You are on page 1of 23

I.

Tìm hiểu chung:


1. Tác giả:
Cuộc đời :
- Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên,
quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là
Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là
Trần Tế Xương
- Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám
khoa đều hỏng nên dấu ấn in rớt in đậm nét
trong tiềm thức của Tú Xương. Cuối cùng,
ông chỉ đỗ Tú Tài thiêm thủ (lấy thêm).
Sự nghiệp sáng tác:
Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước
mất, nhà tan khi Pháp xâm lược Việt Nam.
=> Những tác phẩm của Tú Xương đều
như một bản cáo trạng đanh thép lên án
xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
- Tú Xương mất sớm, nhưng ông đã để lại
nhiều sáng tác có giá trị, với khoảng 151
bài thơ bằng chữ Nôm và đủ các thể loại.
Ngoài ra, ông còn dịch một số thơ Đường.
Một số nhận định về Tú Xương
“Tú Xương là nhà thơ trào phúng có biệt tài. Tú Xương còn là
nhà thơ trữ tình diễn tả tâm hồn đau đớn của kẻ bất đắc chí, cái
băn khoăn của người dân mất nước”
-Đỗ Đức Hiểu-

“Thơ Tú Xương hay ở ý tình, hay ở chữ tiếng, hay ở sự việc,


hay ở nhạc điệu”
-Xuân Diệu-
“Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình mà cái
chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ làm một cẳng chân trái tả
thực. Chủ đạo cho đà thơ là chân phải và Tú Xương đã băng
mình tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn”
- Nguyễn Tuân -
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

Thực dân Pháp xâm lược Việt


Nam, văn hoá phương Tây tràn vào
Bài thơ được đặt trong bối cảnh nào?
lấn át văn hoá truyền thống. Hán
học suy vong, chuyện thi cử của
Nho học trở thành trò hề, cảnh
tượng các kì thi vô cùng thảm hại.
Bài thơ là bức tranh biếm họa toàn cảnh khoa thi Hương năm Đinh
Dậu (1897). Vì tình hình chính trị bất ổn nên sĩ tử Hà Nội phải
xuống thi chung với sĩ tử của trường thi Nam Định.
Khái quát về tác phẩm
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật

Hoàn cảnh: Khoa thi Hương năm 1897

Khái quát nội dung: Thông qua sự tương phản giữa mục đích có vẻ rất
trang trọng (tuyển người tài ra giúp nước) và hình thức lộn xộn, bệ rạc của
kì thi Hương, bài thơ thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trước hiện thực Hán
học lụi tàn.
Khái quát về kỳ thi Hương
(2 câu đề)

Nội dung
Hai câu đề:
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà

- ‘‘nhà nước’’: thông báo sự thay đổi về thời cuộc. Là ‘‘nhà nước’’
chứ không phải ‘‘triều đình’’

‘‘lẫn’’: sự ô hợp, thách thức trong việc tổ chức kì thi cũng như của
xã hội thực dân đã tổ chức ra kì thi đó
=> Ý vị mỉa mai, chấm biếm, có phần chua xót.
Khái quát về kỳ thi Hương
(2 câu đề)

Bi hài hình ảnh sĩ tử và bọn cầm


Nội dung quyền (2 câu thực & 2 câu luận)
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Hai câu thực: Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

- Đảo ngữ: Hai từ ‘‘lôi thôi’’, ‘‘ậm ọe’’ được


đảo lên đầu câu
=> Nhấn mạnh, gợi lên bộ mặt nhếch nhác
đến thảm hại của cả thí sinh lẫn quan viên,
khái quát sự sa sút về “Nho phong sĩ khí”
do sự ô hợp nhốn nháo của XH đưa lại

- Phép đối: Sĩ tử >< quan trường, đối ý


Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
- Sĩ tử: Ngày xưa sĩ tử đi thi phải mang theo đủ thử, nào là lều
chõng, nghiên mực, lọ (dụng cụ đựng nước uống). Trông họ lôi thôi,
lại chen lấn, xô đẩy nên càng giống một đám đông hỗn loạn ở chợ
chứ không phải chốn trường thi vốn dĩ uy nghiêm => bệ rạc, nhếch
nhác, luộm thuộm.
- Quan viên:
+ “ậm oẹ”: âm thanh dậm doạ, cố tỏ ra uy nghiêm nhưng không
đến nên thành ra nửa mùa, kệch cỡm
=> Vì quá ồn áo, lộn xộn nên quan phải cố thét lên to, riết rồi thành
“ậm oẹ”, nhưng chẳng ra đâu vào đâu
HÌNH ẢNH LỄ XƯỚNG DANH KHOA THI ĐINH DẬU (1897) TRƯỜNG HÀ NAM
Hai câu luận:
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra
- Xuất hiện hình ảnh của vợ chồng quan sứ người Pháp
(Năm Đinh Dậu 1897, tại trường thi Hà Nam, vợ chồng Toàn quyền
Pôn Đu-me và vợ chồng công sứ Nam Định Lơ-Noóc – măng có tới
dự lễ xướng danh)

=> Các giá trị truyền thống nước ta bị xem thường. Vợ chồng
quan sứ người Pháp xem thi cử nước ta là một trò vui, vì tò mò
nên mới ra xem thử.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra

- Nghệ thuật: Đảo ngữ, phép đối rất chỉnh và rất “ác” (“Long cắm
rợp trời” >< “váy lê quét đất”)

- Lọng che đầu vốn là vật trang trọng lại được Tú Xương dùng để
đối với đồ dơ dáy của đàn bà là váy bà đầm => Đả kích châm biếm
dữ dội, sâu cay, tiếng cười chua xót.

- Mụ “đầm” vốn là âm Việt hoá của từ madame trong tiếng Pháp,


nghĩa là đàn bà => thể hiện thái độ khinh khi trước phường
cướp nước.
Đây là sự sỉ nhục đối với người trí thức Việt Nam. Tại chốn tuyển
chọn nhân tài cho đất Việt, cái bóng của mấy tên thực dân cướp
nước đã trùm lên tất cả.
Hai câu luận đã tái hiện trọn vẹn cảm giác nhục nhã, nhức nhối của
người dân mất nước
Khái quát về kỳ thi Hương
(2 câu đề)

Bi hài hình ảnh sĩ tử và bọn cầm


Nội dung quyền (2 câu thực & 2 câu luận)

Tâm trạng chua xót của nhà thơ và


khao khát phục hung (2 câu kết)
Hai câu kết: Nhân tài đất bắc nào ai đó
Nghoảnh cổ mà xem lại nước nhà
- Giọng trữ tình, tha thiết: vừa là tiếng gọi
vừa là lời cảm thán (Nhân tài đất Bắc đâu
hết rồi?)
- “nghoảnh cổ” : hành động, thái độ quyết
không cam lòng trước kiếp sống nô lệ nhục
nhã, cảnh nước mất nhà tan.
 Hai câu cuối như lời than kêu gọi những người tài giỏi cần có thái
độ và hành động thiết thực để cứu nước, rửa nỗi nhục mất nước,
nhưng cũng hàm chứa bao nỗi xót xa.
TỔNG KẾT

Nội dung Nghệ thuật

Tâm trạng đau đớn Sự bệ rạc, lộn Ngôn ngữ bình Sắc thái trào Trữ tình &
chua xót trước hiện xộn của kì thi dân, giản dị phúng sâu cay hiện thực
thực mất nước Hương

Sĩ tử lôi thôi, Quan lại Cảnh trường


luộm thuộm lố lăng thi nhốn nháo
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐÃ THEO DÕI

You might also like