You are on page 1of 3

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, ông có vị thế

quan trọng và đóng góp không hề nhỏ với văn học Việt Nam hiện đại, thúc đẩy
thể tùy bút,bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm
ngôn ngữ văn học dân tộc đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách
tài ba và độc đáo.Trong đó phải kể đến tác phẩm chữ người tử tù,tác phẩm là
một trang giấy vàng tạo ra một nét đẹp nghệ thuật cho nhân vật,tô điểm cái cốt
cách, khí chất của một con người tài hoa là Huấn Cao rõ nét nhất trong cảnh cho
chữ
Một thời kì xã hội loạn lạc và suy thái,con người kiên cường với ý chí mạnh mẽ
như Huấn Cao đã chán ghét việc chứng kiến một triều đình ngày càng suy tàn.
Ông đã đứng lên thay mặt cho nhân dân chống lại chế độ phong kiến thối nát
lúc bấy giờ nhưng lại bị cho là một tên cầm đầu đám phản nghịch và bị bắt giam
nơi ngục tù.Trước những ngày xét xử của Huấn Cao,lại xuất hiện một tình cảnh
vô cùng bất ngờ,môt cảnh tượng xưa nay chưa từng có,một người chứng trọng
quyền cao như viên quản ngục giờ đây lại dè chừng, khúm núm để xin chữ của
một tên tử tù là Huấn Cao.Có lẽ vì nghe qua danh của Huấn Cao, một con người
tài hoa về chữ viết,những nét chữ của Huấn Cao như rồng bay phượng múa
vuông vắn và kĩ xảo đến chừng nào.
“Huấn Cao?Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn La ta vẫn khen cái tài viết chữ
rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”
“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.”
Từ sự ngạc nhiên của viên quản ngục khi nghe tin Huấn Cao vào lao chốn lao tù
cho đến việc ca thán cái nét chữ của Huấn Cao, cũng cho ta thấy một nét đẹp
nhân vật được Nguyễn Tuân tô vẽ ngoài là người với lí tưởng cao đẹp song đó
lại một còn người có tài nghệ về chữ nghĩa. Huấn Cao cũng từng khẳng định:
“đó là những nét chữ vuông vắn tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của
một đời người”.
Những người viết chữ đẹp và nhanh thì không thiếu,ấy thế nhưng nét chữ của
Huấn Cao thì khác không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng cái hoài bão
tung hoành của cả một đời người, mà nó còn có hồn xác của nghệ thuật và khí
phách tung hoành của cả một đời người. Trong cái thời gian và không gian lúc
nửa đêm nơi ngục tối chật hẹp,ẩm ướt,hình ảnh những nét chữ được tô vẽ trên
giấy lụa trắng tin,những nét chữ mang nét đẹp riêng biệt ,độc đáo,mang một sức
sống căng trào,hình ảnh một người từ cách viết chữ cũng nhìn thấy được vẻ đẹp
khí phách đến chừng nào.Trước những thời khắc sinh tử của bản thân,trong cả
một quá trình cho chữ viên quản ngục,một khí phách long trời vẫn chẳng hề có
gì thay đổi, từ lúc vào tù bị những tên lính dọa nạt, bỡn chợn
“Các người trả phải tập nữa Mai mốt đi đây sẽ có người cần tỏi dẫn những các
người ra làm trò ở Pháp Trường bây giờ tha hồ mà tập đứng dậy không ông lại
phết cho mấy hiểu bây giờ”
Thái độ của ông chẳng có chút lo sợ,đối với một người “chọc trời khuấy nước”
như Huấn Cao thì mấy lời thị oai đã là gì,một hình ảnh con người lạnh lùng hiên
ngang và bất khuất, dùng hành động thể hiện sự thản nhiên chẳng sợ một kẻ
nào.Hay kể cả là được viên quản ngục dùng những “biệt đãi” cho mình Huấn
Cao vẫn chẳng hề lung lay ý chí,một khí phách hiên ngang dám chống lại cũng
như từ chối viên quản ngục
““Người hỏi ta muốn gì hay không,ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng
bao giờ đặt chân vào đây nữa”
Qua những chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên một nhân cách lớn,không chỉ là người
tài hoa nét chữ mà còn là người ý chí kiên cường,hiên ngang và bất khuất.Hình
ảnh chiếu sáng đêm không chỉ làm nổi bật nét chữ mà nó làm rõ khí phách
ngang trời của Huấn Cao,kể cả mặc dù cổ đeo gông chân vướng xiềng xích lại
làm rực cái khí phách trong Huấn Cao một hình ảnh con người lòng yêu nghệ
thuật sâu sắc hòa trộn cùng với một hình ảnh bất khuất kiên cường một lí trí
mãnh liệt mà cứ thế thắp sáng cả một ngục tù.
Huấn Cao cũng đã từng nhận định rằng: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống
bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trân
trọng người ngay của viên quản ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào
giữa mộ bảnt đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
Phẩm chất của người nghệ sĩ không dừng lại ở các tài năng mà còn ở thiên tâm
trong sáng chính trực trước cái đẹp do mình tạo ra, nhân vật Huấn Cao đều hội
tụ cả hai phẩm chất này, nếu trước giờ Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng nghệ
sĩ của mình chỉ chú trọng đến cái tài, thì giờ đây bên cạnh cái tài thì kèm theo
đó là đức tâm trong sáng làm nổi bật cái tài năng của nhân vật. Kể cả cho dù
trong hoàn cảnh nào,Huấn Cao vẫn giữ trong mình vẻ đẹp thiên lương của hình
tượng kẻ tù ngồi lên trong ánh sáng nhân cách của con người “Trọng nghĩa
khinh lợi” một con người coi nét đẹp bên trong hơn cả uy lực và tiền bạc. Trong
việc cho và tặng chữ viên quản ngục phần nào cũng khẳng định tính thanh cao
trong sáng coi trọng cái đẹp của Huấn Cao.Thiên lương trong sáng không chỉ
dừng lại ở cái cái lý mà còn ở cái tấm lòng trân trọng những tâm hồn khao khát
hướng tới cái đẹp,biết trân quý nghệ thuật và không bị mù mờ trước hư
vinh.Huấn Cao đã nhìn ra bên trong của viên quản ngục vẫn còn giữ trong mình
một nhân cách trong sáng và chưa bị tha hóa. Không chỉ là giữ được cái tâm
thiện lương và chính trực trong mình mà Huấn Cao còn hướng cho người khác
giữ gìn sự thiên lương tốt đẹp,khuyên nhủ và vạch ra con đường cho viên quản
ngục, đây cũng là lời cuối cùng nhưng lại thể hiện rõ tất cả những phẩm chất
của một con người vẹn tòan về tài lẫn đức
“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên Thầy Quản nên thay chốn ở đi chốn này không phải
là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời người. Thoi mực mua ở đâu mà tốt
và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?.... Tôi bảo thật
đấy thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở ,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã
rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và
rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng
tình huống truyện độc đáo, trong nghệ thuật những cảnh khắc họa tính cách
nhân vật, tạo không khí cổ kính trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập
và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Trong truyện ngắn Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công
hình tượng Huấn Cao một con người tài hoa có cái tâm trong sáng và khí phách
hiên ngang bất khuất qua đó Nhà văn thể hiện quan điểm về cái đẹp khẳng định
sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

You might also like