You are on page 1of 3

Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp và luôn tôn

thờ cái đẹp.


Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp tồn tại cả ở bên ngoài và bên trong con người , là đỉnh cao của
nhân cách con người. Ông miêu tả cái đẹp của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt
nhất bằng thứ ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Như GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét
về con người tài hoa, nghệ sĩ này: “Nguyễn Tuân là nhà văn của những tính cách phi thường,
những tình cảm, cảm giác mãnh liệt”. Cũng chính những khao khát mãnh liệt muốn tìm kiếm
cái đẹp ở mức độ chân, thiện, mỹ ấy mà nhà văn đã sáng tạo nên một tình huống cho chữ-một
cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trích ra từ tập
Vang bóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất khẳng định tên tuổi nhà văn.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân thực sự là một áng văn gần như đạt đến sự hoàn
thiện, hoàn mỹ bởi nó không chỉ ca ngợi truyền thống Nho Giáo tốt đẹp của Cha Ông mà còn
ca ngợi một vị anh hùng Huấn Cao oai phong với dũng khí thật phi thường-lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa nhân dân đòi lại công đạo cho người dân bị chế độ phong kiến đè nén. Hoàn thiện
trong cách nhà văn xây dựng nhân vật Huấn Cao dựa trên hình mẫu lý tưởng của nhân vật
cao Bá Quát–người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Hoàn mỹ được thể
hiện ở cái tài xây dựng tình huống truyện li kì, hấp dẫn đã đạt đến độ thẩm mỹ cao nhất về cái
đẹp của nhà văn tài hoa, nghệ sĩ này. Quả thật không ngoa khi nói rằng cảnh tượng cho chữ
đã hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp ở mức độ cao nhất: đó là sự chiến thắng giữa cái tốt thiện với cái
ác .Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; sự chiến thắng của vẻ đẹp một vị anh hùng
Huấn Cao hiên ngang bất khuất với sự khiêm nhường của quân tay sai của triều Đình.

Cảnh cho chữ là biểu hiện của sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối ngập tràn, đang
bao phủ khắp không gian nơi nhà tù tối tăm. Có thể dễ dàng nhận thấy sự miêu tả về không
gian và thời diễn ra cảnh tượng cho chữ đã thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Thời gian diễn ra cảnh tượng cho chữ diễn ra vào lúc nửa đêm trong nhà tù tăm tối, hiện thân
cho cái ác, cái tàn bạo.Nhưng bằng bút pháp tương phản đối lập của mình nhà văn đã miêu tả
sự chiến thắng của ánh sáng và bóng tối giữa chốn ngục thất tối tăm, dơ bẩn ấy. Nguyễn Tuân
viết: “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm
dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” và
“lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”.
Dường như chính thứ ánh sáng đỏ rực đang cháy rừng rực của bó đuốc đã xua tan và đẩy lùi
đi bóng tối của chốn ngục thất dơ bẩn và biến nơi đó thành chốn thiêng liêng, không gian
trang nghiêm trong khung cảnh cho chữ .

Có thể thấy rõ vì sao Nguyễn Tuân nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi cảnh
tượng cho chữ xưa nay thường diễn ra ở những nơi trang nghiêm, sạch sẽ thì đối lập lại ở đây
lại diễn ra ở một nơi tối tăm, dơ bẩn, mang đầy sự nhem nhuốc.

Cảnh tượng cho chữ cũng chính là biểu hiện của sự chiến thắng giữa cái đẹp, thiên lương cao
đẹp với cái xấu và cái phàm tục luôn hiện hữu trong tâm hồn con người. Nhà văn đã dụng
công miêu tả về phòng giam Huấn Cao để làm rõ lên sự ngự trị cái xấu của cái đẹp. Nguyễn
Tuân như đang ở đó, chứng kiến cảnh tượng vô cùng tỉ mỉ, Ông miêu tả: “một căn buồng tối
chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián đã bày ra một
cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có”.Còn ở phương diện cái thiên lương cao đẹp chiến
thắng cái phàm tục đó là 2 hình ảnh tượng trưng phiến lụa trắng và mùi thơm của chậu mực
tươi đang bốc lên biểu hiện cho sự trong sáng của tâm hồn con người . Hơn thế nữa đó là là
lời khuyên của vị anh hùng Huấn Cao đối với Viên quan coi ngục : “thầy có thấy mùi thơm ở
chậu mực bốc lên không?… Ta bảo thực đấy,thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã….Ở đây khó
mà giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Chính những lời khuyên chân thành xuất phát từ tâm can của người anh hùng Huấn cao, xuất
phát từ một con người có thiên lương cao đẹp ấy đã khai hóa, cảm hóa và thức tỉnh hai con
người phàm tục kia tránh xa khỏi chốn lừa lọc, đầy cạm bẫy này. Bằng tài hoa trong việc sử
dụng bút pháp tương phản đối lập và cách xây dựng nên một tình huống truyện thật độc đáo
thể hiện sự lên ngôi của cái đẹp, đánh thức thiên lương trong sáng ở mỗi con người. Đúng
như cách mà Ông miêu tả về tính cách của Viên Quan coi ngục: “là một thanh âm trong trẻo
chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” hay “ông trời hay chôi ác đầy ải
những cái thuần túy vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng
thắn,lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

Qua hình tượng cho chữ của Huấn Cao với Viên quản Ngục, Nguyễn tuân còn gửi gắm ở đó
sự chiến thắng giữa phong thái hiên ngang, hùng dũng của vị anh hùng Huấn Cao đối với sự e
dè, khúm núm, xấu hổ của những kẻ tay sai triều đình.

Trong khung cảnh cho chữ, nổi bật lên giữa những tối tăm của chốn lao tù đó là hình ảnh một
người tử tù Huấn Cao (với phong thái ung dung, hiên ngang, tự do đang dậm tô những nét
chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván). Còn đối lập lại là hình ảnh thầy thơ
lại và vị quan coi ngục trong tư thế khúm núm, sợ hãi (Viên quản ngục “khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run
bưng chậu mực”).

Rõ ràng ở đây không còn là khoảng cách vai vế giữa hai giai cấp tử tù và Viên Quan triều
đình nữa mà chỉ có một người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ
sùng kính của những kẻ biệt nhỡn liên tài, tất cả từ không gian đến con người đều được soi
rọi bởi thứ ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Nơi đây đã
biến thành một cảnh thọ giáo thiêng liêng, sự lên ngôi của người anh hùng Huấn Cao bằng
khí phách oai hùng, hiên ngang của mình đã đưa ra lời khuyên đúng đắn giúp cảm hóa, cảnh
tỉnh lương tâm cho một thân phận mà bấy lâu nay vẫn cam chịu thân phận nô lệ, giúp một
con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống lương thiện để giữ cho thiên lương lành
vững. Điều đó được tác giả miêu tả rất rõ trong biểu cảm xúc động và hành động “vái tên tù
một vái và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: xin vái
lĩnh.”

Quả thật tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một văn phẩm gần như đạt đến độ
hoàn thiện, hoàn mỹ bởi nó không chỉ ca ngợi những giá trị truyền thống của cha ông về nét
đẹp viết thư pháp thông qua một nhân cách tài hoa, nghệ sĩ mà còn khẳng định chân lý “cái
đẹp cứu rỗi nhân loại”, giúp cảm hóa, gột rửa tâm hồn con người khỏi cái xấu, cái phàm tục
nhơ nhuốc. Thông qua tác phẩm, người đọc còn thấy được sự tài hoa, uyên bác của phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân- một con người với tài năng kiệt xuất, tài hoa bậc nhất luôn
khát khao vẻ đẹp của một thời vang bóng.

You might also like