You are on page 1of 3

Nguyễn Trãi là một trong những danh nhân văn hóa thế giới, được coi là cây đại

thụ trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Mặc dù cuộc đời ông đầy máu và
nước mắt, nhưng ông đã vượt qua những bất hạnh đó để cống hiến hết mình
cho nhân dân và nghệ thuật. Ông đã để lại nhiều đóng góp cho nền văn học Việt
Nam, trong đó có tập thơ “Quốc âm thi tập” với 254 bài thơ Nôm ,Mạn thuật bài
4 là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Bài thơ thể hiện nỗi
niềm sâu kín của nhà thơ trước cuộc đời với những hình ảnh thiên nhiên gần gũi,
thân thuộc.

Bài thơ Mạn Thuật được viết vào thời điểm Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại
quê nhà (Côn Sơn). Đây cũng là thời điểm nhà thơ có nhiều cơ hội để chiêm
nghiệm trước cuộc đời và lòng người. Mở đầu là 2c đề thể hiện rõ Niềm vui dạo
chơi với thiên nhiên trong tâm thế ung dung, nhàn hạ của người ẩn sĩ:

“Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,


Trong thế giới phút chim bay.

2 câu lục ngôn với nhịp thơ 4/2 và 3/3 chậm rãi, Nhấn mạnh tâm thế ung dung,
thảnh thơ khi dạo bước giữa trời đất, ‘thế giới phút chim bay’.. Từ láy ‘đủng
đỉnh”được đảo lên đầu câu gợi dáng vẻ thong dong, tự tại của con người. Giữa
một buổi chiều hôm trên quê nhà nhà thơ như lắng lại để ngắm khung cảnh nơi
đây với bao vẻ đẹp bình dị, yên ả. 2 câu thơ mang đậm chất trữ tình mà qua đó
ta thấy được Nguyễn Trãi không chỉ là một vĩ nhân mà còn là một con người, yêu
tình yêu của con người, cụ thể là thiên nhiên.

Trong cuộc dạo chơi ấy, Nguyễn Trãi tìm thấy những chiêm nghiệm về tự
nhiên rất sâu sắc:

Non cao non thấp mây thuộc,


Cây cứng cây mềm gió hay.

Điểm nbat của ng trãi là sd rất nh phép đối trg 2c thực,luận. Non cao non thấp"
đối "Cây cứng cây mềm" và "mây thuộc" đối "gió hay" tạo nên sự cân đối, hài hòa
cho đoạn thơ, nhấn mạnh sự vật, sự việc ngoài kia ông đều thấu hiểu được. Mây ở
trên trời, tất cả núi đều ở dưới tầm mắt của mây, thế nên ngọn núi đó cao hay
thấp,mây đã quan sát tường tận. Cây cứng hay mềm, làm sao giấu được gió? Chỉ
một cơn gió thổi qua thì gió đã có thể biết ngay. Dùng chuyện của thiên nhiên để
ám chỉ ông là một con người thông thái khi tường tận sự vật, hiện tượng trên
đời. Tác giả là một người tự tin, dám khẳng định mình.
Không phải tự nhiên mà ông lại tự tin như thế bởi lẽ Nguyễn Trãi đi tim
hiểu sự vật, hiện tượng đến hiểu cả số phận đời người trước vạn vật. sự thâm
sâu, hiểm ác của lòng người.

Nước mấy trăm thu còn vậy,


Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.

Vẫn phép đối đó nhưng dụng ý của tác giả lại nhấn mạnh vạn vật bất biến,
vĩnh hằng, luôn luôn trường tồn với thời gian.” Nước mấy trăm thu” trải qua
mấy trăm mùa thu nước vẫn là nước, Đất nước đi qua bao thăng trầm cũng
vẫn là đất nước của dân tộc. Và trăng đã chứng kiến tất cả hình ảnh đó bởi trăng
luôn trường tồn theo thời gian, qua bao kiếp người,” Nguyệt bao nhiêu kiếp
nhẫn nay”.Vạn vật vĩnh hằng, bất biến duy chỉ có đời người vô thường, ngắn
ngủi. Triết lý sâu sắc đậm tính nhân văn được ng trãi diễn giải vỏn vẹn chỉ trong
2 câu thơ, càng làm cho ta thêm ngưỡng mộ, khâm phục tài văn thơ của ông

Đến với 2 câu kết, ta vấn hình ảnh một Nguyễn Trãi triết lý nhưng gần gũi
hơn bao giờ hết:

"Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,

Bui một lòng người cực hiểm thay."

Thay đổi cấu trúc thơ từ lục ngôn sang thất ngôn để thể hiện sự thất vọng với
bản thân và cả lòng người khi vốn dĩ mọi sự ông đều hiểu thấu cớ sao lòng
người lại không cảm được? "Bui một lòng người cực hiểm thay". ông đã trải
nghiệm cuộc sống rất nhiều, cảm thấy đời người ganh đua, mưu tính lẫn nhau chỉ
mang lại tổn hại cho mình,”lòng ng” khiến thi nhân phải rời quan về ở ân,

You might also like