You are on page 1of 4

Cõi đời là một cõi hữu hạn.

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven dừng chân tại kiếp sống này để lại
bản Sonata Ánh Trăng “bản giao hưởng định mệnh”. Nhà văn Balzac trước khi về với đất mẹ cũng
đã tạc tên mình trên tượng đài văn học với “Tấn trò đời”. Tuy nhiên những thành quách lâu đài,
những kì quan của tạo hoá cũng sẽ dần phôi phai… thế nhưng giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy, người
đời vẫn nhớ đến một ngồi bút đa tài của Quang Dũng qua bài thơ Tây Tiến- “tượng đài bất tử về
người lính vô danh”. Đúng như Lê Đạt đã từng khẳng định trong bài thơ “Vân Chữ”
“Mỗi công dân có dạng vân tay
Mỗi nhà thơ có dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, ông rất đa tài
tinh thông “cầm, kì, thi, hoạ”. Thơ ông mang đậm chất sử thi và có khuynh hướng lãng mạn, là đặc
điểm của văn học cách mạng, nhưng vẫn có điểm riêng là cảm hứng bi tráng về người lính. Qua Tây
Tiến, ông đã khắc hoạ thành công nỗi nhớ về hình tượng người lính trên cảnh thiên nhiên núi rừng
hùng vĩ và dữ dội, hình tượng người lính- những người anh hùng khoác lên mình bộ chiến y màu
xanh lá thẫm mang vẻ đẹp lãng mạng đậm chất bi tráng. Nổi bật trong tác phẩm là 8 câu thơ đầu
“khắc hoạ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ gắn với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội
nhưng không kém mĩ lệ”
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Lao động của nhà văn là một hoạt động tinh thần đầy khổ luyện, để có những tác phẩm hay người
cầm bút phải lăn lộn với cuộc đời nói như Nam Cao “sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào cuộc
sống của nhân dân” còn với thi sĩ Xuân Diệu “hãy biết ơn vị muối của đời để thơ có thêm chất
mặn”. Sau những năm tháng hoạt động cùng quân đội Tây Tiến thì cuối năm 1948 Quang Dũng
chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, ông đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” nhưng khi in đổi
thành “Tây Tiến”.
Thơ là dòng sông soi bóng hình cuộc đời, gieo vào trong tâm hồn con người những mạch ngầm cảm
xúc chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải yêu “cuộc đời” trân trọng “nghệ thuật” mới vun đúc được
những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho cuốc đời và con người. Hình ảnh trong thơ
luôn là cầu nối giữa trái tim với trái tim, nó lưu lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Và bức
tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, con đường hành quân vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình
cũng để lại ấn tượng khó quên như chính cái tên Quang Dũng trong thơ kháng chiến:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Mở đầu bài thơ nói về nỗi nhớ, nhớ về con sông Mã thân thương, Và cũng ở câu thơ cuối, sông Mã
lại hiện lên một lần nữa “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đây là thủ pháp nghệ thuật đầu cuối
tương ứng, thi nhân đã khéo léo nói về nó trải dài trên một địa bàn rộng lớn, nó là một người bạn tri
âm tri kỉ, chứng nhân lịch sử theo suốt bước chân hành quân, nó đã ở đó chứng kiến biết bao buồn
vui, biết bao mất mát hy sinh mà người lính Tây Tiến phải gánh chịu. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến
binh đoàn nơi những người đồng đội đã cũng tác giả vào sinh ra tử. Nhớ về núi rừng Tây Bắc địa bàn
hoạt động của ông, nơi thiên nhiên hùng vĩ dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng trữ tình. Quang
Dũng đã lặn ngụp vào cuộc đời tạo ra một bức tranh như vậy đúng như Leonardo từng nói “Thơ là
một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm”. Giờ đây Quang Dũng lại thốt lên “xa rồi” cảm nhận
những kĩ niệm, cảnh vật không còn nữa, con người núi non cảnh vật giờ đây đã xa rồi, tất cả chỉ còn
lại là nỗi nhớ, ký ức là những hoài niệm. Tình cảm trào dâng thể nào kiếm nén nhà thơ đã cất lên
tiếng gọi “Tây Tiến ơi”, một tiếng gọi thân thương, một tiếng gọi về quân đoàn chứa bao nhiêu hoài
niệm của ông và những người đồng đội, dường như trong tâm trí người lính họ chưa từng rời xa nơi
đây. Đắm chìm vào trong một miền nhớ cùng Quang Dũng, ta hiểu hơn rằng từ giây phút này đây
những sự vật tự nhiên đó không còn là những địa danh vô cảm, vô can trên bản đồ nữa mà đã trở
thành một phần máu thịt, một phần tiếng vọng nơi kí ức thăm thẳm chẳng lúc nào nguôi yên trong
trái tim nhà thơ.
Trong câu thơ chỉ 7 chữ thôi, nhưng hết 2 chữ “nhớ” thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng da diết kết hợp từ
láy “chơi vơi” chỉ trạng thái trơ trội của không gian không biết bám víu vào đâu. Tạo thành nỗi “nhớ
chơi vơi”, mấy ai sáng tạo được như thơ Quang Dũng, nỗi nhớ của ông khác biệt hoàn toàn trong ca
dao xưa:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
hay trong nỗi nhớ của Tố Hữu
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.”
Quang Dũng sáng tạo ra nỗi nhớ chơi vơi có thể hiểu một mình giữa thế giới mênh mông, bộn bề
không có đầu không có đuôi, không theo quy luật của không gian thời gian nào cả. Đó là một nỗi nhớ
mênh mang, chập chờn, không dứt, vô hình vô định tràn ngập với không gian dai dẳng cùng thời
gian nói như Nam Cao, Quang Dũng đã “khơi những nguồn chưa ai khơi”. Nhớ chơi vơi dường như
đã khắc hoạ được cái hồn bài thơ. Câu thơ cảm thán kết hợp hai vần “ơi” tạo nên âm hưởng động
vọng làm cho câu thơ sâu lắng khắc hoạ thêm vào nỗi nhớ của thi nhân, nỗi nhớ dường như kéo dài
đằng đẵng day dứt không nguôi.
Nhà thơ Sóng Hồng nói rằng “Thơ là thơ nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một
cách riêng” với một ý nghĩa đó thi sĩ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội đầy những
nguy hiểm thử thách cùng con đường hành quân thơ mộng trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Hai câu thơ trên vừa tả thực sự khắc nghiệt của thiên nhiên vừa vẽ nên sự lãng mạn của những
người lính. “Sài Khao, Mường Lát” gợi nên những nơi hành quân lạ lẫm với những người lính của
chúng ta, là những nơi xa xôi, hẻo lánh, hoang vu, “rừng thiên nước độc” gợi nên một không gian
đầy bí ẩn. Các anh chiến sĩ của chúng ta phải hành quân ở những nơi đầy bí ẩn, ở những nơi nguy
hiểm luôn luôn rình rập. Nói đến Tây Bắc một vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu đầy khắc nghiệt.
Trên đỉnh Sài Khao sương dày tới nỗi che lấp cả đoàn quân “sương lấp đoàn quân” Quang Dũng đã
tả một cách chân thật về một mảng hiện thực bị che khuất trong thơ ca kháng chiến về thời tiết khắc
nghiệt, những con người can qua binh lửa phải hành quân trong biển sương mù dày đặt, làm che đi
tầm nhìn bóng dáng người lính khiến họ ẩn hiện trong sương. Câu thơ kết thúc bằng chữ “mỏi” thôi
mà thi nhân đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh của một đoàn quân mệt mỏi, rã rời chìm
trong sương biết bao gian khổ. Tuy nhiên vẫn hiện lên một vẻ đẹp về con đường hành quân thật đẹp
và đầy thơ mộng “hoa về trong đêm hơi”. Những đoá hoa rừng vẫn bung nở và toả ngát hương
thơm trong đêm gợi một không gian huyền ảo chứa nhiều bí ẩn thể hiện một tâm hồn đầy trẻ trung
lãng mạng. Ông dùng “hoa về” thay vì “hoa nở”, “đêm hơi” thay vì “đêm sương” cách dùng từ rất
sáng tạo muốn khắc sâu hơn vào tâm hồn người lính trẻ trung tinh nghịch bởi xuất thân của họ là
những người học sinh, sinh viên đến từ Hà Nội, sự trẻ trung lãng mạn đó đến từ những thanh niên
tuổi mới lớn là lẽ đương nhiên. Tuy những con người nguyện hy sinh đổ máu chốn sa trường ấy đã
hành quân trong một môi trường đầy khắc nghiệt, nhưng họ luôn luôn có một ánh nhìn lạc quan,
niềm tin yêu vào cuộc sống. Con đường hành quân không còn vất vả gian nan nữa mà nó trở thành
một chốn bồng lai tiên cảnh.
Và cứ thế từng kí ức cứ thi nhau ùa về, nhà thơ đã vẽ lại cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến
vừa hùng vĩ dữ dội, nhưng cũng rất nỗi thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn
của một tâm hồn đào hoa qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn, thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Cả câu thơ tả về dốc có bảy chữ nhưng hết năm thanh trắc “dốc-khúc-khuỷu-dốc-thẳm” tạo một cảm
giác trúc trắc chênh vênh vô cùng nguy hiểm. Điệp từ “dốc” được nhắc đi nhắc lại hai lần kết hợp với
từ láy tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” cùng một cách ngắt nhịp 4/3 làm câu thơ như bị chẻ làm
đôi, để diễn tả con đường hành quân quanh co khó đi, sự hiểm trở trùng diệp và độ cao ngất trời của
núi rừng miền Tây Bắc. Năm thanh trắc làm cho câu thơ nặng đi, ta có thể hình dung sự nặng nhọc
của những người lính khi phải chuyển quân trên con đường đầy nguy hiểm. Những người can qua
binh lửa này vừa leo lên đỉnh dốc đã mệt nhoài lại phải đổ xuống một con dốc khác, nó cứ lập đi lập
lại kéo dài với những dốc cao vực thẳm. Đến với câu thơ tiếp theo “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”,
tác giả sử dụng từ láy “heo hút” diễn tả sự xa cách với con người kết hợp đảo ngữ “súng ngửi trời”
diễn tả thế núi hoang sơ, vắng lặng cách xa con người có thể chạm đến được mây cao, bên cạnh đó
nhân hoá “hình ảnh súng ngửi trời” thật là một hình ảnh ngạo nghễ có chút gì đó hóm hỉnh, bông
đùa như những người lính trẻ. Những người lính không bi quan trước cuộc hành quân gian khổ kia
mà thay vào đó họ lạc quan vui đùa trước những nguy hiểm gian truân quyết tâm của người chiến sĩ
muốn chiếm lĩnh trời cao “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại”.Tư thế chinh
phục đỉnh cao hiên ngang trước núi trời khiến ta nhớ đến những người chiến sĩ trong thơ của Tố
Hữu:
“Rất đẹp hình anh lúc sáng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang leo với gió đèo”
Trong thơ trung đại thi nhân lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, miêu tả thiên nhiên non
nước hữu tình một cách mĩ lệ hoành tráng tạo thành những bức tranh sơn thuỷ chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến. Nhưng thiên nhiên trong thơ của Quang Dũng lại là
đối thủ của con người, những người lính của chúng ta phải đánh bại thiên nhiên, phải chiến thắng
thiên nhiên mới chiến thắng được quân thù. Chính vì sự mạnh mẻ đánh bại thiên nhiên ấy người lính
Tây Tiến không bị mờ đi mà hiện lên một cách đầy thách thức “Ngàn thước lên cao ngàn thước
xuống”.Câu thơ gồm hai vế tiểu đối, kết hợp với động từ tương phản lên cao- xuống thấp và điệp từ
“ngàn thước” khắc họa đúng chất hùng vĩ, chênh vênh của núi rừng. Giúp núi ở đây như bị chẻ đôi,
vút lên cao ngàn thước, rồi lại đổ thẳng xuống ngàn dặm. Chính cái cách “đánh khối” trong nghệ
thuật tạo hình của Quang Dũng đã để lại khoảng trống về một tây bắc huyền bí và một bia ấn tượng
riêng cho người đọc đi về gửi thương, gửi nhớ. Bởi “Thơ cốt ở ý, ý có sầu thơ mới hay. không phải
bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng ngôn từ. Như thế mới là thơ có giá trị”. nguy hiểm kết hợp với
cái cao heo hút, hoang vu đến giờ người của núi rừng khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Lí Bạch
“Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”
Nếu ở câu thơ trên tại dốc toàn là vần trắc phẩy thì đến câu thơ tình, ta lại thấy toàn phần
bằng. Phải chăng, đó là sự giao thoa giữa thơ và nhạc, như nhà thơ Mã Giang Lân ngụ ý “ thơ là một
thông báo thẩm mỹ, trong đó kết hợp bởi bốn yếu tố: Ý- Tình-Hình-Nhạc”.Quang Dũng vốn là một
nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở lĩnh vực nào ông cũng đều có những thành công nhất
định
Cách hòa phối âm thanh trong nhà của Quang Dũng cũng có những phút xuất thần. Thơ ông cũng
làm độc giả thương nhớ, nhạc Quang Dũng cũng khiến không ít người ngất ngày. Đúng như Xuân
Diệu tinh tế nhìn nhận “ Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Câu thơ
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, câu thơ được riêu toàn phần bằng, gợi cảm giác mà mang, bưng
khuân. Người lính Tây Tiến như phóng tầm ra xa để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng. Chăm
này mưa giăng giăng bốn phía rừng Tây Bắc thì những ngôi nhà ở nghỉ trong này mưa ấy cứ bồng
bềnh, bồng bềnh như là một biển mưa. Nhìn từ góc độ hội họa thì nó giống như một bức tranh thủy
mặc có những cách tả sắc nét, cần cảnh nhưng cũng có những khoảng trống, khoảng lặng huyền ảo.
Nếu như câu thơ đầu sử dụng toàn thanh chắc là những vẽ gần quốc, chắc khỏe thì câu cuối lại toàn
thanh bằng là nét mềm mại dịu mát cả bức tranh.
Đoạn thơ để lại một dấu ấn vẻ đẹp về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa
giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật như sử
dụng nhiều từ lấy tạo hình, cách sử dụng thanh bằng trắc, cái câu cảm tháng đã tạo nên một bài thơ
hay và trao giá trị. Qua đoạn thơ ta thấy được sức mạnh phi thường của những người lính trong
những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng trên đó nổi bật là
những người chiến sĩ can trường và lạc quan đang dẫn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “chiến
trường đi chẳng tiếc trời xanh”. nửa thế hệ qua đi, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng vẫn giữ được
giá trị của mình. Xin được mượn bốn câu thơ của Giang Nam thay cho lời kết:
“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp đông cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi bụi Thời gian có thể phủ giày trên hình ảnh của những
người anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của mình đã khắc tạc một cách
vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì
nền độc lập của tổ quốc trong suốt thời kỳ lịch sử. Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một
hình tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho người chiến sĩ yêu nước đã từng
ngã xuống trong những năm tháng gian khổ ấy bất tử cùng thời gian. Các anh ra đi khi tuổi đời còn
rất trẻ nhưng khí phách, lòng dũng cảm của các anh vẫn còn sống mãi với thế hệ trẻ ngày hôm nay:
“Thơm rất xa theo gió thoảng hương trầm
Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ
Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị
Thân hy sinh thầm đất, thơm trời”
(Nắm mộ và cây Trầm- Nguyễn Đức Hậu”

You might also like