You are on page 1of 5

Mỗi khi nhắc đến thơ mới - một trong những thời đại thi ca rực rỡ bậc nhất

của văn học


Việt Nam thì cái tên Hàn Mặc Tử bao giờ cũng hiện ra trong tâm trí độc giả. Đặc biệt là với
những người yêu thơ ca bởi lẽ ông đã trở thành tượng đài lớn. Chế Lan Viên đã có những lời
nhận xét vừa chân tình vừa yêu mến đối với thi sĩ họ Hàn “Trước không có ai, sau không có
ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực
rỡ của mình”. Thi sĩ họ Hàn chính là ngôi sao chổi trên bầu trời văn học, khi xuất hiện ánh
sáng của nó làm lu mờ đi tất cả những vì sao khác. Nhưng cũng giống như là ngôi sao chổi,
cuộc đời thi nhân chỉ ngắn ngủi với hai mươi tám mùa xuân.
Những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng và máu đã không thôi ám
ảnh những ai yêu thơ Hàn. Nhưng chẳng ai có thể tưởng đến giữa một rừng thơ ma quái và kì
dị ấy, lại mọc lên một bông hoa trong sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông
hoa ấy thi nhân đặt tên “Đây thôn Vĩ Dạ”, trong nó chứa bao cảm xúc và hoài nhớ về một
miền quê từng gắn bó biết bao. [Mà trong đó, hai khổ thơ đầu là bức tranh về cảnh và con
người xứ Huế vừa trong trẻo, thanh bình lại vừa đượm nỗi buồn tâm trạng]. [Mà âm hưởng
của hai câu thơ cuối chỉ cô đúc trong một từ buồn “buồn thiu” những lại không làm cho
người ta bi luỵ bởi đằng sau nỗi niềm ấy là một tình yêu mãnh liệt, nồng cháy.]
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,


Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, nhà thơ đã bộc lộ niềm yêu tha thiết cảnh
và người. Đồng thời cũng bày tỏ tâm trạng buồn, hoài nghi với những mặc cảm không thể rũ
bỏ cho nên trong các ý thơ luôn song hành bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh. Khổ thơ mở đầu
của tác phẩm là vẻ đẹp Vỹ Dạ trong ánh bình minh
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Đến với bức tranh ngoại cảnh, miền ký ức Vĩ Dạ được khơi nguồn trong một buổi sớm
mai khi ánh bình minh chan hòa khắp khu vườn xứ Vĩ. Nhìn “nắng hàng cau nắng mới lên”
ấn tượng sâu nhất vương lại từ câu thơ chính là không gian ngập tràn sắc nắng, cái đặc trưng
của xứ sở miền Trung đó là nắng. Không phải là “nắng ửng trong làn khói mơ tan”, không
phải là “nắng chang chang dọc bờ sông trắng” mà nắng ở đây là thứ nắng mới, không huyền
hồ ảo diệu, không đậm màu đậm hương, nó là nắng tinh khôi trong trẻo đến lạ. Hình ảnh hàng
cau là đặc trưng thứ hai và rất riêng biệt của xứ Vỹ. Bởi cau là loại cây tô điểm và không thể
thiếu trong cấu trúc của nhà Vỹ Dạ xưa gợi đến truyền thống cau trầu-nét văn hóa gìn giữ của
mảnh đất Cố Đô. Hơn thế nữa, cau lại là cây cao nhất trong vườn vì vậy mỗi ban mai thì
những tia nắng đầu tiên lấp ló đổ xuống hàng cau, cau hướng lên hứng nắng nhẹ nhàng, nắng
tràn dần xuống Thân cao từng đốt một cũng là lúc cả khu vườn được tưới tắm bởi nắng sớm.
Ý thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” có thể nói là một so sánh độc đáo mà vô cùng tinh
tế. Một khoảng xanh của vườn tược được hiện ra, nhắm mắt lại ta cũng hình dung ra ngay cái
màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây. Ta không chỉ cảm nhận ở đó màu xanh của vẻ
đẹp mà nó còn tràn trề sức sống mơn mởn. Những tán lá, cành cây được sương đêm gột rửa
trở thành cành lá ngọc. Ở đây không phải là xanh mượt mà là “xanh mướt”. Từ “mướt” cực tả
tạo nên sắc thái của không chỉ xanh mỡ màng mà còn là xanh bóng, xanh của vẻ đẹp ngồn
ngộn sức sống, một màu xanh của sự cao quý, lấp lánh trong trẻo và rạng rỡ ánh mặt trời.
Cuối cùng của bức tranh ngoại cảnh là hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Trong
vườn Thôn Vĩ Dạ kia, nhành lá trúc và khuôn mặt chữ điền sao lại có mối liên quan đến bất
ngờ mà đẹp đến thế, những chiếc lá thanh mảnh, thon thả che ngang gương mặt chữ điền.
“Mặt chữ điền” khuôn mặt hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực. “Mặt
chữ điền” trước hết là gương mặt phúc hậu, có lẽ ta không nên đi tìm hiểu quá sâu về gương
mặt đó là của ai, chỉ cần biết trong cảm nhận xứ Huế đã hiện lên êm đềm, thanh khiết và con
người dịu dàng, cảnh và người hòa hợp trong nhau đến một lần cả đời chắc sẽ không bao giờ
quên được. Và với bức tranh tâm cảnh, thi phẩm bắt đầu bằng câu hỏi mang đầy ý vị của Huế
mộng mơ, Huế thơ, không phải là loạt câu hỏi tự vấn đầy quằn quại, đau đớn như ta từng gặp
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong mầu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
Câu hỏi đầu thi phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ là câu hỏi tu từ cất lên gợi nhiều những ẩn ý, ta
đã thấy một cái tình thật nồng nàn của Hàn Mặc Tử “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” nó
giống như là lời mời gọi nhưng cũng là lời trách móc, lời thở than, là lời của người con gái
muốn hỏi trăng hay là lời Hàn tự phân thân ra mà hỏi. Dù là gì thì cái điều cốt nhất và thấy
được ở đây cũng chính là nỗi niềm tha thiết, một nỗi niềm xúc động của người thi sĩ khi được
trở về với mảnh đất nhiều kỉ niệm dù chỉ là trong tâm tưởng. Như vậy có thể thấy bước vào
thế giới nghệ thuật của khổ thơ đầu tiên ta bắt gặp một khung cảnh ấm sáng, thanh trong, một
nỗi lòng tha thiết, rạo rực và đầy những khao khát.
Tiếp nối mạch cảm xúc về Vĩ Dạ xữ Huế, không gian được mở rộng đến dòng sông
Hương. Một bức tranh gợi buồn, gợi sầu!

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Trước hết là bức tranh ngoại cảnh, bức tranh thứ hai hiện lên tương đối khác với bức
tranh thứ nhất khi có một sự nhảy cóc từ cái ấm sáng của ánh bình minh rồi trôi qua miền kí
ức của đêm trăng, của bến nước Vĩ Dạ. Đến với bức tranh ngoại cảnh ta thấy xuất hiện cảnh
sông nước và cảnh đêm trăng. Trước hết là cảnh sông nước. Cảnh sông nước xuất hiện thật thi
vị, có gió, mây, có dòng nước lặng lẽ, hai bên bờ là hoa bắp. Gió nhè nhẹ thổi, mây lững lờ
bay trong một đêm thanh vắng tưởng chừng như cả gió và mây đều như cố khẽ khàng để
không phá tan bầu yên tĩnh. Góp chung không khí đó là dòng sông Hương lững lờ tưởng
chừng như không hề trôi và hoa bắp khẽ lay động, tất cả vẽ lên khung cảnh tĩnh tờ dọc bên bờ
trù phú. Một bức tranh gợi sầu, gợi buồn cái dáng Huế qua mấy mươi thế kỷ cơ hồ cũng chỉ
có thế. Không khí trầm tịch của đất Cố Đô được gợi lại qua chỉ mấy nét chấm phá. Và là cảnh
đêm trăng, cả bờ sông ngập tràn ánh trăng, trăng làm cảnh vật thêm lung linh, thêm đẹp. Ta
thấy xuất hiện thuyền trăng có thể hiểu con thuyền chở đầy ánh trăng hoặc bay bổng hơn là
trăng như một con thuyền đang trôi trên dòng sông ánh sáng. Sông trăng có thể là dòng sông
ngập tràn ánh trăng hoặc cũng có thể hiểu là ánh trăng chảy chiếu như một dòng sông. Và là
bến trăng, trăng cũng là người bạn tâm tình của thi sĩ, đặc biệt hơn với Hàn Mặc Tử trăng là
một tri âm, là một nỗi ám ảnh, một hình tượng độc đáo trở đi trở lại trong rất nhiều những
sáng tác của Hàn Mặc Tử.
Với bức tranh phong cảnh ở đây ta sẽ gặp một ý thơ rất độc đáo. “Gió theo lối gió mây
đường mây” ý thơ đã làm rõ sự chia ly chia lìa giữa mây và gió vốn là hai thực thể song hành
gắn bó gió thổi mây bay. Nhưng giờ đây gió khép kín theo đường của gió, mây rẽ lối của
đương của mây. Đó là một ẩn dụ cho sự chia lìa cách biệt, có lẽ với một người mắc bệnh nan
y thì trong tâm tưởng luôn khó tránh khỏi những mặc cảm chia lìa. Và buồn hơn là câu thơ
đầy khắc khoải “Có chở trăng về kịp tối nay”. Từ ‘kịp” nghe sao thật xót xa, thật trăn trở, hối
thúc và hồi hộp. Rất nhiều những cung bậc cảm xúc “kịp” vốn diễn tả 1 sự gấp gáp vội vã khi
đối tượng bị thúc ép bởi áp lực về mặt thời gian. Kẻ rơi vào tình huống đó đều là những hoàn
cảnh không tự làm chủ được, Hàn Mặc Tử càng đau đớn hơn khi dòng đời bị chặt đứt ngang
bởi căn bệnh nan y quái ác chẳng định ngày sẽ cướp thi nhân khỏi dương thế, án tử cứ treo
lững lờ, mỗi ngày thức dậy cơ hồ đều có thể là ngày cuối cho nên ông viết “Thuyền ai đậu bến
sông trăng đó” những hình ảnh trăng ở đây ta đã thấy xuất hiện nhưng đến câu này còn “Có
chở trăng về kịp tối nay” thì trăng đang ở thì tương lai nghĩa là chưa có trăng. Hai câu cạnh
nhau cùng miêu tả trăng nhưng có lúc thì đã lên cao còn câu sau lại là chờ trăng lên. Hóa ra
cùng nói về trăng nhưng là hai vầng trăng khác nhau của hai thời điểm khác nhau nên hiểu
rằng đây là cuộc hành trình của tưởng tượng, vầng trăng trên bến sông trăng đó chỉ là mảnh
trăng của ký ức và Hàn Mặc Tử như chờn vờn giữa ký ức và thực tại. Nhắc đến trong ký ức
đột nhiên thấy đớn đau mà nghĩ trong thực tại nơi trại phong liệu có kịp thêm một lần nữa
được đón trăng nơi xứ Vĩ được nữa hay không, liệu có chở trăng về kịp tối nay hay không?
Câu thơ “kịp” từ đó mà bật lên lo lắng và đớn đau đến vậy. Có thể nói rằng Vĩ Dạ ở khổ hai
đã hiện lên trong một đêm trăng lung linh huyền diệu, tĩnh lặng và thanh vắng nhưng bức
tranh tự nó cũng nhuốm màu sầu, nhưng sầu úa hơn là nỗi niềm thi nhân, là mặc cảm và âu lo
không dứt
Sự thay đổi của thiên nhiên Vĩ Dạ, của sông Hương, của xứ Huế đã nhường chỗ cho sự
xuất hiện của con người, thi sĩ không chìm vào cảnh vật, khônng còn là nắng của một ngày
mới, không còn là ánh trăng lấp loáng mà giờ đây chỉ còn thế giới của “mơ”, cảnh tượng của
cõi mộng
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Cùng đến với bức tranh ngoại cảnh, đến với khổ thứ ba mọi ký ức trở nên mơ hồ, trở
nên mờ ảo, dòng ký ức tâm tưởng đã trở nên mờ ảo như một giấc mơ dần đi vào siêu thực do
đó mà những hình ảnh xuất hiện cũng chập chờn, thiếu rõ ràng, bồng bềnh, ảo mờ của sương
khói. Trước hết đó là hình ảnh của “khách đường xa” vị khách này chỉ như một tên gọi không
hình dung lên được dáng hình cũng bởi khoảng cách đường xa và cũng bởi là khách mà thiếu
thân thiết, trở thành xa lạ. Thứ hai là màu áo trắng đầy ám ảnh, màu áo ấy có thể liên tưởng
ngay với màu áo dài trắng của nữ sinh trường Đồng Khánh nơi người thương của Hàn Mặc
Tử từng theo học và có lẽ trong ấn tượng của Từ, màu áo trắng tinh khôi, thanh khiết ấy lại
trở về trong một ký ức chập chờn. Nhưng tại sao lại là “trắng quá”? Màu trắng gây chói mắt?
Có lẽ không thể hiểu như vậy, chỉ có thể lý giải đó là màu áo của ấn tượng mà thôi. Và khi đã
là trong sự chập chờn của ký ức thì màu trắng ấy như sáng hơn lên giữa mịt mù của sương
khói, lớp màn của tâm trí đã phủ dày đặc, sương khói tâm trí hẳn là giăng mắc đầy một màu
trắng ảo mờ. Do vậy áo trắng đồng màu chỉ có thể sáng lên, chói hơn như một ấn tượng mạnh
mẽ nhưng để nhìn cho rõ, nhìn cho thấu khuôn mặt, cho thấu dáng hình của cô gái - người
khoác lên màu áo ấy thì có lẽ là không được.
Và với bức tranh tâm cảnh với Hàn Mặc Tử bây giờ thì thi nhân đã rơi vào trạng thái
“mơ”. Mơ có nghĩa là đã không còn tỉnh táo, là đã đi vào cõi mộng, là từ hiện thực đã dẫn vào
lối của siêu thực, tâm trí và vị thế của Tử đứng là “ở đây”. Ở đây là không gian trong này đối
lập với không gian ngoài kia, ở đây là nơi này lạnh lẽo, Tử muốn thoát ra, muốn với tới màu
áo trắng tinh khôi nhưng đã bị bủa vây bởi màn sương khói hoà quyện và chính trong nơi
ngục tù ấy Tử đã bật lên một lời trăn trở “Ai biết tình ai có đậm đà”. Lời thơ kết lại của khổ
ba mang bao ưu tư như nhắc nhở vừa mang nét tuyệt vọng lại nâng niu chút hi vọng mong
manh. Nếu như mở đầu “sao anh không về chơi thôn Vĩ” thì từ chơi gợi bao niềm thân mật,
bao sự kết nối và gắn bó thì ở khổ cuối “mơ khách đường xa” đến từ “khách” nghe sao mà
chơ vơ, sao mà xa lạ, sao mà lạnh lùng. Và vì xa cho nên cảnh vật đã xa lạ, người cũng đã sắp
quên lãng, sự hồ nghi mang bao đau đớn, bao tuyệt vọng vì sẽ không có lời giải cuối. “Ai biết
tình ai có đậm đà”, Vĩ Dạ còn đậm đà với Hàn Mặc Tử hay Hàn Mặc Tử liệu còn đậm đà với
xứ Huế hay không đó sẽ chẳng bao giờ có lời giải cuối. Như vậy cảnh vật mờ nhòe lạnh lẽo
và lòng người u sầu bao nỗi hoài nghi .
Kêt bài 2 khổ đầu
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua
tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm
Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt
trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì
lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài
hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi
đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đoá hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất,
thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ.
Kết bài 2 khổ cuối
Khép lại “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta mới thấu được tình cảnh của thi sĩ. Không chỉ xúc động
lòng người bởi tính khắc khoải, xót xa, “Đây thôn Vĩ Dạ” còn mê hoặc người đọc bởi vẻ đẹp
của thơ. Ngôn từ trong sáng, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế. Cảnh sắc thiên
nhiên liên tục, không tuân theo tính thống nhất về không gian và thời gian nhưng vẫn gây ấn
tượng cho người đọc. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm cũng nhưng làm bật lên ngòi
bút tài hoa của Hàn Mặc Tử. Quả không sai, khi có ai đó tưng nói:
Nếu nhân loại không còn khao khát nữa
Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu
Người – Thi sĩ – cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử
Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ.

You might also like