You are on page 1of 3

CHỮ NGƯỜ I TỬ TÙ

Nguyễn Minh Châu đã có lần nhận định rằng: “Nhà văn tồn tại ở trên đời này
để bênh vực những con người không có ai để bênh vực”. Trên văn đàn VN, đã
có rất nhiều nhà văn mượn văn chương để nói lên những suy nghĩ lòng mình
về một cái nhìn sâu sắc, lí tưởng trước cuộc sống, trước đồng loại của mình.
Hơn thế, họ chính là người dùng “khí giới thanh cao và đắc lực” ấy bốc trần
hiện thực của một thời đại, một xã hội từ đó tạo ra một thế giới sinh động
riêng mà trong đó nhân vật hiện lên hơn cả, đứng đó như một tượng đài để
người đọc nhận ra một mảnh đời, một số phận để rồi họ biết thấu cảm và sẻ
chia. Đó chính là đích đến của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời theo đuổi cái đẹp, một cây bút đầy tài
hoa của nền văn học VN trước cách mạng. Thạch Lam đã từng nhận định rằng:
“Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những
sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người
ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi
công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng”. Và ‘chữ người tử tù’ là
một đứa con tiêu biểu cho cái đẹp của Nguyễn Tuân với hình tượng người anh
hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang bất khuất
và thiên lương trong sáng.

Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu quân phản loạn dám đứng
lên chống lại triều đình. Nguyễn Tuân đã xây dựng Huấn Cao từ một nguyên
mẫu có thật trong lịch sử, là hiện thân của một võ tướng – người anh hùng của
cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lừng lẫy
một thời. Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí:

‘Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa’


Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là
một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài
viết chữ thư pháp rất đẹp. Tài viết chữ của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp
thông qua lời bình, lời khen cùng sự ngưỡng mộ của viên quản ngục: người
khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ ‘rất nhanh và rất
đẹp’. Huấn Cao là một khách tài tử, không chỉ tài hoa sáng tạo ra cái đẹp mà
còn có một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Khiến cho viên quản ngục hết lần
này đến lần khác mong muốn có được chữ ‘chữ ông Huấn cao đẹp lắm, vuông
lắm... có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời’ .

Không chỉ là người nghệ sĩ, Huấn Cao còn là một bậc anh hùng. Khi nhập lao,
trước lời nói và hành động của lính áp giải, Huấn Cao với hành động "dỗ gông"
và thái độ lạnh lùng, khinh bạc. Ông là một kẻ ‘chọc trời khuấy nước’, khiến
bọn lính nơi ngục tù phải sợ ‘xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy
hiểm nhất trong bọn’. Tại ngục giam, Huấn Cao luôn giữ vững thái độ ung
dung, ‘thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng
sinh bình lúc chưa bị giam cầm’. Khi Quản ngục diện kiến, đứng trước người
xét xử cho mình, ông vẫn giữ nguyên thái độ, không sợ sệt: ‘Ngươi hỏi ta
muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây’.
Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân khắc hoạ sinh động hình tượng Huấn Cao -
một anh hùng hiên ngang, khí phách.

Không dừng lại ở đó, ông còn là một người có thiên lương trong sáng. Dửng
dưng trước tiền bạc, danh vọng, Huấn Cao chỉ cho chữ chỗ tri kỉ và khẳng định
rằng ‘Ta nhất sinh không vì vàng ngọc, quyền thế viết câu đối’. Kiêu bạc là
thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận
cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm
lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi giữa thiện
và ác, giữa xấu và tốt điều này thể hiện rõ ràng qua lời khuyên của ông dành
cho viên quản ngục: ‘thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến
chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữa được thiên lương cho lành vững và rồi
cũng đến lúc nhem nhuốc, mất cả đời lương thiện đi’. Qua hình tượng Huấn
Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan điểm tiến bộ về cái đẹp: cái đẹp là bất diệt,
cái tài đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.

Bằng ngòi bút nghệ thuật điêu luyện của mình Nguyễn Tuấn đã miêu tả Huấn
Cao trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy
nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang
bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa
sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.

Có tòa thành nào có thể thắng nổi sự mài mòm của thời gian. Và có mấy ai có
thể hiện hữu mãi giữa năm tháng phồng vinh chớp nhoáng đầy đổi thay này.
Nhưng Nguyễn Tuân đã thành công ‘sống mãi’ nhờ trang hoa tuyệt bút – chữ
người tử tù. Tầng xạ hương tinh tế thấm đượm giá trị thẩm mỹ và nhân đạo
toát ra từ màu giấy ấy sẽ luôn len lõi trong từng ngỏ ngách của cuộc sống, từng
máu thịt của ta. Nằm lại với hậu thế để rồi kể lại câu chuyện của mình. Thật
không ngoa khi nói rằn ‘chữ người tử tù’ chính là ‘ngọn giao liên bất diệt giữa
trần thế bộn bề’ – Đỗ Lai Thúy

You might also like