You are on page 1of 6

NHÂN VẬT HUẤN CAO

Nguyễn Tuân tìm đến với nhân vật Huấn Cao cũng là thêm một lần nữa tìm về cái
đẹp, một lần nữa ghi dấu ấn bản ngã của mình lên những trang văn. Huấn Cao vốn là
một vị anh hùng sa cơ lỡ vận, người cầm đầu của những kẻ “phản nghịch” đứng lên
chống lại triều đình. Nay ông bị kết án tử, bị giam giữ trong ngục tối chờ ngày lên nơi
pháp trường. Chí lớn của cả một đời người nay bị bao bọc bởi vẻ ngoài của một
người tử tù sắp đi vào cõi chết. 

-Trước tiên, Huấn Cao hiện lên là con người hết mực tài hoa, qua lời nhận xét của
quản ngục và thầy thơ lại: “Văn võ đều toàn tài cả”. Ông có tài viết chữ rất nhanh, rất
đẹp khiến mọi người ở vùng tỉnh Sơn đều ca ngợi“chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông
lắm” hay “có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời.” Chữ được ví
như một báu vật trên đời thì chắc hẳn trong con chữ ấy phải kết tinh đủ cái Tâm, cái
Tầm của người nghệ sĩ. Cốt cách phi thường của một bậc đạo Nho đã khiến Huấn
Cao không thể đứng yên mà chống lại những áp bức bóc lột của triều đình đày đọa
xuống dân mọn. Nếu một người tài như ông theo triều đình, chắc hẳn ông đã được
hưởng lộc trọn đời không hết thế nhưng trước cái khổ đau của người dân, ông không
nỡ và càng không thể làm ngơ mà vạch ra con đường chính nghĩa: đứng lên đấu
tranh đòi quyền cho những người dân vô tội. Nghiệp lớn không thành ông đã phải
chịu cảnh tù đày, chờ ngày xử tử. Chi tiết ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” càng khẳng
định sự vẹn toàn văn võ của ông.

- Không chỉ vậy, Huấn Cao còn mang trong mình một khí phách hiên ngang, một
trang anh hùng lẫm liệt. 
>Thử hỏi trong xã hội đương thời rối ren hỗn loạn, có mấy ai có đủ khí dung như
Huấn Cao mà đứng lên lãnh đạo để phản kháng lại? 
>Ngay cả đến khi mang phận tử tù ông cũng rất ung dung tự tại, không hề tỏ ra lo sợ.
Thể xác ông tuy bị giam cầm mà tâm hồn vẫn tự do sảng khoái bằng hành động đáp
lại sau lời dọa và giễu cợt của tên lính: “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng,
khom mình thúc mạnh đầu thanh gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.
>Ông đứng đầu gông, cổ tuy chịu sự gông kìm nhưng vẫn mang trong mình tướng tá
của một vị chủ soái: thất thế nhưng vẫn giữ được uy thế của mình. >Ngay cả khi đối
mặt với viên quan coi ngục – kẻ tay sai đại diện cho tầng lớp thống trị, ông cũng quả
quyết :“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào
đây “, “đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là cái trò tiểu nhân oái thị
này”. 
>Từ ngôn từ cho đến nếp nghĩ đều thể hiện cái ngông, cái ngang tàn mà không một
thế lực cường quyền nào có thể đè nén. 
>Ông không hề sợ những sự trả thù mà mình có thể gánh chịu. Với ông, đó đều là
những trò tiểu nhân đáng khinh mà ông không cho phép mình cùng ngang với chúng
“bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cái chết gần kề mà ông vẫn ung dung,
bình thản đón nhận “thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như việc vẫn làm trong cái
hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm”. Tinh thần vẫn thoải mái, vẫn tự do hưởng lộc
tự nhiên. 
>Hỏi mấy ai trong thiên hạ gặp thế sa cơ còn có thể thư thái nhường vậy?
- Sau tất cả, Huấn Cao chính là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.
Khi biết được tấm lòng viên quản ngục, Huấn Cao cũng ngỡ ngàng và vui vẻ nhận lời
cho chữ “Ta rất cảm kích tấm lòng biệt nhãn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu
một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút
nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
> Huấn Cao bình sinh rất hiếm khi cho chữ, “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà bắt
mình phải viết câu đối bao giờ”. Ông cho việc chơi chữ là một thú vui tao nhã và cũng
chỉ xứng đáng với những người có lương tri hướng về cái thiện. Hành động chấp nhận
cho chữ của ông chứng tỏ ông là người yêu cái đẹp, mến cái tài, ông trân trọng mọi
tấm lòng trong thiên hạ. Và đêm hôm đó, tại nơi ngục tù tối tăm bẩn thỉu đã diễn ra
cảnh cho chữ mà thông thường nên phải ở những tầng lầu trăng thanh gió mát bên
tách trà ấm của người quân tử. 
>Sau cảnh cho chữ ấy, Huấn Cao càng khiến ta nể phục khi không chỉ biết cách giữ
đức tính lương thiện của lòng mình mà cũng khuyên người khác cố giữ bản tính còn
chưa bị chốn này làm vẩn đục: “Thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ
đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem
nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời nói với viên quản ngục phải chăng là nói với cả
một lớp người ngoài kia, Huấn Cao không hề muốn bùn nhơ làm vẩn đục những nhân
cách đáng quý ấy. Nguyễn Tuân đã tạc cho nhân vật Huấn Cao một vẻ đẹp khá toàn
diện: vừa tài hoa, vừa hiên ngang khí phách lại vừa mang một lý tưởng cao đẹp trong
nhân cách bất chấp mọi quyền uy lẽ trái trên đời. 
>Ông luôn đặt chữ “Tâm” lên trên chữ “Tài” "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"(Nguyễn
Du) và có quan niệm thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện: cái đẹp và cái thiện chỉ có
thể đi đôi với nhau, song hành với nhau, không bao giờ có thể tách rời nhau được. Đó
cũng là quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tâm đã hết lòng gửi gắm trong đó. Huấn Cao
là một hình mẫu lý tưởng mang thiên lương thật đáng ngưỡng mộ.

NHÂN VẬT VIÊN QUẢN NGỤC


- Chức phận: Là viên quan trong bộ máy cai trị của triều đình phong kiến mục nát, có
nhiệm vụ cai quản và trừng phạt tù nhân. Môi trường sống là nơi ô trọc giữa nhà tù
nhơ bẩn xấu xa
- Phẩm chất:
 Có thiên lương trong sáng:
> Đứng trước HC, quả ngục không giấu nổi sự kiêng nể, cái nhìn kính trọng. Vì
thế nhận tử tù ông không bao giờ “giở mánh khóe” của những kẻ “tiểu nhân thị
oai”
> Biệt đãi HC và các bạn ông rượu thịt mỗi ngày. Có lẽ đây là hành động trước
giờ ông chưa từng dám làm, chỉ xảy ra với con người tài hoa HC
 Có tính cách dịu dàng
> Cho người đi quét dọn buồng giam
> Câu hỏi của QN với HC. Các đối xử của quản ngục với 5 người bạn kkhá
> Ông xuống tận nơi buồng giam khép nép: “Xin lĩnh ý”. Nếu nói “chi tiết là hạt
bụi vàng của tác phẩm” thì ở chi tiết này, chỉ bằng cái cúi đầu lĩnh ý; NT đã tạo
cho viên quản ngục một thế đứng của một con người có tâm hồn cao đẹp

> Đợi HC nguôi thì mới dám xin chữ


 Có sở thích cao quý
> Không phải ai cũng có sở thích cao quý này
> Ông yêu chữ HC, yêu cái đẹp
> Chấp nhận đổi cả tính mạng để thỏa nguyện
 Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài
> Khi bị HC khinh bỉ vì chưa hiểu được tấm lòng, ông vẫn cúi đầu kính trọng. 
> Đáp ứng mọi yêu cầu của HC, kể cả nó có đi lại ngược với nơi nhà tù
 Có nghĩa khí, biết ngưỡng mộ khí phách, dũng cảm
 Có lòng hướng thiện

>Viên quản ngục chỉ còn với con người với thiên lương cao đẹp đang “khúm
núm”, run run nhận chữ
> Dũng cảm biệt đãi 
> Dũng cảm thay đổi

CẢNH CHO CHỮ


- Đối lập: 
+Thư phòng - Nhà tù. Buổi sáng: Mở đầu ngày mới >< Ban đêm: cận cùng của
sự quên lãng. 
+Người viết chữ: chẳng phải nhà Nho đáng kính trọng nào, mà là tên tử tù  ><
Người nhận chữ: không phải một trò thư sinh hay một con người yêu cái đẹp
bình thường mà là viên quan quản ngục
+Cảnh cho chữ mở ra cho chúng ta rất nhiều nghịch lí: chữ viết khi trở thành một
nghệ thuật thì phải chứa đựng những tư tưởng, tình cảm hoài bão con người. 
>Cho chữ chính là chia sẻ quan niệm, lí tưởng của người viết chữ.
> Nó chỉ có thể diễn ra với những người tri âm, tri kỉ những nười thật sự hiểu
nhau. 
>Vậy mà ở đây, Huấn Cao - kẻ tử tù khởi xướng cho cuộc nổi loạn, lại cho chữ
ngục quan - kẻ đại diện cho trật tự xã hội. Kẻ sống giữa lừa lọc, tanh bẩn của
ngục tù lại xin chữ một kẻ có khí phách ngang tàn, một con người có thiên lương
trong sáng của bậc tài hoa, tải tử Huấn Cao.
>Dưới ánh sáng của bỏ đuốc, tấm lụa bạch tượng trưng cho sự trong sáng ở đời
xuất hiện. Quản ngục thì lúm khúm, thầy thơ lại thì run run. Người tử tù kia thì
"cổ đeo gồng, chân vướng xiềng" cứ tiếp tục viết. Ranh giới của cai tù và tử tù
đã hoàn toàn bị phá bỏ, vị thế của nhân vật dường như bị đảo lộn quyền uy đã
về tay kẻ tử tù. 

> Hđộng “khúm núm", "run run" là biểu hiện của lòng biết ơn, kinh trọng và
ngưỡng vọng “thủ vật bầu trên đòi" mà đóng tiền không thể mua được. Giờ đây,
trong không gian ấy chỉ còn lại những người bạn, những tri kỉ đang quy tụ nơi cái
đẹp của tỉnh người, nghệ thuật được chào đời và thăng hoa. Tấm lòng của ngục
quan kia cũng như thầy thơ lại đã xóa tan đi bóng đêm u tối, cũng thơm phức
như chậu mục kia và trắng tỉnh khôi như tấm lụa bạch. Thiên lương của Huấn
Cao đã tỏa sáng làm bừng sáng thiên lương của viên quản ngục và thầy thơ lại.
Có lẽ thiêng liêng hơn cả là khi  Huấn Cao cất lời khuyên: “Ở đây lẫn lộn". Và cái
giọng| điệu nghẹn ngào, kinh cần thừa của viên quản ngục "Kẻ mê muội này xin
bái lĩnh". Biết nói sao cho xiết niềm vui của những con người chứng kiến thời
khắc ấy khi từng nét chữ hiệu lên vẹn nguyên trên tấm lụa trắng
HC cho chữ viên quan quản ngục không phải vì do nợ nần, hay bị bắt ép; càng
không phải do bị mua chuộc hay có ý định truyền lại cho đời sau. Mà chính để
cái tấm lòng đáp trả cái tấm lòng. HC cảm kích, cho chữ-" Nhất sinh đê thủ bái
hoa mai" (CBQ) 

. Cái cúi đầu của viên quản ngục đã cho thấy sức mạnh cảm hóa của cải đẹp,
cái đẹp tồn tại không chỉ ở mục đích tự thân mà còn lan tỏa đến mọi người, làm
mềm đi từng ý nghĩ và mẽ hoặc cả gỗ đá vô tri.
> Cái đẹp lên ngôi
-Dưới “những nét bút trác tuyệt chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn
ngữ". Nguyễn Tuân đã dựng cảnh cho chữ như một bộ phim cận cảnh, kiến tạo
giữa một không gian bị tráng. Nhà văn khéo léo sử dụng bút pháp tương phản
nhằm khai thác triệt để, mang lại cho người đọc nhiều rung cảm, ám ảnh trước
hoàn cảnh những con chữ được khai sinh ra đời. Nhà văn đã dựng nên cảnh
tượng “xưa nay chưa từng có".

“Dựng”: Cách sắp xếp, bày trí các yếu tố như con người, đồ vật, hoàn cảnh có
chủ đích của tác giả nhằm đạt được một hiệu quả thống nhất cho toàn bài
+ Dựng tình huống truyện: Tình huống truyện là tình huống cụ thể, xảy ra là thời điểm do sự
kiện cụ thể của truyện tạo nên, khiến cuộc sống có cái nhìn gần gũi nhất và thể hiện rõ
nhất dụng ý lí tưởng của tác giả. Là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua
khoảnh khắc ấy ta thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.
+Nghệ thuật dựng cảnh: 

+Nghệ thuật khắc họa tính cách nv:
> Sử dụng những thủ pháp nghệ thuật: đối lập, nhân hóa, so sánh.. hay các phương tiện
nghệ thụât

+Tinh thần dân tộc: Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước; thể hiện qua sự trân trọng giá trị về đời sống, tinh
thần của đất nước, nhân dân.
+ Quan niệm về cái đẹp:Quan niệm về cái đẹp có tính tổng hợp, khái quát cao; nhưng từ thực
tiễn đời sống, có thể thấy cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về
sự hoàn thiện, hài hòa, cân xứng; phù hợp với ước muốn của con người về tính lý
tưởng, về chân, thiện

You might also like