You are on page 1of 3

Lớp Văn 11 thầy Đức Anh FB: Nguyễn Tuấn Phạm SĐT: 0963 222 595

ĐỀ 2: Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng “xưa nay
chưa từng có”
1. Mở bài
Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xử sở của cái đẹp.
Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên, mỗi
nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu
dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái
đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sáng trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật
độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tượng Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ
người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm ấy có
một trang văn có thể xem là tuyệt bút, đó là đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục,
cảnh mà chính Nguyễn Tuân từng tôn xưng là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”:
“Đêm hôm ấy…. Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Khái quát về nhân vật Huấn Cao
- Nêu vị trí đoạn trích
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nhận xét: “Tôi không tin Kim Lân có thể viết Làng và Vợ
nhặt, cũng như Nguyễn Tuân có thể viết Chữ người tử tù. Đó là thần viết, thần mượn tay người
viết nên những trang văn bất hủ”. Thật vậy, Nguyễn Tuân đã viết nên một tác phẩm gần đạt tới
sự toàn bích. Lời tôn xưng của Nguyễn Khải đã cho thấy tính chất đặc biệt, khác thường của
đoạn văn. Đây là trích đoạn nằm ở phần cuối tác phẩm. Phần đầu truyện, HC đã hiện lên với tài
hoa khác thường, khí phách phi thường và thiên lương đặc biệt nhưng trong cảnh cho chữ,
những nét đẹp ấy mới hội tụ đủ đầy, tạo nên sự liên hoàn của cả tài năng, khí phách và thiên
lương. Có thể nói đây là đoạn văn quan trọng nhất trong tác phẩm, hội tụ được giá trị nghệ thuật
và tư tưởng của đoạn trích.
b. phân tích
* Không gian, thời gian cho chữ
Ngay đầu đoạn trích, ta nhận ra vẻ đẹp của Huấn Cao được đặt trong một hoàn cảnh đặc
biệt. Cho chữ vốn là một thú vui tao nhã, một việc làm có tính chất thiêng liêng, thường diễn ra
giữa thanh thiên bạch nhật hoặc trong ánh nến lung linh, ở những thư phòng sang trọng với mùi
hương trầm thanh tịnh. Thì nay, cảnh cho chữ lại diễn ra trong một buồng giam chật hẹp, ẩm
ướt, tường đầy mạng nhện, nền dầy phân chuột, phân gián, xa xa là tiếng trống điểm canh và
tiếng chó cắn ma. Nhưng Nguyễn Tuân đã tạo nên một tương phản, dựng nên một không gian
đặc biệt cho cái đẹp sinh thành. Trong không gian chật hẹp, tăm tối của nhà giam là bó đuốc
rực cháy, sắc óng trắng của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ và mùi mực thơm thanh khiết.
Lớp Văn 11 thầy Đức Anh FB: Nguyễn Tuấn Phạm SĐT: 0963 222 595
Điều đó chứng tỏ sự thắng thế của cái đẹp, cái cao thượng, sự chiến thắng của cái đẹp đã
đẩy lùi cái xấu xa, nhơ bẩn. Nguyễn Tuân có dụng ý để cái đẹp chào đời ngay cả ở nơi hôi hám,
bẩn thỉu này, chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của cái đẹp có thể tồn tại trong bất kì hoàn cảnh nào.
* Vị thế
Quan trọng nhất và cũng có ý nghĩa nhất là sự khác thường trong hành động vị thế của
các nhân vật: quản ngục – Huấn Cao – thầy thơ lại, qua đó, vẻ đẹp của Huân Cao càng được
làm nổi bật.
Huấn Cao đã cho chữ quản ngục trong tình thế “một người tù cổ đeo gông, chân vướng
xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng căng trên mảnh ván”. Ở HC lúc này không còn là
kẻ tử tù bị giam cầm trong buồng giam chờ phút ra pháp trường mà là người nghệ sĩ đang tự do
thanh thản sáng tạo cái đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa đã ra đời “những nét chữ vuông tươi tắn nó
nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Nhà tù phong kiến có thể giam
cầm được thể xác nhưng tâm hồn Huấn Cao thì hoàn toàn tự do trong sáng tạo. Lời khen mùi
mực thơm, thanh khiết đã thể hiện rõ sự thanh thản, tự do trong sâu thẳm tâm hồn Huấn Cao.
Trong khoảnh khắc người nghệ sĩ HC bộc lộ được vẻ đẹp nghệ sĩ cũng là lúc khí phách phi
thường của người anh hùng HC hiện lên rõ ràng, đẹp đẽ nhất như Hoàng Trung Thông từng
nhận xét:
Ngục tối trái tim càng sáng rực
Xích xiềng không khoá nổi lời ca
(Đọc thơ Bác)
Một người nghệ sĩ với tài hoa viết chữ đẹp với con chữ vuông vắn hiện ra trên vuông lụa trắng,
thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người. Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật ngời
sáng dưới ánh sáng của ngọn đuốc. Đó là báu vật mà Huấn Cao tặng lại cho tri kỉ. Dòng chữ
cuối cùng Huấn Cao để lại cho quản ngục không phải sản phẩm của kẻ muốn phô diễn, để lại sự
tài hoa trước khi chết cũng không phải để thanh toán những nợ nần là mấy bữa cơm rượu thịt
của quản ngục đã đãi Huấn Cao. Những dòng chữ Huấn Cao để lại là khát khao hoài bão của vị
anh hùng, tài hoa khác thường của người nghệ sĩ, là thiên lương trong sáng của con người biết
mềm lòng trước một tấm lòng. Đó là nơi hội tụ những điều đẹp đẽ mà HC muốn gửi cho quản
ngục. Những diều Huấn Cao để lại trong bức tranh chính là lẽ sống, là bài học làm người mà
quản ngục chắc chắn sẽ làm theo.
=> Ta nhận ra ở đây có sự thay đổi ghê gớm về vị thế giữa các nhân vật: Người quản ngục thì
khúm núm sợ sệt, còn kẻ tử tù thù đường bệ hiên ngang, kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì
được tội phạm giáo dục. Nếu như trước cảnh cho chữ, ba con người Huấn Cao – viên quản
ngục – thầy thơ lại là ba đốm sáng cô đơn, họ có sự gặp gỡ mà không hề có sự thấu hiểu, sẻ
chia. Họ ở hai chiến tuyến tưởng như không bao giờ có thể gần nhau, bây giờ trong cảnh cho
chữ này, họ lại là tri âm, tri kỉ.
* Ngôn ngữ
Pauxtopxki đã từng nói “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm”. Trong cảnh cho chữ,
ta thấy thiên lương cuả HC được bộc lộ thật cảm động, dù chỉ qua một lời khuyên nhỏ để nâng
Lớp Văn 11 thầy Đức Anh FB: Nguyễn Tuấn Phạm SĐT: 0963 222 595
đỡ một tấm thiên lương:“Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát
khỏi cái nghệ này đi đã, rôi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đấy, khó giữ thiên lương cho lành
vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời dặn dò bằng tất cả tấm lòng
và sự trân trọng đã bộc lộ thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Trước lời
khuyên chân tình đó, quản ngục cảm động vái lạy tù nhân như một kẻ lầm lạc vái lạy người chỉ
lối chính nghĩa cho mình. Hành động bái lạy đó là giá trị nhân văn mà dòng chữ mang lại đồng
thời khẳng định sức mạnh của cái Đẹp, sự thăng hoa của tài năng ở mức tuyệt đỉnh.
a. Đánh giá
Qủa thật, Nguyễn Tuân đã tạo nên được một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bằng lối
viết tài hoa, độc đáo của mình. Nhà văn đã xây dựng nhân vật với vẻ đẹp lí tưởng, đặt nhân vật
vào tình huống độc đáo, sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, trang trọng, cổ kính. Đặc biệt là
dùng thủ pháp tương phản, đối lập làm bật lên vẻ đẹp khác thường của cảnh, của người trong
đoạn văn HC cho chữ quản ngục. Qua đó, ông thể hiện quan điểm nhân sinh và thẩm mĩ của
mình: cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái đẹp, cái thiện không thể ở chung, lẫn lộn với cái ác, cái
xấu. Nhà văn đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp. Dù
hiện thực có den tối, tàn bạo, cái đẹp vẫn sinh sôi, nảy nở, chiến thắng và cổ vũ con người sống
cao quý hơn.
3. Kết bài
Nhà thơ Lê Đạt đã viết: “Mỗi công dân có một dạng vân tay/Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một
dạng vân chữ”. Yêu cầu này không chỉ đối với nhà thơ, mà với nhà văn cũng thật cần thiết.
Nguyễn Tuân chính là nhà văn có “vân chữ” không thể lẫn, điều ấy đã được chứng minh thuyết
phục qua cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

You might also like