You are on page 1of 20

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 2. Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3. Tìm và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5 – 6)

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”?

Lời giải

Câu 1.

Chủ đề: Nhũng cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt
của thứ văn hóa lai căng (lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác
giả.

Câu 2.

Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi – nơi vốn được coi là điển hình của sự tôn
nghiêm.

Câu 3.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt,
vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.

Câu 4.

Sở dĩ Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất BẮc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất
nước nhưng cảnh thi cử lộn xộn, bát nháo như thế này thì không thể tìm được nhân tài. Câu thơ vừa có màu sắc trào
phúng (châm biếm, chua chát) vừa đậm chất trữ tình (đau xót). Cũng có thể hiểu đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà
thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà.

Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương - Đề số 2


Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vịnh khoa thi Hương

“Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?

Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?

Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?

Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết

Lời giải

Câu 1:

- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX

- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.

Câu 2:

- Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi Hà Nội.

- Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình.

Câu 3:

- Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.

- Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo.

Câu 4:
- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.

- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu
đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.

Câu 5: HS cần nêu được nội dung sau:

- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.

Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương - Đề số 3

I.Đọc hiểu văn bản

Đọc bài thơ”Vịnh khoa thi Hương” của Trần tế Xương và thực hiện các yêu cầu sau:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1: nêu nội dung chính của bài thơ

Câu 2: xác định và nêu tác dựng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ
đầm ra.”

Câu 3: Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối

II.Làm văn:

Về bài văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC có viết:

“Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc,người nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm đã được dựng 1 bức tượng
đài nghệ thuật bất tử”

Anh /chị hãy làm rõ ý kiến trên bằng việc cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (chủ yếu là từ câu 1 đến câu 15)

Lời giải
I, Đọc hiểu

1. Thái độ và tâm sự của tác giả trước cảnh thi cử buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Phản ánh hiện thực
nhốn nháo, ô hợp của quang cảnh trường thi dưới ách thực dân và thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ
thi cử đương thời.

2. Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự chấm biếm về cảnh thi cử đáng ra phải trang nghiêm mà lại nhốn nháo không
khác gì trò hề

Nghệ thuật đối" "lọng cắm rợp trời" >< "váy lê quét đất"

=> Tác dụng: Phản ánh hiện thực nhốn nháo chốn quan trường và thái độ châm biếm của tác giả.

3. Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội - mảnh
đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu
gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ.
Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

II.Làm văn:

I. Mở bài

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn trong nền thơ văn Việt Nam, nổi bật với tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc"

- Trích lại câu nói: thể hiện chủ yếu ở 15 câu đầu

II. Thân bài:

- Mở đầu là lời than của đồ Chiểu, nó chính là tiếng khóc cho linh hồn những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc anh
dũng, chết vẻ vang

- Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ: giặc xâm lược với vũ khí hiện đại, còn ta chỉ
có tấm lòng và ý chí giữ nước

- Câu thơ thứ 2 nói về hình ảnh người nông dân trước khi có chiến tranh và trong khi có chiến tranh

- Họ vốn xuất thân là những người nông dân lam lũ chất phác hiền lành . Nhà thơ đã nhấn mạnh bản chất của những
người dân nghèo khổ

- Khi giặc tới họ đã không nề hà đứng lên trở thành anh hùng cứu nước

- Tinh thần chống giặc bảo vệ đất nước hừng hực cháy trong họ

- Họ căm thù bọn giặc hoành hành , sự giả nhân giả nghĩa của chúng

- Người nông dân đã tự nguyện đầu quân ra trận. Tuy không có kĩ thuật đánh giặc và không được tập dượt nhưng họ
rất chủ động

- Người nghĩa sĩ lao trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, họ xông xáo lập nhiều chiến công vang dội

III. Kết bài:


- Tượng đài người nông dân nghĩa sĩ lam lũ cao đẹp, chân chất mà vĩ đại

Đọc hiểu Chạy giặc - Đề số 1


Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi dưới :
           Chạy giặc   
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút xa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bày chim dảo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,
Đồng Nai tranh ngòi nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nữ để dân đen mắc nạn này?
Câu 1. Khám phá nội dung của bài thơ ?. (0,5 điểm)
Câu 2. Phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trong bài thơ trên.(1,0 điểm)
Câu 3. Bài thơ cho thấy nỗi lòng gì của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ? (0,5 điểm )
Lời giải
Câu 1: Nội dung chính của bài thơ :bài thơ thể hiện tình cảm chạy giặc loạn lạc, đau
thương của người đân và thái độ tình cảm của nhà thơ đối với nhân đân, đất nước.
Câu 2: Trước khi đi phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trọng bài thơ, HS cần chỉ ra
được biện pháp đảo ngữ xuất hiện trong bài thơ .
+ Biện pháp đảo ngữ:
                                  Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.
                                  Mất ổ bầy chim dảo dác bay.
                                  Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,
                                  Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
( Trật tự thông thường : Lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ; Bầy chim mất ổ bay dảo dác; Của tiền
Bến Nghé tan bọt nước; Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây)
+ Biện pháp đảo ngữ ở đây sử dụng với 2 tác dụng:
 Một là : tăng nhịp điệu, tính biểu cảm cho câu thơ
 Hai là : đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến.
Trong hai câu : Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. Mất ổ đàn chim dảo dác bay: dùng biện pháp
đảo ngữ đẻ nhấn mạnh tình cảm :  << bỏ nhà, mất ổ >> và trạng thái hoạt động :<< lơ xơ
chạy, dảo dác bay>> tô đậm thêm tình.
 Ba là : đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến .
      Trong hai câu: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. Mất  ổ đàn chim dáo dác bay: dùng biện
pháp đảo ngữ để nhấn mạnh tình cảm :<< bỏ nhà, mất ổ>> và trạng thái hoạt động :<< lơ
xơ chạy, dảo dác bay>> tô đậm thêm tình cảm đau thương, loạn lạc mà nhân dân phải trả
qua. Hai đối tượng << lũ trẻ >>, << bầy chim>> là những sinh linh nhỏ bé, tội nghiệp,
vậy mà vì bọn giặc đến cướp bóc, đàn áp khiến trẻ em phải bỏ chạy, đàn chim tan tác .
Một nỗi hoảng sợ đến kinh khủng !
      Bến Nghé và Đồng Nai là hai địa danh trù phú và giàu có. Vậy mà trong phút chốc
mọi thứ trở nên tan hoang. Sự đảo vị trí hai địa danh này lên đần câu thơ là để nhấn mạnh
sự mất mát, đau thương, chứa đựng cả sự  tiếc nuối, xót xa của nhà thơ. Tiền của, tài sản
của nhân dân bị bọn giặc cướp bóc, phút chốc tan thành bọt nước, những mái nhà tranh,
những xóm làng bị đốt, khói nghi ngút như nhuốm màu mây .
      Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuât so sánh dã làm cho bức tranh quê hương
trở lên hoang tàn, xơ xác.
Câu 3: Qua việc đọc bài thơ và tìm hiểu kỹ ở câu 4 câu thơ giữa bài, người đọc có thể
tháy được tầm chân tình của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bìa thơ thể hiện
sự xót xa, đồng cảm trước cảnh nhân dân loạt lạc, làng xóm, quê hương tiêu điều, xơ xác
khi bọn giặc đến cướp bóc, tàn phá.
Đặc biệt hai câu thơ cuối bài :
                        Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng .
                           Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
là tiếng lòng nhức nhối của nhà thơ. Nhà thơ có ý trách móc quan triều đình, yếu hèn thất
trận để giặc chiếm đóng  quê hương và dường như trong câu fhỏi ấy, ta thấy được cả sự
tự trách móc chính bản thân mình của nhà thơ, lực bất tòng tâm. Câu hỏi cuối bài thơ còn
là sự mong ngóng, chờ đợi có những anh hùng ra tay cứu nước, giúp dân thoát khỏi cảnh
lầm than.
      Chạy giặc là bài thơ tiêu biểu cho bài ca yêu nước đầu thế kỉ 19.

Đọc hiểu Chạy giặc - Đề số 2


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nở để dân đen mắc nạn này ?
                                       (Chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu, SGK Ngữ Văn – Tập 1, trang
49)
Câu 1: Bài thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? (0.5 điểm)
Câu 2: Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên. (0.5 điểm)
Câu 3: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. Nêu tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật ấy. (1.0 điểm)
Câu 4: Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ
trên? (1.0 điểm)
Lời giải
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0.5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0.5 điểm)
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật của bài thơ: phép đối, đảo ngữ, từ láy, câu hỏi
tu từ,... (0.5 điểm)
        Tác dụng: Tái hiện một cách cụ thể, sinh động cảnh chạy giặc hoảng loạn, gấp gáp,
        bi thương. (0.5 điểm)
Câu 4:  (1,0 điểm) Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả 
      - Đau lòng, xót thương trước cảnh đất nước bị thực dân tàn phá, nhân dân lầm than.
      - Căm thù giặc sâu sắc.
      - Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược của triều Nguyễn.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nở để dân đen mắc nạn này ?
                                       (Chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu, SGK Ngữ Văn – Tập 1, trang 49)
Câu 1: Bài thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? (0.5 điểm)
Câu 2: Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên. (0.5 điểm)
Câu 3: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy. (1.0 điểm)
        Câu 4: Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ trên? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 : (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Hồ Chí Minh : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
    Câu 2 : (4,0 điểm)
 Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
 
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
 
 (SGK Ngữ Văn – Tập 1, trang 29, 30)
 
 
                       ......................HẾT.......................
 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0.5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0.5 điểm)
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật của bài thơ: phép đối, đảo ngữ, từ láy, câu hỏi
tu từ,... (0.5 điểm)
        Tác dụng: Tái hiện một cách cụ thể, sinh động cảnh chạy giặc hoảng loạn, gấp gáp,
        bi thương. (0.5 điểm)
        Câu 4:  (1,0 điểm) Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả :
           - Đau lòng, xót thương trước cảnh đất nước bị thực dân tàn phá, nhân dân lầm than.
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược của triều Nguyễn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
     Câu 1 : (3.0 điểm)
            - Yêu cầu kỹ năng :
       + Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
       + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
       + Khuyến khích những bài viết sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc.
           - Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở hiểu biết về lời dạy của Hồ Chí Minh học sinh làm sáng tỏ ý nghĩa của lời dạy đồng thời trình bày được suy nghĩ, cảm
nhận, bài học rút ra từ lời dạy đó.
* Gợi ý:
- Giải thích:
+ Tài: là tài năng, là năng lực, kĩ năng, kĩ xảo của con người,...
+ Đức: là đạo đức, là cách cư xử hợp lẽ phải, đạo lí, sống có trách nhiệm với mọi người, là sự biểu hiện của nét đẹp nhân cách
con người,...
- Có tài, không có đức -> vô dụng 
- Có đức, không có tài -> làm gì cũng khóa
->  Lời khuyên của Bác khẳng định mối quan hệ giữa tài và đức.
-  Phân tích - chứng minh :
       + Có tài mà không có đức là người vô dụng:
              Người có tài nhưng lại không đem tài để phục vụ nhân dân, làm giàu đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Người có
tài mà chỉ nhằm thu vén lợi ích cá nhân, phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích nhân dân thì người đó cũng trở thành vô dụng,
thậm chí là có tội. 
- Người có tài mà không có đức thường kiêu căng hợm hĩnh, thậm chí xảo quyệt, gian ngoa và dễ trở thành kẻ xấu xa, gây tác
hại, nguy hiểm cho gia đình, xã hội ( Dẫn chứng)
      + Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó:
             Người có đức thường được mọi người kính mến, quý trọng; nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được
chức trách, khó hoàn thành nhiệm vụ, khó đạt kết quả cao trong công việc.
            Tài năng cũng có tầm quan trọng không kém. Không có tài năng thì con người làm việc gì cũng khó khăn, thậm chí làm
hỏng việc và làm hại đến sự nghiệp chung. 
     + Đức và tài đều cần thiết đối với mỗi con người, làm nên giá trị con người. 
* Dẫn chứng: học sinh chọn phân tích một tấm gương tiêu biểu về các nhân vật toàn đức - toàn tài : Louis Passteur, Hồ Chí Minh,
Ngô Bảo Châu …để thấy rõ tài và đức luôn quan trọng và cần thiết ) 
-  Đánh giá- mở rộng : 
          + “Đức” và “tài” là hai mặt không thể thiếu được trong phẩm chất của người lao động. Hai mặt này không loại trừ nhau mà bổ
sung cho nhau tạo nên phẩm chất của con người toàn diện. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện và
có thể làm việc, cống hiến một cách hiệu quả nhất.
          + Phê phán những kẻ có tài mà hợm hĩnh, kiêu căng, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc những người có đức nhưng tài năng,
năng lực còn kém cỏi mà không chịu học tập, phấn đấu.
          + Đức và tài đều là kết quả của nhiều yếu tố. Nếu không tu dưỡng, rèn luyện thì tài và đức đều không phát triển được và có thể
bị mai một .
-  Bài học nhận thức và hành động:
           + Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, rèn luyện cho mọi thế hệ.
           + Mỗi người phải không ngừng học tập, tu dưỡng, phải rèn đức luyện tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất
nước.
 
Biểu điểm
- Điểm 3 : Nêu được các ý như trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót
về chính tả, dùng từ.
- Điểm 2: Nêu được cơ bản các ý như trên. Bố cục rõ  ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc vài sai sót về chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
- Điểm 1: Chưa làm rõ các ý trên. Bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0,5: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm  0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
 
Câu 2 : (4.0 điểm)
           - Yêu cầu kỹ năng :
       + Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
       + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
       + Khuyến khích những bài viết sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc.
           - Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Thương vợ và tác giả Trần Tế Xương học sinh đi sâu phân tích tác phẩm đồng thời trình bày được suy
nghĩ, cảm nhận riêng của mình về bài thơ.
* Gợi ý:
      a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác giả Trần Tế Xương và  bài thơ Thương vợ. Dẫn dắt vào bài thơ.
b. Thân bài:
  Hai câu đề:
          - Hoàn cảnh làm ăn:
           “Quanh năm buôn bán ở mom sông”
          + Quanh năm: suốt từ đầu năm đến cuối năm, lúc nào cũng giống lúc nào " không        lúc nào nghỉ (thời gian tuần hoàn)

+ Quanh năm        vất vả, gian truân, gập ghềnh,


+ Mom sông            nguy hiểm, bất trắc.
 
° Bà Tú làm việc miệt mài, gian nan, nguy hiểm.
 Gánh nặng đè lên vai bà Tú:
+ 5 con với 1 chồng (6 người không kể bà) " 1 người gánh 6 người
+ Nuôi đủ: có 2 cách hiểu
" với ông Tú: đủ ăn, đủ uống, đủ mặc
" vừa đủ: không thiếu, không thừa
ª bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng, với con.
à Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ, than thở dùm vợ, thể hiện tấm lòng thương cảm xót xa đối với vợ.
 Hai câu thực
+ Lặn lội thân cò: đồng nhất thân cò với thân phận người vợ, nhấn mạnh sự vất vả, gian truân đến tội nghiệp
+ NT đảo ngữ: con cò lặn lội 1 lặn lội thân cò " nhấn mạnh nỗi vất vả của bà Tú, dù ở hoàn cảnh nào đông đúc hay hoang vắng, heo
hút bà vẫn cần mẫn, miệt mài.
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
" điều kiện buôn bán: chen chúc, tranh giành vì của khó người đông.
 Hai câu luận
- Thành ngữ “Một duyên hai nợ”: Duyên một mà nợ đến hai. Tú Xương xem mình là nợ đời mà bà Tú phải gánh
- Vì vậy nên: Âu đành phận " cam chịu bởi định mệnh đó
Và “dám quản công” không kể lễ, phàn nàn
- NT: Đảo ngữ “Năm nắng mười mưa” " tăng thêm sự vất vả chịu đựng của bà Tú
ª Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó. Đây là nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam
Hai câu kết
   - Thói đời : lề lối xấu, xã hội đen bạc
   - Chửi mình: vô tích sự
   - Chửi đời: đen bạc, giá trị hợp lí của cuộc sống bị đảo lộn, người có tài như Tú Xương không được chấp nhận  
è Nỗi đau đời và tấm chân tình của người chồng - thi nhân…Nhân cách cao đẹp của Tú Xương được thể hiện qua ngòi bút chân thành
và cảm động
 Nghệ thuật
       - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian
       - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng
c. Kết bài : Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức
hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương : cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

Đọc hiểu lớp 11 Tiến sĩ giấy - Đề số 1


Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Tiến sĩ giấy 
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai 
Cũng gọi ông nghè có kém ai 
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, 
Nét son điểm rõ mặt văn khôi. 
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, 
Cái giá khoa danh ấy mới hời. 
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, 
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi. 
Advertisements

Powered by GliaStudio
( Nguyễn Khuyến)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?
Câu 2: Chỉ ra nội dung của bài thơ
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ
sau: "Cờ đương dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng"
Câu 4: Qua bài thơ, anh/ chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn
Khuyến.
Đáp án
Câu 1 : Thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2 : Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh đồ chơi để nói về thời cuộc. Đội ngũ tiến sĩ
lúc này như chia làm hai loại. Hạng thứ nhất, có tài chữ nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng
của mình mà đỗ đạt. Nhưng họ là là những con người có lòng tự trọng dân tộc. Khi nhận
thấy bản thân không xoay chuyển được tình thế bằng sức lực của mình nên họ buồn chán,
quay về ở ẩn lánh đời. Hạng thứ hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền. Đó là những kẻ bất tài nhưng
lại tìm mọi cách để làm quan, để vơ vét của cải, để hưởng vinh hoa phú quý.
Câu 3 : Biện pháp ẩn dụ . Lấy thế cờ để chỉ thế sự quốc gia. Từ đó cụ thể hóa lên thực
trạng đáng buồn của triều đình, nước đi này đã chẳng thể có đường lui nên vận nước xem
như đến hồi đã tận. "Đã chạy lang" là lời tự trách của tác giả, khi đã về ở ẩn bỏ lại thế sự,
bỏ lại công vụ và trách nhiệm với nhân dân
ADVERTISEMENT
Câu 4 : Nguyễn Khuyết từng là một nhà nho từng bao năm dùi mài kinh sử, từng ôm
mộng khoa danh để phò vua giúp đời. Nhưng từ khi nhận thấy bản chất rẻ rúng đồi bại và
xảo trá nơi thi cử quan trường của những kẻ bá nhơ mua danh bán tước, thì ông đã thật sự
ngán ngẩm, đấy là sự ngán ngẩm của một nhà nho có lòng tự trọng đã nhận ra và thấm
thía nỗi chua xót của một trí thức bất lực trước thời cuộc. Một nhân cách đẹp, một lý
tưởng đẹp và cũng là một nhà nho lỗi lạc, thấu đời.

Đọc hiểu lớp 11 Tiến sĩ giấy - Đề số 2


Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
Câu 1. Bài thơ trích dẫn trên có nhan đề là gì? Tác giả của bài thơ là ai?
Câu 2. Anh/ chị hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên.
ADVERTISEMENT
Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về các hình ảnh thơ mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son –
mặt văn khôi? Tác giả muốn khẳng định điều gì thông qua hai hình ảnh thơ trên?
Câu 4. Các cụm từ sao mà nhẹ, ấy mới hời có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung
bài thơ?
Đáp án
Câu 1. Bài thơ trên có nhan đề Tiến sĩ giấy của tác giả Nguyễn Khuyến.
Câu 2. Tác giả Nguyễn Khuyến.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng.
+ Quê quán: sinh ở quê ngoại, xã Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định. Sống chủ yếu ở quê nội:
làng Và, Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
- Từng thi đỗ đầu trong cả ba kì thi nên được gọi Tam Nguyên Yên Đổ, ông chỉ làm quan
hơn 10 năm, thời gian còn lại dạy học ở quê nhà.
- Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, một mực
không hợp tác với kẻ thù.
- Sự nghiệp:
+ Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài
(chủ yếu là thơ).
+ Nội dung:
. Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè.
. Cuộc sống của người nông dân khổ cực, chất phác.
. Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, bọn tay sai.
=>đóng góp nổi bật nhất ở mảng thơ Nôm với hai đề tài: thơ viết về làng quê và thơ trào
phúng.
ADVERTISEMENT
Ông được mệnh danh là “Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”.
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Bài thơ viết vào cuối thế kỉ XIX, dưới chế độ thực dân phong kiến, chế độ khoa cử ngày
càng xuống cấp, suy tàn. Người có tài không được trọng dụng, kẻ tầm thường lại có thể
dùng tiền mua quan bán tước.
Câu 3.
+ Mảnh giấy – thân giáp bảng:  Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt
dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.
+ Nét son – mặt văn khôi: mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn
vẽ từ vài nét son xanh đỏ.
=>Từ đây, tác giả đã khẳng định tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong
hoàn cảnh đương thời.
Câu 4. 
- Hai cụm từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” đã khẳng định giá trị rẻ mạt của ông nghè khi
mang ra để cân đong đo đếm.
- Hai cụm từ cũng thể hiện thái độ châm biếm, nỗi đau xót khôn cùng của nhà thơ bởi
thần tượng của cả một thể chế xã hội từng được vinh danh suốt mấy trăm năm bỗng chốc
bị lật nhào, đổ vỡ tan tành.

Tiến sĩ giấy vốn là một thứ đồ chơi rất quen thộc của trẻ con thời xưa. Các bậc cha mẹ
mua tiến sĩ giấy cho con để mong muốn bọn trẻ học hành đỗ đạt và ra làm quan. Nguyễn
Khuyến đã mượn hình ảnh đồ chơi này để nói về thời cuộc. Triều đình vẫn mở các khoa
thi để tuyển chọn nhân tài giúp nước. Vẫn có nhiều người đỗ tiến sĩ, nhưng họ đã giúp gì
được cho đất nước. Đội ngũ tiến sĩ ấy có thể chia làm hai hạng. Hạng thứ nhất, có tài chữ
nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng của mình mà đỗ đạt. Nhưng họ là là những con người
có lòng tự trọng dân tộc. Họ không xoay chuyển được tình thế bằng sức lực của mình nên
họ buồn chán, quay về ở ẩn lánh đời. Từ đó cảm thấy mình vô dụng như một thứ đồ chơi.
Hạng thứ hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền. Đó là những kẻ bất tài nhưng lại tìm mọi cách để làm
quan, để vơ vét của cải, để hưởng vinh hoa phú quý. Đó là một đám tiến sĩ giấy không
những vô dụng mà còn có hại cho dân tộc. Hình ảnh tiến sĩ giấy trong tác phẩm của
Nguyễn Khuyến, có bóng dáng của cả hai hạng tiến sĩ ấy.
   Bốn câu thơ đầu phác hoạ nên hình ảnh ông tiến sĩ:

   Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,


   Cũng gọi ông nghè có kém ai.
   Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
   Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
   Tác giả có một cách bắt đầu rất độc đáo. Tác giả đã sử dụng điệp từ cũng để nhấn
mạnh sự đầy đủ lệ bộ của ông tiến sĩ giấy. Nhưng chính từ cũng ấy làm nên cái bất ngờ
cho toàn bài thơ. Nó nửa vời và bất thường. Tất nhiên đã là ông tiến sĩ thì phải có đủ cả
cờ, biển, cân đai, và cũng được gọi là ông nghè. Nhà thơ cũng đã từng dùng cách nói này
để tự trào:
   Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
   Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
                                           (Tự trào)

   Nhưng đến hai câu tiếp thì tính chất nửa vời ấy tăng tiến với sự xuất hiện của hai cặp
đối lập:

   Mảnh giấy / thân giáp bảng


   Nét son / mặt văn khôi
   Những hình ảnh này là thực tế lại gợi lên những liên tưởng. Ông tiến sĩ giấy thì đương
nhiên phải được làm bằng giấy rồi. Chỉ một mảnh giấy và vài nét son quết lên mặt là
thành ông tiến sĩ rồi. Nhưng đó không phải là điều tác giả muốn nói. Tác giả đã chơi chữ.
Mảnh giấy, nét son có thể hiểu là bài thi của các ông nghè, phải có bài thi ấy mới trở
thành ông tiến sĩ. Song mảnh giấy, nét son ấy cũng có thể là những thứ dùng để mua
danh tiến sĩ. Tính chất trào phúng được thể hiện ở sự đối lập những thứ thật đơn giản,
nhỏ bé (mảnh giấy, nét son) với một thứ vốn rất đáng trân trọng (thân giáp bảng, mặt
văn khôi). Trong thời hoàng kim của nho học, một người đỗ đạt mang danh thơm về cho
cả làng cả tổng. Nó là kết quả của cả đời dùi mài kinh sử. Miêu tả ông nghè giấy nhưng
để nói lên chuyện khoa cử, chuyện quan tước. Nhìn bề ngoài, bốn câu thơ đầu vẫn dừng
lại ở việc miêu tả và bình luận về ông tiến sĩ – đồ chơi. Những tác giả vẫn chưa nói rõ.
Đến hai câu luận, tác giả đã đưa ra lời bình:

   Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,


   Cái giá khoa danh ấy mới hời.
   Lời bình thể hiện thái độ chua chát của một nhà nho từng bao năm dùi mài kinh sử,
từng ôm mộng khoa danh để phò vua giúp đời. Cái điều danh giá, cái mục đích cao cả mà
suốt cả cuộc đời các nhà nho nung nấu nay sao rẻ rúng đến vậy.

   Cái giá khoa danh ấy mới hời


   Thân giáp bảng đã trở thành một món hàng, một món hàng rất hời. Thời phong kiến,
chuyện mua danh bán tước không phải là chuyện hiếm hoi. Đến thời Nguyễn Khuyến, khi
đạo đức đã suy đồi, Nho học đến lúc suy tàn thì chuyện đó chắc càng không hiếm. Trần
Tế Xương đã chua xót mà nói rằng :

   Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,


   Đứa thời mua tước, đứa mua quan.
   Phen này ông quyết đi buôn lọng,
   Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
                           (Năm mới chúc nhau)
   Nguyễn Khuyễn thì thâm trầm hơn. Giọng thơ nhẹ nhàng mà thâm thuý này càng thể
hiện rõ sự chua xót của một nhà nho từng dùi mài kinh sử, từng lấy mộng khoa danh làm
mục đích sống. Cách kết thúc bất ngờ, đột ngột nhưng rất tự nhiên ở câu thơ cuối cùng
đã tạo nên tính chất trào phúng và giá trị phê phán cho tác phẩm:

   Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,


   Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!
   Đúng là hình ảnh của một thứ đồ chơi đấy chứ. Nhưng tác giả cố tình chọn cách nói
nửa vời làm cho thật giả cứ lẫn lộn cả lên. Cách thể hiện đầy bất ngờ ấy đã tạo nên hai
lớp nghĩa cho bài thơ. Mượn việc vịnh một thứ đồ chơi của trẻ con mà châm biếm loại tiến
sĩ rởm đồng thời cũng tự trào sự bất lực của mình. Tiến sĩ giấy vừa là bài thơ trào phúng,
châm biếm những kẻ mua danh bán tước, đòng thời cũng là bài thơ tự trào. Đó là lời tự
trào của một nhà nho có lòng tự trọng đã nhận ra và thấm thía nỗi chua xót của một trí
thức bất lực trước thời cuộc.
III - liên hệ
1. Tưởng nhớ thi nhân Nguyễn Khuyến, nhà thơ Trần Đăng Thao viết bài thơ Gặp lại
người xưa:
Ông ngồi lặng, giữa trời mây
Chiều buông. Còn một chút ngày khơi vơi
Chén nghiêng, đăm đắm nhìn trời
Nước cờ thế sự, một đời chưa xong.
Tưởng rằng, xe đã qua sông
Ngờ đâu tốt lại nhập cung mất rồi
Tri âm, còn được mấy người
Bảng vàng, bia đá ngậm ngùi lòng ai.
Tuổi già chợt thắm, chợt phai
Ngọn đèn trước gió, ban mai trước chiều
Nặng niềm non nước cô liêu
Đớn đau chi, trái tim nhiều xót xa
áo xiêm, nghĩ thẹn thân già
Ông nghè, ông cống cũng là giấy thôi !
Cuốc kêu khắc khoải bên hồi
Vườn khuya. Sương xuống trắng trời
Trăng lên.
                                     Vườn Bùi, 1976
 
2. Trong những ngày làm gia sư ở nhà Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến rất buồn bực. Bởi
vậy, hàng ngày, sau buổi học, ông thường lững thững một mình, dạo vườn thăm cảnh
cho khuây khoả.

   Vườn nhà Khải có một hòn non bộ lớn dựng giữa một hồ nước rộng, cảnh trí rất xinh.
Trên non bộ, có đặt một ông phỗng sành đứng trầm mặc, đăm đăm nhìn xuống mặt nước
hồ. Nguyễn Khuyến thường hay tha thẩn quanh đó.

   Một hôm, Khải dạo vườn, bất chợt gặp Nguyễn Khuyến đang tần ngần đứng ngắm ông
phỗng. Hắn mời ông thử vịnh một bài. Ông ứng khẩu đọc:

   Ông đứng làm chi đó hỡi ông?


   Trơ trơ như đá vững như đồng!
   Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
   Non nước đầy vơi có biết không?
   Nhà thơ vịnh phỗng sành hay vịnh chính nhà chủ?

   Nghe nói sau đó, Khải phải để Nguyễn Khuyến về quê. Hắn không thể chịu đựng được
Nguyễn Khuyến lâu hơn nữa.

Hội Tây đọc hiểu - Đề số 1





Skip in 6
C2 MÁT LÀNH, SAO PHẢI GẮT
shopee.vn
Tìm Hiểu Thêm
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:. 
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
 Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, 


Thằng bé lom khom ghé hát chèo. 
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, 
Tham tiền cột mỡ lam anh leo. 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bav nhiêu! 


(Hội Tây, Nguyễn Khuyến, Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014). 
ADVERTISEMENT
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của
bài thơ. . 
Advertisements
arrow_forward_iosĐọc thêm
Powered by GliaStudio
close
Câu 2. Nêu tác dụng của việc sử dụng hai từ tênh nghếch, lom khom trong hai câu
thơ "Ba quan tênh nghếch xem bơi trải/ Thằng bé lom khom ghé hát chèo. . 
Câu 3. Có ý kiến cho rằng, ở hai câu thơ thứ 5 và thứ 6 của bài, tác giả Nguyễn Khuyến
đã sử dụng thủ pháp đối hiệu quả. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? . 
Câu 4. Xác định giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết của bài thơ. .
Gợi ý:
Câu 1: Thể thơ: thất ngôn bát cú.
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả .
Câu 2. Hai từ “tênh nghếch”, “lom khom” đã miêu tả tư thế nực cười của bà quan (bà
đầm 
Tây) đối lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé. Qua đó lột trần thực tại xót xa của cảnh
đất nước trong nô lệ, dưới gót giày của lũ xâm lược. Đau xót hơn, những con người nô lệ
ấy không nhận thức được nỗi nhục mất nước lại còn cuốn vào những trò chơi mà bọn
thực dân Pháp bày ra để mị dân. 
Câu 3. Đồng ý.
Cụ thể: cậy sức đối với tham tiền (lí do tham gia trò chơi) , cây đu đối với cột mỡ (danh
từ 
ADVERTISEMENT
chỉ sự vật) , nhiều đối với lam (lượng từ chỉ số người tham gia), chị đối với anh (chỉ
người tham gia), nhím đối với leo (động từ chỉ hành động). 
Câu 4. Giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết của bài thơ: châm biếm, giễu nhại. 

Hội Tây đọc hiểu - Đề số 2


Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo 
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. 
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, 
Thắng bé lom khom nghé hát chèo. 
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, 
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế, 
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu! 
(Hội Tây – Trích Thi hào Nguyễn Khuyễn | - đời và thơ) 
Câu a: Câu thơ nào cho thấy tác giả đánh giá về trò chơi trong bài thơ?
ADVERTISEMENT
Câu b: Biện phát tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối? Nêu tác dụng của nó 
Câu c: Các trò chơi trong ngày hội rất vui. Anh/chị đồng tình với nhận định trên không?
Vì sao? 
Gợi ý:
a. Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu! 
b. Biện pháp chơi chữ. Nhấn mạnh ý chê cười khinh bỉ trò chơi trong bài thơ
c. Không đồng ý. Vì chơi những trò chơi mà bọn thực dân tổ chức không có gì là vui vẻ.

Hội Tây đọc hiểu - Đề số 3


Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
 Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, 
Thằng bé lom khom ghé hát chèo. 
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, 
Tham tiền cột mỡ lam anh leo. 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bav nhiêu! 
(Hội Tây, Nguyễn Khuyến, Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014). 
Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thể thơ của bài thơ là gì?
Câu 2: Tìm các từ láy trong bài. Nêu tác dụng
Câu 3: Theo anh/chị, từ “nhục” có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
Câu 1: Bài thơ đc lm theo thể thơ : tự do
Câu 2: Từ láy : lom khom. Để nhấn mạnh hoạt động của thằng bé
Câu 3: Từ “nhục” được nhắc là nỗi nhục mất nước còn hăng hái tham gia hưởng ứng
những trò lố lăng của bọn thực dân

You might also like