You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ

I. Giới hạn nội dung ôn tập


1. Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
2. Thương vợ – Tú Xương
3. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
4. Hai đứa trẻ – Thạch Lam
5. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
II. Câu hỏi ôn tập
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến

Câu 1: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong câu: “Bài thơ Câu cá mùa thu
(Nguyễn Khuyến) thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh
sắc … đồng bằng …, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, …, tâm trạng thời thế và tài … của
tác giả.” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
A. “mùa thu” – “Nam Bộ” – “đất nước” – “thơ Nôm”.
B. “mùa thu” – “Bắc Bộ” – “đất nước” – “thơ Nôm”.
C. “mùa thu” – “Bắc Bộ” – “con người” – “thơ Nôm”.
D. “mùa thu” – “Nam Bộ” – “con người” – “thơ Nôm”.
Câu 2: Tâm trạng thi nhân được thể hiện như thế nào qua bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn
Khuyến)?
A. Phản kháng quyết liệt với cảnh sống thực tại.
B. Không quan tâm tới thế sự, nhân tình thế thái.
C. Cô đơn, nỗi buồn man mác.
D. Mỉa mai, chua xót trước cõi đời cơ cực.
Câu 3: Dòng nào nói đúng về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến?
A. Nguyễn Khuyến là người tài năng, cốt cách thanh cao, tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan
hơn mười năm, còn lại phần lớn cuộc đời dạy học tại quê nhà.
B. Nguyễn Khuyến là người tài năng, cốt cách thanh cao, tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan
hơn tám năm, còn lại phần lớn cuộc đời dạy học tại quê nhà.
C. Nguyễn Khuyến là người anh hùng trí thức không còn phù hợp với thời đại, ông thi thi rất
nhiều lần nhưng chỉ đậu kì thi tú tài.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 4: Dòng nào không đúng khi nói về nội dung và nghệ thuật của bài Câu cá mùa thu (Nguyễn
Khuyến)?
A. Bài thơ sử dụng lối gieo vần độc đáo, khắc họa vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển
hình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
B. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại, từ đó
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tâm trạng thời thế.
C. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật lấy động tả tĩnh, góp phần diễn tả nỗi cô quạnh, uẩn
khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương.
D. Bài thơ sử dụng nhuần nhuyễn những từ ngữ thuần Việt, dễ hiểu, đem lại giá trị biểu cảm cao
khi miêu tả cảnh sắc thu ở vùng đồng bằng Nam Bộ và nỗi lòng đầy đớn đau, tủi khổ của tác giả.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 5: Dòng nào không đúng khi nhận xét về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
A. Một bài thơ thu đặc sắc với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo.
B. Một bài thơ thu tuyệt bút với dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp mà buồn giữa không khí hân
hoan của đất trời.
C. Bài thơ không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn đặc tả được nét đẹp mộc mạc
giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa.
D. Bài thơ là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
Câu 6: Vần “eo” được đánh giá là tử vận, rất khó gieo. Theo em, việc Nguyễn Khuyến lựa chọn
gieo vần “eo” trong bài thơ Câu cá mùa thu đã đem lại giá trị biểu đạt nào?
A. Góp phần diễn tả không gian hiu quạnh, lạnh lẽo với tâm trạng neo đơn, nhiều tâm sự trước
cảnh nước mất nhà tan.
B. Góp phần diễn tả không gian gần gũi, thân thuộc ở vùng đồng bằng Nam Bộ cùng nỗi niềm tâm
sự khó nói.
C. Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc
của thi nhân.
D. Góp phần diễn tả không gian thầm lặng, lạnh lẽo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, phù hợp với tâm
trạng đơn côi, nhiều tâm sự trước cảnh nước mất nhà tan.
Câu 7: Dòng nào không đúng khi nhận xét về tác giả Nguyễn Khuyến?
A. Là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam.
B. Vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình.
C. Là nhà thơ của thời đại khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng và văn hóa, khi Nho học đã tỏ ra bất
lực trước sự nghiệp cứu nước.
D. Là cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Câu 8: Cụm từ “vắng teo” trong câu thơ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” (Câu cá mùa thu –
Nguyễn Khuyến) được hiểu như thế nào?
A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
B. Rất vắng nhưng vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng con người và âm thanh cuộc sống âm ỉ.
C. Vắng vẻ, suy tư, có âm thanh con người.
D. Vắng vẻ, lạnh lẽo, đìu hiu, có người qua kẻ lại.
Câu 9: Dòng nào dưới đây không đúng khi đánh giá về nội dung của tác phẩm Câu cá mùa thu
(Nguyễn Khuyến)?
A. Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.
B. Bài thơ viết về cảnh sắc mùa thu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ với nhiều hình ảnh gần gũi, quen
thuộc.
C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời của tác giả Nguyễn Khuyến.
D. Bài thơ là nỗi lòng u uất của một Nho sĩ cuối mùa với không gian mùa thu ở vùng Đồng bằng
Nam Bộ rộng lớn.
Câu 10: Câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn
Khuyến được hiểu như thế nào là phù hợp nhất?
A. Có con cá nào đó đớp dưới chân bèo.
B. Cá đâu có đến đớp chân bèo!
C. Đâu có cá đớp dưới chân bèo!
D. Đâu đâu cá cũng đớp chân bèo.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 11: Hai câu thơ nào trong bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) có sự xuất hiện của âm
thanh rõ nhất?
A. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
B. “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
C. “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
D. “Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Thương vợ – Tú Xương
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào đoạn văn nghị luận sau: “Bà Tú lúc thì chìm trong không gian heo
hút, rợn ngợp; lúc thì đối diện cảnh…, tranh giành khách trên … đầy nguy hiểm, bon chen phức
tạp. Đây là thực cảnh làm ăn đầy lam lũ, vất vả, … của bà Tú.”
A. thưa thớt – sông nước – hiểm nguy. B. chen chúc – sông nước – hiểm nguy.
C. bon chen – mom đất – an toàn. D. đông đúc – thuyền – an toàn.
Câu 2: Bên cạnh phẩm chất tần tảo, đảm đang, bà Tú trong tác phẩm Thương vợ (Tú Xương) còn
hiện liên với phẩm chất đáng quý nào?
A. Đức hi sinh cao cả. B. Đanh đá, chua ngoa.
C. Than vãn vì người chồng vô tích sự. D. Ngang tàng.
Câu 3: Tiếng chửi xuất hiện trong câu thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc;
Có chồng hờ hững cũng như không.”
(Thương vợ - Tú Xương)
Là tiếng chửi của ai?
A. Bà Tú. B. Ông Tú.
C. Con bà Tú D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Nét nghĩa nào dưới đây thể hiện cách hiểu đúng về hai đâu đề trong bài thơ Thương vợ (Tú
Xương)?
A. Hai câu thơ đề đã giới thiệu về cảm hứng sáng tác liên quan đến người vợ.
B. Hai câu thơ đề đã giới thiệu về hoàn cảnh công việc vô cùng nhẹ nhàng cùng với cuộc sống
êm đềm của bà Tú.
C. Hai câu thơ đề đã giới thiệu về hoàn cảnh cơ cực, nghèo túng và cuộc sống thiếu thốn của gia
đình.
D. Hai câu thơ đề đã giới thiệu về hoàn cảnh công việc vất vả và gánh nặng gia đình của bà Tú.
Câu 5: Tú Xương không dùng từ “con cò” mà sử dụng từ “thân cò” trong câu thơ “Lặn lội thân cò
khi quãng vắng” (Thương vợ - Tú Xương) mang dụng ý nghệ thuật gì?
A. Gợi rõ lên sự cô đơn lẻ bóng khi không có chồng bên cạnh.
B. Gợi rõ lên tình cảnh tội nghiệp, đơn chiếc, đáng thương của bà Tú trước không gian rộng lớn.
C. Gợi lên tình cảnh éo le, ngang trái của bà Tú khi phải lam lũ làm việc kiếm sống một mình.
D. Gợi lên sự thiếu thốn vật chất phải đi đường xa, buôn thúng bán mẹt để kiếm sống nuôi gia
đình.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được trích từ tác phẩm nào của ông?
A. Hà Nội băm sáu phố phường. B. Theo dòng.
C. Nắng trong vườn. D. Gió đầu mùa.
Câu 2: Tác giả Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
A. Bút ký. B. Thơ.
C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 3: Thuở nhỏ, tác giả Thạch Lam sống ở đâu?
A. Hà Nội. B. Phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương.
C. Phố huyện Văn Giang – Hưng Yên. D. Phố huyện Bình Dương – Gia Định.
Câu 4: Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam có sự hòa quyện hoàn hảo giữa hai yếu tố nào?
A. Lãng mạn và trào phúng. B. Hiện thực và lãng mạn trữ tình.
C. Hiện thực và trào phúng. D. Hiện thực và nhân đạo.
Câu 5: Thạch Lam được biết đến là thành viên của nhóm văn học nổi tiếng nào dưới đây?
A. Nhân văn giai phẩm. B. Nhân văn giai thoại.
C. Tự lực văn đoàn. D. Tự lực tiến bước.
Câu 6: Khi miêu tả khung cảnh phố huyện về đêm, Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
đặc sắc nào?
A. Đối lập tương phản. B. So sánh.
C. Nhân hóa. D. Tả cảnh ngụ tình.
Câu 7: Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thường là cốt truyện tuyến tính với những tình huống truyện độc đáo, bất ngờ.
B. Truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm
xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hằng ngày.
C. Khắc họa một cách chân thực bối cảnh xã hội đương thời rối ren, phức tạp cùng sự tha hóa,
xuống cấp của nhân cách con người.
D. Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính ước lệ cao, sử dụng nhiều điển tích, điển cố trong văn
chương.
Câu 8: Dòng nào dưới đây đề cập quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam?
A. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình
cảm con người.
B. Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng
phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
C. Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi
thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng.
D. “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than”.
Câu 9: Dòng nào sau đây nói đúng về tiểu sử của tác giả Thạch Lam?
A. Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
B. Thuở nhỏ Thạch Lam sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
C. Thạch Lam là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 10: Dòng nào sau đây nêu đúng về đặc điểm của văn phong Thạch Lam?
A. Chua chát, cay nghiệt, có phần tiêu cực. B. Sâu lắng, thâm trầm, tài hoa uyên bác.
C. Nhẹ nhàng, mang tính thời sự, chính luận. D. Trong sáng, giản dị mà âm thầm, sâu sắc.
Câu 11: Dòng nào dưới đây đúng khi nói về nội dung của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo, lên án xã hội phong kiến bạo tàn đã dồn người
nghèo khổ vào bước đường cùng, không lối thoát.
B. Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn khi có cơ
hội được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
C. Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện
Quốc Oai.
D. Thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo
khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 12: Vì sao hai nhân vật Liên và An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) cố thức để
được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
A. Vì muốn bán thêm được nhiều hàng hóa hơn.
B. Vì không muốn quay trở lại Hà Nội – nơi mà hai chị em đã sống trước đây.
C. Vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, tẻ nhạt, bế tắc mà hai chị em đang sống.
D. Vì hàng quán ọp ẹp khiến Liên và An khó có thể ngủ được.
Câu 13: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), nhân vật Liên đã cảm thấy như thế nào khi
nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể
dùng được của các người bán hàng để lại?
A. Liên cảm thấy mơ hồ và bỗng nhớ về những ngày tháng tốt đẹp ở Hà Nội.
B. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
C. Liên cảm thấy chạnh lòng, tổn thương trái tim chợt nghĩ về hoàn cảnh của đất nước.
D. Liên chợt vẽ ra một tương lai tốt đẹp sẽ đến với mình.
Câu 14: Dòng nào dưới đây không phải là những con người nghèo nơi phố huyện mà tác giả
Thạch Lam đã nhắc đến?
A. Mẹ con chị Tí. B. Bác phở Siêu.
C. Bà cụ Thi điên. D. Gia đình bác xoan.
Câu 15: Cảnh ngày tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được báo hiệu bằng âm
thanh gì?
A. Tiếng mõ. B. Tiếng kẻng.
C. Tiếng chuông. D. Tiếng trống thu không.
Câu 16: Dòng nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ
(Thạch Lam)?
A. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản như không có cốt truyện.
B. Tác phẩm có sự kết hợp một cách tinh tế, khéo léo giữa nghệ thuật tả cảnh và khắc họa tâm
trạng.
C. Tập trung khắc họa hành động nhân vật trong nhiều tình huống đặc biệt, điển hình.
D. Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài cùng trữ tình tạo nên nét
đặc sắc khó lẫn trong tác phẩm.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 17: Âm thanh nào dưới đây không xuất hiện ở cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện
ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Âm thanh tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.
B. Âm thanh tiếng muỗi vo ve.
C. Âm thanh tiếng còi inh ỏi, tiếng bật đèn pha sáng chói của chuyến tàu đêm.
D. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Câu 18: Hình ảnh ngọn đèn nơi hàng nước của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
chiếu sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại với tần suất liên tục trong truyện. Theo em, hình ảnh
ấy mang ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
A. Hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối
trong đêm đen mênh mông của cuộc đời.
B. Hình ảnh thân thuộc, gần gũi về hiện thực nơi phố huyện Cẩm Giàng tăm tối, nghèo đói nhưng
chân thành, nồng hậu.
C. Hình ảnh biểu tượng cho tương lai tràn ngập hi vọng, niềm vui tươi sáng của những con người
phố huyện cui cút làm ăn.
D. Hình ảnh biểu hiện cảm xúc chán nản của chị em Liên và An khi không có thú vui nào thú vị
nói phố huyện trầm buồn, lạnh lẽo.
Câu 19: Hình ảnh nào dưới đây không xuất hiện ở cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện
ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy.
B. Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
C. Màu đen của những dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
D. Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.
Câu 20: Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc chiều tàn trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. “Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”.
B. “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
C. “Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”.
D. “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Câu 21: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị lá nhãn và lá mía.” (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
A. So sánh. B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa. D. Liệt kê.
Câu 22: Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?
A. Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.
B. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
C. Tiếng muỗi vo ve
D. Tiếng đoàn tàu.
Câu 23: Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên
truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là?
A. Hình ảnh bà cụ Thi vừa đi, vừa cười khanh khách về phía cuối làng.
B. Hình ảnh chị Tí dọn hàng nước.
C. Hình ảnh chuyến tàu đêm đến và đi qua.
D. Hình ảnh bác phở Siêu đưa hàng phở đến.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 24: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, món quà nào đối với chị em Liên là xa
xỉ?
A. Những cốc nước lạnh xanh đỏ.
B. Mòn nước chè ngon ngọt ở gánh hàng chị Tí.
C. Món phở của bác phở Siêu.
D. Những que kem mát lạnh.
Câu 25: Cảnh nào dưới đây không xuất hiện trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Cảnh phố huyện lúc bình minh.
B. Cảnh phố huyện lúc hoàng hôn.
C. Cảnh phố huyện trong đêm.
D. Cảnh phố huyện về khuya.
Câu 26: Nếp sinh hoạt của phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) được miêu tả
như thế nào?
A. Rất sôi động, tràn đầy sức sống, sầm uất và đông đúc.
B. Vô cùng thanh bình, yên ả, người dân no đủ, hạnh phúc, không lo nghĩ về vật chất.
C. Cực kì trù phú, yên bình, người dân đủ ăn đủ mặc.
D. Thanh bình, êm ả nhưng mỗi lúc một hiu hắt, tàn lụi hơn.
Câu 27: Dòng nào dưới đây là đúng và phù hợp khi đánh giá về những đoạn đối thoại của nhân
vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Những cuộc đối thoại diễn ra rời rạc, không cung cấp thực sự đủ thông tin giao tiếp cho người
đối diện.
B. Những cuộc đối thoại diễn ra giữa những con người vô cảm, thờ ơ.
C. Những cuộc đối thoại biểu hiện cho sự tồn tại, chứ không phải sự sống, sự sinh hoạt bình
thường.
D. Những cuộc đối thoại thể hiện thông điệp về cuộc sống hạnh phúc của người dân phố huyện
Cẩm Giàng – Hải Dương.
Câu 28: Dòng nào dưới đây nhận định không chính xác về tác giả Thạch Lam?
A. Thế mạnh của Thạch Lam là ở mảng phóng sự nhưng ông lại nổi tiếng là cây bút tài hoa khi
viết tiểu thuyết diễm tình.
B. Hai yếu tố hiện thực và trữ tình, thi vị luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc biệt, đặc
sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình
đầy xót thương.
D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong
manh, tinh tế.
Câu 29: Dòng nào dưới đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê
hương, đất nước trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?
A. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào.
B. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng
sẫm đen hơn nữa.
C. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đóm đóm bay là
là trên mặt đất hay len vào cành cây.
D. Tiếng trống thu không, trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng
trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Câu 1: Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình công chức.
B. Gia đình có truyền thống yêu nước.
C. Gia đình nông dân.
D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?
A. Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép.
B. Có tư tưởng chống lại triều đình.
C. Tham gia phong trào cách mạng.
D. Đáp án A và B
Câu 3: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
A. Khi đang học thành chung
B. Trong tù ở Thái Lan
C. Sau khi ra tù
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 4: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân
trước cách mạng tháng Tám?
A. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của quá khứ còn vương
sót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại
chúng.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 5: Dòng nào dưới đây là nhan đề đầu tiên của tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)?
A. Dòng chữ cuối cùng B. Dòng chữ cuối
C. Người tử tù D. Đêm cuối
Câu 6: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?
A. Một chuyến đi B. Vang bóng một thời
C. Tao đàn D. Đường vui
Câu 7: Dòng nào dưới đây đúng khi nói về nhân vật chính của tập truyện Vang bóng một thời?
A. Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.
B. Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 8: Nét đẹp văn hóa nào được tác giả Nguyễn Tuân gửi gắm thông qua việc ca ngợi tài năng
viết chữ của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù?
A. Tư tưởng sùng cổ. B. Niềm đam mê cái đẹp, cái thẩm mĩ.
C. Gìn giữ nét đẹp thư pháp cổ truyền. D. Trân quý người tài.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 9: Thông qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), tác giả
muốn gửi gắm quan điểm thẩm mĩ tiến bộ nào?
A. Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
B. Đề cao giá trị của tài năng con người.
C. Cái đẹp sẽ vượt lên trên cái tầm thường.
D. Cái đẹp sẽ luôn luôn đánh bại cái tâm, người nghệ sĩ muốn thành công phải hướng đến cái đẹp
của sự tuyệt đối.
Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu đúng phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Nhà văn viết với cảm hứng thế sự đời thường.
B. Nhà văn đi tìm tầng sâu triết lí.
C. Nhà văn tài hoa, uyên bác.
D. Nhà văn một lòng đi về với đất với người.
Câu 11: Vì sao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), con người khẳng khái, tiết tháo
như Huấn Cao lại cho chữ viên quản ngục?
A. Vì viên quản ngục ép buộc Huấn Cao phải cho chữ.
B. Vì sáng hôm sau hành hình, nên Huấn Cao tự nguyện cho chữ viên quản ngục.
C. Vì cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục mà Huấn Cao cho chữ.
D. Vì Huấn Cao muốn lưu giữ lại nét chữ để nhờ viên quản ngục giữ lại vang danh muôn đời.
Câu 12: Dòng nào nói đúng về tình huống truyện của truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn
Tuân).
A. Cuộc hội ngộ diễn ra giữa hai con người cùng tầng lớp.
B. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn mến mộ cái đẹp.
C. Cuộc hội ngộ diễn ra giữa hai con người đối nghịch trên bình diện xã hội nhưng lại là tri âm tri
kỉ trên bình diện nghệ thuật.
D. Cuộc hội ngộ giữa những con người yếu thế, hèn nhát trong xã hội có ý thức mến mộ cái đẹp,
cái tài.
Câu 13: Vì sao cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) là “cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”?
A. Việc cho chữ diễn ra trong không gian ngục tù tối tăm, chật hẹp và bẩn thỉu.
B. Người nghệ sĩ sáng tạo con chữ trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng.
C. Sự tương phản trong vị thế người sáng tạo nghệ thuật và người tiếp nhận nghệ thuật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Điền từ còn thiếu trong đoạn văn nghị luận sau: “Huấn cao trong Chữ người tử tù là một
con người …, không chỉ có tài mà còn có cái ... trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư
thế vẫn …, …” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục).
A. tài hoa – tâm – hiên ngang – bất khuất. B. uyên bác – tâm hồn – oai hùng – bi tráng.
C. thâm thúy – trái tim – cao cả - hiên ngang. D. tài giỏi – suy nghĩ – hào hùng – bất khuất.
Câu 15: Dòng nào nói đúng về đóng góp của tác giả Nguyễn Tuân đối với văn học Việt Nam hiện
đại?
A. Thúc đẩy thể kí, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ
văn học dân tộc.
B. Người đưa thể loại tiểu thuyết lên một đỉnh cao mới, sáng tác thể hiện rõ quan niệm nghệ
thuật vị nghệ thuật.
C. Thúc đẩy thể loại truyện ngắn, kí văn chương đạt đến độ điêu luyện.
D. Thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn
ngữ văn học dân tộc.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 16: Nhà văn nào được mệnh danh là “Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”?
A. Nguyễn Minh Châu. B. Nam Cao.
C. Nguyễn Tuân. D. Thạch Lam.
Câu 17: Dòng nào nêu đúng về vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ
người tử tù (Nguyễn Tuân)?
A. Ngang ngược, khí phách, anh dũng. B. Tài hoa, thiên lương, khí phách.
C. Tài hoa, cao ngạo, kiên trung. D. Bất khuất, ngang tàng, phóng túng.
Câu 18: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), nhân vật nào xuất hiện trong câu văn:
“chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “kẻ mê muội này
xin bái lĩnh”? (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục).
A. Thầy thơ lại. B. Huấn Cao.
C. Viên quản ngục. D. Tù binh.
Câu 19: Dòng nào sau đây không phải là nhận định đúng về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)?
A. Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, thiên lương.
B. Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem
khinh cái chết dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền xám xịt của
ngục tù.
C. Là người có nhân cách, có lương tâm. Nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, ông phải đành
lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.
D. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang,
bất khuất tỏa sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.
Câu 20: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Trong truyện ngắn
Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng ... – một con người ..., có cái
tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về ...,
khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng ...” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập
1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
A. Huấn Cao – tài hoa – cái đẹp – yêu nước.
B. Huấn Cao – khí phách – tình người – yêu nước.
C. Quản ngục – yêu cái đẹp – cái tôi – thủy chung.
D. Quản ngục – ngay thẳng - cái đẹp– thương dân.
Câu 21: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, ta còn thấy hiện lên nhân vật ... biết trọng người và
biết quý người ..., viên quản ngục là một ... trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn
loạn, xô bồ.”
A. Thầy Thơ lại – ngay thẳng – thanh âm.
B. Thầy Thơ lại – tình nghĩa – tiếng đàn
C. Quản ngục – ngay thẳng – thanh âm.
D. Quản ngục – yêu nước – viên ngọc.
Câu 22: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Truyện ngắn Chữ
người tử tù lúc đầu có tên là ..., in năm 1939 trên tạp chí ... sau được tuyển in trong tập truyện ... và
đổi tên thành Chữ người tử tù.”
A. Dòng chữ cuối cùng – Tao đàn – Vang bóng một thời.
B. Một chuyến đi – Tao đàn – Vang bóng một thời.
C. Dòng chữ cuối cùng – Tao đàn – Đường vui.
D. Một chuyến đi – Tao đàn – Đường vui.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 23: Ý nào dưới đây đúng khi nhận xét về tác giả Nguyễn Tuân?
A. Có sở trường về hồi kí, truyện ngắn và kịch.
B. Phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo.
C. Là nhà văn suốt đời đi tìm cái tối tăm.
D. Là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, đặc biệt là chữ Nôm.
Câu 24: Dòng nào không đúng khi nhận xét về ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)?
A. Nhan đề chứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm, khơi
gợi sự tò mò của người đọc.
B. Nhan đề Chữ người tử tù là nhan đề được tác giả lựa chọn thay đổi sau khi thấy nhan đề đầu
tiên không phù hợp với tư tưởng mà mình mong muốn truyền tải.
C. Nhan đề đề cập được một hình tượng chính của tác phẩm cũng như diễn tả được cảnh ngộ của
nhân vật mà tránh hướng người đọc về một sự kết thúc.
D. Chữ người tử tù là chữ của người tử tù, ở đây là chữ viết cho hai người bạn thân và quản ngục.
Câu 25: Cảnh tượng nào dưới đây được đánh giá là “cảnh xưa nay chưa từng có” trong tác phẩm
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
A. Cảnh Huấn Cao rỗ gông. B. Cảnh Huấn Cao uống rượu trong tù.
C. Cảnh Huấn Cao cho chữ. D. Cảnh viên quản ngục quỳ trước tù nhân.
Câu 26: Trình tự thời gian nào dưới đây đúng với các diễn biến sự việc trong tác phẩm Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân?
A. Đêm hôm trước – Sớm hôm sau – Suốt nửa tháng – Đêm cuối cùng.
B. Sớm hôm sau – Suốt nửa tháng – Đêm hôm trước – Đêm cuối cùng.
C. Suốt nửa tháng – Sớm hôm sau – Đêm hôm trước – Đêm cuối cùng.
D. Đêm hôm trước – Suốt nửa tháng – Đêm cuối cùng – Sớm hôm sau.
Câu 27: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là câu nói của nhân vật nào trong tác phẩm Chữ người tử
tù (Nguyễn Tuân)?
A. Huấn Cao. B. Quản ngục.
C. Thầy thơ lại. D. Lính canh.
Câu 28: Lời giải thích nào đúng nhất về từ “khoảnh” trong câu “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri
kỉ, ông ít chịu cho chữ.” xuất hiện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
A. Cao ngạo, phách lối, khó chịu. B. Kiêu căng, ngạo mạn, khó tính.
C. Kiêu ngạo, khó tính, hay làm bộ làm tịch. D. Khó tính, kiêu kì trong giao tiếp và cho chữ
Câu 29: Trong tác phẩm Chữ người từ tù, Huấn Cao là kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Nhân vật này được hư cấu từ nguyên mẫu nào sau đây?
A. Cao Văn Lầu. B. Cao Bá Nhạ.
C. Cao Bá Quát. D. Cao Hảo Hớn.
Câu 30: Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nghĩa của cụm từ “âm thanh” trong
câu “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn, xô bồ” hiểu
như thế nào là hợp lý nhất?
A. Tiếng khóc sợ hãi của tử tù sắp ra pháp trường.
B. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya thanh vắng.
C. Tính cách nhẹ nhàng nhưng kiên định, dứt khoát, đầy mạnh mẽ của viên quản ngục.
D. Tính cách dịu dàng và biết tôn trọng người tài của viên quản ngục.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 31: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân?
A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
B. Ca ngợi cái đẹp tỏa ra từ thiên lương con người.
C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cùng vẻ đẹp nhân cách của các nhân vật giữa xã hội thanh bình.
D. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống.
Câu 32: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về Viên quản ngục trong tác
phẩm Chữ người tử tù?
A. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”
B. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
C. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”
D. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”
Câu 33: Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?
A. “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó
phải không?”
B. “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”
C. “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 34: Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ
này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái
hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là?
A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái
xấu cái ác.
B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX


đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1: Điền từ còn thiếu để hoàn thành đoạn văn hoàn chỉnh về khái niệm hiện đại hoá văn học:
“Hiện đại hoá ở đây được hiểu là … làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống … văn học trung đại
và đổi mới theo hình thức văn học …, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới”. (Sách
giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
A. quy trình – thi pháp – phương Tây.
B. quy trình – thi pháp – phương Đông.
C. quá trình – thi pháp – phương Tây.
D. quá trình – thi pháp – phương Đông.
Câu 2: Đâu không phải là thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945?
A. Chủ nghĩa yêu nước. B. Chủ nghĩa nhân đạo.
C. Chủ nghĩa hiện thực. D. Tinh thần dân chủ.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 3: Dòng nào dưới đây là tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa?
A. Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,… cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu
sắc
B. Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây
C. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Tác giả nào được mệnh danh là “người của hai thế kỷ”?
A. Tản Đà. B. Phan Bội Châu.
C. Nguyễn Công Trứ. D. Phan Châu Trinh.
Câu 5: Dòng nào dưới đây không phải thể loại chính của xu hướng văn học hiện thực?
A. Tiểu thuyết. B. Phóng sự.
C. Truyện ngắn. D. Thơ trữ tình.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
A. Đấu tranh chống thực dân và tay sai
B. Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
C. Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
D. Biểu lộ nhiệt tình tinh thần yêu nước
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu không đúng về các nhân tố tạo điều kiện cho văn học Việt Nam
đổi mới theo hướng hiện đại hoá?
A. Chữ Hán Việt thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn
chương nghệ thuật.
B. Công chúng tiếp xúc sách báo làm nảy sinh nhiều hoạt động văn hoá văn học.
C. Xuất hiện các hoạt động kinh doanh văn hoá dẫn đến nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo
kỹ thuật hiện đại phát triển.
D. Viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện trọn vẹn bối cảnh lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng
tháng 8 năm 1945?
A. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: hợp tác xã
xuất hiện, đô thị mọc ra ở nhiều nơi; xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới; một số lớp công
chúng đã có đời sống tinh thần và thị thiếu mới.
B. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: hợp tác xã
xuất hiện, đô thị mọc ra ở nhiều nơi; chưa xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới; một số lớp công
chúng đã có đời sống tinh thần và thị thiếu mới.
C. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: thành phố
công nghiệp ra đời, đô thị mọc ra ở nhiều nơi; xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới; một số lớp
công chúng đã có đời sống tinh thần và thị thiếu mới.
D. Sau ba cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: hợp tác xã
xuất hiện, đô thị mọc ra ở nhiều nơi; xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới; một số lớp công
chúng đã có đời sống tinh thần và thị thiếu mới.
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào đoạn văn nghị luận sau: “Từ đầu thế kỉ XX, văn hoá Việt Nam dần
dần thoát khỏi ảnh hưởng của …, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với …. Luồng văn hoá mới thông qua
tầng… ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút, cũng như người đọc sách”.
A. Văn hóa phong kiến phương Tây – văn hoá phương Tây – trí thức Tây học.
B. Văn hóa phong kiến phương Đông – văn hoá phương Đông – trí thức Á Đông.
C. Văn hóa phong kiến Trung Hoa - văn hoá phương Tây - trí thức Tây học.
D. Văn hóa phong kiến – văn hoá phương Tây – trí thức phương Đông.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 10: Điền từ còn thiếu vào đoạn văn nghị luận sau: “Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm
cho văn học thoát ra khỏi … văn học … và đổi mới theo hình thức văn học … có thể hội nhập với
nền văn học thế giới”.
A. Hệ thống thi pháp – trung đại – văn học phương Tây.
B. Hệ thống chữ viết – hiện đại – văn học phương Đông.
C. Hệ thống ngôn ngữ – dân gian – văn học châu Á.
D. Hệ thống ký hiệu – trung đại – văn học phương Tây.
Câu 11: Giai đoạn văn học nào được xem là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá?
A. Giai đoạn thứ nhất. B. Giai đoạn thứ hai.
C. Giai đoạn thứ ba. D. Giai đoạn thứ tư.
Câu 12: Nhận định về phong trào thơ mới – “một cuộc cách mạng trong thi ca” được trích trong
tác phẩm nào của Hoài Thanh?
A. Một thời đại của văn nhân. B. Một nét văn chương mới.
C. Một thời đại trong thi ca. D. Tìm lại văn chương cũ.
Câu 13: Điền từ còn thiếu vào đoạn văn nghị luận sau: “Văn học từ năm 1900 đến 1930 được gọi
là …, đến giai đoạn thứ ba, một công cuộc hiện đại hoá được hoàn tất, làm cho nền văn học nước
nhà …, có thể hội nhập vào nền văn học thế giới.”
A. văn học giao thời - chưa hiện đại.
B. Văn học làn ranh - thực sự hiện đại.
C. Văn học giao thời - thực sự hiện đại.
D. Bản lề văn học - thực sự hiện đại.
Câu 14: Nội dung tư tưởng được thể hiện trong văn học Việt Nam từ thế đầu thế kỉ XX đến CMT8
là?
A. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ.
B. Chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần tự do.
C. Tinh thần trung quân ái quốc, chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ.
D. Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn, tinh thần dân chủ.
Câu 15: Yếu tố nào chưa chính xác để tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới?
A. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện
đại hóa, ảnh hưởng văn hóa Pháp.
B. Xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới.
C. Các nhà văn du học từ Pháp trở về đã làm thay đổi xu hướng sáng tác.
D. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in,
xuất bản cũng có sự phát triển.
Câu 16: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc xu hướng văn học lãng mạn?
A. Hai đứa trẻ - Thạch Lam. B. Nửa chừng xuân - Khái Hưng.
C. Gánh hàng hoa - Nhất Linh. D. Số đỏ - Vũ Trọng Phụng.
Câu 17: Xu hướng văn học nào coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân,
đề cao con người thế tục, bất hoà và bất lực trước thực tại?
A. Văn học chủ nghĩa hiện thực. B. Văn học chủ nghĩa lãng mạn.
C. Văn học chủ nghĩa cổ điển. D. Văn học chủ nghĩa tượng trưng.
Câu 18: Dòng nào nêu chưa đúng đề tài thường được sử dụng trong văn học lãng mạn?
A. Đề tài tình yêu. B. Thiên nhiên.
C. Quá khứ đẹp đẽ. D. Vấn đề thế sự.

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Câu 19: Quá trình hiện đại hoá văn học là quá trình?
A. Du nhập văn hóa phương Tây.
B. Loại bỏ các thi pháp văn học trung đại.
C. Thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học
phương Tây.
D. Tiếp thu văn học phương Tây và thoát khỏi ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc.
Câu 20: Tại sao văn học Việt Nam giai đoạn sau 1945 phát triển nhanh chóng về số lượng và đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ?
A. Do thúc bách của thời đại, đồng thời văn chương đã trở thành nghề kiếm sống với số lượng độc
giả tăng nhanh.
B. Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.
C. Do sự thức tỉnh ý thức cái tôi cá nhân.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 21: Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?
A. Kịch nói
B. Tiểu thuyết
C. Tuỳ bút
D. Truyện ngắn
Câu 22: Đâu không phải sáng tác nổi bật của bộ phận văn học không công khai?
A. Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh B. Ngục Kon Tum – Lê Văn Hiến
C. Từ ấy – Tố Hữu D. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Câu 23: Tác phẩm nào được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là “một văn phẩm đạt gần tới
sự toàn thiện và toàn mĩ”?
A. Hai đứa trẻ – Thạch Lam B. Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách
C. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân D. Bướm trắng – Nhất Linh

GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung

You might also like