You are on page 1of 11

QUA ĐÈO NGANG:

Cảnh Đèo Ngang rộng lớn,hùng vĩ luôn làm say lòng người.Bà Huyện Thanh Quan là một
nữ sĩ trên đường vào cung vua dừng chân tại nơi đây vào một buổi chiều tà.Thơ của Bà để lại
không nhiều,chủ yếu nói lên sự vắng vẻ,nỗi buồn hiu hắt trong lòng của Bà Huyện.Trong số
đó có bài thơ:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá,lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng,con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng,cái gia gia

Dừng chân đứng lại,trời,non,nước

Một mảnh tình riêng,ta với ta.”

Đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang” cũng vậy,có vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên nhưng vẫn
phảng phất đâu đây một tâm trạng hoải cổ của chính tác giả.Bài thơ được làm theo thể thơ
thất ngôn bát cú Đường luật,ngôn ngữ cô đọng.Hai câu đề mở ra một khung cảnh thiên nhiên
thật đẹp:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá,lá chen hoa”

Không gian Đèo Ngang rộng lớn,hùng vĩ. “Bóng xế tà”,đây là thời điểm buồn nhất trong
ngày.Ánh ngày dần tắt,buông xuống nhường chỗ cho hoàng hôn.Thơ của bà cũng bắt đầu từ
buổi chiều như vậy:

“Chiều trời bảng lạng bóng hoàng hôn”

Buổi chiều là lúc dễ gợi buồn,gợi nhớ trong lòng người.Câu thơ chất chứa nỗi niềm rất phù
hợp với tác giả.Cảnh vật nơi này hoang vắng,heo hút quá! Điệp từ “chen” lập lại hai lần,cảnh
vật chen chúc nhau mà lại không có bàn tay chăm sóc cần mẫn của con người.Chỉ có
“cỏ,cây,lá,đá,hoa” .Tác giả lại gợi nên sự hoang sơ,hoang vắng,phủ lên cảnh vật một nét
đượm buồn.Nhưng đến hai câu thực thì lại có sự xuất hiện của con người:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Theo tầm nhìn của Bà Huyện đứng trên cao có thể quan sát được cảnh vật “dưới núi,bên
sông”, “tiều vài chú,chợ mấy nhà”.Từ láy “lom khom,lác đác”,có con người xuất hiện nhưng
thưa thớt lắm,làm cho người đọc bâng khuâng,nao nao nỗi buồn như Bà.Sự xuất hiện của con
người không làm vơi đi tâm trạng cô đơn,buồn mà lại còn nhân lên nhiều hơn.Nghệ thuật đảo
ngữ “vài,mấy” chú tiều,nhà chợ.Ai mà đứng trước cảnh Đèo Ngang thì chắc chắn cảnh đẹp
nơi đây sẽ làm trong lòng mình gợi nhớ lâng lâng những kỉ niệm buồn.Một buổi chiều dừng
chân tại nơi đây,những điều trông thấy,cảm nhận được đã khắc sâu ,tô đậm trong lòng tác
giả.Văng vẳng âm thanh giữa đèo Ngang heo hút,vắng vẻ:

“Nhớ nước đau lòng,con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng,cái gia gia”

Tác giả trên đường đi lữ thứ,nhìn cảnh vật thưa thớt mà lại nghe tiếng chim cuốc,chim đa
đa.Bà Huyện dùng nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc,gia gia” nhằm bày tỏ tâm trạng của chính
mình.Mượn âm thanh tiếng chim để giải bày nỗi lòng nhớ nước thương nhà.Vọng lại trong
tĩnh mịch của hoàng hôn nghe khắc khoải làm lòng người cũng có những phút giây lắng động
nhất.Hai câu kết của bài thơ có cảnh đan xen vào có cả tình quyện vào nhau:

“Dừng chân đứng lại,trời,non,nước

Một mảnh tình riêng,ta với ta.”

Ba từ “trời,non,nước” cảnh vật được mở ra:rộng của rừng,bát ngát của đèo Ngang.Khi cảnh
càng rộng lớn,hùng vĩ bao nhiêu thì mình sẽ tự cảm thấy mình nhỏ bé bấy nhiêu.Từ ngoại
cảnh,bà quay về đối điện với chính mình “ta với ta” tác giả với tác giả,một tâm trạng cô
đơn,buồn thầm lặng.Đọc hai câu kết sẽ cảm nhận được tâm tư nỗi lòng hoài cổ của Bà.Hai
câu có cái gì đó man mác nỗi buồn sâu kín của tác giả.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan tả cảnh gởi gắm cả tình.Cành vật
hoang vu vắng vẻ.Tâm trạng cô đơn,buồn không biết chia sẻ với ai.Đây là một bài thơ hay mà
người đọc khi đến Đèo Ngang sẽ nhớ đến và hiểu được nỗi lòng của một nữ sĩ tài năng.
BÁNH TRÔI NƯỚC:

Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”.Tiếng thơ của HXH luôn
ca ngợi,bênh vực,khẳng định,đề cao phẩm giá người phụ nữ ngày xưa.Hơn thế nữa,nhà thơ
cũng có sự đồng cảm sâu sắc trước số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.Bài
thơ “Bánh trôi nước” nói về vẻ đẹp cả tấm lòng son sắt,thủy chung của người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.Trọn bài thơ có hai lớp nghĩa.Lớp nghĩa thứ nhất là
tả thực chiếc bánh trôi nước với đặc điểm hình dáng tròn,màu sắc thì trắng,bánh nào cũng có
nhân.Khi nấu nó sẽ chìm nổi như chính thân phận của họ.Ý nghĩa tượng trưng là phản ảnh vẻ
đẹp,phẩm chất trong mỗi người phụ nữ.Còn lớp nghĩa thứ hai là:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Hai từ “thân em” là chính người phụ nữ giới thiệu về mình.Cặp quan hệ từ “vừa…vừa”,vừa
có vẻ đẹp này lại vừa có nét đẹp khác.Người phụ nữ đang tự hào về vẻ đẹp bên ngoài của bản
thân.Hai từ “thân em” cũng mang âm hưởng ca dao:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hai từ “thân em” trong câu này là lời than thân,não nề.Nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương hai
từ “thân em” thì lại nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.Nhưng đến câu thơ tiếp theo thì gợi lên
thân phận của họ.Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” là số phận lận đận,bấp bênh,chìm nổi.Người
phụ nữ có vẻ đẹp bề ngoài nhưng lại có số phận đầy truân chuyên và cay đắng.Nhưng lời thơ
của hai câu cuối lại có sự thương cảm sâu sắc của HXH dành cho người phụ nữ:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ luôn ở vị trí thấp kém “trọng nam khinh nữ”.Họ bị
trói buộc bởi những lễ giáo phong kiến nên không có quyển quyết định cuộc đời của mình mà
phải hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và gia đình. “Rắn nát” cuộc đời hạnh phúc hay
đau khổ,họ không có quyền làm chủ,quyết định.Từ “mà” là sự khẳng định dù cuộc đời dù
cuộc đời vùi dập đến đâu họ vẫn giữ được “tấm lòng son”.Đó là tấm lòng son sắt,thủy
chung,bền chặt.
Nhà thơ HXH bày tỏ sự thấu hiểu,cảm thông với người phụ nữ trong bài thơ này.Nhà thơ
vừa khen ngợi phẩm chất đẹp đẽ,vừa đồng cảm với số phận cay đắng mà họ phải gánh
chịu.Nhà thơ lên tiếng bênh vực,đồng thời khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ ngày
xưa.
NAM QUỐC SƠN HÀ:

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sáng tác trên phòng tuyến Như Nguyệt trong lúc chống
quân xâm lược Tống.Chưa rõ tác giả là ai nhưng có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt.Âm
vang bài thơ khơi dậy lòng tự hào,tự cường dân tộc,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bài thơ được chia bố cục thành hai phần.Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt.Hai câu thơ đầu là lời tuyên bố chủ quyền đất nước.Hai câu thơ sau nói lên lòng kiên
quyết,quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.Bài thơ thiên về biểu ý
nhiều nhưng cảm xúc vẫn được dồn nén,ẩn trong từng lời,từng chữ.

Chủ quyền thiêng liêng của dân tộc được nhắc đến ngay từ phần đầu bài thơ:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Hai câu thơ đầu tác giả đã dõng dạc tuyên bố “Nam quốc” và “Nam đế” nước Nam là vua
Nam ở.Câu thơ khẳng định vị trí chủ quyền nước ta nếu so với “Bắc quốc” và “Bắc đế” thì
sánh ngang hàng với nhau vì bây giờ nó không cho mình gọi là “vua” mà chỉ là “vương”
thôi.Tác giả khẳng định chân lí thuộc về lịch sử không thể chối cãi được “nước Nam là của
người Nam,là của vua Nam ở”.Khẳng định này,tuyên bố này lại được lập luận một cách rõ
ràng.Quy định này đã rành rạnh rồi.Đó không phải là quy định của con người tạo ra mà nó lại
được quy định ở sách trời “thiên thư”.Đây là một chân lí chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm
phạm,không ai được quyền xâm lược.Nước của mình mình là là chính nghĩa.Giặc xâm lược
là phi nghĩa.Vì vậy,hai câu tiếp theo là thái độ quyết tâm,sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền này
trước mọi kẻ thù xâm lược.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Giọng điệu thơ đanh thép,mạnh mẽ .Đây là lời của dân tộc,sức mạnh của chính nghĩa hỏi tội
quân xâm “như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”,cớ sao lũ giặc dám đến đây xâm phạm.Lời cảnh
cáo trước đối với bọn xâm lược “thủ bại hư” thì nhất định sẽ thất bại.Chúng ta bảo vệ chính
quyền là chính nghĩa.Kẻ xâm phạm nhất định sẽ chuốc lấy thảm bại. Đây là bài học cho kẻ
nào dám xâm lược nước ta.

Lời thơ cô đúc,mạnh mẽ.Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt,thể
hiện khí phách hào hùng cho đến ngày nay.
CẢNH KHUYA

Vầng trăng lan tỏa cả đất trời,lấp lánh trên dòng sông để lại nhiều xúc động,tạo cảm hứng cho
thi nhân.Trăng đi vào thơ Bác có màu sắc cổ điển lẫn hiện đại.Bài thơ “Cảnh khuya” sáng tác
ở chiến khu Việt Bắc.Cả bài thơ đều toát lên vẻ đẹp thiên nhiên nhưng dấu ấn để làm mọi
người xúc động nhất là tấm lòng yêu nước thương dân của Bác Hồ.

Bài thơ được viết thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Bác lãnh đạo,chỉ huy cuộc
kháng chiến nên có đầy nỗi lo toan việc nước,việc dân vậy mà Bác vẫn dành những giây phút
lắng động với thiên nhiên.Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.Bài thơ mở ra là
người đọc cảm nhận ngay vẻ đẹp của thiên nhiên:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”

Hai câu thơ là bức tranh của thiên nhiên,có âm thanh,hình ảnh,màu sắc.Nhà thơ dùng nghệ
thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát xa.Đêm khuya,tiếng suối vọng lại cũng trầm bổng,du
dương nghe như “tiếng hát xa”.Tiếng suối róc rách dìu dặt hay cũng chính là âm thanh của
tiếng hát.Hòa cùng những âm thanh là hình ảnh “trăng” tỏa sáng,dìu dịu,nhè nhẹ.Nói như nhà
phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”,lúc nào thơ Bác cũng có
trăng.Bác nhắc đến trăng không chỉ để thưởng thức mà ý nghĩa là tất cả nét đẹp của thiên
nhiên.Điệp từ “lồng” được lặp lại hai lần,trăng trên cao chiếu sáng đan xen vòm cổ thụ,in
xuống nền đất những hoa đất thật lung linh,huyền ảo.Cảnh khuya lúc này đẹp như tranh vẽ.

Cảnh khuya rừng Việt Bắc có âm thanh tiếng suối róc rách,có hình ảnh trăng đan xen vòm
cổ thụ.Tạc vào khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh của vị chủ tịch vĩ đại.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Đọc 2 câu đầu,mọi người cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu đậm của Bác Hồ.Hai câu
sau là hình ảnh của Bác,thao thức,chưa ngủ được vì thương nước thương dân.Nhà thơ lập
điệp ngữ “chưa ngủ” đến hai lần nhằm nhấn mạnh ý nghĩa,những nỗi niềm tiêng tư trong
lòng,những lo toan việc nước việc dân của Bác.Bài thơ được viết trong thời kì đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp,đất nước còn chìm đắm trong nô lệ,người dân sống còn thiếu thốn
nên Bác vẫn chưa thể nào yên giấc được.Đọc từng lời,từng chữ có thể thấy được tình yêu
nước tha thiết,sâu đậm của Bác,đó là lí giải nguyên nhân Bác không ngủ được bằng một cụm
từ “vì lo nỗi nước nhà”.Đất nước chưa được độc lập,người dân chưa có đủ cơm áo gạo
tiền,cuộc sống ấm no thì Bác ko thẩ nào ngủ ngon giấc.Câu thơ chất chứa tấm lòng của Bác
làm cho ai cũng phải xúc động.

Bài thơ có vẻ đẹp thiên nhiên rừng Việt Bắc,có cả tình yêu nước da diết của Bác Hồ.Người
đọc nhớ đến Bác bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc vị chủ tịch nước suốt đời tận tụy lo việc
nước,việc dân.
RẰM THÁNG GIÊNG

Vầng trăng lan tỏa cả một bầu trời,lấp lánh trên dòng sông,để lại cho thi nhân nhiều xúc động
và nguồn cảm hứng.Bài thơ của Bác có màu sắc cổ điển và hiện đại,có cả tình yêu thiên nhiên
của Bác nên vầng trăng trong trong thơ của Bác luôn có vẻ đẹp rất riêng.Bài thơ “Rằm tháng
giêng” là một trong những bài thơ hay viết về trăng của Bác Hồ,làm cho ai ai cũng xúc động.

Bài thơ này được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,ra đời vào thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp lúc Bác ở Việt Bắc.Chiến dịch Thu Đông 1947 vừa kết thúc với chiến thắng huy
hoàng thì chiến dịch Xuân Hè 1948,chúng ta lại có niềm vui rộn rã của chiến thắng
mới.Trong niềm vui của mùa xuân mới đến,bài thơ “Rằm tháng giêng” ra đời.Bài thơ mở ra
là vẻ đẹp của ánh trăng vào ngày rằm tháng giêng.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”

Trăng trong thơ Bác bao giờ cũng đẹp nhưng “trăng nguyên tiêu” lại càng đẹp hơn.Vẻ đẹp
của trăng làm say lòng người.Trăng sáng rực cả bầu trời. “Nguyệt chính viên” là trăng,vẻ đẹp
trọn vẹn, không đổi dời.Cả một không gian lúc này,vầng trăng như tạc vào khung cảnh một
nét thơ mộng,lãng mạn nhưng đồng thời nó gợi cho lòng người tình cảm đến với trăng thật là
tha thiết.Bác viết về trăng như trăng trên một dòng sông.Chỉ có bảy từ trong một câu nhưng
lập lại đến ba lần “xuân” “xuân giang,xuân thủy,xuân thiên”.Ba lần lập lại là điểm nhấn để
tạo nên sắc xuân,sức sống của mùa xuân.Cả câu thơ đều thể hiện vẻ đẹp mùa xuân,dòng sông
xuân,mặt nước xuân,bầu trời cũng xuân.Dòng sông như nối tiếp với bầu trời.Vầng trăng ngày
rằm có cái vẻ đẹp soi tỏ,thấm đẫm trên mặt nước.Khi mặt nước xao động,vầng trăng như
sóng sánh,tạo nên nét lung linh,huyền ảo.Trăng tràn trề,lan chảy cả dòng sông.Dường như đối
với Bác không chỉ nói trăng mà còn là mùa xuân ngày rằm tháng giêng có sức sống mùa xuân
lan tỏa.

Người đọc cảm nhận hình ảnh của Bác Hồ giữa cảnh thiên nhiên:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Một con thuyền đang xuôi theo dòng sông.Trong thơ xưa khi nhắc đến “yên ba” khói sóng
thì bao giờ cũng phảng phất một nét đượm buồn.Nhưng trong thơ Bác có sự xuất hiện của
“yên ba”là cái nhìn đầy lạc quan của Bác Hồ.Giữa dòng sông,dưới ánh trăng,Bác đang bàn
bạc việc nước,việc quân “đàm quân sự”.Hình ảnh Bác Hồ hiện lên giữa dòng sông lúc này là
hình ảnh một con người đang làm chủ việc quân sự,bận rộ,lo toan việc quân cơ,một tấm lòng
luôn dành trọn vẹn cho đất nước.Đầu bài thơ có “trăng”,cuối bài thơ cũng có “trăng” “nguyệt
mãn thuyền”.Con thuyền xuôi theo dòng sông,dưới ánh trăng đầy ắp và thuyền về không thể
thiếu trăng.Trăng trong thơ Bác không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là chất thép của
người chiến sĩ cách mạng.Hai câu thơ cuối hòa quyện lại có chất chiến sĩ,thi sĩ trong con
người của Bác.Ánh trăng tràn đầy nhưng cũng có cả hình ảnh của Bác lúc nào cũng bàn bạc
lo việc quân cơ.Cảnh và tình trong hai câu thơ này như quyện vào nhau.Vầng trăng theo con
người,theo thuyền cùng về.Trăng còn tràn ngập cả thuyền chứ không phải chỉ có dòng sông.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” tuy có màu sắc cổ điển nhưng vẫn rất bình dị và tự nhiên.Hình
ảnh vầng trăng lan tỏa trên dòng sông tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên,toát lên hình ảnh của Bác
Hồ với phong thái ung dung,lạc quan.Qua bài này,người đọc có thể cảm nhận tình yêu mà
Bác dành cho thiên nhiên và đặc biệt là tấm lòng tận tụy suốt đời lo cho nước,cho dân.
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ:

Những bài thơ viết về chủ đề tình bạn trong thơ NK bao giờ cũng làm cho người đọc xúc
động.Một tình bạn chân thành tha thiết thì không vật chất nào có thể thay thế được.Bằng
giọng thơ hóm hỉnh,đùa vui,một lần nữa NK đã để lại cho mọi người sự lắng động trong tình
bạn của nhà thơ trong bài Bạn đến chơi nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.Ngôn ngữ trong bài tuy giản dị
nhưng vẫn thể hiện được tình bạn trong sáng,sâu đậm của nhà thơ.Câu thơ mở đầu bài thơ là
lời chào hỏi khi bạn đến nhà chơi:

“Đã bấy lâu nay,bác tới nhà”

Ngay câu thơ đầu là thấy thái độ mừng vui qua cách xưng hô “bác” rất thân mật của NK đối
với bạn.Người đọc hình dung trong câu thơ có tiếng reo vui,lời chào hỏi,tay bắt mặt
mừng.Sau lời chào này,chắc chắn tác giả sẽ tiếp đãi bạn chu đáo,ân cần nhưng lại đưa ra tình
huống khó xử:

“Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa

Ao sâu nước cả,khôn chai cá

Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà”

Đây là tình huống khó xử của nhà thơ để tiếp đãi bạn.Có chợ nhưng chợ xa mà không có
người để sai bảo,ngay cả ao nhà,nước lớn không thể bắt cá được.Vườn thì rộng,rào lại thưa
nên gà cũng không tìm được.Như vậy,nhà thơ đang chia sẻ,phân giải với bạnkhông có điều
kiện vật chất.Những dòng thơ tiếp tục vẫn là những cách khó xử:

Cải chửa ra cây,cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa

Ngay cả cây trái trong vườn dung không có.Cải thì chưa có cây,cà chưa có trái,bầu mướp chỉ
có hoa,chưa có quả.Nguyễn Khuyến nhắc nhiều về vật chất mà không có cái nào có sẵn để
đãi bạn

Đầu trò tiếp khác,trầu không có

Nhân gian có câu “miếng đầu làm đầu câu chuyện” nhưng dối với hoàn cảnh lúc này thì cả
miếng trầu cũng không có.Một hoàn cảnh khá là đặc biệt,nhà thơ nhắc đến những cái thiếu
thốn trong nhà.Câu thơ này như là dấu chấm cuối cùng,tất cả đều không có vật chất để tiếp
bạn.Nhà thơ lập ý bằng cách tạo ra tình huống đặc biệt như vậy để rồi cuối cùng hạ một câu
kết

Bác đến chơi đây,ta với ta

Cụm từ “ta với ta” là tác giả với người bạn của tác giả.Nó khác với câu thơ “một mảnh tình
riêng,ta với ta”.cụm từ “ta với ta” trong thơ của BHTQ là tác giả với tác giả,một tâm trạng cô
đơn,buồn.Còn cụm từ này trong thơ NK là tín hiệu vui,tạo nên sự đồng nhất giữa tác giả và
người bạn của tác giả.Đại từ xưng hô “bác” lập lại một lần nữa ở câu kết tạo nên sự thân
mật,gần gũi,gắn bó.Giọng thơ hóm hỉnh,đùa vui,tác giả đưa ra một hoàn cảnh đặc biệt để đùa
vui với bạn:vật chất không có gì để tiếp đãi nhưng cuối cùng nhấn mạnh cái tình mới là đáng
quý!hai người bạn tâm đầu ý hợp,thông cảm với nhau thì sự chân thành,đậm đà thấm thiết
cũng đủ để tiếp đãi nhau mà không có vật chất nào có thể thay thế được.Trong một bài thơ
khác,NK cũng đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thô nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai,ai biết mà đưa.

Rõ ràng trong thơ NK,những vần thơ viết về chủ đề tình bạn,nhà thơ rất xem trọng và quý
mến bạn của mình.

Bài thơ BĐCN của NK thể hiện rất xúc động về chủ đề tình bạn.Vận dụng thể thơ thất ngôn
bát cú,với giọng điệu pha một chút hóm hỉnh,đủa vui,nhà thơ đã làm nổi bật cái chân tình của
tình bạn.Một tình bạn thật là ch6an thành,thắm thiết thì không có vật chất nài có thể thay thế
được.Đọc bài thơ người đọc có thể hiểu được tất cả tình bạn tha thiết của NK thật là đáng
quý!
Tình bạn là một tình cảm rất đáng quý đối với mỗi người.Từ thuở còn thơ cho đến khi khôn
lớn,ai cũng có những người bạn cùng học cùng làm việc.Bạn bè là cò sự quan tâm,chia sẻ
mọi thứ vui buồn trong đời sống.Người xưa có câu “không thầy không tày học bạn” muốn
nhấn mạnh cho chúng ta thấy bạn bè là nơi học tập tốt nhất,cùng nhau tìm tòi,học hỏi những
tư liệu cần thiết.Khi có điều gì buồn bã,bạn bè là bờ vai tin cậy để cho nỗi buồn vơi đi mà
thay vào đó là những lời động viên,sẻ chia mà không rơi vào sự thất vọng.Ngoài tình cảm gia
đình,tình thầy trò thì ai cũng rất cần tình bạn bởi vì tình bạn là một chỗ dựa về tinh thần,làm
cho niềm vui nhân lên,nỗi buồn đau được vơi đi.Cho nên ai cũng nhận thấy một điều rất rõ
ràng:tình bạn rất cần thiết.Chúng ta không chấp nhận những người bạn thiếu sự trung
thực,hay chỉ là sự lợi dụng,như vậy sẽ không được lâu bền.tình bạn đáng quý như vậy nên ta
phải xây dựng mối quan hệ giữa bạn bè chân thành,đoàn kết,cùng học tập,cùng tiến bộ.

You might also like