You are on page 1of 6

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN

I. Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm

- Trong lịch sử VHVN Nguyễn Tuân nổi tiếng với một phong cách ngông đầy ấn
tượng. Phong cách đó đc ghi dấu ấn bởi ngòi bút tài hoa và kiến thức lịch lãm uyên
bác của nhà văn.Ông cũng đc mệnh danh là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, vẻ đẹp
tiềm ẩn trong thiên nhiên, cuộc sống con người. Đó là dòng sông Đà hùng vĩ thơ
mộng trong " Người lái đò Sông Đà", là những con người thật tài hoa nghệ sĩ, thiên
lương...(Trong số những con người tài hoa ấy nổi bật lên là hình tượng nhân vật
Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù).

Đề 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ

II. Chi tiết tác giả,tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp ko
nhỏ đối với VHVn hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút bút kí VH tới trình độ NT cao,
làm phong phú ngôn ngữ VH dân tộc đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một
phong cách tài hoa và độc đáo

2. Tác phẩm : Chữ người tử tù

- Truyện ngắn Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời , tập truyên kết
tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cm đc nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét
là " một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện toàn mĩ". Nhân vật trong Vang bóng một
thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa , những con người tài hoa bất đắc chí.

- Trong số những con người tài hoa ấy nổi bật lên hình tượng Huấn Cao trong Chữ
người tử tù , một con người tài hoa có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất
khuất. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên sáng chói nhất trong cánh cho chữ viên quản
ngục tại nhà lao tỉnh Sơn

3. Vẻ đẹp của Huấn Cao:

a. Lời giới thiệu :


-Ng Tuân đa để nhân vật xuất hiện trước tiên qua lời kể, qua tiếng đồn của mọi
người. Đó là "cái mà người tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ" " nhiều người
nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn" " một tên tù có tiếng là nguy hiểm" và " thầy có
nghe người ta đồn" . Và ngay cả những người trong cuộc như ngục quan, thơ lại
cũng mới chỉ " kiến kì thanh" nghe tiếng mà tâm phục Huấn Cao, họ trầm trồ "một
tên tử tù tiếng tăm lừng lẫy " văn võ đều song toàn cả". Một kẻ tử tù mà đc dành
cho cho nhiều sự ngưỡng mộ , ưu ái đặc biệt như vậy quả là hiếm

- Cách giới thiệu tạo ra một ấn tượng đặc biệt khiến người đọc có cảm tưởng như
ko phải nguwoif ta chuẩn bị đón một kẻ phạm trọng tội mà là một nhân vật quan
trọng , một người có vị thế

-T/g để danh tiếng của nhân vật xuất hiện trước hình hài, sử dụng bút pháp lấy xa
nói gần , lấy bóng làm lộ hình, lối nói gián tiếp có phần huyền thoại hóa nhân vật
tạo nên một sức cuốn hút kì lạ. Và càng về sau , ta sẽ càng hiểu hơn về tài hoa,
nhân cách nhân vật ấy

-Trong c/đ ngục quan có lẽ đó là người đầu tiên khi xuất hiện khiến cho những
đường nhăn nheo trên khuôn mặt tư lự của viên quản ngục đc thay bằng " mặt
nước ao xuân bằng lặng kín đáo êm nhẹ". Mối thiện cảm vô hình ngay từ đầu đã đc
hình thành

b. Vẻ đẹp tài hoa :

- Trong truyện, nhà văn tô đậm cái tài viết chữ đẹp của ông Huấn. Chữ Hán là một
chữ hội ý, hội hình , nét chữ đẹp, nghĩa chữ sâu. Cho nên viết chữ đẹp là một môn
nghệ thuật có từ cổ xưa và rất cao siêu – gọi là thư pháp. Tài năng hội họa thì nhiều
nhưng họa sĩ có tài thư pháp thì ko nhiều. Chữ trong những tác phẩm thư pháp ko
phải là sản phẩm của sự khéo tay, quen việc thạo nghề của một người thợ. Trái lại
mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháplà một lần sáng tạo, mỗi nét bút là sự tập trung
cao độ, kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ. Mỗi nét chữ đều là sự hiện
hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong thẳm sâu tâm hồn
trong nhân cách của người viết

- Chữ HC là nhân cách cao khiết phi thường của HC. Nó quý giá ko chỉ vì đc " viết
rất nhanh và rất đẹp" ko chỉ vì " đẹp lắm vuông lắm" mà quan trọng hơn là những
nét vuông vắn tươi tắn đó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con
người

- Hiểu như thế ta mới thấy tại sao Ng Tuân lại để cho viên quản ngục khao khát
"có đc chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời". Chữ của ông HC đã trở
thành mơ ước suốt cả cuộc đời quản ngục. Và để đạt đc ước mơ ấy quản ngục đã
dám coi thường cả quyền lợi của một viên quản ngục và cả sự an nguy đến sinh
mệnh của mình.

c. Vẻ đẹp khí phách:

- Ngoài tài năng hiếm có, HC còn là một con người có ý chí kiên cường bất khuất.
Trong thời buổi triều đình phong kiến mục nát, Hc đã đứng về phía nhân dân
chống lại triều đình. Mặc dù chí lớn ko thành nhưng ông vẫn giữ đc tư thế đường
hoàng oai phong lẫm liệt.

+ Dù là một tử tù đợi ngày ra pháp trường nhưng HC vẫn hoàn toàn tự do về tinh
thần. Ông làm những gì mình muốn và ko làm bất cứ việc gì mình ko thích. Trước
mặt ngục quan và đám lính giữ tù Hc lạnh lùng cùng 6 bạn đồng chí " khom mình
thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái" để đuổi rệp ,
cũng là để k/đ cái oai phong của mình.

+ Quản ngục vào buông giam " khép nép hỏi ông Huấn : ngài có cần cần thêm gì
nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất". Ông trả lời " Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta
chỉ muốn có một điều. Nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Cái cách xưng hô, cái
cách nói ấy đúng là Hc đã " cố ý làm ra khinh bạc" thật ngang tàng và kiêu dũng

+ Rồi nữa trong cảnh ngộ lao tù HC ung dung làm chủ " thản nhiên nhận rượu thịt,
coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình". Xích xiềng và cường
quyền bạo lực ko thể làm cho HC nao núng tinh thần. Dưới ngòi bút của Ng Tuân,
hình tượng Hc là hiện thân của một đại trượng phu với phương châm sống " phú
quý ko thể cám dỗ, uy vũ ko thể khuất phục, nghèo khó ko thể lay chuyển"

d. Vẻ đẹp nhân cách ngời sáng thiên lương :

- Là kẻ tử tù, nhưng Hc vẫn ung dung tự tại sẵn sàng đón nhận cái chết một cách
bình thản. Và dù sống trong nhà tù tối tăm nhơ bẩn của chế độ pk nhưng ông vẫn
giữ thiên lương trong sáng của mình
+ Cả một đời HC luôn có ý thức giữ gìn bản tính tốt của con người do trời phú.
Tiền tài, danh vọng và cả cường quyền ko thể làm cho lương tâm của ông thay đổi.
Ông Huấn ngẩng đầu kiêu hãnh trước điều " Ta nhất sinh ko vì vàng ngọc hay
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Cả đời ông Huấn chỉ viết có 2 bộ tứ
bình và một bức trung đường cho 3 người bạn thân

+ Tôn thờ chữ tâm, sống một đời thanh sạch cho nên ông Huấn thực sự cảm kích
trước những người " sống giữa một đống cặn bã" mà còn giữ đc thiên lương. Khi
biết quản ngục là một người có " sở thích cao quý và có tấm lòng biệt nhỡn liên tài
ông đã vô cùng xúc động, ân hận chân thành " thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm
lòng trong thiên hạ". Và người a/h chọc trời quấy nước khí phách ngang tàng giờ
đây chí lớn ko thành, bị gông xiềng trong ngục tối để chờ ngày đem ra pháp trường
xử chém nhưng tư thế ung dung, hiên ngang bất khuất đó đã để cái đêm cuối cùng
dành "dòng chữ cuối cùng" của đời mình cho viên quản ngục. HC đã coi quản ngục
là tri âm tri kỉ. Nhận lời cho chữ ông Huấn tỏ tấm lòng mến mộ một con người có
nhân cách trong sáng cao đẹp, cảm động trước thiên lương của họ dù họ là ai.

2. Vẻ đẹp trong cảnh cho chữ:

- Có thể nói vẻ đẹp HC thể hiện một cách chói sáng nhất trong cái đêm ông cho ch
ữ viên quản ngục. Cảnh cho chữ đã làm hiện lên sự thống nhất của cái tài, cái tâm
và khí phách anh hùng ở hình tượng HC

- Cảm hứng mãnh liệt trước một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã khiến
Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo những ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh, vừa sang
trọng cổ kính như có hồn có nhịp điệu riêng giàu sức truyền cảm . Bút pháp dựng
người dựng cảnh của nhà văn đã đạt đến mức điêu luyện.

- Thủ pháp tương phản đc phát huy có hiệu quả làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp
trang trọng, uy nghi, rực rỡ, hào quang bất tử của hình tượng HC. Một người xưa
nay luôn rất " khoảnh" trong việc cho chữ nay lại chấp nhận cho chữ trong một
khung cảnh " xưa nay chưa từng có"

+ Việc cho chữ vốn là sáng tạo NT thường diễn ra ở thư phòng nay lại xảy ra trong
căn buông tối chật hẹp ẩm ướt hôi hám của nhà tù " tường đầy mạng nhện, đất bừa
bãi phân chuột phân gián" , ko gian vắng lặng chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng
canh lúc nửa đêm.
+ Người cho chữ trong tư thế một người tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang
dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng" . Ko có một ý chí gang thép thì ko thể có đc cái
phong thái ung dung nghệ sĩ trong cảnh cho chữ này. Chi tiết này đã khắc họa rõ
nét hơn nhân cách của HC : con người ấy ko nề hà chuyện sang hèn mà luôn đặt sự
trân trọng cái đẹp lên hàng đầu mà ở đây cái đẹp chính là thiên lương cao cả của
viên quản ngục giữa chốn ngục tù. Chức vị đã ko ngăn người quản ngục và viên
thơ lại giữ đc nghĩa khí. Giam cầm ko ngăn đc HC thể hiện bản lĩnh

+ Cảm kích trước tấm lòng của quản ngục, ông Huấn ko chỉ bằng lòng cho chữ mà
còn "đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo" ...." Tôi bảo thực đấy, thầy
Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ
đén chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến
nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi".Có thể coi đây là lời cuối cùng của HC
trước khi ông đi về cõi vĩnh hằng. Giống như trong cuộc đời trước lúc lâm trung có
người ông căn dặn các cháu, người cha dặn dò các con : sống ở đời phải biết giữ
phẩm chất " đói cho sạch rách cho thơm” . Như vậy là , ở đâu vào lúc nào đối với
mình cũng như đối với người HC luôn luôn tâm niệm về cái điều cốt lõi trong đạo
làm người hãy biết "giữ thiên lương cho lành vững"

- Ở con người HC từ cử chỉ , hành động đến ngôn ngữ , từ nét chữ đến phong thái
đều toát lên một vẻ phi thường lại vừa bình dị , vừa anh hùng vừa nghệ sĩ, bên
cạnh cái hùng còn có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại đề cao tình bằng hữu đến chết
vẫn giữ nghĩa khí và giữ trọn thiên lương.

3. Nghệ thuật:

- Xây dựng nhân vật HC nhà văn đã thành công trong việc tạo tình huống truyện
đặc biệt.

-Tg kđ tài năng và pc NT độc đáo trong NT dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân
vật, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

* Kết luận:

Qua hình tượng HC , Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm về cái đẹp: cái tài phải đi
đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện ko thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm NT
tiến bộ. HC là một hình tượng NT tiêu biểu trong các nhân vật của Vang bóng một
thời. Vẻ đẹp tài năng và phẩm cách của ông để lại cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc, là
niềm tự hào, cảm phục trân trọng và cũng có chút gì đó xót xa cho một tài năng
từng vang bóng.Cùng với Nguyễn Tuân hình tượng đó đã đi vào văn học với một
dấu ấn ko thể nào phai.

You might also like