You are on page 1of 3

CẢNH CHO CHỮ - CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nếu Xuân Diệu cả đời đi tìm một tình yêu đúng nghĩa thì Nguyễn Tuân lại
dành cả đời mình để đi tìm cái đẹp. Nguyễn tuân trước cánh mạng, sống trong
lòng xã hội, luôn khát khao đi tìm cái đẹp tuyệt mĩ, cái đẹp thuộc về thời đã
qua, thời dĩ vắng, nay chỉ còn “vang bóng”.Ông tìm cái đẹp trong chính nét văn
hoá cổ truyền của dân tộc. Trong đó, tập truyện “Vang bóng một thời” đã thể
hiện những hoài niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp ấy. Đặc biệt, trong tác phẩm
“Chữ người tử tù” cái giá trị nghệ thuật cao quý truyền thống lại càng được tôn
vinh và trân trọng. Bật lên trong truyện là một cảnh tượng độc đáo “xưa nay
chưa từng có”, Và từ giây phút đó,vẻ đẹp của tâm hồn thiện lương đã lên ngôi
và tỏa sáng,xóa nhòa mọi sự dơ bẩn,dung tục và tầm thường nơi ngục tù đầy
rẫy những tội lỗi.
Huấn Cao là một nguời tài hoa có tài viết chữ đẹp nhưng dám nổi dậy chống
lại triều đình nên bị xem là một tên nghịch thần, bị bắt và bị kết án tử. Hai con
người gặp nhau trong một hoàn cảnh hết sức ngang trái: một bên là tử tù và
một bên là quản ngục. Viên quản ngục vốn là một người say mê chữ đẹp nên
đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và
không nhận sự biệt đãi của quản ngục. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày
xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn
thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ
“biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý
cho chữ.
Sự khác biệt giữa cảnh cho chữ thông thường và trong tác phẩm chữ người
tử tù.
Cho chữ vốn là hoạt động vốn là hoạt động thanh cao, là lúc nghệ thuật được
đẩy lên vị trí cao nhất, là khoảng thời gian người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật.
Bởi vậy mà người ta thường sáng tạo thư pháp ở những nơi như thư phòng,
viện sảnh hay là những nơi có đủ trăng, hoa, rượu thơm lừng để có cảm hứng
tốt nhất mà tạo nên nghệ thuật. Thế nhưng hoàn cảnh cho chữ trong truyện
ngắn “chữ người tử tù” lại vô vùng khác biệt. Còn đối với tác phẩm, cảnh cho
chữ diễn ra vào thời gian lúc đêm khuya - tận cùng của một ngày, là thời điểm
buổi đêm trước ngày huấn cao bị xét xử - giây phút của sự sống. Và đây cũng
là cơ hội hiếm hoi và duy nhất mả viên quản ngục được chứng kiến việc sáng
tạo cái đẹp. Vì thế thời gian trở nên vô cùng gấp rút, thúc bách trong từng nhịp
thở của con người. Không gian, màn đêm, bóng tối bao trùm hết thảy, cảnh cho
chữ được diễn ra trong buồng giam chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián - bẩn thủi, hiện thân cho cái xấu, cái
ác. Ánh sáng phục vụ cho công việc đầy tính sáng tạo này chỉ là ngọn đèn đỏ
rực của một bó đuốc duy nhất, khói bốc tỏa cay mắt. Bóng tối nơi nhà tù đặc
quánh như bao trùn như phủ kín tất cả như muốn nuốt trọn ánh sảng tồn tại nơi
đây. Thế nhưng, ánh sáng vẫn cứ cháy đỏ rực, không chịu lu mờ trước bóng tối
dày đặc. Đây không phải là ánh sáng nơi bó đuốc tỏa ra nữa mà đó chính là
ánh sáng của nhân sinh, ánh sáng của thiện lương, ánh sáng của sự trân trọng
nâng niu cái đpej. Nó còn là ánh sáng tỏa ra từ tri thức, trí tuệ của người cầm
bút, cuả huấn cao. Ánh sáng đã bừng cháy đây lùi bóng tối trong cả không gian
lẫn thời gian. Bằng bút pháp đối lập tương phản tác giả đã đặc tả thành công
cảnh tượng xưa này chưa từng có. Cái đẹp có thể tạo ra ở chốn hôi tanh, cái
thiện lương cao cả tỏa sáng ở chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
Không gian và thời gian là thế, tư thế của con người càng lạ hơn, đặc biệt
hơn. Đó là hình ảnh lẫm liệt của Huấn Cao: một người tử tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên một tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh
ván. Vẻ đẹp của một tư thế hiên ngang bất khuất, không có gông cùm xiềng
xích nào có thể trói buộc được tâm hồn say mê sáng tạo cái đẹp đã được hiện
hữu chỉ bằng một câu văn. Trái ngược với Huấn Cao là sự nhỏ bé, tầm thường
của viên quản ngục và thầy thơ lại: quản ngục khúm núm cất những đồng tiền
kẽm, thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Đó là hai tư thế chưa từng
có. Sự có mặt của quản ngục và thầy thơ lại càng tô đậm thêm nét đẹp ở Huấn
Cao. Đến đây, bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra đã có sự chuyển giao về quyền
lực, ngôi bậc. Sự ô uế, nhơ bẩn trong nhà ngục không còn nữa. Ở đây ta chỉ còn
bắt gặp sự uy nghi, đường hoàng, bắt gặp những tâm hồn nghệ sĩ đang hòa
quyện vào nhau còn cái đẹp thì đang được tôn vinh. Lúc này, người tù đã ngự
trị nơi mà cái ác, cái xấu bao quanh khiến cho quản ngục phải kính nể. Huấn
Cao từ chỗ là một người tử tù giờ đây đã trở thành một người nghệ sĩ, một
người anh hùng không bị vướng bận bởi cái chết ở gần kề trước mắt, vẫn một
lòng đầy tâm huyết sáng tạo nên cái đẹp trong ánh hào quang bất tử, trong ánh
sáng của lương tri. Những nét chữ điêu luyện, tinh tế đang hòa mình cùng ánh
sáng của thiên lương để tỏa sáng giữa ngục tù của cái xấu cái ác của nơi mà khi
nhắc đến người ta đã nghĩ đến roi vọt, bạo tàn. Lại một lần nữa, cái tài hoa, khí
phách hiên ngang và thiên lương trong sáng đã hợp lại thành một khối thống
nhất, làm nên sức mạnh kì diệu khiến cho mọi uy quyền của nhà tù phải khuất
phục, sụp đổ. Giờ đây ta không còn thấy khoảng cách giữa tử tù và quản ngục
cũng như không còn cái xấu cái đẹp mà chỉ còn những con người cùng chung lí
tưởng, những tâm hồn biết yêu, biết trân trọng và thưởng thức giá trị của cái
đẹp; cái xấu đã nhường chỗ cho cái đẹp bất tử cùng thời gian.
Cảnh cho chữ trong nhà lao vào đêm khuya tối tăm là một trong những
sáng tạo tuyệt vời của tác giả nhằm bộc lộ vẻ đẹp hình tượng của nhân vật huấn
cao. Bằng việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo tác giả lối kéo người đọc
vào thế giới mà cái đẹp tồn tại ở chính nơi bóng tối ngự trị nhưng cũng vì thế
mà càng tảo sáng hơn để rồi vươn lên chía sáng tất cả. Sử dụng thành công thủ
pháp tương phản đối lập giăux bống tối và ánh sáng , giữa tử tù và kẻ nắm giữ
uy quyền, giữa cái đẹp và cái xấu. Và chính trong cảnh tượng đối lập như thế,
cái đẹp, cái thiện lại cang chứng minh được giá trị của nó. Nhịp điệu chậm rãi,
câu văn giàu hình ảnh. Sứ dụng nhữn từ hán việt tạo yếu tố trang nghiêm khiên
câu văn vừa cổ diển vừa hiện đại. Đây chính là đoạn văn thể hiện niệm sáng tác
của nguyễn tuân bộc lộ rõ phong cách sáng tác rất riền và chất ngông của mình
trong sáng tác văn chương.
Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện: ánh sáng chiến
thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu, thiện lương chiến thắng cái ác.
Cảnh cho chữ là tiền đề mở ra ý nghĩa nhân sinh. Lời khuyên nhủ của Huấn
Cao với quản ngục hay còn được coi là một chúc thư về lẽ sống gắn liền với giá
trị của cái đẹp. Chiến thắng đã được trỗi dậy ngay trong khoảnh khắc viên quản
ngục nghẹn ngào xúc động: kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Đồng thời bboocj lộ
lòng yêu nước, yêu những truyền thống tốt đẹp của dân độc.

You might also like