You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRÁC NGHIỆM PHẦN 2

HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM


Câu 1. Phân tích vẻ đẹp của câu văn Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng
tiếng ếch nhái kêu kêu rang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
A. Câu văn giàu ảnh, giàu nhạc điệu, khơi gợi cảm xúc yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước
cảnh phố huyện chiều tàn
B. Câu văn giàu ảnh, giàu nhạc điệu, khơi gợi cảm xúc yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước
cảnh phố huyện về đêm
C. Câu văn đậm chất hiện thực, khơi gợi cảm xúc yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước cảnh
phố huyện chiều tàn
D. Câu văn đậm chất ngôn tình, khơi gợi cảm xúc yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước cảnh
phố huyện chiều tàn
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả
như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu kêu rang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào?
A. So sánh, nhân hóa
B. Ẩn dụ, nhân hóa
C. So sánh, liệt kê
D. Liệt kê, đối lập
Câu 3. Bức tranh phố huyện chiều tàn được gợi lên bằng những hình ảnh nào?
A. Bầu trời đỏ rực, đám mây ánh hồng, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ
B. Bầu trời đỏ rực, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại
C. Bầu trời đỏ rực, đám mây ánh hồng, đèn hoa kì loe loét
D. Bầu trời đỏ rực, đám mây ánh hồng, ánh sáng của những con đom đóm
Câu 4. Những âm thanh nào được gợi tả trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?
A. tiếng ếch nhái, tiếng mũi vo ve, tiếng trống thu không, tiếng chỗng nan cót két
B. tiếng ếch nhái, tiếng mũi vo ve, tiếng trống thu không, tiếng rầm rộ của đoàn tàu
C. tiếng ếch nhái, tiếng mũi vo ve, tiếng trống thu không, tiếng hành khách ồn ào
D. tiếng ếch nhái, tiếng mũi vo ve, tiếng trống thu không, tiếng đàn bầu của bác Xẩm
Câu 5. Cảnh sống của người dân phố huyện lúc chiều tàn hiện lên như thế nào?
A. Nghèo nàn, mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng
B. Nghèo khổ, tuyệt vọng, cùng đường
C. Nghèo khổ, yên bình, hạnh phúc
D. Vắng lặng, buồn tẻ, tù đọng, tàn lụi
Câu 6. Qua cảnh phố huyện lúc chiều tàn, em có cảm nhận gì về Liên?
A. Một cô bé mang nhiều tâm sự, chất chứa nhiều nỗi buồn
B. Một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng
C. Một cô bé có tâm hồn tinh tế, nhày cảm, giàu lòng trắc ẩn
D. Một cô bé nhiều suy tư, đa sầu đa cảm
Câu 7. Qua cảnh phố huyện chiều tàn, Thạch Lam bày tỏ tình cảm gì với thiên nhiên và con
người?
A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước; nhận ra nỗi khổ của con người
B. Tình yêu thiên nhiên, đất nước; cảm nhận được nỗi khổ của con người
C. Tình yêu thiên nhiên, đất nước; hiểu được nỗi khổ của con người
D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước; xót thương cho kiếp người nghèo khổ
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về chi tiết ngay khi tàu đến, được Liên đánh thức An nhỏm
dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn.
A. An vẫn còn muốn bán hàng
B. An rất háo hức đợi tàu
C. An vội dậy để ngắm nhìn đom đóm
D. An dậy để phụ chị Liên dọn cửa hàng
Câu 9. Liên xót thương cho mẹ con chị Tí qua những hình ảnh nào?
A. Ngày chị đi mò cua, bắt tép; tối đến mới dọn cái hàng nước… Để bán cho ai… Chị Tí chả
kiếm được bao nhiêu
B. Ngày chị đi mò cua, bắt tép; tối đến mới dọn cái hàng nước…
C. Để bán cho ai… Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu
D. Hình ảnh chị Tí dọn hàng , mẹ con chị Tí nghèo khổ mò cua bắt tép
Câu 10. Cảnh phố huyện về đêm có đặc điểm gì nổi bật?
A. Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất
B. Ngọn đèn của Liên…thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa
C. Ngập chìm trong bóng tối mênh mông
D. Tiếng đòn gánh kẽo kẹt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em Liên
Câu 10. Trong bóng tối bao trùm phố huyện ánh sáng hiện lên như thế nào?
A. Ánh sáng đẹp đẽ và lung linh
B. Ánh sáng huyền ảo và thơ mộng
C. Ánh sáng vừa phải đủ chiếu rọi xung quanh
D. Ánh sáng yếu ớt và nhỏ bé
Câu 11. Trong bóng tối bao trùm phố huyện, hiện ra những ánh sáng nào?
A. khe ánh sáng ở một vài cửa hàng, quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí, chấm lửa nhỏ ở
bếp lửa bác Siêu, hột sáng lọt qua phên nứa
B. ánh sáng ở một vài cửa hàng, sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí, lửa nhỏ ở bếp lửa bác
Siêu, sáng lọt qua phên nứa
C. khe ánh sáng ở một vài cửa hàng, từng hột sáng quanh ngọn đèn chị Tí, chấm lửa nhỏ ở bếp
lửa bác Siêu, quầng sáng trong cửa hàng của Liên
D. khe ánh sáng ở một vài cửa hàng, quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí, chấm lửa nhỏ ở
bếp lửa bác Siêu, ánh sáng trong cửa hàng của Liên
Câu 12. Sự đối lập giữa ánh sáng – bóng tối biểu tượng cho những kiếp người nào?
A. Biểu tượng cho những người nông dân lao động cần cù, vất vả
B. Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh sống leo loét trong đêm tối mênh mông
C. Biểu tượng cho những kiếp người vô danh, bình dị, quẩn quanh trong cuộc sống nghèo nàn
D. Biểu tượng cho những người nông dân hiền lành, chăm chỉ
Câu 13. Nhịp sống của những người dân trong phố huyện diễn ra như thế nào?
A. Nhịp sống nhộn nhịp, vui tươi
B. Nhịp sống tẻ nhạt, quẩn quanh
C. Nhịp sống nhanh, hối hả
D. Nhịp sống chậm, bình yên
Câu 14. Em có nhận xét gì về chi tiết mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ
hằng ngày của họ?
A. Ước mơ cụ thể, rõ ràng mong thoát khỏi cuộc sống tăm tối
B. Ước mơ bình dị, giản đơn mong thoát khỏi cuộc sống tăm tối
C. Ước mơ mơ hồ, luôn hi vọng vào tương lai tươi sáng
D. Ước mơ nhỏ bé, giản dị mong thoát khỏi cuộc sống tăm tối
Câu 15. Thái độ của Thạch Lam đối với những người dân nghèo:
A. Yêu thương, động viên những người nông dân nghèo
B. Yêu thương, chia sẻ với nỗi khổ của người nông dân nghèo
C. Chia sẻ, động viên với nỗi khổ của người nông dân nghèo
D. Xót thương da diết đối với nỗi khổ của người nông dân nghèo
Câu 16. Đối tượng mà truyện ngắn Hai đứa hướng đến là:
A. Người nông dân nghèo trước cách mạng
B. Người nông dân nghèo sau cách mạng
C. Người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến
D. Người nông dân nghèo sau năm 1975
Câu 17. Cảnh phố huyện lúc chợ tàn gợi lên cuộc sống phố huyện nghèo:
A. Gợi lên sự tàn lụi, nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại
B. Gợi lên sự nghèo nàn, quẩn quanh, bình yên, nhẹ nhàng
C. Gợi lên sự cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên, đáng sống
D. Gợi lên sự nhộn nhịp, háo hức trong đợi vào tương lai
Câu 18. Tâm trạng của chị em Liên khi đoàn tàu đến
A. Vui vẻ, đầy niềm tin
B. Vui vẻ và hi vọng
C. Chờ đợi háo hức
D. Không quan tâm
Câu 19. Em có nhận xét gì về chi tiết hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn
xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre?
A. Sự dõi theo đến tận cùng; tâm trạng nuối tiếc của hai chị em Liên
B. Sự dõi theo đến tận cùng; tâm trạng háo hức của hai chị em Liên
C. Sự dõi theo đến tận cùng; cảm nhân về sự bình yên của hai chị em Liên
D. Sự dõi theo đến tận cùng; tâm trạng đau buồn của hai chị em Liên
Câu 20. Em có nhận xét gì về chi tiết chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa
vắng người và hình như kém sáng hơn?
A. Sự hụt hẫng của hai chị em Liên
B. Nỗi buồn của hai chị em Liên
C. Sự quan sát tỉ mĩ của hai chị em Liên
D. Sự tiếc nuối của hai chị em Liên
Câu 21. Đoàn tàu xuất hiện theo trình tự nào?
A. Trình tự không gian
B. Trình tự thời gian
C. Trình tự từ trong ra ngoài
D. Trình tự từ ngoài vào trong
Câu 22. Dòng nào sau đây đúng với nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ:
A. Miêu tả con người, tâm trạng nhân vật tinh tế; giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan;
lời văn bình dị
B. Miêu tả cảnh vật tinh tế, bình yên, nhẹ nhàng; giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời
văn bình dị
C. Miêu tả cảnh vật, tâm trạng nhân vật tinh tế; giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời
văn đậm chất bác học
D. Miêu tả cảnh vật, tâm trạng nhân vật tinh tế; giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời
văn bình dị
Câu 23. Theo em “đèn ghi” là đèn gì?
A. Ngọn đèn trong cửa hàng của Liên
B. Đèn báo hiệu chuyển xe lửa chạy sang đường rây khác
C. Đèn được treo trên toa trước của xe lửa
D. Ngọn đèn treo trên toa sau của xe lửa
Câu 24. Hình ảnh đoàn tàu thể hiện khát vọng gì của người dân nơi phố huyện?
A. Khát vọng một cuộc sống giàu sang, rực rỡ đầy ánh sáng
B. Khát vọng thay đổi xã hội, thay đổi chế độ
C. Khát vọng đổi đời, giàu sang, sống nhộn nhịp
D. Khát vọng vươn ra ánh sáng, thoát khỏi sự tù túng
Câu 25. Qua hình ảnh đoàn tàu và cảnh đợi tàu, Thạch Lam gửi gắm thông điệp gì?
A. Con người phải sống cho ra sống, không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.
B. Con người phải sống, không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.
C. Con người phải sống cho ra sống, ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.
D. Con người phải cống hiến, không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.
Câu 26. Khung cảnh thiên nhiên bao quát phố huyện nghèo khi chiều tối:
A. Không gian, thời gian, ánh sáng, cảnh chợ và bầu trời
B. Không gian, thời gian, ánh sáng, cảnh chợ và đoàn tàu
C. Không gian, thời gian, ánh sáng, âm thanh và bầu trời
D. Không gian, thời gian, hình ảnh, cảnh chợ và bầu trời
Câu 27. Qua cảnh đợi tàu của hai chị em Liên, Thạch Lam đã bộc lộ tình cảm gì?
A. Yêu thương, trân trọng
B. Xót xa, đồng cảm
C. Yêu thương, ngợi ca
D. Xót xa, lên án
Câu 28. Truyện ngắn Hai đứa trẻ viết về đề tài gì?
A. Cuộc sống của nhân dân, cần cù chịu thương chịu khó
B. Cuộc sống cuat người lao động lam lũ, nhọc nhằng
C. Cuộc sống của người lao động nghèo, cơ cực, vất vả, bế tắc
D. Cuộc sống của người lao động nghèo bình dị, chất phác
Câu 29. […]. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
A. Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng,
thấm thía đối với những kiếp người cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng.
B. Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, đã thể hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía đối
với những kiếp người cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng.
C. Bằng một truyện ngắn trữ tình, cốt truyện đơn giản Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng,
thấm thía đối với những kiếp người cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng.
D. Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản của Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ
nhàng, thấm thía đối với những kiếp người cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách
mạng.
Câu 30. Tín hiệu đầu tiên để mọi người nhận ra đoàn tàu đến là gì?
A. Làn khói bừng sáng trắng lên từ xa
B. Ánh sáng của đèn ghi
C. Tiếng hành khách ồn ào
D. Tiếng tàu rầm rộ

You might also like