You are on page 1of 5

Đề 3. Phân tích nhân vật Huấn Cao.

Qua nhân vật Huấn Cao anh (chị) có nhận xét


gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
Bài làm
Giữa cuộc đời cũng như trong nghệ thuật, Nguyễn Tuân thể hiện 1 phong
cách sáng tác rõ nét, uyên bác, tài hoa, yêu thích tự do. Trước cách mạng, chán
ghét với sự tù túng của xã hội đương thời, nhà văn đã tìm về những gì còn vang
bóng trong lịch sử dân tộc. Trong “vang bóng 1 thời”, “Chữ người tử tù” có thể gọi
là linh hồn của cả tập truyện. Thế giới nhân vật trong “Chữ người tử tù” không
nhiều nhưng nhân vật nào cũng nổi lên với tính cách số phận rất ấn tượng và
mang đậm lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Nhân vật Huấn Cao với những nét
đẹp như tài, tâm, khí phách, với tất cả sự uy nghi, lẫm liệt là nhân vật lãng mạn
hiếm có trong thế giới nhân vật Nguyễn Tuân. Ca ngợi Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã
biểu lộ tâm sự yêu nước thầm kín, lòng tha thiết với cái đẹp và thể hiện rõ phong
cách nghệ thuật của mình.
HC được xây dựng trên nguyên mẫu CBQ, 1 con người tài hoa, lỗi lạc, giỏi
thơ phú, nổi tiếng 1 thời. Đương thời người ta truyền tụng những câu: Thần Siêu
thánh Quát, hay “Văn như Siêu, Quát vô tiền hán”. Một CBQ yêu quý, bản lĩnh,
kiên cường, tâm hồn trong sáng, thanh cao, cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai
“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” và là lãnh tụ của công cuộc khởi nghĩa nhân dân
chống lại triều đình. Nguyễn Tuân đã có sự sáng tạo khi tạo nên hình tượng nghệ
thuật HC vừa bộc lộ những phẩm cách của nguyên mẫu, vừa là hình tượng tác giả
sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình. Vẻ đẹp HC là vẻ đẹp lãng mạn được lí
tưởng hóa, được thực hiện 1 cách khác thường trong 1 hoàn cảnhtưởng như
không thể xảy ra được. Nhân vật hiện lên rực rỡ sáng chói nhờ được tô vẽ bằng
hàng loạt những hình ảnh đối lập, tương phản đầy sâu sắc.
Gửi gắm những ý tưởng nghệ thuật sâu xa vào truyện ngắn “CNTT”,
Nguyễn Tuân đã từ cái tài viết chữ của nhân vật HC mà ca ngợi vẻ đẹp hoàn thiện
của con người. Bởi chữ, nhất là chữ tượng hình, hội ý của Trung hoa là sự thể hiện
tập trung nhất tư tưởng, tình cảm và vẻ đẹp trong thế giưới tâm hồn con người.
Tài năng hội họa thì nhiều nhưng họa sĩ mà có tài thư pháp thì vô cùng hiếm. Chữ
trong thư pháp không phải là sản phẩm khéo tay, quen việc, thạo nghề mà bất kì
người thợ nào cũng làm được. Mỗi lần đặt bút đối với nhà thủ pháp là 1 lần sáng
tạo nên 1 tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, là 1 lần thực hiện tập trung, kết
tụ tinh hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ. Mỗi nét chữ là sự gửi gắm những
khao khát, sở nguyện thầm kín mà mãnh liệt, chất chứa trong tâm khảm, trong
nhân cách người viết đồng thời còn mang những ý tưởng sâu xa truyền tới người
đọc cũng như hậu thế.
Nét chữ - nết người, chữ ông HC quý giá không phải chỉ vì viết rất nhanh,
không chỉ vì “đẹp lắm vuông lắm” mà quan trọng hơn là” những nét chữu vuông
tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của 1 đời con người.” Có hiểu như
thế ta mới thấy được sao “có chữ ông Huấn mà treo là có 1 vật báu trên đời”. Ở
đây, NTuan không chỉ hướng tới ctar vẻ đẹp con chữ tài hoa mà chú tâm vào cái
đẹp mà nghĩa khí tỏa ra từ nét chữ. HC mới chỉ cho chữ 3 người bạn thân, vậy mà
ai cũng biết, đâu cũng nghe chỉ vừa nhắc đến tên ông quản ngục đã thấy “ngờ
ngợ”. Nhưng người viết chữ đẹp ấy là 1 tử tù, nghĩa là vẻ đẹp của con chữ sắp trở
thành cái đẹp vĩnh hằng, mãi mãi không còn nữa, cái đẹp như càng lấp lánh như
hào quang.
Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp miêu tả gián tiếp để làm ngời sáng tìa
hoa của con người tài tử HC qua những lời lẽ, ứng xử, qua sự biệt đãi, quyết tâm
và sự dũng cảm của ngục quan khi bất chấp sự an nguy của bản thân để xin chữ
ông Huấn. Điều đó cho thấy chũ HC có sức hấp dẫn, thậm chí mê hoặc con người
tới mức viên quan quản ngục đã coi “sở nguyện” 1 đời của mình là “ có 1 ngày kia
được treo ở nhà riêng mình 1 đôi câu đối do tay ông HC viết” .
Trên bình diện xã hội , quản ngục và tử tù ở vị thế đối lập vậy mà quản
ngục vẫn ko giấu đc sự kính nể và ss liều chết để bt đãi. Quản ngục e ngại khi bắt
thầy thơ lại sai bọn lính dọn sạch sẽ các phòng giam, thậm chí còn đích thân ra tận
cửa ngục đón HC và bọn tử tù vs cái nhìn ‘’ biết nhỡn liên tài ‘’ bất chấp sự cảnh
báo, nhắc nhở của bọn lính ngục, cũng bất chấp cả thái độ ngay tàng của HC.
Quản ngục còn có những lời rất “ trọng thị ‘’ khi gọi tử tù ko chỉ 1 lần là ngài và
cho dây rượu đồ nhắm tới HC vs những lời lẽ hết sức kính cẩn. Dù bị HC dùng
những lời lẽ ‘’ khinh bạc đến điều ‘’ ngục quản vẫn nhẫn nhục chịu đựng.
HC đc giới thiệu là 1 ng văn võ toàn tài, 1 tử tù vì ông đã đứng lên chống lại triều
đình mà ông căm ghét – 1 trật tự bất công. Điều đó cho thấy HC đã mang trg mình
1 lí tưởng cao đẹp, muốn đem lại công bằng cho nhân dân. Qua lời lẽ của các
nhân vật trong truyện, ta biết đây là con ng ‘’ chọc trời quấy..’’ khiến ta liên tưởng
đến lời NDu ca ngợi THải – 1 bậc tg phu, bậc anh hùng dám đứng lên chống lại trật
tự xã hội, triều đình thối nát để lập nên ‘’Gươm đàn nửa gánh, non sống 1 chèo’’
N/v xuất hiện trước mắt ng đọc vs 1 khí khách phẩm cách kiên cường, dũng
mãnh. Trước nhà ngục tỉnh Sơn, HC vẫn toát lên thái độ điềm tĩnh thản nhiên đến
khinh bạc, làm công việc ‘’dỗ gông ‘’ 1 cách lạnh lùng vs 1 thái độ ko them chấp
những lời thị oai, dọa nạt của tên lính áp giải. Chỉ bằng chi tiết ‘’dỗ gông‘’, lập tức
nhân cách phi thường của HC đã hằn lên như 1 ấn tượng. Dù bị xiềng xích nhưng
ông vẫn tự do về tinh thần, dù có khó khan, có đc phép hay ko, HC vẫn sừng sững
hiên ngang đi cho hết sinh mệnh của mình trg t/giới câu chuyện
HC hiện thân cho khí phách kiên cường, bất khuất vào tù ông vẫn’’ thản nhiên
nhậu rượu thịt, coi như đó là 1 việc vẫn lm trg cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam
cầm’’. Ông vẫn luôn giữu sự oai phong, ung dung, đường hoàng của ng anh hùng
có hoài bão tung hoành. HC coi những kẻ thống trị trg tù chỉ là lưu’’ tiểu nhân thị
oai ‘’ và trả lời ngục quan đầy khinh bạc ‘’ Ta chỉ muốn có 1 điều . Là nhà ngươi
đừng đặt chân vào đây’’. Hiếm khi trên đời này có ng dám đuổi ngục quản lạnh
lùng đến như vậy. Ông nói như thế mặc dù đã bt những thủ đoạn hèn hạ nay
những trận lôi đình báo thù của kẻ cai ngục nhưng ở HC luôn là khí phạc thủ lĩnh
của 1 kẻ chủ xướng ‘’Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những cái
trò tiểu nhân thị oai này’’
Thái độ của HC khi nhận đc tin cái chết sắp đến trg nay mai cũng thể hiện khí chất
của 1 đại trượng phu trg thiên hạ: ‘’lặng nghĩ 1 lát r mỉm cười’’. Trg 2 tin mà HC
nhận đc, ông đã quên đi cái chết của mình mà chỉ lo lm s đáp lại đc lòng tốt của
quản ngục nên đã chủ động vạch ra kế hoạch xin chữ. Điều đó cho thấy 1 tấm
lòng trọng nghĩa của 1 con ng luôn ung dung, ngang tang đến lẫm liệt.
Nếu chỉ có tài hoa, khí phách thì vẻ đẹp HC e rằng ko hoàn nữ. Ở HC còn có 1 tấm
lòng thuần khiết, trọng nhân. Cách nằm ngang trg cái vẻ kiêu bạc, gai góc. Ông coi
tr cái đẹp và cũng trân trọng những ng bt yêu quý cái đẹp như ông, HC đấy là ng
‘’mệt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai’
Tính ông vốn ‘’khoảnh’’, ko vì ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao
giơ. Trước lúc là tử tù, HC ms viết 2 bộ tứ bình và 1 bức trung đường cho 3 ng bạn
thân. Ko phải HC tiếc công hay thiên vị, cái gọi là tính ‘’khoảnh’’ của ông là biểu
hiện của cái trọng mình quý bạn, trọng nghĩa khinh lợi, chỉ cho chữ những ng tri
kỉ. Cho chữ là 1 công việc thiêng liêng, mang ý nghĩa của sự san sẻ tài năng, cái
đẹp của tâm hồn mình cho những ng đồng đều. HC ko hề phung phí cái tài mà chỉ
cho chữ những ng có ‘’thiêng liêng’’, có tấm lòng bè bạn
‘’ Tâm’’ là 1 khái niệm rộng để chỉ tấm lòng nhân cách, đạo đức và bói rộng ra là
lối sống con ng. ‘’Tâm’’ bộc lộ ở lòng tự trọng và ý thứ gìn giữ thiêng liêng, là tình
ng mà mỗi ng trg cuộc sống đầu cần có, và cần bảo vệ. Nét chữu HC cũng như con
ng ông, ‘’chữ ‘’đó đâu phải là chữ mà ‘’chữ’’ là nghĩa, nhân cách, lối sống, tình ng.
Chữ là ng
Ban đầu, ông sẵn sang đón nhận những trận đòn tù và đuổi viên quan ngục bởi
ông mang trg mình tự trọng ko muốn lợi dụng lòng tốt của ng khác, nhất là khi kẻ
ấy lại ở phía đối địch nhưng HC lại là bậc chính nhân quân tử có những ứng xử rất
phân minh, rạch ròi. Là 1 tử tù chống lại trật tự xã hội đag thời nhưng khi nhận ra
sự ‘’biệt nhỡn liên tài’’ của quản ngục, ông đã cảm nhận và chân thành xúc động:
‘’thiếu chút nx, ta đã phụ mất 1 tấm lòng trg thiên hạ. Lời ns đó đã hé mở cho ta
thấy lẽ sống của HC – con ng chưa bao h cúi đầu trc tiền tài, quyền thế ấy, lần này
đã biết cúi đầu trân trọng trc 1 tấm lòng yêu quý cái tài cái đẹp. Ông Huấn đã
nhận ra quản ngục ‘’1 thanh âm’’ trong trẻo chen vào giữa 1 bản đàn mà nhạc luật
đều hỗn loạn xô bồ “ bởi ông hiểu sở thích cao quý như vậy chỉ có được ở những
người giữ được “thiên lương’’. HC đã năng quản ngục lên hàng tri kỉ và chấp nhận
lần cho chữ thứ tư- lần cho chữ cuối cùng của cuộc đời ông.
Trọng thiên lương nên HC cũng muốn người khác giữ gìn thiên lượng. Bởi
vậy, ông đã khuyên quản ngục thay đổi chỗ ở. Lời dặn của HC cũng là tâm niệm
của NTuan “thầy nên tìm về quê mà ở (…) rồi hẵng nghĩ đến chuyện chơi chữ”.
Cho tới lúc sắp rời xa cuộc đời, HC vẫn muốn quản ngục và người đời giữ cái đẹp.
Không phải ngẫu nhiên NTuan dựng lên trong tác phẩm chi tiết ngục quan qua
những chấn song của nhà tù ngắm nhìn ngôi sao chính vị trên bầu trời. Giữa ngôi
sao chính vị ấy và dòng chữ ghi tên HC trong danh sách những người tử tù đang
đặt trước mặt ngục quan có 1 sự soi chiếu kín đáo: vừa liên tưởng về 1 người tử
tù có khí phách lớn lao, kì vĩ nâng tầm và huyền thoại hóa hình tượng HC. Ngôi
sao chính vị ấy như sắp từ giã vũ trụ và ngục quan như 1 thanh âm trong trẻo
trong biết bao thanh âm hỗn tạp đang từ mặt đất hướng tới và nâng đỡ ngôi sao
ấy. Chẳng thế mà khuôn mặt ngục quan vốn đầy âu lo, tự dung bỗng trở nên bình
thản, dịu dàng và phẳng lặng như “mặt nước ao xuân”.
Bút pháp xây dựng nhân vật lãng mạn, lí tưởng phi thường khắc họa tính cách
nhân vật phi thường. Biện pháp miêu tả cảnh vật: tạo không khí thiêng liêng, cổ
kính, sự hiểu biết về lịch sử tổ chức xã hội, văn hóa phong tục thời xưa. Xây dựng
tình huống truyện độc đáo, sử dụng thủ pháp đối lập tương phản. Bút pháp sử
dụng ngôn ngữ đặc sắc. Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh làm cho cảnh
như 1 cuốn phim quay chậm, đậm chất hội họa, có đoạn văn “ có thể làm đầu đề
cho những họa sĩ vẽ những cảnh đặc sắc Vn”.
Như 1 điểm hẹn trong hành trình tìm về cái đẹp quá khứ “ vang bóng 1 thời” với
tình huống truyện độc đáo, “CNTT” vẫy gọi chúng ta bằng vẻ đẹp lí tưởng của các
hình tượng mà NTuan dày công xây dựng. Tác phẩm đã rọi chiếu vòa không ít tâm
hồn con người trẻ tuổi lúc bấy giờ đang bị Âu hóa trở nên sa đọa, bạc nhược để
làm sống dậy lương tâm, sống dậy khí phách phi thường của dân tộc. Bởi lẽ đó,
HC- hình ảnh đẹp nhất đời văn Ntuan đã xuất hiện trong vầng hào quang chói
sáng của chủ nghĩa lãng mạn nhưng đã ở lại và phát sáng trong tâm hồn độc giả
vẻ đẹp của 1 con người không phải “1 thời” mà là “mãi mãi”. Qua tác phẩm,
NTuan cũng gửi gắm những tâm sự yêu nước thầm kín và khát khao, tâm đắc của
1 nhân cách nghệ sĩ “ suốt đời đi tìm NT, đi tìm cái đẹp”.

You might also like