You are on page 1of 5

Cảnh cho chữ

Tố Hữu đã có nhận xét rằng: “ Ông xứng đáng được mệnh danh là ‘chuyên viên tiếng việt’ , là ‘người
thợ kim hoàn của chữ’ .Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân - thiện - mỹ,
người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là
một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của
Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ
người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo
sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam - là phần đặc
sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì
viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao.
Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát
lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.
Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã giãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại. Nghe xong
truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm
hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “ một cảnh
tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm
đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng
tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình
cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút
cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng”
vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Trong khi ấy, viên quản ngục và
thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên
quản ngục đáng nhẽ phải hô hào, răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở
thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.
Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao - người có tài viết chữ nhanh ,
đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại - những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh
thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình (Huấn Cao) và một bên là những người
thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ
thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là
lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật
của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu
chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam
với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của
Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái
thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở
chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân đã
nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự
tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.
Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có
thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác,
cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái
ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là
môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người
ta thưởng thức không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ
hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống
có văn hóa.
Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản ngục xúc động “vái người tù một vái, chắp tay nói một
câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng sức mạnh
của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống
của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người
lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là
thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một
niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng
tới chân - thiện - mỹ.
Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là
nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng
nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp
nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định
kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm
nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngợi viên quản ngục và thầy thơ lại là những con
người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng
tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ
trân trọng đối với những người có “thiên lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.
“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con
người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dòng chữ cuối cùng của đời người có ý nghĩa truyền
lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái
đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng
hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng
tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh
người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một
cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính
cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú
chơi chữ. Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm
lí nhân vật (văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật).
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn
Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa,
nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho
cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù
cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.
Chuyển tàu đêm
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là 1 trong những những truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết vụn vặt,
vô nghĩa nhưng kì thực lại là tác phẩm đạt trình độ cao về diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung truyện
ngắn chủ yếu đi sâu vào miêu tả những cảnh đời thường, số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ.
Qua đó tác giả muốn gửi gắm 1 cách kín đáo nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng
nhân đạo đáng quý.
Toàn thiên truyện tác giả tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vỡ tưởng như rời rạc nhưng lại có
một sức gợi cực tả. Khi tái hiện lên một bức tranh làng quê nơi phố huyện nghèo nàn với sự leo lét
của những ánh đèn, sự tối tắm của không gian, sự quẩn quanh của cuộc sống. Nhưng có lẽ hình ảnh
đoàn tàu ở cuối thiên truyện là hình ảnh nổi bật rõ nét nhất toàn bài. Hình ảnh đoàn tàu mang rất nhiều
lớp nghĩa khác nhau, tưởng chừng nhỏ giản đối kháng nhưng chất chứa trong đó bao bài học, tư tưởng
cao cả của một nhà văn trữ tình lãng mạn tinh tế bậc nhất. Qua đó thể hiện được ước mơ, niềm tin và
khát vọng của những kiếp người nghèo khổ.
Buổi chiều nơi phố huyện mở ra bằng những đường nét đầy ảm đạm, cô quạnh báo hiệu 1 ngày sắp
tàn theo đúng như nghĩa của nó. Với những âm thanh, hình ảnh: tiếng trống thu không trên cái chòi
huyện nhỏ, những đám mây hồng như hòn than, dãy tre làng đen lại… nhưng không kém phần nên
thơ trữ tình. Hai nhân vật chính ở đây là hai chị em Liên và An.
Sau 1 ngày làm việc vất vả cực nhọc. Con người nơi đây mới bắt đầu cuộc sống với những gánh phở,
những chén nước nguội lạnh, mảnh chiếu trải đất kéo đàn….tất cả thoáng hiện lơn đối kháng lẻ, lặng
lẽ, nhần chìm trong bóng tối. Cảnh chiều đêm buông xuống được tác giả miêu tả làm cho nền hình
ảnh đoàn tàu xuất hiện. Trên nền trời tối tăm của khung cảnh đó tác giả miêu tả đoàn tàu và thói quen
đón đoàn tàu của hai đứa trẻ thật cho tiết, tỉ mỉ. Lí do đợi tàu của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu
đến để bán hàng cho các hành khách trên tàu xuống mua bán. Cái đó chính là cái thỏa mãn niềm khao
khát, mong mỏi được ngắm nhìn tàu của hai chị em Liên.
Hai chị em Liên đã sống 1 ngày vô cùng mệt mỏi và tẻ nhạt. Chúng chỉ bán được vài món hàng bao
diêm, gói thuốc lá, xà phòng… Đến tối thì kiếm hàng và đếm lại số tiền ít ỏi đó. Hai đứa trẻ trơ trọi
trong bóng tối, trên chiếc chõng cũ sắp gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran. Chỉ có một
người đến với các em, là bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu hàng các em.
Các em chờ tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức. Sự xuất hiện của hàng nước
chị Tí, gánh phở bác Siêu… là cái mốc để các em đi đếm thời gian đang xích lại gần với chuyến tàu.
Cả hai chị em đều buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố gắng ngồi chờ chuyến tàu. Hai chị em cố thức
chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Với hai đứa trẻ của
chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung
miêu tả 1 cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên
và An.
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu theo
gió vẳng lại. Tiếp theo là Liên tưởng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe
thấy tiếng còi tàu xe lửa trong đêm khuya. Kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Sau đó, hai chị em nghe
thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng đằng xa, tiếp
đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Thế rồi, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh tàu đi xa dần
mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than bay tung trên đường sắt, cái chấm nhỏ của
chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…
Cánh quan sát, miêu tả của Thanh Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuật. Tác giả quan sát, miêu tả
hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu đến rồi xa dần bằng nhiều giác
quan cùng với rất nhiều sắc thái cảm giác; bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tại. Chuyến tàu đi qua
phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc
và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ, ồn ào lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần
như đã thành nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa.
Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp. Liên lặng lẽ mơ tưởng đến
Hà Nội xa xăm…, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc.
Đó là cuộc sống ở 1 thời xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.
Đoàn tàu còn lại hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông
đúc, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu
bức thiết về tinh thần muốn thoát cuộc sống buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới
tươi đẹp hơn. Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người
của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chỉ đem đến một thoáng vui và gợi thật nhiều bâng khuâng
thương cảm.
Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc một
thế giới quá xa xôi và nó càng sáng rực vui vẻ, huyên náo bao nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nơi
phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng bấy nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng
đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nao chờ đợi. Nhưng qua đó ta cũng thấy trong đó sự
len lỏi niềm tin vào 1 cuộc sống tẻ nhạt, tầm thường.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã vẽ nên một khung cảnh nghèo nàn nơi phố huyện vào
thời khắc sắp tàn. Ở đó hiện lên những kiếp người nhỏ bé nghèo khổ nhưng trong tâm hồn họ ta thấy
niềm tin mãnh liệt về 1 cuộc sống tốt đẹp trong tương lai tươi sáng. Và trên hết ta còn thấy ở đó tấm
lòng xót thương nhân đạo cao cả của nhà văn Thạch Lam.
Cảnh hạ huyệt
Càng viết, càng đi nhiều, chứng kiến nhiều việc ông càng bóc trần được những sự thật xã hội và phản
ảnh vào tác phẩm của mình một cách độc đáo. Tầng lớp thượng lưu là tầng lớp tinh hoa của xã hội,
khi đặt chân vào tầng lớp đó bản thân nhà văn đã chứng kiến những mặt trái trong của xã hội đó,
chính vì vậy ông đã không ngừng ấp ủ, đau đáu những tác phẩm văn học tầm cỡ được thai nghén
trong lòng xã hội thượng lưu. Kiệt tác Số đỏ ra đời đã làm vang danh tên tuổi của Vũ Trọng Phụng
khiến ông trở thành một trong những nhà văn nổi bật được bạn đọc yêu mến. Trong Số đỏ, đặc biệt là
cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia đã mang lại cho độc giả nhiều hứng thú, khi chứng
kiến những cảnh diễn trò trong đám ma của cụ cố tổ.
Khi cụ Cố tổ mất đi, niềm hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình là được phân chia tài sản, mỗi
thành viên trong gia đình đều có những toan tính riêng dự định riêng cho mình. Mục đích cuối cùng
mà họ muốn là được được hưởng số tiền từ một phần tài sản khổng lồ mà cụ cố tổ để lại, để thực hiện
những điều đó những thành viên trong gia đình cụ cố tổ đã không từ một thủ đoạn nào để có thể
chiếm lĩnh được số tiền ấy.
Trong đám ma của cụ cố tổ, cụ cố Hồng vừa áo gai, vừa đi vừa ho lụ khụ với câu nói bất hủ: “Biết rồi
khổ lắm nói mãi”, hơn một ngàn lần cho độc giả cảm nhận hình ảnh và phải được sử dụng để tạo một
công cụ cố Hồng, mà chúng tôi mong muốn là ánh mắt của mọi người tham gia truyền lửa, tán
thưởng: “Uí giời con trai cả đã lớn đến thế rồi kìa!” . Bên cạnh đó, chúng ta còn được hình ảnh kiến
trúc, ông Phán mọc lên với đôi con rồng vô hình vì bà vợ ngoại tình, ông ta đi khắp nơi để rao về cặp
vô hình mà mình muốn có một số tiền trong Vì thế. tài sản mà cụ cố gắng tổ chức lại.
Còn nhân vật ông Văn Minh một nhà Âu hóa hiệu quả, tận dụng đám ma của cụ cố tổ để có thể thực
hiện công việc buôn bán y phục, nhằm kiếm lợi nhuận từ những trang phục đó. Nhân vật cô Tuyết
ngây thơ đẹp nhưng được ví như cô gái không hiểu chuyện vì không nhận được ý nghĩa của đám tang
nên cô tha hồ mặc định những bộ trang phục treo, thơ ngây, thu hút mọi ánh nhìn. đủ mọi tầng lớp và
mọi lứa tuổi, điều này làm cho độc giả cảm thấy đây là một nhân vật hời hợt, cuộc sống không biết tứ,
và không nhận thức được điều gì đang xảy ra xung quanh mình. Cậu Tú mới là một người được học
hành bài bản, đi du học về những trang bị như cách thức điều hành cậu làm cho cả mọi người phải ái
ngại, bởi cậu chỉ thiết kế máy ảnh để tập hợp những hình ảnh. đẹp,
Riêng Xuân tóc đỏ là nhân vật chính trong tác phẩm này – kẻ đã gây ra biết bao chuyện đau buồn
trong gia đình cụ cố tổ, người vì nhờ vào vận may đã trở thành một trong những người thân cận trong
gia đình, hơn thế nữa lại trở thành giáo sư quần vợt, đốc tờ Xuân, điều này khiến cho người đọc
không khỏi ngạc nhiên, bối rối bởi vận may đang đến và mỉm cười với Xuân liên tục như vậy, khiến
Xuân một bước leo cao lên như diều gặp gió.
Câu chuyện chưa thể dừng lại ở đây nếu chúng ta không thể không nhắc đến cảnh hạ huyệt trong
Hạnh phúc của một tang gia. đây là một cảnh đắt giá mà tác giả đã sử dụng thủ pháp điện ảnh với câu
văn "Đám cứ đi! Đám cứ đi!" Đám cứ đi lặp đi lặp lại liên tục gây ám ảnh đối với mọi người. Đây là
một trong những đoạn văn hay nhất, ám ảnh nhất trong đoạn trích. Cụ thể:
Khi cỗ quan tài của cụ tổ được đưa xuống ba lớp đất thì tất cả mọi người đều phô diễn hết tất cả bản
chất của mình, cậu Tú tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc
chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này như thế nọ... để cậu chụp ảnh lúc
hạ huyệt. Hình ảnh cậu Tú tân lúc này như một con người hoàn toàn khác không để ý gì đến mọi thứ
xung quanh, chỉ muốn thực hiện đúng cái sở thích, ý muốn của mình, đây là một con người vô tâm và
thích sự hào nhoáng bên ngoài, thích được khen ngợi, dạy dỗ hay giáo dục người khác, có lẽ cụ cố tổ
ở dưới lớp đất kia sẽ không hài lòng về đứa cháu của mình, nó chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt
thương xót cho sự ra đi của người già cả mà chỉ chăm chăm vào làm những việc theo sở thích.
Nhân vật thứ hai được miêu tả cùng với cậu Tú tân chính là Xuân tóc đỏ một nhân vật chính trong tác
phẩm, thu hút nhiều sự chứng kiến của người đọc, Xuân tóc đỏ là một trong những nguyên nhân chính
gây ra cái chết của cụ cố tổ, nhưng hắn vẫn điềm nhiên, nghiêm trang giả vờ đau khổ để có thể tham
gia vào cảnh hạ huyệt trong đám ma, cái cử chỉ và điệu bộ đó khiến người ta bật cười và cảm thấy mệt
mỏi, mệt mỏi vì sự giả tạo, mệt mỏi vì phải diễn trò, mệt mỏi vì sự may mắn đã đưa Xuân trở thành
con người của tầng lớp thượng lưu nhưng rỗng tuếch và chẳng có gì, cái sự mệt mỏi ấy khiến cho
người đọc vừa ghét vừa tức, ghét vì vì sao một con người như thế lại không nhận ra được năng lực
của mình hạn chế mà luôn luôn cố gắng vươn đến một vị trí cao hơn, tức vì sao một con người như
Xuân lại có một số phận quá may mắn hơn người, phải chăng đây là sự trêu đùa của tạo hóa, sự trêu
ngươi của ông trời, và khả năng tạo ra câu chuyện tuyệt vời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Bên cạnh đó, Xuân tóc đỏ đứng khóc thì đột nhiên ông phán mọc sừng dúi cho Xuân tờ giấy bạc năm
đồng gấp tư trong đám ma xem như trả công cho Xuân khi Xuân góp phần vào việc khiến cho cụ cố tổ
ra đi thanh thản. Có thể thấy đây là một sự sỉ nhục nặng nề của những người còn sống đối với người
đã ra đi, sự sỉ nhục này là một vết nhơ khiến cho người đọc cảm thấy xã hội thượng lưu đương thời
thật đáng sợ và thối nát. Tất cả đều được cân đo, đong đếm bằng tiền, đồng tiền trở thành thước đo
phẩm giá con người, trở thành con bê vàng lăn tròn trên lương tâm, lên đạo lý làm người. Người đọc
cảm thấy buồn thay cho một tầng lớp, một xã hội như vậy, làm sao người ta có thể chấp nhận được
một bộ phận như vậy tồn tại và làm lũng đoạn đạo đức xã hội.
Có thể thấy qua cảnh hạ huyệt, cảnh đám ma chúng ta được chứng kiến bộ mặt thật của những con
người được mệnh danh là đẳng cấp nhất, tân tiến nhất trong xã hội lúc bấy giờ, đó là sự xuống cấp
đạo đức trầm trọng, là sự băng hoại trong cách làm người khiến tất cả người đọc chứng kiến đều mệt
mỏi và thất vọng. Chưa bao giờ người đọc lại cảm thấy phiền não đến vậy vì hình ảnh con người,
thậm chí người thân trong gia đình khong sống hòa hợp với nhau, toan tính những mưu mô âm mưu
để hại nhau chiếm đoạt tài sản, đây là điều mà có lẽ khi đặt bút viết Vũ Trọng Phụng vô cùng đau
lòng, có lẽ nhà văn khi viết nhưng dòng này đã nhỏ những giọt nước mắt thương xót đối với sự băng
hoại nhân cách hành vi đồi bại của con người.
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn, ông phát hiện ra chiều sâu của xã hội của bản chất con người,
ông nhìn thẳng vào vấn đề đánh trực diện không né tránh, dù sự thật vô cùng đau lòng thậm chí khiến
người khác không hài lòng, miệt thị xem thường ông. Nhưng với lương tâm của một nhà văn của một
người câm bút ông không thể không đưa vào những trang viết của mình sự thật về những con người
được cho là danh vị và hơn người lại có thể sống một cuộc sống băng hoại đạo đức như vậy. Đoạn
trích Hạnh phúc của một tang gia với đặc biệt Cảnh hạ huyệt đã khiến Vũ Trọng Phụng trở thành một
cây viết sắc sảo, nổi bật, phô bày những âm mưu đen tối của con người trong xã hội.

You might also like