You are on page 1of 16

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Cuộc đời
₋ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã
tàn.
₋ Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc
Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) ở Nam Định, sau đó về Hà
Nội viết văn và làm báo.
₋ Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng
ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí
Hội Văn nghệ Việt Nam.
b) Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải ra trên hai
chặng đường, trước và sau 1945. Trước 1945, ông là nhà văn lãng mạn; sau đó, chuyển biến
thành nhà văn cách mạng.
₋ Trước 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính:
 Chủ nghĩa xê dịch: viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó
hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước tha thiết. Tác phẩm
chính: Một chuyến đi; Thiếu quê hương.
 Vẻ đẹp “Vang bóng một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi
vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng một thời...
 Đời sống trụy lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang, bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào
rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp
thanh niên đương thời. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua; Ngọn đèn dầu lạc...
₋ Sau 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó
thấy được vẻ đẹp của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa. Tác phẩm chính: Tình
chiến dịch, Đường vui, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi...Ông cũng viết về công cuộc xây dựng
đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa. Tác
phẩm chính: Sông Đà, Ký Nguyễn Tuân...
c) Phong cách
₋ Là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với nét phong
cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển...; (nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp
và có sở thích đặc biệt với cái phi thường và tuyệt mĩ).
₋ Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể tùy bút và tiếng Việt
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I. Tình huống truyện (éo le)
₋ Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
 Viên quản ngục - kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ
nghĩa.
 Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.
₋ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữa cái
đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.
 Về mặt nghệ thuật: hai người có thể xem là “tri kỉ”
 Về mặt xã hội: họ ở hai chiến tuyến “đối nghịch”.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
a) Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa
₋ Huấn Cao có tài viết chữ. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình.
Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ thành một môn nghệ
thuật được gọi là thư pháp. Có người viết chữ, thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ
đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như một thú chơi tao nhã.

₋ Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”
của ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh
cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (...). Có được cái chữ ông Huấn mà
treo là có một vật báu trên đời.”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có
một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được
chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà còn
phải liều mạng. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi phải
trả giá bằng tính mạng của mình.
b) Huấn Cao mang vẻ đẹp khí phách hiên ngang, bất khuất
₋ Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.
₋ Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất. Bị dẫn
vào huyện ngục, ông không chút run sợ trước những kẻ đang nắm vận mệnh của mình (thái
độ của Huấn Cao đối với quản ngục, chi tiết nói về việc Huấn Cao thúc gông xuống nền
nhà)
₋ Là tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường, vậy mà ông vẫn giữ phong thái ung dung, đường
hoàng.
c) Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng cao đẹp
₋ Trong truyện Chữ người tử tù, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với
nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý
cái tài, cái đẹp rất chân thành của họ. Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông
trong việc sử dụng cái tài của mình.

₋ Huấn Cao có tài viết chữ nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép
mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái
đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường
cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì,
khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản
ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên
mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có”.
d) Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao
₋ Trong cảnh cho chữ cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên
lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên
nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng
là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, là chuẩn mực để ông đánh giá nhân cách của con
người. Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng
bộc lộ vẻ đẹp với những mức độ khác nhau.

₋ Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái quầng
sáng rực rỡ của Huấn Cao. Cũng chính lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của
truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban
phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, quan coi ngục thì khúm núm, sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao
vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; cái đẹp, cái
cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn; của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.
 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao:
₋ Để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình
huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc
gặp gỡ của tử tù với quan coi ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.
₋ Nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn:
 đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái đẹp, cái cao cả và cái phàm tục, dơ bẩn;
 sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của
cảnh cho chữ ( bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn
nguyên vẹn lần hồ...)
 Có sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ (công việc sáng tạo cái đẹp “nói lên hoài
bão tung hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn
thỉu, nơi giam cầm, cùm trói tự do).
 Có sự đối lập ở phong thái người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận
chữ (khúm núm)...
₋ Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ
Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng vẻ đẹp của “một thời
vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao.
3. Hình tượng nhân vật viên quản ngục
a) Giới thiệu chung về vị trí và vẻ đẹp của viên quản ngục:
₋ Viên quản ngục là người làm tôn thêm vẻ đẹp cho Huấn Cao, người làm toát lên cái thanh
cao, khí phách, tài hoa của Huấn Cao.
₋ Về vị thế, nhân vật viên quản ngục là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình mục nát, phải
sống giữa một môi trường là thế giới nhà tù ô trọc, với chức phận cai quản và trừng phạt tù
nhân.
₋ Về phẩm chất, nhân vật quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”: tâm hồn thuần
khiết, tính tình ngay thẳng, biết quý trọng phẩm giá con người, có sở thích cao quý, đặc biệt
là có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”.
b) Những nét đẹp trong phẩm cách của viên quản ngục
₋ Sống ở nơi hỗn tạp xô bồ nhưng ông không bị tha hóa thành người lọc lừa, tàn nhẫn, mà
luôn day dứt, băn khoăn vì “chọn nhầm nghề mất rồi”. Điều đó chứng tỏ quản ngục là
người có nhân cách, đáng được cảm thông.
₋ Quản ngục là người có tấm lòng biết nâng niu trân trọng người tài, biết kính mến
những người có khí phách.
 Nghĩ về thầy thơ lại “Có lẽ lão bát này cũng khá đây...Một kẻ biết kính mến khí phách,
một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải kẻ xấu hay vô tình”.
 Biệt đãi Huấn Cao trong hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao với một kẻ tử tù.
 Cái nhún nhường kiêng nể; sự “bái lĩnh”, “lĩnh ý”; “khúm núm” của viên quản ngục
với Huấn Cao chính là cái cúi đầu khuất phục trước cái đẹp, cái tài, cái khí phách
của con người.
₋ Khao khát có được nét bút tài hoa, thể hiện ước mơ một đời tung hoành của Huấn Cao.
Mong mỏi của quản ngục thật chân thành, thật cao thượng “có được chữ Huấn Cao mà treo
là có vật báu trên đời”.
 Nhận xét, đánh giá:
Trong lời khuyên của mình, Huấn Cao đã khẳng định phẩm chất thiên lương ở viên quản
ngục. Nguyễn Tuân đã dồn tụ quan niệm, lý tưởng mà xây dựng một hình tượng Huấn Cao chói
sáng và một quản ngục không có tài nhưng biết yêu cái tài, cái đẹp; có tâm hồn nghệ sĩ. Cùng
với thầy thơ lại, hình tượng quản ngục góp phần tôn cao, nổi bật hình tượng Huấn Cao thêm rực
rỡ, uy nghi. Trong chốn ngục tù tăm tối, vô nhân đạo thì quản ngục đúng là “một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Với một người như
viên quản ngục, người đọc thêm tin tưởng hơn vào sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng trên
cuộc đời. Qua nhân vật này, Nguyễn Tuân khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.
 Về nghệ thuật
₋ Dùng hình ảnh so sánh viên quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo...”: tạo ra sự
đối lập sắc nét giữa trong và đục; thuần khiết với ô trọc, cặn bã; cao quý với thấp hèn; giữa
cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
₋ Dùng hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật
sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp nhân vật.
4. Cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
 Lý do có cảnh cho chữ
₋ Cảnh cho chữ cuối tác phẩm là kết quả của cái nhìn “biệt nhỡn” cùng quá trình biệt đãi
đầy dụng công và khổ tâm của viên quản ngục. Khổ công là bởi quản ngục sẵn sàng làm
tất cả, thậm chí bất chấp tính mạng để được có cơ hội bày tỏ mong muốn xin chữ Huấn Cao.
Khổ tâm là vì, càng nỗ lực thực hiện “sở nguyện cao quý ấy”, quản ngục càng bị Huấn Cao
đẩy ra xa. Quản ngục lo sợ một ngày nào đó, Huấn Cao lĩnh án không xin được “vật báu ở
đời” là những con chữ của Huấn Cao thì sẽ “ân hận suốt đời”.
₋ Cảnh cho chữ có được là do sự xúc động mãnh liệt của tử tù Huấn Cao khi nhận ra “một
tấm lòng trong thiên hạ” của viên quản ngục ở chốn ngục tù tăm tối và chuyển thành hành
động để đền đáp tấm lòng đó. Những con người sáng tạo và nâng niu có đẹp, cái thiên
lương:
 Huấn Cao: “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
căng trên mảnh ván”.
 Viên quản ngục: khi Huấn Cao viết xong một chữ, “vội khúm núm cất những đồng tiền
kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa ống”.
 Thầy thơ lại: run run bưng chậu mực
 Lý giải cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”:
₋ Cảnh cho chữ diễn ra trong một không gian đặc biệt (“một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt,
tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”), vào một thời điểm đặc biệt
(đêm tối, khi “chỉ còn vẳng tiếng mõ trong vọng canh”); người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp
trong tư thế mất tự do; cảnh tượng: “khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một
bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên
vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dịu mắt lia lịa”.
-> khung cảnh chưa từng có.
₋ Có sự đảo lộn vị thế, quan hệ giữa tử tù và quản ngục (xem ở trên)
->chiếm vị thế cao là người tù chứ không phải viên quản ngục
₋ Lí do quan trọng chính ở cảnh cho chữ Nguyễn Tuân mới khắc họa hoàn chỉnh chân dung
mang vẻ đẹp lí tưởng, lãng mạn của các nhân vật như Huấn Cao, quản ngục.
₋ Cảnh cho chữ còn thể hiện tập trung ý nghĩa nhan đề, chiều sâu giá trị nhân văn đẹp đẽ, mới
mẻ của tác phẩm cũng như toàn bộ văn nghiệp của Nguyễn Tuân: sự chiến thắng của cái
đẹp, cái thiên lương đối với cái xấu xa, dơ bẩn (cho chữ không chỉ tặng chữ mà còn truyền
giao lí tưởng và khuyến thiện); tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con
người.
₋ Cảnh cho chữ cũng hội tụ sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút tác giả trong cách dựng cảnh
(ngôn từ sắc sảo, góc cạnh; trang trọng cổ kính, sống động giàu sức truyền cảm; giàu giá trị
tạo hình; thủ pháp tương phản được sử dụng rộng rải và có hiệu quả).
5. Nghệ thuật
₋ Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
₋ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
₋ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
₋ Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
III. TỔNG KẾT
“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái
thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
CHÍ PHÈO
Nam Cao
A. Phần một: TÁC GIA NAM CAO

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI


₋ Nam Cao (1915 - 1951) tên thật Trần Hữu Tri;
₋ Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
₋ Quê hương ông nghèo đói, đồng nhiều chiêm trũng, người dân phải tha phương cầu thực
khắp nơi.
₋ Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con duy
nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
₋ Bản thân ông là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu.
 Trước cách mạng
₋ Ông học hết bậc thành chung (tương đương với bậc Trung học cơ sở bây giờ), đi làm ở nhiều
nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Cuối cùng thất nghiệp, sống bằng nghề viết văn và làm gia sư.
₋ Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.
 Sau cách mạng tháng Tám
₋ Ông vừa viết văn vừa tham gia cách mạng.
₋ Năm 1946, ông tham gia đoàn quân Nam tiến.
₋ Năm 1950, ông tham gia chiến dịch biên giới.
₋ Năm 1951, ông hi sinh trên con đường đi công tác.
II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
1. Quan điểm nghệ thuật
a) Trước cách mạng tháng Tám
₋ Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động.
 Trong Giăng sáng (1942), ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, coi
đó là thứ “ánh trăng lừa dối”.
 Nghệ thuật phải nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn” – tức phải nói lên nỗi thống khổ, cùng
quẫn của nhân dân.
₋ Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa
đựng nội dung nhân đạo sâu sắc: “Một tác phẩm thực có giá trị, phải vượt lên bên trên tất
cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa
đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.”
₋ Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo: “Văn chương
không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa).
₋ Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương
tâm. (Ông cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê
tiện”).
b) Sau cách mạng tháng Tám
₋ Ông nêu cao lập trường, quan điểm của nhà văn: Nhà văn phải có con mắt nhìn đời, nhìn
người - đặc biệt là người nông dân kháng chiến - một cách đúng đắn.
₋ Sẵn sàng hi sinh thứ “nghệ thuật cao siêu” của mình với ý nghĩ: lợi ích của dân tộc là trên
hết.
Nhận xét: Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ
thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.
2. Các đề tài chính
a) Trước cách mạng
 Trước cách mạng tập trung hai đề tài chính:
₋ Người trí thức nghèo
 Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết,
Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt...
 Nội dung:
+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm,
nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô
ích, một đời thừa…
+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống
ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp.
+ Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn
nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội chà đạp lên
ước mơ con người.
+ Giá trị: phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người. Qua đó, nhà văn
thể hiện niềm khao khát cuộc sống có ích, thật sự có ý nghĩa.
Nhận xét: Nhà văn miêu tả tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức nghèo trong
xã hội cũ.
₋ Người nông dân nghèo
 Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang Rận, Lão Hạc,
Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không được ăn thịt chó…
 Nội dung
+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: nghèo đói,
xơ xác, bần cùng.
+ Kết án đanh thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo
đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào
con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của
họ (Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc, Dì Hảo…)
+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một
phần do chính họ gây ra (Trẻ con không được ăn thịt chó, Rửa hờn…)
+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của người
nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.(Chí
Phèo)
Nhận xét: Dù ở đề tài nào ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói
mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính.
b) Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
₋ Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống
Pháp. (Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giới…).
₋ Ông tham gia kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các tác
phẩm của ông thể hiện tình yêu nước và cách nhìn cuộc sống của giới văn nghệ sĩ với nhân
dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. Tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho các
văn nghệ sĩ cùng thời.
3. Phong cách nghệ thuật
₋ Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:
 Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.
 Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
 Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
 Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.
 Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa
triết lí về cuộc sống và con người xã hội.
Nhận xét: Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu
thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế
kỷ XX.
III. TỔNG KẾT: Xem Ghi nhớ/ SGK
B. Phần hai: TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Đề tài
Viết về người nông cùng khổ bị xã hội thực dân phong kiến tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính.
2. Tựa đề
₋ Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là “Cái lò gạch cũ” → sự quẩn quanh, bế tắc.
₋ Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. →nhấn mạnh mối tình Chí Phèo -
Thị Nở.
₋ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa
thành “Chí Phèo”.→ nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.
3. Tóm tắt
I. Tóm tắt truyện
₋ Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”.
₋ Chí Phèo sinh ra bị bỏ rơi ở cái lò gạch bỏ không.
₋ Qua tay nhiều người nuôi, sống bằng nghề làm thuê làm mướn. Sau đó, trở thành anh canh
điền cho Lý Kiến.
₋ Lý Kiến đẩy anh vào tù vì ghen tuông.
₋ Chí Phèo ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ
₋ Chí Phèo thức tỉnh sống trong tình yêu thương của Thị Nở
₋ Chí Phèo bị Thị Nở từ chối sống chung.
₋ Chí Phèo tuyệt vọng uất ức, đi đòi lương thiện.
₋ Cảnh cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo xôn xao cả làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện cái
lò gạch cũ trong đầu Thị Nở.
II. Tóm tắt đoạn trích
Ngoài đoạn mở đầu giới thiệu Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”, phần còn lại mô tả diễn
biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời. Đây là phần
chính của truyện, tiếp nối từ bi kịch tha hóa trước đó đến bi kịch từ chối quyền làm người.
4. Chủ đề
Qua tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo
đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời, nhà văn
cũng trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay cả khi họ biến thành quỷ
dữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám
₋ Toàn bộ truyện “Chí Phèo” diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật
của truyện.
₋ Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh
thực”.
₋ Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt
₋ Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt.
₋ Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha
hóa.
2. Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao
₋ Chi tiết tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ), say là chửi, “vừa đi vừa chửi”. Đồng thời,
rất tỉnh táo, lời chửi có sắp xếp, lớp lang, lời lẽ trôi chảy, hướng đến nhiều đối tượng.

 chửi trời
 chửi đời Đối tượng của tiếng chửi từ chung, khái
quát, trừu tượng, đến ngày càng cụ thể liên
 chửi làng Vũ Đại quan hơn đến Chí Phèo. Đối tượng đó
 chửi đứa nào không chửi nhau với hắn chính là cái xã hội sinh ra kiếp sống Chí
Phèo.
 chửi đứa nào đẻ ra Chí Phèo

₋ Nhưng có một điều rất lạ là không ai chú ý, không ai nghe chửi, không ai lên tiếng, không ai
phản ứng, dường như họ không thấy người chửi tồn tại.
₋ Tâm trạng bi phẫn, bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi
nhân tính gạt bỏ ra ngoài thế giới loài người.
₋ Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, cô độc đến tuyệt đối của Chí Phèo, hắn khao khát được
giao cảm với mọi người nên đã chọn một cách giao tiếp tệ hại nhất mà không được đáp
lại. Chính vì vậy, con người bị tha hóa ấy trơ trọi giữa cuộc đời.
₋ Tóm lại, tiếng chửi được miêu tả từ đầu truyện một cách bất ngờ. Đây cũng là cách giới
thiệu nhân vật một cách ấn tượng độc đáo.
3. Nhân vật Bá Kiến
₋ Bốn đời làm tổng lí “uy thế nghiêng trời”.
₋ Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao: tiếng quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo”.
₋ Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn “mềm nắn rắn buông”.
₋ “Khôn róc đời”, biết dìm người ta xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để phải
đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì “thương anh túng
quá”.
₋ Bá Kiến dựng lên quanh mình một thế lực vững trãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người
khác một cách thật tinh vi.
₋ Bá Kiến có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hoá
và làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện.
Nhận xét: Bá Kiến tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm.
4. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a) Trước khi ở tù
₋ Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, một tấc đất cắm dùi
cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
₋ Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn…→ Chí Phèo là một
người lương thiện.
₋ Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị vợ thứ ba của Bá Kiến (bà ba) gọi lên dấm lưng,
bóp chân rồi bóp lên trên nữa…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình
yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm.
Nhận xét: Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
b) Sau khi ở tù
₋ Nguyên nhân: vì Lý Kiến ghen với vợ hắn.
₋ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí
trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
₋ Hậu quả của những ngày ở tù:
 Hình dạng: biến đổi thành “Cái đầu thì trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai mắt thì gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen
với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông
tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”→Chí Phèo đã đánh mất
nhân hình.
 Nhân tính: trở thành thằng “đầu bò”, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá
phách và làm công cụ cho Bá Kiến, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Nhận xét:
₋ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
₋ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành
con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực,
và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm
người của Chí.
c) Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
₋ Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở - người đàn bà xấu như ma chê quỷ
hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
₋ Chí Phèo đã thức tỉnh.
 Về nhận thức:
+ nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống (tiếng chim hót; tiếng những người đi chợ;
anh thuyền chài gõ thuyền đuổi cá…).
+ “Nao nao buồn” và nhớ “một cái gì rất xa xôi”: “Hình như có một thời hắn đã ao ước
có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con
lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”.
+ nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “cô độc
còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
 Về ý thức:
+ Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người: “Trời ơi! Hắn thèm lương
thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”
+ Chí Phèo dự tính cho tương lai: “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn
với hắn thì sao người khác lại không thể được (...) Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội
bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.
₋ Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
+ Đó chính là biểu tượng của hương vị tình người: “Hắn ngạc nhiên thì hắn thấy mắt
hình như ươn ướt. Bởi lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay,
nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì”.
Nhận xét: Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát
là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo
của nhà văn.
d) Bi kịch bị cự tuyệt
₋ Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội.
₋ Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
 Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở: “Thị (...) trút vào mặt hắn tất cả lời
bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một
cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Hắn sửng
sốt, đứng lên gọi lại...”.
 Sau đó: Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị thị xô ngã, Chí thấy hơi
cháo hành nhưng lại tuyệt vọng Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”
 Chí Phèo phẫn uất, đòi quyền làm người lương thiện nên xách dao đến nhà Bá Kiến đâm
chết hắn:
+ “Tao không muốn làm người lương thiện”
+ “Hắn lắc đầu: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!...”
 Chí Phèo đã tự sát khi không được làm người lương thiện: “Mồm hắn ngáp ngáp. Muốn
nói nhưng không ra tiếng...” (Hắn định nói gì?...).
₋ Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
 Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền
sống.
 Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa
trở về cuộc sống làm người.
 Đó cũng là bi kịch không lối thoát, chưa giải quyết của vấn đề đấu tranh giai cấp của địa
chủ và.nông dân.
₋ Ý nghĩa về hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện ở cuối truyện (xem phần 5)).
5. Cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo”
₋ Đầu và cuối tác phẩm đều có hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện. Đầu tác phẩm là hình
ảnh ông thả ống lươn nhặt được Chí trong chiếc váy đụp đặt ở cái lò gạch cũ ngoài đồng
đem về, mở đầu cho một số phận, một kiếp người đau khổ, đầy bi kịch.
₋ Cuối tác phẩm, Chí Phèo chết, bà cô Thị Nở đay nghiến, thị cười và nói lảng, rồi thoáng hiện
ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại.
₋ Nhận xét về cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo”:
 Hình ảnh cái lò gạch xuất hiện ở cuối tác phẩm không phải là hình ảnh thực mà là hình
ảnh tượng trưng cho thấy Chí Phèo cha chết rất có thể sẽ có Chí Phèo con nối nghiệp.
Hình ảnh cái lò gạch cũ đã gây một sự ám ảnh ghê gớm về sự bế tắc của số phận và cảnh
ngộ của người nông dân vẫn còn tiếp diễn, đồng thời làm nổi bật hiện tượng lưu manh
hóa như Chí Phèo vẫn đang tồn tại trong xã hội cũ. Nó góp phần tăng giá trị của tác
phẩm.
 Kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” bằng hình ảnh cái lò gạch cũ đã bộc lộ cái nhìn bi
quan của tác giả cũng là sự bế tắc của một lớp nhà văn chưa thấy con đường cách mạng.
 Kết thúc này để lại một nỗi day dứt, bi thương trong lòng người đọc.
6. Nghệ thuật
₋ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
 Vừa mang ý nghĩa tiêu biểu, nét chung: người nông dân nghèo bị bóc lột, bị đẩy vào
đường cùng, lưu manh hóa...
 Vừa sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ: Chí Phèo bị hủy diệt cả nhân
hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền làm người...
₋ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
₋ Ngôn ngữ sống động, điệu luyện, vừa chọn lọc lại vừa gần gũi lời ăn tiếng nói trong đời
sống....
₋ Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
₋ Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
7. Giá trị hiện thực và nhân đạo
a) Giá trị hiện thực: là sự tái hiện một cách chân thực những điều đang diễn ra trong
cuộc sống; mà ở đây là bức tranh cuộc sống một làng quê trong xã hội thuộc được nửa
phong kiến. Giá trị hiện thực được thể hiện qua:
 Bộ mặt giai cấp thống trị
₋ Phong kiến
 Chúng cấu kết với nhau cùng bóc lột, sống xa hoa trên sức lao động của nhân dân.
 Mặt khác, chúng “ngầm cho nhau ăn bùn”, chia thành nhiều phe cánh để đấu đá nhau,
tranh giành quyền lợi của nhau ở mảnh đất “quần ngư tranh thực”.
 Để làm rõ hơn bộ mặt của giai cấp phong kiến, có thể phân tích vài nét về gia đình Bá
Kiến mà Lão Bá là chủ nhà:
+ Bá Kiến xuất thân trong một gia đình giàu có, mấy đời làm chánh tổng, bá hộ, sống sung
túc phè phỡn với nhiều đất đai, của cải.
+ Mặc dù không được đặc tả ngoại hình, nhưng qua tiếng cười và tiếng quát, ta có thể
tưởng tượng phần nào sự bề thế, uy quyền của Bá Kiến.
+ Con người Bá Kiến được thể hiện trong nhiều mối quan hệ
Hắn là con mọt già chuyên đục khoét và tìm mọi cách vắt kiệt sức của người dân; Là con cáo
già gian xảo quỷ quyệt với những đường đi nước bước được tính toán cẩn thận để áp bức
nhân dân (Điều này được thể hiện rõ qua những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến).
₋ Thực dân:
Ảnh hưởng của chế độ thực dân được thể hiện gián tiếp qua sự xuất hiện của nhà tù làm con
người biến dạng về ngoại hình, méo mó nhân cách.
 Miêu tả cuộc sống khốn cùng của người dân lao động
₋ Người nông dân phải sống trong cảnh bần cùng cơ cực (không có của cải, nghề nghiệp; chỉ
biết làm thuê để kiếm sống).
₋ Người nông dân bị tha hóa, lưu manh, mất nhân phẩm (Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức)
(Nguyên nhân: do cuộc sống khó khăn,..; họ bị chính đồng loại của mình quay lưng; làm mất
“sức đề kháng”).

b) Giá trị nhân đạo


 Giá trị nhân đạo: Sự quan tâm đến những người có hoàn cảnh không may; thông cảm, chia
sẻ và phát hiện những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
 Biểu hiện:
₋ Thấu hiểu hoàn cảnh của người lao động; bày tỏ sự thương cảm sâu sắc.
 Sự xót xa với thân phận một sinh linh bé nhỏ (Chí Phèo từ lúc bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ
đã được nhiều người dân chuyền tay nhau nuôi nấng).
 Cảm nhận được thế giới nội tâm của Chí với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
 Hiểu được tâm trạng phẫn uất, tuyệt vọng của Chí (khi bị cự tuyệt tình yêu và đòi lương
thiện)
₋ Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của họ
 Chí Phèo: hiền lành, cần cù lao động, ước mơ trong sáng, giàu lòng tự trọng
 Thị Nở: giàu tình người (thể hiện ở sự chăm sóc với Chí Phèo, bát cháo hành).
₋ Khẳng định chất lương thiện trong con người tưởng chừng đã hóa quỷ dữ (qua lời đối thoại
và độc thoại nội tâm của Chí

III. TỔNG KẾT


Tác phẩm “Chí Phèo” tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân
hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định
bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã biến thành quỷ dữ.

You might also like