You are on page 1of 12

Mạn Thuật 4

Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,


Trong thế giới phút chim bay.
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
1 Mây thuộc : mây đều thuộc biết cả
2 gió hay : gió át biết được, hay được
3 Nhẫn này: đến nay mãi vẫn thế
4 Ngoài chưng : ở ngoài chỗ nào cũng biết thấu hết
5 Bui : chỉ, duy chỉ có
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Trả lời: Xác định thể thơ của văn bản: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

☛ Câu 2. Theo em, bài thơ được viết vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?
Trả lời: Theo em, bài thơ được viết vào thời điểm Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà
(Côn Sơn). Cảnh vật và tâm thế của tác gải trong hai câu đầu cho ta hiểu điều đó.

☛ Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng.
Trả lời
– Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:
Non cao non thấp >< Cây cứng cây mềm; mây thuộc >< gió hay
Nước mấy trăm thu >< Nguyệt bao nhiêu kiếp; còn vậy >< nhẫn nay
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh ý: Sự vật bên ngoài như thế nào, chúng ta đều có thể hiểu biết được (câu 3, 4).
+ Nhấn mạnh sự bất biến, vĩnh hằng của thiên nhiên, vạn vật (câu 5, 6).
+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

☛ Câu 4. Hai câu thơ đầu miêu tả tâm thế, trạng thái của Nguyễn Trãi như thế nào?Trả lời
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
Với cách ngắt nhịp 2/2/2 và 3/3 cùng phép đảo ngữ đưa từ láy đủng đỉnh lên đầu câu, hai câu
thơ trên giúp người đọc hình dung tâm thế, trạng thái thảnh thơi, ung dung của Nguyễn Trãi khi
dạo chơi giữa thiên nhiên.

☛ Câu 5. Khái quát bố cục của bài thơ.


Trả lời
– Hai câu đầu: Tâm thế ung dung, nhàn tản của Nguyễn Trãi.
– Sáu câu cuối: Những chiêm nghiệm của Nguyễn Trãi về sự vật hiện tượng (bên ngoài) và sự
thâm sâu, hiểm ác của lòng người (bên trong).

☛ Câu 6. Chiêm nghiệm và nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu thơ kết là gì?
Trả lời
Triết lý sâu sắc đậm tính nhân văn được Nguyễn Trãi diễn giải chỉ trong 2 câu thơ, càng làm cho
ta thêm ngưỡng mộ, khâm phục tài văn thơ của tác giả.

☛ Câu 7. Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Trả lời
+ Nguyễn Trãi đã Việt hóa thơ Đường luật, biến thể thơ nhiều quy cách gò bó của Trung Quốc
thành thể thơ dân tộc: Xen các câu thơ lục ngôn vào bài thơ thất ngôn; biến hóa linh hoạt về
nhịp điệu, phối thanh.
+ Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp
của ngôn ngữ dân tộc.
+ Sử dụng hiệu quả của phép đối, phép đảo ngữ..
+ Chất trữ tình và chất triết lý đan cải tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm
thía.

☛ Câu 8. Chất trữ tình và chất triết lí của bài thơ được thể hiện như thế nào?
Trả lời
– Chất trữ tình: Thể hiện ở tâm thế đủng đỉnh như thi sĩ của Nguyễn Trãi trong hai câu đầu; thể
hiện qua cảm xúc suy tư, đượm buồn của Nguyễn Trãi trước sự hiểm ác của lòng người.
– Chất triết lí: Thể hiện ở những chiêm nghiệm và kết luận của Nguyễn Trãi về cuộc sống bên
ngoài và những suy nghĩ mưu toan, tính toán bên trong của mỗi con người.
– Mối quan hệ giữa chất trữ tình và chất triết lí: Đan cài, nhuần nhuyễn vừa tạo nên sự sâu sắc
cho lời thơ, vừa thể hiện được cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời, lòng người
Bảo kính cảnh giới 28
Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thẳng hề.
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.
Nghìn dăm: từ chỉ đơn vị đo lường
Cởi ấn : cởi bỏ con triên, con dấu của quan
Gương : gắng thức hiện theo ý mình bất chấp sự căn ngăn k đồng ý của người khác
Bầu phong nguyệt : k gian chứa đầy gió và trắng hai cảnh đẹp trên thơ
Nhàn tự tại : sống an nhiên thanh thảnh vô sự an tĩnh
Biếng vả vê : không ham muốn sự gì
Công danh : công việc và danh vọng
Thế đời, trong thế gian, hơn thiệt , hơn là có ưa thế hơn, trái với thiệt
Chẳng quản mặc kệ
1. Thể loại: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc
âm thi tập
- Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như
trước.
3. Tóm tắt văn bản Bảo kính cảnh giới
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua đó thể hiện tâm hồn chan chứa
tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
Bảo kính cảnh giới– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức Bảo kính cảnh giới | Ngữ văn
lớp 10 Kết nối tri thức - Trọn bộ tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức chi tiết về
bố cục, tóm tắt, nội dung chính, kiến thức trọng tâm. (ảnh 1)
4. Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới
Chia làm 2 phần:
- 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
- 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
5. Giá trị nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác
giả.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện
cảm xúc, mong ước của tác giả
7. PTBĐ chính : biểu cảm
8. Thông điệp về lối sống thích nghi, linh hoạt trước mọi hoàn cảnh. Cuộc sống luôn vận động và
phát triển không ngừng thì chính lối sống thích nghi, linh hoạt sẽ giúp sống có nhiều phương
tiện hơn, dễ làm quen, tiếp thu được cái mới, mở rộng vòng quan hệ của ta. Từ đó có thể bồi
dưỡng tri thức, kỹ năng, phát triển và hoàn thiện chính mình
Bài làm 2
Dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 28”
Trích dẫn thơ và nêu xuất xứ bài thơ, thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn.
II. Thân bài:
1. Hai câu đề:
Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.
=> Bày tỏ nỗi nhớ quê nhưng lại “gượng” xin về, ông vẫn còn muốn phò tá vua việc nước để dân
chúng yên ổn nhưng cảm thấy mình không còn được trọng dụng và muốn rời bỏ thị phi nên rũ
áo quan về vườn.
2. Hai câu thực:
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.
“công danh”: thành công. Theo các nhà nho thời xưa, “công danh” nghĩa là món nợ mang ý
nghĩa tích cực: cổ vũ con người ta sống có ý nghĩa trên cuộc đời này (lập công, tạo danh) để
khẳng định bản thân với cuộc đời.
“biếng”: ngại, chẳng thiết
“vả vê”: ham muốn sự gì
=> Như vậy câu thơ phải chăng là lời giãi bày của tác giả, ông không ham muốn danh vọng, địa
vị hay thành công mà chỉ mong muốn có được sự bình yên.
Phép đối: “một” – “hai”
=> Ý nghĩa: Nhấn mạnh:- Càng tô đậm thêm vẻ đẹp của khung cảnh buổi đêm: tĩnh lặng và yên
bình.
Hai chữ “công danh” nghe nhấn mạnh. lại còn là hai chữ nữa. Công danh là địa vị xã hội và tiếng
tăm. Nhưng mà ở đây ông lại biếng, ổng chả thiết nữa. Vê là tạo thành, gây dựng nên. Vả là
trong nhờ vả, dựa vào người khác.
3. Hai câu luận:
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thẳng hề.
=> Bức tranh thiên nhiên với dòng suối chảy qua những thanh trúc,…
4. Hai câu kết:
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.
=> Đó chỉ là những điều tinh túy của cuộc sống, công danh, bổng lộc cũng không quan trọng
bằng sự thoát khỏi áp lực xã hội. Tác giả đã chọn được con đường riêng cho mình, dù cho người
khác có khen hay chê cũng không quan trọng
III. Kết bài:
Khái quát lại nội dung tác phẩm.
Nguyễn Trãi là một tác gia nổi tiếng với nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau, mà ở bất
cứ lĩnh vực nào ông cũng để lại những dấu ấn riêng biệt với nhiều tác phẩm xuất sắc. Cuộc đời
và sự nghiệp của ông đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời. Nổi tiếng với
những bài thơ tuyệt vời, Nguyễn Trãi luôn tập trung thể hiện một nội dung chính đó là tình yêu
đối với thiên nhiên và bày tỏ tấm lòng trung hiếu, yêu nước thương dân. Đặc biệt, trong bài thơ
“Bảo kính cảnh giới - bài số 28” cũng vậy.
Với tác phẩm “Bảo Kính Cảnh Giới - bài số 28”, Nguyễn Trãi đã gây ấn tượng mạnh với người
đọc bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa thể loại thơ và tình yêu thiên nhiên của mình. Điều này làm
cho ông trở thành một trong những tác gia vĩ đại nhất của Việt Nam. Nguyễn Trãi đã để lại di
sản to lớn với các tác phẩm văn học và pháp luật của mình, đồng thời cũng là một trong số
những người đã góp phần lớn vào sự phát triển của văn học và nghệ thuật Việt Nam.
Được viết theo thể thơ Nôm đường luật, bài thơ này có sự xen kẽ giữa câu lục và câu thất ngôn.
Câu vào đề của bài thơ lập tức gợi nhớ đến việc Nguyễn Trãi xin cáo quan về quê. Với tình yêu
nhớ quê hương của mình, ông luôn hướng về quê muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn. Hình ảnh
ánh trăng được miêu tả trong bức tranh thiên nhiên mở ra trước mắt người đọc.
“Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.”
Trong bài thơ, ánh trăng làm cho cuộc sống trở nên thư thái, an nhàn, không phải vướng bận
chốn quan trường. Nguyễn Trãi cho rằng công danh đối với mình không còn quan trọng nữa,
“làm biếng vả vê”. Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân, mong ước cho nhân dân
được ấm no và nguyện hi sinh phấn đấu cho hòa bình, hạnh phúc của dân tộc.
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thẳng hề.
Bức tranh thiên nhiên với dòng suối chảy qua những thanh trúc, và ánh trăng trải dài trên mặt
hồ như một chiếc túi nặng. Tất cả đều tạo nên một không gian tuyệt vời và thanh thản.
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.
Cuối cùng, trong những câu kết cuối cùng của bài thơ, tác giả đã chọn được con đường riêng
cho mình, dù cho người khác có khen hay chê cũng không quan trọng. Đó chỉ là những điều tinh
túy của cuộc sống, ông thà sống một cuộc đời ở ẩn, đạm bạc chứ không ham danh lợi chốn thị
phi.
Bài thơ miêu tả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nỗi nhớ quê hương và qua đó thể hiện về
cốt cách và con người Nguyễn Trãi. Dù ở chốn quan trường đấy áp lực, mệt mỏi nhưng nỗi nhớ
quê hương vẫn trào dâng. Những hình ảnh quê hương được hiện ra rõ nét với “phong nguyệt
nhàn tự tại”, “suối nước đầy cái trúc”, “quẩy trăng túi nặng thẳng hề”. Bài thơ còn thể hiện thái
độ dứt khoát, không màng danh lợi của nhà thơ.
Nguyễn Trãi không chỉ là một tác gia vĩ đại mà còn là một người anh hùng và quan chức tài ba
của đất nước. Cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai
yêu văn học và nghệ thuật của Việt Nam.

Bảo kính cảnh giới 31


Chân mềm ngại bước sợ mây xanh
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh
Hương cách góc vân thụ lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
Ơn tư là ấy yêu dường chúa
Lối thoát vì nơi lụy bởi xanh
Bui có một niềm truy hiếu cũ
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3: Em hiểu nội dung hai câu đề như thế nào:
Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Câu 4: Bức tranh cảnh vật được miêu tả qua những câu thơ nào? Đó là bức tranh như thế nào?
Câu 5: Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi qua 4 câu thơ cuối là gì?
Câu 6: Em biết được câu thơ nào của Nguyễn Trãi có nhắc đến "niềm trung hiếu" như trong bài
thơ trên?
Câu 7: Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.
Trả lời :
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Phương thức biểu đạt chính
của bài thơ là: Biểu cảm
Câu 2: Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật là: Phép đối (Hương cách >< Thuyền kề; gác
vân >< bãi tuyết; thu lạnh lạnh >< nguyệt chênh chênh).
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này là: Miêu tả được cuộc sống bình yên và ẩn dật của
Nguyễn Trãi tại quê hương với hình ảnh thân thiết với sách vở và thiên nhiên và tạo ra sự cân
xứng và hài hòa cho lời thơ của ông.
Câu 3:
Nội dung hai câu đề:
Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Hai câu đề thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi là bỏ lại con đường làm quan, quay trở lại với
quê cũ và ký ức xưa. Đây là quyết định đúng đắn của một bậc hiền nhân, người quyết tâm tránh
xa danh lợi, tìm vui thú trong thiên nhiên và giữ gìn phẩm chất đạo đức.
Câu 4:
Bức tranh cảnh vật được miêu tả qua hai câu thơ:
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Đó là một bức tranh cảnh vật đẹp nhưng gợi lên cảm giác buồn bã. Nó đẹp vì có sự hiện diện
của những thuyền, bãi, tuyết và ánh trăng, cùng với không khí lạnh giá của mùa thu. Tuy nhiên,
bức tranh lại mang đến cho người xem cảm giác buồn vì sự tĩnh lặng và cái lạnh của không khí.
Tâm trạng buồn của Nguyễn Trãi cũng được thể hiện qua bức tranh, tạo nên một màu sắc đặc
biệt cho tác phẩm.
Câu 5:
Tâm sự và nỗi lòng của Nguyễn Trãi được thể hiện qua 4 câu thơ cuối, trong đó ông luôn suy tư
về bổng lộc và tước vua đã ban cho mình. Ông cũng đau đáu vì nỗi niềm trung hiếu với vua và
đấng sinh thành. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cảm thấy bị trói buộc bởi danh lợi, và vì thế ông đã
quyết định từ quan về ở ẩn, tránh xa lánh lợi danh. Mặc dù đã từ quan, Nguyễn Trãi vẫn không
ngừng day dứt vì "ơn vua chưa báo lòng canh cánh".
Câu 6:
Những câu thơ của Nguyễn Trãi có nhắc đến "niềm trung hiếu":
"Ơn vua chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha."
"Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen."
"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông."
Câu 7:
Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên:
Nguyễn Trãi được miêu tả như là một nhân vật có tâm hồn thanh cao, giản dị và không màng
đến danh lợi. Quyết định rời xa chốn quan trường và trở về với quê hương, với cuộc sống bình
yên, gần gũi với thiên nhiên là minh chứng cho sự lánh đục khơi trong và sự giản dị của Nguyễn
Trãi.
Tuy nhiên, trong tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn luôn tồn tại niềm ưu nước, ái dân, là tấm lòng trung
hiếu vẹn tròn không gì lay chuyển. Nỗi niềm ưu ái ấy luôn đau đáu trăn trở trong ông, kể cả khi
đã rời xa chốn quan trường. Điều này cho thấy tâm hồn của Nguyễn Trãi là một tâm hồn đẹp,
với những phẩm chất đáng kính trọng.
Câu 8 :
Cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ
Cảnh thiên nhiên được thể hiện qua câu thơ:
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
- Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có
nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao
trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm
màu tâm trạng ấy.
Câu 9 : Chữ cũ trong câu thơ Bui có một niềm trung hiếu cũ cho người đọc hiểu như thế nào
về niềm trung hiếu của nhân vật trữ tình?
Chữ "trung hiếu" vẫn luôn còn mãi đến tận ngày nay. Nhưng "trung hiếu" ở mỗi thời thì ý
nghĩa của nó sẽ khác đi. Từ “trung hiếu”: hai phẩm chất quan trọng trong đạo đức của con
người. Dưới xã hội phong kiến, kẻ làm tôi phải trung thành với vua, với chủ; con cái phải
hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay, trung và hiếu còn được vận dụng vào những giá trị đạo đức
mới rộng lớn hơn. Vậy nên dù là thời nào đi nữa thì trung hiếu vẫn luôn còn nguyên giá trị
của nó.
Câu 10 Em nhận xét như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình?
- Luôn suy tư về bổng lộc, tước vị vua chúa ban đã ban cho mình; luôn đau đáu nỗi niềm
trung hiếu với vua, với đấng sinh thành;
- Cảm thấy bị trói buộc bởi danh lợi là một lựa chọn sai lầm, vì thế, Nguyễn Trãi đã từ quan
về ở ẩn, tránh xa lánh lợi danh. Song, từ quan rồi, Nguyễn Trãi vẫn không thôi day dứt vì
"Ơn vua chưa báo lòng canh cánh.

Tức sự 3
Thư trai vắng vẻ cảnh ngày trường
Một quyển Hy kinh một hiện trường.
Lẻo chân nằm vườn Độc Lạc,
Chùm lều ở đất Nam Dương.
Hoa chăng thay rụng bày chi phấn,
Thông bá bù trì mộng quyết lương.
Mựa trách thế gian lòng đàm bạc,
Thế gian đạm bạc lấy lòng thường.
Tiếng trào dậy khắp Thương Lang.

Ngôn chí 18

Thương Lang mấy khảm một thuyền câu,


Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu.
Nguyệt mọc đầu non kình dõi tiếng,
Khói tan mặt nước thận không lầu.
Giang sơn dạm được đồ hai bức,
Thế giới đông nên ngọc một bầu.
Ta ắt lòng mừng Văn Chính nữa,
Vui xưa chẳng quản đeo âu.
Thương Lang : tên 1 dòng sông
Mây khảm : mấy chốn ,mấy nơi , nơi
Kinh dội tiếng : tiếng chày kình danh chuộng dôi xuống
Thẫn k lẫu : không thấy lâu đài, cảnh tượng ảo ảnh
Dam : Vẽ, phác họa
Đông : khí tốt khí thiêng của vũ trụ đông đặc thành phong cảnh đẹp như ngọc
Bầu : theo sách đạo gia có người Thương thân thường treo 1 quả bầu lớn, hóa làm trời đất ,
trong có mặt trời mặt trắng , đêm chui vào đó ngủ gọi là trời bầu
Văn chính : tên thụy của Phạm Trong Yêm , 1 danh thần đời Tống
Vui xưa : Vui sau ( đã có chỉ vui sau thien ha thì chẳng quản ngại lo lắng )
Bài thơ Ngôn chí bài 18 (Một thuyền câu) của Nguyễn Trãi miêu tả cảnh đêm thanh vắng, người
câu cá trên chiếc thuyền nhỏ giữa dòng sông lặng lẽ. Cảnh vật được tác giả mô tả rất chi tiết và
sống động.
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, gia đình cũng như những bi ai trong số
phận con người: Cảnh đêm thanh vắng được miêu tả qua câu. Câu thơ này cho ta cảm giác như
một bầu không khí lạnh lẽo, yên tĩnh và bình yên.
“Thương Lang mấy khảm một thuyền câu,
Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu”.
Câu “Nguyệt mọc đầu non kình dõi tiếng” miêu tả hình ảnh nguyệt quang soi sáng trên đầu non,
cùng tiếng câu cá vang lên từ xa.
Câu “Khói tan mặt nước thận không lầu” miêu tả hình ảnh khói từ chiếc thuyền câu tan biến
trên mặt nước trong veo của dòng sông.
Câu “Giang sơn dạm được đồ hai bức” miêu tả hình ảnh giang sơn xa xôi, đồ hai bức được dạm
lại trên chiếc thuyền câu
Câu “Thế giới đông nên ngọc một bầu” miêu tả hình ảnh cảnh vật rực rỡ, lung linh trong ánh
trăng vàng.
Câu cuối cùng “Ta ắt lòng mừng Văn Chính nữa, Vui xưa chẳng quản đeo âu” là lời chúc mừng
và hy vọng cho Văn Chính – người bạn của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi thể hiện sự cô đơn, tuyệt vọng và những suy tư về cuộc đời và tình yêu qua bài
Ngôn chia bài 18. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một tình tứ, mà nó còn chứa đựng sự trăn trở
và suy ngẫm về sự vô thường của cuộc sống và ý nghĩa của tồn tại. Qua đó cũng thể hiện phong
cách triết học và tư duy sắc bén của Nguyễn Trãi. Ông không chỉ thể hiện những suy nghĩ riêng
của mình, mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và nhân sinh.
Ngôn chí 8
Túi thơ bầu rượu quản xênh xang,
Quẩy dụng đầm hâm mấy dặm đường.
Ðài Tử Lăng cao, thu mát,
Bè Trương Khiên nhẹ, khách sang.
Tằm ươm lúc nhúc, thuyền đầu bãi,
Hàu chất so le, khóm cuối làng.
Ngâm sách thằng chài trong thuở ấy,
Tiếng trào dậy khắp Thương Lang.

You might also like