặng, một chòm mây tả vẻ bát ngát, thi
vị. Ngoài ra, bút pháp chấm phá, lấy tĩnh tả động, ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo.
Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc
này là chiều tối. Ấy là cái tài tình trong ngòi bút của Hồ Chí Minh.
Nổi bật lên trên không gian chiều tối là bức tranh cuộc sống con người với hình ảnh thơ
gần gũi, vận động hướng về sự sống, đó cũng là nét hiện đại của bài thơ:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
10
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Tinh thần hiện đại được diễn tả qua những hình ảnh ấm áp, dưới bút pháp tả thực sinh
động về cuộc sống đời thường dân giã. Không giống như con người mờ nhạt trong “Lom khom
dưới núi tiều vài chú” hay “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, hình ảnh người thiếu nữ xay ngô
không chỉ gợi ra những nhịp vận động đầy khỏe khoắn, trẻ trung mà còn khắc họa hình ảnh
đời thường giản dị, ấm áp thể hiện niềm vui tự do lao động. Như vậy, hình ảnh con người
trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ, làm chủ bức tranh thiên nhiên. Hình tượng
thơ cũng luôn hướng về sự sống và ánh sáng, từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn sang vui, từ cô
đơn thành ấm áp.
Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than cũng đã “rực hồng”, đánh dấu sự
chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn. “Hồng” đã trở thành nhãn tự, là điểm bừng sáng của bài
thơ. Thông thường, bài thơ sẽ kết thúc bằng cảnh tượng màn đêm đen kịt bao phủ khắp núi
rừng, để lại nỗi cô đơn, che phủ con người. Nhưng ở đây, đó lại là điểm hội tụ kết tinh ánh
sáng, toả hơi ấm toàn bài thơ, làm dịu nỗi cô đơn của người tù. Qua đó thấy được tinh thần
hiện đại thể hiện qua quan niệm sống, cách sống của tác giả: Mạnh mẽ đối mặt, vượt qua gian
khổ, bộc lộ cho một tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, quên cảnh ngộ trước mắt, khát
khao tự do, đồng cảm với người dân lao động và cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc đơn sơ. Đó
cũng chính vẻ đẹp tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Chiều tối” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Đó là ngôn ngữ hàm
súc, hình ảnh giàu sức liên tưởng, có sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Biện pháp
điệp ngữ, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình cũng đã góp phần hoạ nên bức tranh chiều
tuyệt đẹp nhưng không mang sắc thái buồn như thơ xưa mà lại toát lên sức sống chủ động của
con người. Thơ Bác đậm đà màu sắc cổ điển, mang trong mình truyền thống phương Đông rất
đậm đà nhưng cũng không hẳn là thơ cổ vì trong đó còn sáng ngời tinh thần thời đại, nó là
tiếng thơ của người cộng sản vĩ đại. Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong “Chiều tối” không
tách rời nhau mà kết hợp hài hoà với nhau làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của bài thơ, của
phong cách Hồ Chí Minh.
Tóm lại, tìm ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài Chiều tối ta mới hiểu được sức sống
lâu bền, sức hấp dẫn của tác phẩm, hiểu được vì sao đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng những
thi phẩm của Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên sự trẻ trung, sâu sắc. Ở “Chiều tối”, bên cạnh vẻ
đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời, sống hòa hợp với thiên nhiên, ta còn thấy được vẻ đẹp
tấm lòng của vị lãnh tụ vĩ đại khi luôn hướng về cuộc sống của nhân dân lao động, trái tim ấm
áp luôn có chất thép ngầm mạnh mẽ, vững vàng và tuyệt đối kiên trung với lý tưởng cách
mạng sáng ngời. Trở thành động lực to lớn cho người chiến sĩ bước tiếp con đường giải phóng
dân tộc nhiều vẻ vang, nhưng cũng lắm gian lao sau này. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà
thơ Tố Hữu thay cho lời kết:
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
11
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
(Theo chân Bác)

ĐỀ 5: CHẤT TÌNH CHẤT THÉP CHIỀU TỐI


"Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình".
Đó là lời nhận định của nhà thơ Hoàng Trung Thông dành cho Bác. Sô-lô-khốp cũng từng
nhận định: “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng
cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm
cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát
vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”. Dân tộc ta cũng có
Bác, người đã trải qua nhiều khổ cực, nghiệt ngã trên hàng trình tìm lại tự do cho Tổ quốc. Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh ấy, ở Bác vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một
ngày mai tươi sáng. Bài thơ "Chiều tối" đã thể hiện được phần nào ý chí sắt đá ấy của Người.
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình Nho học, quê làng Kiêm Liên, Nam Đàn, Nghệ
An. Là tác giả của “tuyên ngôn độc lập”, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Thơ Bác vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa hài hoà tinh thần thời đại. “Chiều tối” là bài thơ thứ
31/134 bài thơ trích từ tập “Ngục trung nhật kí”, được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao
của Bác khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã
vào một buổi chiều tối, nhưng đã cho ta thấy hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng với tinh
thần thép nhưng vẫn rất lãng mạn, rất tình.
Trước hết cần hiểu hai khái niệm trên nghĩa là gì. Chất thép là ý chí kiên cường, bất
khuất, sự tự tin và niềm kiêu hãnh, luôn lạc quan tin tưởng vào mục tiêu của người chiến sĩ
cách mạng. Còn chất tình là những cảm xúc, tình cảm, rung động của một “đại nhân” trước cái
đẹp của tạo vật, của tình người. Hai khái niệm này có vẻ mâu thuẫn nhưng lại được thể hiện
hài hòa, đan xen vào nhau trong từng câu, từng chữ của bài.
Ở trong hai câu đầu tiên, nghiêng nhiều hơn về chất tình với phong cảnh thiên nhiên lúc
chiều tà trong con mắt người chiến sĩ - thi sĩ sau một ngày giải lao đầy mệt mỏi:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Bức tranh thiên nhiên hiện lên vương chút buồn thi vị. Khác với cánh chim bay về chốn
vô tận, vô cùng trong thơ của Lý Bạch hay Nguyễn Du, cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh là
cánh chim đang tìm về với sự sống thường ngày, do vậy mà nó có hồn và nhuốm màu tâm
trạng hơn. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt nhưng vẫn cố
gắng vươn mình trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Cánh chim bay trong buổi hoàng hôn
còn gợi lên sự nhỏ bé giữa một không gian rộng lớn của cả cánh rừng.

12
Một đám mây trôi giữa bầu trời lặng lẽ như chính sự cô đơn, lẻ loi của Bác giữa không
gian mênh mang. “Chòm mây” trôi nhẹ nhàng như tâm hồn ung dung tự tại, bị giải tù mà như
đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt
mỏi nữa. Dù cho cánh chim hay chòm mây được tụ do còn người tù thì đang mất tự do. Đó
chính là tình yêu thiên nhiên và tinh thần thép vĩ đại của người tù – thi sĩ Hồ Chí Minh.
Chỉ hai câu thơ đơn giản với giọng thơ đằm thắm, tha thiết đã chứa đựng nỗi lòng của
người chiến sĩ cách mạng, đó là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương, được khao khát bay nhảy tự
do, sải cánh như chim trời, được nhẹ nhàng như áng mây kia. Bức tranh thiên nhiên ở đây
không chỉ dừng lại ở miêu tả bề ngoài mà nó còn là bề sâu, là cảm xúc của người tù đối với
thiên nhiên. Bác có trong mình tình yêu thiên nhiên nồng đượm dù trong hoàn cảnh khắc
nghiệt. Trong hoàn cảnh hết sức khổ sở của tù đày, có đi bộ đến năm mươi ba cây số một ngày
mà Bác vẫn trọn tình với thiên nhiên, điều này thể hiện cả chất tình và chất thép nhưng dù thế
nào thì niềm rung cảm của bác trước thiên nhiên và cuộc sống là điều không thể chối cãi,
Người còn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin, hướng về cuộc sống dân dã. Thiên
nhiên có chút buồn, cuộc sống có vất vả nhưng vẫn đẹp, vẫn ấm nồng niềm tin vì tình yêu cuộc
sống, tình yêu con người của Bác.
Nổi bật lên trên không gian chiều tối, sâu lắng, tĩnh lặng là bức tranh cuộc sống con
người thể hiện chất thép thâm thúy và đậm nét hơn bao giờ hết:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Trong hai câu thơ tiếp theo Bác đã hướng ánh nhìn vào khung cảnh cuộc sống của người
dân vùng sơn cước. Hình ảnh cô gái xay ngô là một hình đẹp và ẩn chứa nhiều ý vị, khi con
người trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ. Không giống như con người mờ nhạt
trong “Lom khom dưới núi tiều vài chú” hay “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, hình ảnh người
thiếu nữ xay ngô không chỉ gợi ra những nhịp vận động đầy khỏe khoắn, trẻ trung mà còn khắc
họa hình ảnh đời thường giản dị, ấm áp thể hiện niềm vui tự do lao động.
Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than cũng đã “rực hồng”, đánh dấu sự
chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn. “Hồng” đã trở thành nhãn tự, là điểm bừng sáng của bài
thơ. Thông thường, bài thơ sẽ kết thúc bằng cảnh tượng màn đêm đen kịt bao phủ khắp núi
rừng, để lại nỗi cô đơn, che phủ con người. Nhưng ở đây, đó lại là điểm hội tụ kết tinh ánh
sáng, toả hơi ấm toàn bài thơ, làm dịu nỗi cô đơn của người tù. Bộc lộ cho một tâm hồn lạc
quan, quên cảnh ngộ trước mắt, đồng cảm với người dân lao động và cảm nhận sâu sắc về
hạnh phúc đơn sơ. Đó cũng chính vẻ đẹp tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hình ảnh cô gái, màu hồng của ánh lửa chính là niềm tin, là việc sắt đá trong tư tưởng
của người chiến sĩ. Đây chính là tinh thần thép trong bài thơ. Cô gái hăng say xay ngô tối chính
là sự hăng say hoạt động cách mạng, ánh lửa hồng chính là niềm tin lý tưởng, ánh sáng cách
mạng. Nó luôn rực cháy và càng trong đêm tối càng sáng rực lên.

13
Để thấy được chất thép trong tác phẩm này, đầu tiên ta cần phải hiểu nội hàm của chất
thép. Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi”, Người có viết:
"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
Chất thép ở đây là sự cứng cỏi, là phong thái ung dung, tự tại trong hoàn cảnh bị áp giải,
là niềm lạc quan trong cảnh ngộ “tê tái gông cùm”, là nghị lực phi thường, ý chí chiến đấu và
tinh thần lạc quan cách mạng của Hồ Chí Minh vượt lên trên cảnh tù tội oan ức. Sự rắn rỏi ấy
còn được tô đậm qua giọng thơ mạnh mẽ, khoẻ khoắn, hừng hực khí thế. Chất thép chuyển
hóa linh hoạt thành hình tượng thơ, thành tình cảm thơ vì thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tình
cảm, hình ảnh và lý trí.
“Chiều tối” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Đó là ngôn ngữ hàm
súc, hình ảnh giàu sức liên tưởng, có sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Biện pháp
điệp ngữ, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình cũng đã góp phần hoạ nên bức tranh chiều
tuyệt đẹp nhưng không mang sắc thái buồn như thơ xưa mà lại toát lên sức sống chủ động của
con người. Từ đó, tạo nên Một phong cách thơ đẹp mang nét riêng của Bác: sự hài hòa của lí
tưởng, cái tuyệt đẹp giữa thép và tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ như một điều vốn dĩ.
Tóm lại, chất tình nhờ chất thép mà thêm nồng hậu, chất thép cũng nhờ chất tình mà
được nâng lên. Ở “Chiều tối”, bên cạnh vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời, sống hòa hợp
với thiên nhiên, ta còn thấy được vẻ đẹp tấm lòng của vị lãnh tụ vĩ đại khi luôn hướng về cuộc
sống của nhân dân lao động, trái tim ấm áp luôn có chất thép ngầm mạnh mẽ, vững vàng và
tuyệt đối kiên trung với lý tưởng cách mạng sáng ngời. Trở thành động lực to lớn cho người
chiến sĩ bước tiếp con đường giải phóng dân tộc nhiều vẻ vang, nhưng cũng lắm gian lao sau
này. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết:
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
(Theo chân Bác)

14

You might also like