You are on page 1of 10

Ánh trăng

1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Kể tên bài thơ khác ra đời
cùng hoàn cảnh ?
- Năm 1978, 3 năm sau khi đất nước thống nhất.
- Bài thơ ra đời cùng hoàn cảnh: Viếng lăng Bác (Viễn Phương); Nói với
con (Y Phương).
2. Thể thơ ? Tên bài thơ khác có cùng thể thơ trong chương trình ngữ văn
THCS ?
- Thể thơ 5 chữ.
- Bài thơ có cùng thể thơ: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Đêm nay Bác
không ngủ (Minh Huệ), Sang thu (Hữu Thỉnh).
3. Đề tài bài thơ?
- Đời sống tình cảm của con người Việt Nam sau chiến tranh.
4. Nội dung bài thơ ?
- Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua
của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền
hậu.
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
5. Ý nghĩa nhan đề ?
- Ánh trăng là ánh sáng dịu dàng, thanh khiết, mang vẻ đẹp bình dị, vĩnh
hằng. Mọi vật dưới ánh trăng đều mang một vẻ đẹp trong sáng, thuần
khiết.
- Nhan đề bài thơ cũng xuất phát từ ý tưởng đó. Ánh trăng là quá khứ
nghĩa tình không bao giờ mất ngay cả khi bị lãng quên.
- Ánh trăng có cái nhìn nghiêm khắc của người bạn – nhân chứng nghĩa
tình của quá khứ thủy chung, tình nghĩa.
- Dưới ánh trăng, con người nhìn lại mình và tự hoàn thiện bản thân.
- Đó cũng chính là chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
6. Mạch vận động cảm xúc? Kể tên các bài thơ có cùng trình tự thời gian?
- Trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật
mình” cuối bài thơ.
7. Nghệ thuật của bài thơ?
- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và
bình luận.
- Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh trăng giàu tính biểu
tượng gắn liền với các hình ảnh thiên nhiên, làm điểm tựa khơi gợi mọi
kỉ niềm cảm xúc và suy nghĩ về trăng với thiên nhiên và quá khứ nghĩa
tình.
- Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình tự nhiên, trầm tĩnh và sâu lắng.
8. Bố cục của bài thơ ?
- Phần 1( bốn khổ thơ đầu): câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ với
vầng trăng.
- Phần 2( hai khổ thơ cuối ) : cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
9. Nêu nội dung của từng khổ thơ?
- Tình cảm giữa người và thiên nhiên trong quá khứ:
+ Khổ 1: Hoàn cảnh và tình cảm của con người với thiên nhiên trong
quá khứ.
+ Khổ 2: Tình cảm và tâm niệm của con người với thiên nhiên trong
quá khứ.
- Tình cảm của người với trăng trong hiện tại:
+ Khổ 3: Tình cảm giữa người và trăng “từ hồi về thành phố”.
+ Khổ 4: Tình huống bất ngờ.
- Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
+ Khổ 5: Cảm xúc mãnh liệt.
+ Khổ 6: Suy ngẫm và triết lí.
10. Triết lí của bài thơ? Kể tên một bài thơ khác cũng có triết lí trong chương
trình ngữ văn 9 – học kì I ?
- Triết lí: thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung với
quá khứ.
- Kể tên bài thơ khác: Bếp lửa (Bằng Việt).
11. Phương thức biểu đạt ? Chỉ ra khổ thơ sử dụng phương thức bình luận?
- PTBĐ: biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Khổ thơ sử dụng PT bình luận: khổ thơ cuối.

12. Khổ thơ nào trong bài thơ tạo ra bước ngoặt và tác dụng của bước ngoặt
đó ?
- Khổ thơ thứ tư.
- Tác dụng: để nhà thơ có cơ hội đối mặt với trăng. Từ đó giúp nhà thơ
bộc lộ cảm xúc và những suy ngẫm của mình (khổ 5, 6). Đó cũng chính
là chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
13. Tìm một từ nhiều nghĩa trong bài thơ và nêu tác dụng của từ nhiều
nghĩa trong việc biểu đạt nội dung?
- Từ “mặt” trong khổ thơ thứ 5
- Tác dụng:
+ “mặt” (vế trước) : được sử dụng theo nghĩa thực với nghĩa là gương
mặt của con người.
+ “mặt” (vế sau): gương mặt của trăng – gương mặt của một người bạn.
Đó là gương mặt của con người trọn vẹn, thủy chung. Khi nhìn thấy
trăng, những kí ức về người bạn tri kỉ đã bị lãng quên, quá khứ nghĩa
tình bỗng ùa về với con người. Trong phút giây ấy, nỗi xấu hổ, tủi thẹn,
ân hận đã được con người bộc lộ mãnh liệt nhất. Soi mình trong gương
mặt của người bạn, con người đã tự vấn lương tâm về sự bội bạc của
chính mình để từ đó rút ra những bài học quý giá về thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn” và ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Đó cũng chính
là chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
14. Hình ảnh “đồng sông bể rừng” xuất hiện mấy lần và mỗi lần mang ý
nghĩa gì?
- Hình ảnh “đồng sông bể rừng” được xuất hiện 2 lần nhưng mỗi lần xuất
hiện đều mang ý nghĩa khác nhau.
- Khổ 1 ( lần 1) : Hình ảnh thực, là thiên nhiên, đất nước gắn liền với con
người.
- Khổ 5 ( lần 2 ) : Hình ảnh biểu tượng, tượng trưng cho quá khứ nghĩa
tình của con người.
15. Vì sao tác giả dùng “ánh trăng” chứ không phải “vầng trăng” trong khổ
thơ cuối ?
- Vì ánh trăng là ánh sáng dịu dàng, thanh khiết. Mọi sự vật dưới ánh
trăng đều mang vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết.
- Khi đứng dưới ánh trăng đó, con người đã tự nhìn lại mình, thay đổi và
tự hoàn thiện bản thân. Đồng thời, dưới ánh trăng thanh khiết ấy, con
người đã rút ra bài học quý giá cho các thế hệ sau về thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
16. Tác dụng của nghệ thuật trình bày trong bài thơ?
- Nghệ thuật trình bày đã gợi lại hồi tưởng của nhà thơ một cách liền
mạch về kỉ niệm từ quá khứ đến hiện tại.
- Qua đó, nhà thơ dễ dàng bộc lộ dòng cảm xúc bồi hồi, sâu sắt cùng
những suy ngẫm, triết lí.
17. Tại sao tác giả dùng đại từ “ta” thay vì đại từ “tôi” ?
- “tôi”: đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít để chỉ một mình cá nhân nhà
thơ.
- “ta” : được sử dụng như ngôi thứ nhất số nhiều để hướng đến nhiều
người.
- Tác giả không chỉ rút ra bài học về thái độ sống cho riêng bản thân mà
còn nói với mọi người ở mọi thế hệ. Từ đó, lời nhắn nhủ cho sự thức
tỉnh lương tâm, bài học sống, triết lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa
thủy chung với quá khứ đã được tác giả gửi gắm qua đại từ “ta”.
18. Phát hiện nghệ thuật đối trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng ?
- Đối: “vành vạch” >< “vô tình” : nhấn mạnh sự thủy chung bất biến của
trăng đối lập với sự vô tình của con người.
- Đối: “phăng phắc” >< “giật mình” : tình cảm của trăng với người trọn
vẹn, bao dung độ lượng đối lập với trạng thái thoảng thốt khi nhận ra
sự vô tình của chính mình.
- Nghệ thuật đối càng nhấn mạnh sự chung thủy trọn vẹn, tình nghĩa sâu
sắc của trăng với con người không bao giờ đổi thay. Trăng luôn là người
bạn tri kỉ, lặng lẽ đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh. Trăng
càng bất biến bao nhiêu thì con người càng đổi thay bấy nhiêu. Nghệ
thuật đối không chỉ làm nổi bật tình cảm của trăng mà còn cho ta thấy
sự bội bạc của con người. Từ đó, con người mới nhận thức được hành
động của bản thân và rút ra được bài học về thái độ sống uống nước
nhớ nguồn cho chính mình.
19. Chỉ ra của phương thức tự sự trong bài thơ ?
- Yếu tố tự sự được thể hiện qua:
+ Các mốc thời gian: hồi nhỏ, chiến tranh, hồi về thành phố.
+ Những sự việc nổi bật gắn liền với các mốc thời gian: hồi nhỏ, hồi
chiến tranh gắn liền với sự việc sống (sống với đồng, sông bể; ở rừng);
hồi về thành phố gắn liền với sự việc đèn điện bất ngờ tắt (tình huống).
+ Nhân vật: người và trăng.
- VD: trong khổ thơ 4:
+ mốc thời gian: hồi về thành phố.
+ sự việc: thình lình đèn điện tắt.
+ nhân vật: người và trăng.
20. Nêu tác dụng của phương thức tự sự trong bài thơ ?
Form:
- Men theo dòng tự sự, nhà thơ đã tái hiện lại mối quan hệ giữa người và
trăng từ quá khứ đến hiện tại.
- Bộc lộ cảm xúc (tùy vào khổ thơ).
- Gợi nhắc con người, củng cố về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,
ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
- Giúp nhà thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
21. Qua bài thơ, em hiểu như nào về quan hệ giữa con người và thiên nhiên?
- Thiên nhiên là bạn, đem đến bầu không khí, thực vật, là nguồn sống và
nuôi dưỡng con người.
- Khi con người bảo vệ thiên nhiên thì thiên nhiên ban tặng bầu không
khí trong sạch, đất đai màu mỡ...
- Khi con người phá hoại thiên nhiên thì thiên nhiên gây ra thiên tai, đem
đến hậu quả nặng nề cho cuộc sống...
- Qua đó, ta có thể thấy rằng thiên nhiên và con người có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Thiên nhiên và con người sống bình đẳng, trung lập.
Vì thế ta phải biết bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ cuộc sống của chúng
ta.
22. Bằng phương pháp TPH, làm rõ tình cảm giữa người và thiên nhiên
trong quá khứ.
- Mở đoạn (phân tích khổ 1 + 2)
- Ý 1: hoàn cảnh của người và thiên nhiên : 3 câu thơ đầu
- Ý 2: tình cảm của người với thiên nhiên: 3 câu thơ tiếp theo
- Ý 3: Tâm niệm của con người: 2 câu thơ cuối.
- Kết đoạn
23. Trong bài thơ “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn Duy có viết:
“ Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hãy phân tích khổ thơ trên với phương pháp diễn dịch.
- Luận điểm: Hoàn cảnh và tình cảm của con người với thiên nhiên
trong quá khứ.
- Mở đoạn (diễn dịch)
- Ý 1: Hoàn cảnh của con người và thiên nhiên trong quá khứ (3 câu thơ
đầu)
- Ý 2: Tình cảm của con người ới thiên nhiên trong quá khứ (câu thơ
cuối)
24. Làm rõ những cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trong khổ thơ thứ 5
bằng phương pháp tổng phân hợp.
- Mở đoạn (phân tích theo mạch cảm xúc)
- Cảm xúc xấu hổ, ân hận của con người. (câu thơ đầu)
- Sự xúc động của con người. (câu thơ thứ hai)
- Con người bồi hồi nhớ về kỉ niệm (hai câu thơ cuối).
- Kết đoạn
25. Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 sử dụng từ
nhiều nghĩa ?
- Bếp lửa (Bằng Việt)

Sang thu
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
- Năm 1977, 2 năm sau khi đất nước thống nhất.
2. Bài thơ được trích từ tập thơ nào ?
- Bài thơ được trích từ tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
3. Phương thức biểu đạt của bài thơ ?
- Biểu cảm kết hợp miêu tả và nghị luận.
4. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Những bài thơ khác trong chương
trình THCS cũng viết theo thể thơ đó ?
- Thể thơ tự do 5 chữ.
- Ánh trăng (Nguyễn Duy), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Đêm nay Bác
không ngủ (Minh Huệ).
5. Nêu nội dung của văn bản?
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà
rõ rệt từ cuối hạ sang đầu thu.
- Những suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc đời.
6. Nghệ thuật của bài thơ ?
- Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi cảm, giàu tính biểu tượng, gợi chiều sâu
suy ngẫm.
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy, ngôn
ngữ chính xác, gợi cảm.
7. Mạch vận động cảm xúc?
- Từ gần đến xa trong không gian. Từ những cái nhìn thấy, ngửi thấy cho
đến cảm nhận bên trong của tâm tưởng.
8. Nêu bố cục của văn bản và nội dung từng phần ?
- Phần 1: Cảm xúc của nhà thơ trước tín hiệu sang thu trong không gian
gần và hẹp
- Phần 2: Cảm xúc của nhà thơ trước những biến chuyển của đất trời
trong không gian cao và rộng.
- Phần 3: Cảm nhận của nhà thơ trước thời tiết sang thu bằng tâm tưởng,
suy tư.
9. Nội dung chính của mỗi khổ thơ là gì ?
- Bức tranh mùa thu.
- Cảm nhận của nhà thơ.
10. Triết lí nhà thơ muốn nhắn nhủ là gì ?
- Những con người đã từng trải qua sóng gió, khó khăn của cuộc sống thì
sẽ không còn ngạc nhiên trước những thử thách, vất vả của cuộc đời
nữa. Họ sẽ chịu ít biến cố hơn từ những tác động của cuộc đời vì họ đã
trở nên vững vàng, bản lĩnh hơn sau những lần vấp ngã.
11. Kể tên những bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng gửi gắm
triết lí?
- Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
12. Tác dụng của yếu tố miêu tả ?
- Tái hiện lại chuyển biến của thiên nhiên đất trời trong thời điểm giao
mùa.
- Giúp nhà thơ bộc lộ tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước, cuộc đời.
- Bộc lộ những suy ngẫm, triết lí.
- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
13. Tìm một cặp từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của nó ?
- “chùng chình” và “dềnh dàng”
- Tác dụng:
+ miêu tả chuyển động của sương và dòng sông trong tiết trời sang thu.
+ cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của tác giả
+ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
+ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
14. Phân tích nghệ thuật đối trong khổ thơ thứ hai ?
- Tạo ra cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ.
- Diễn tả những vận động tương phản của sự vật trong không gian. Dòng
sông êm ả trôi chậm, trái lại thời tiết thu se lạnh khiến những chú chim
phải “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương.
- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
15. Trong khổ thơ đầu tiên, tại sao tác giả lại dùng động từ “phả” để miêu
tả hương ổi mà không dùng từ “thoảng” ? (Cách diễn đạt có gì đặc biệt)
- “thoảng”: hương thơm nhẹ nhàng, có mức độ nhẹ hơn.
- “phả” : gợi cảm nhận mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng, hòa
quyện với gió se, lan tỏa khắp không gian, tác động mạnh đến khứu
giác của con người.
- Tác giả muốn gây ấn tượng cho người đọc về hương vị đặc trưng của
mùa thu.
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ; tình yêu thiên nhiên, đất nước
- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
16. Hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu quê hương, đất
nước ?
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô...”
17. Phân tích những cảm nhận độc đáo và khác lạ của nhà thơ trong các
câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Mây trời mua thu mỏng dần, mềm mại như một dải lụa lơ lửng trên bầu
trời.
- Trong không gian ấy, có một ranh giới vô hình, ranh giới nửa mùa hạ,
nửa nghiêng về mùa thu, lấy không gian miêu tả thời gian.
- Với nghệ thuật nhân hóa, đám mây mùa hạ có cảm xúc, tâm hồn như
con người, vẫn còn lưu luyến mùa hạ dù trời đã sang thu.
- Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn tinh tế, say sưa quan sát, sự giao
cảm với thiên nhiên, đất trời của nhà thơ.
- Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Nội dung của bài thơ.
18. Xác định thành phần biệt lập tình thái được tác giả sử dụng trong bài thơ.
Việc sử dụng thành phần ấy góp phần bộc lộ cảm nhận của tác giả như
thế nào ?
- Thành phần biệt lập tình thái: “Hình như”
- Cảm nhận: cảm xúc mơ hồ, chưa thật rõ ràng, còn rất mong manh trước
không gian và thời gian vào thời điểm “sang thu” của nhà thơ.
19. Chỉ ra phó từ trong bài thơ và nêu tác dụng ?
- Phó từ: “vẫn, đã, cũng”
- Tác dụng:
+ Chỉ mức độ, định lượng của sự vật trong thời điểm giao mùa.
+ Những từ này như đo đếm được độ đậm, nhạt của nắng, độ ít nhiều
của mưa, mức to nhỏ của sấm.
+ Thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về trạng thái của cảnh vật thiên
nhiên.
+ Tình yêu thiên nhiên, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.
+ Chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
20. “bao nhiêu” là loại từ gì ?
- Đại từ.
21. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận
thời tiết sang thu ?
- Khứu giác: hương ổi
- Xúc giác: gió se
- Thị giác: sương chùng chình
22. Từ “dềnh dàng” thuộc loại từ gì và ý nghĩa của từ đó?
- Tính từ
- Nghĩa: chậm chạp, thong thả.
23. Chép một khổ thơ khác cũng có hình ảnh dòng sông, cánh chim và cho
biết tên tác giả, tác phẩm?
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

You might also like