You are on page 1of 3

KHỔ 2

Hàn Mặc Tử - “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo
mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Cuộc đời ông có nhiều bi thương, ông mắc bệnh hiểm nghèo và
mất sớm, nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình
yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi
tiếng của Hàn Mặc Tử, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc về mối tình của HMT với
một cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ. Đặc biệt, khổ thơ thứ 2 đã thể hiện chân thực nhất tâm lý tình cảm của thi sĩ.
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Nếu mở đầu bài thơ, người ta cảm nhận được vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật và con người xứ Vĩ Dạ, vẻ đẹp
tâm hồn , yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả thì đến khổ thơ
thứ hai, ta cảm nhận được sự hoài niệm, niềm đau cô lẻ, chia lìa cùng tâm trạng lo âu của thi sĩ. Khổ thơ
thứ hai “ĐTVD”,bao gồm 4 câu thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của người thi sĩ – của người khách khi nhớ
về quê hương. Ngay đầu khổ 2, một bức tranh sông nước đêm trăng được tác giả mở ra rõ nét.
“Gió theo đường gió, mây đường mây”
Hình ảnh gió và mây từ bao đời nay đã gắn liền với nhau như đôi bạn tri kỉ, không thể tách rời – gió thổi
mây bay. Thế nhưng, qua biện pháp sử dụng nghệ thuật nhân hóa đầy sáng tạo của mình, Hàn Mặc Tử đã
tạo nên một nghịch lí chưa từng có từ trước đến nay, ôn vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn:
có gió – nhưng gió theo lối gió, cũng có mây – nhưng lại mây đường mây. Mây gió đôi đường, đôi ngả.
Đồng thời, Hàn Mặc Tử còn sử dụng nhịp thơ một cách vô cùng tinh tế - nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp này đã
giúp cho câu thơ của ông tách thành hai vế đối nghịch nhau, một bên là gió, bên còn lại là mây khiến sự
chia lìa, cách xa này lại càng thêm xa cách. Từ đó, hai người bạn tri kỉ ấy tưởng chừng như không thể nào
xa rời, lại ngoảnh mặt quay lưng, đôi ngả chia ly. Quả thật, có lẽ Chế Lan Viên đã đúng khi nói: “Tôi xin
hứa hẹn với các người rằng mai sau những cái tầm thường mực thước kia sẽ tan biến đi và còn lại của cái
thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”. Chỉ có ông mới có thể biến cái tưởng chừng như phi lí
không hiện thực lại trở nên vô cùng hợp lí trong thơ văn nhưng mọi vật HMT nhân hóa chỉ đơn thuần để
diễn tả cảnh gió, cảnh mây. NDu đã từng viết trong tác phẩm nổi tiếng của ông – “Truyện Kiều” rằng:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
HMT buồn vì biết mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, quái ác, buồn vì vẫn còn luyến lưu những cảnh
vật thơ mộng và buồn vì mối tình đơn phương với người con gái xứ Huế chỉ còn lại trong giấc chiêm bao!
Nhưng trên tất cả, có lẽ ông sợ nhiều hơn là buồn, ông sợ một ngày nào đó mình chẳng cong tồn tại trên
cõi đời này nữa. Có phải chăng vì buồn, vì sợ mà cảnh Huế vốn dĩ rất thơ mộng, trữ tình đã dần nhuốm
một màu bi ai đến não lòng:
“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Từ trước đến nay, sông Hương được biết đến như một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và được xem là một
trong những biểu tượng to lớn của xứ Huế. Vì thế sẽ chẳng lấy làm lạ nếu sông Hương luôn trở thành đề
tài chình trong các tác phẩm thơ ca nước ta , sông Hương không chỉ được nhắc đến với 1 tình yêu nồng
nhiệt, chân thành mà cháy bỏng trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo:
“Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say”
Thế nhưng dưới ngòi bút tài tình của HMT, sông Hương lại hiện ra với một vẻ u sầu, ảo não. Buồn thiu là
cái buồn nhè nhẹ nhưng dai dẳng, nó len lỏi và thấm dần vào tâm hồn của thi nhân và lan sang cả những
thứ vô tri vô giác: “dòng nước”, “hoa bắp”. Để rồi dòng nước ấy lại trôi đi một cách lững lờ, hoa bắp kia
lại lay động, đong đưa thật chậm, thật nhịp nhàng theo từng nhịp đưa của gió. Dường như nỗi buồn của
thi nhân được hòa quyện dần vào nỗi buồn của thiên nhiên, của vạn vật làm cho buồn lại càng thêm buồn,
cô đơn lại càng thêm hiu quạnh. Hai câu thơ gợi lên một khung cảnh rời rạc, chia lìa mang đến cho lòng
người nỗi u buồn lặng lẽ.
Buồn bã là thế, cô đơn là thế nhưng khi trời xuống trăng lên, không chỉ những cảnh vật mà cả tâm
tư, tình cảm của con người cũng chuyển mình thay đổi.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”
Câu thơ hiện lên mang theo một khung cảnh ngập tràn ánh trăng – người bạn tâm tình của tác giả. Thật dễ
dàng để thấy trăng có mặt khắp mọi nơi, trăng chất đầy trên con đò đơn độc đậu lặng lẽ bên bờ, trăng trải
dài, dát vàng cả một bến đò rộng lớn, trăng tan chảy hòa quyện vào con sông Hương lặng lẽ trôi hững hờ.
Phải là người có một tâm hồn yêu trăng, say trăng đến điên dại mới có thể tưởng tượng ra được hình ảnh
bến sông trăng vô cùng đặc sắc này! Đây là cảnh thực mà cứ như ảo, vì dòng sông không còn là dòng
sông của sóng nước nữa mà là dòng sông của ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng hay đấy là dòng ánh sáng
tuôn chảy khắp vũ trụ làm cho không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mông. Sông trăng được hiểu là
ánh trăng tỏa ra đầy dòng sông và cũng có thể ánh trăng tuôn chảy thành dòng sông trăng. Sông ở đây
không bằng nước mà là từ cõi thực chảy vào cõi mơ. Chính vì thế, con thuyền vốn có thực trên dòng sông
trăng đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bên sông trăng để chở trăng về một nơi nào
đó trong mơ. Bên cạnh đó đại từ hiếm chỉ “ai” lại xuất hiện trong cụm từ “thuyền ai”. Cũng giống như
hình ảnh “ vườn ai”, hình ảnh “thuyền ai” gợi cho người đọc một sự mơ hồ, xa lạ, nửa thực, nửa mơ. Có
thể nói, ngòi bút tài hoa của HMT đã phác họa được nét đẹp nhất của dòng sông Hương là vẻ huyền ảo
thơ mộng dưới ánh trăng .
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Đến câu thơ cuối, con thuyền, dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng quá khứ ấy lại gắn với cảm nghĩ
của nhà thơ trong hiện tại, bởi vì nhà thơ mong muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay chứ không phải
một tối nào khác. Chữ “kịp” chính là trọng tâm của khổ thơ. Bởi vì nó gói ghém tất cả những cảm xúc
vừa lo âu, thấp thỏm, vừa khát khao vừa mặc cảm chia lìa. VÌ khát khao hạnh phúc nên mới chờ đợi, vì
mặc cảm nên mới lo âu, sợ không còn kịp. Quỹ thời gian của HMT cứ vơi dần đi. Đối với với người khác
nếu không chở trăng về kịp tối nay thì còn tối mai nhưng đối với HMT thì không còn buổi tối nào khác.
Phải chăng trong tối nay, một buổi tối thật buồn và cô đơn, nhà thơ có điều gì muốn tâm sự mà chỉ có
trăng mới hiểu được nhà thơ ? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, thấp thỏm lo sợ, sự chờ đợi mòn
mỏi không phải là HMT không muốn tin mà thật sự không dám tin. Đằng sau câu hỏi ấy chính là lời cầu
khẩn mong trăng hãy về cho kịp để thi nhân còn diễm phúc cuối cùng được tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời
trong hoàn cảnh HMT bị cách biệt với thế giới bên ngoài, giường bệnh đã trở thành một sa mạc cô đơn thì
trăng vừa là hình ảnh thiên nhiên, vừa là người bạn tri âm, tri kỉ. Điều đó cho thấy HMT rất yêu trăng,
trăng là người bạn thân thiết của thơ và cũng cho thấy nhà thơ rất yêu xứ Huế nhưng dường như cảnh
Huế, người Huế không hiểu được, không đáp lại tình yêu ấy nên nhà thơ mới phải mong muốn tâm sự với
1 người bạn thân xa vời là vầng trăng – ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa khi có trăng bầu bạn thì con người sẽ
bớt cô đơn. Hai câu thơ tả cảnh sông Hương vào một đêm trăng huyền ảo, vừa thực, vừa mộng. Đằng
sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải hi vọng chờ đợi của nhà thơ. Nó đã gieo vào lòng
người sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhâ n.

Bằng cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách xuất sắc và linh hoạt như điệp từ, ẩn dụ, nhân hóa,
câu hỏi tu tư,.. cùng bút pháp miêu tả đặc sắc, khổ thơ đã gợi lên 1 thực tại đau đớn, chia lìa, cảnh vật
chuyển từ hiện thực đến huyền ảo. Hình ảnh liên tưởng cùng với ngôn từ giàu chất thơ, giàu biểu cảm,
nghệ thuật gợi nội tâm tinh tế, qua đó cũng đã thể hiện được lòng khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ
trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử không chỉ là một bài thơ thể hiện tình yêu với một người con gái xứ
Huế, thậm chí không chỉ dành riêng cho một thôn Vĩ cụ thể mà còn là lời tâm sự thiết tha, là lời trăng trối
của thi sĩ một Hàn Mạc Tử về tình yêu day dứt và quá đỗi sâu nặng đối với cuộc đời này. Đọc bài thơ mà
khơi gợi trong lòng người tình yêu thiên nhiên, yêu con người, quê hương, niềm ham sống mãnh liệt mà
đầy uẩn khúc của nhà thơ.

You might also like