You are on page 1of 4

CHIẾN THẮNG MTAO-MXÂY

(Trích sử thi Đăm Săn)


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. TÌM HIỂU CHUNG:
1.1. Khái niệm: Sử thi
Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống
cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
1.2. Sử thi “Đăm Săn”:
a. Tóm tắt:
- Sau khi về làm chồng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có, hùng
mạnh.
- Đăm Săn đã đánh thằn các tù trưởng độc ác (tù trưởng Kên Kên – Mtao Grư, tù trưởng Sắt –
Mtao Mxây), giành lại vợ, đem lại sự giàu có, hùng mạnh.
- Đăm Săn chặt cây thần, cầu hôn nữ thần Mặt trời nhưng bị từ chối, chàng bị chết trong rừng
Sáp Đen.
- Đăm Săn cháu ra đời tiếp tục sự nghiệp anh hùng của cậu mình.
b. Vị trí đoạn trích: đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng
Mtao Mxây, cứu được vợ.
c. Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn với kẻ thù địch Mtao Mxây và cuối cùng Đăm Săn đã
thắng. Đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng của mình.
d. Bố cục: 3 đoạn
- Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
2. TÌM HIỂU VĂN BẢN
2.1. Hình tưởng của Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây
- Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây được kể cặn kẽ từ nguyên nhân đến miêu tả hình
ảnh và tính cách mỗi nhân vật. Nguyên nhân cuộc chiến được nói rõ ngay từ đầu do Mtao
Mxây cướp vợ Đăm Săn, khiến chàng phải chiến đấu để giành lại vợ.
- Trong đoạn trích này, Đăm Săn được miêu tả công phu với những phẩm chất đẹp đẽ của một
chiến binh anh hùng.
Đăm Săn Mtao Mxây
a. Dưới cầu thang:
- Đến tận chân cầu thang nhà Mtao Mxây để - Bị động, sợ hãi trước Đăm Săn: “ta sợ ngươi
khiêu chiến, Đăm Săn không hề tỏ ra sợ hãi. đâm ta khi ta đang đi lắm”.
Chàng gọi một cách đầu thách thức: “Ơ diêng,
ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà Ngươi đọ dao
với ta đấy!...” - Do dự, rụt rè không dám xuống nhưng vẫn trêu
- Thái độ của Đăm Săn rất quyết liệt: “Ngươi tức Đăm Săn.
không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà - Mtao Mxây dữ tợn và hung hãn nhưng lại tần
ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của ngần, do dự.
ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của
ngươi cho mà xem!”. Thái độ kiên quyết ấy => Thể hiện tư cách của kẻ xấu xa, hèn kém
buộc Mtao Mxây phải xuống đấu.
=> Thể hiện tư cách của một người anh hùng.
b. Vào cuộc chiến: Để khắc họa vẻ đẹp của hình tượng Đăm Săn, tác giả dân gian đã triệt để sử
dụng phương pháp so sánh tương phản, cấu trúc ngôn ngữ trùng điệp, phép cường điệu, phóng đại
nhằm nêu bật sự vượt trội của Đăm Săn về mọi phương diện qua từng hiệp đấu.
- Hiệp 1:
+ Khiêu khích Mtao Mxây múa khiên trước. + Mtao Mxây múa khiên trước vì bị khích và
+ Nhìn rõ tài nghệ kẻ thù và bình tĩnh, chàng quá tự tin.
đứng yên “không nhúc nhích”. Đăm Săn tự tin + Tự kiêu, chủ quan, ngạo mạn
vào tài năng và sức khỏe của mình. + Múa như trò chơi, tiếng khiên của hắn “kêu
lạch xạch như quả mướp khô”.
 Bản lĩnh Đăm Săn.  Kém cỏi nhưng huênh hoang.

- Hiệp 2:
+ Đăm Săn múa trước vừa khỏe vừa dũng mãnh: + Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy. Hắn “bước
“Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ
chạy vun vút qua phía tây”. vừa trúng một cái chão cột trâu”.
+ Được miếng trầu của vợ tiếp sức, sức khỏe + Cần cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.
tăng gấp bội, múa nhanh, mạnh, đẹp hơn. + Vừa chạy vừa chống đỡ.

- Hiệp 3:
+ Múa đuổi theo Mtao Mxây, múa rất đẹp với + Trốn chạy quanh chuồng lợn, chuồng trâu.
một sức mạnh phi thường: “Chàng múa trên cao,
gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc.
Chòi lẫm đổ lăn lóc: Cây cối chết rụi... Khi
chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lầm rạn
nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. + Bị trúng cái chày mòn, áo giáp của hắn rơi
+ Đâm trúng Mtao Mxây nhưng lại không loảng xoảng.
thủng.
+ Vừa chạy vừa cầu cứu ông Trời.
- Hiệp 4:
+ Được thần linh giúp sức, Đăm Săn bừng tỉnh + Van xin tha tội: “Ơ diêng, ơ diêng, để ta làm
chộp ngay cái chày mòn, ném trúng vành tai lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho thêm
Mtao Mxây , dồn Mtao Mxây ngã lăn ra đất. một diêng một voi”.
+ Hỏi tội cướp vợ và giết chết Mtao Mxây. Đăm + Bị giết chết
Săn cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường.
→ Đăm Săn là người chiến thắng.
2.2. Hình tượng Đăm Săn sau chiến thắng
a. Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng (nô lệ của Mtao Mxây) khi chàng đến từng nhà kêu
gọi mọi người đi theo mình.
+ Số lần đối – đáp: Cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi-đáp (Đăm Săn gọi – hỏi ý kiến và mọi người
hưởng ứng – đáp). Con số ba mang ý nghĩa biểu tượng cho số nhiều, nhiều không tính xuể
(đây là con số xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm tự sự dân gian.
+ Mỗi lần hỏi đáp có sự khác nhau.
Lần 1: Đăm Săn gõ vào mái nhà.
Lần 2: Đăm Săn gõ vào tất cả mái nhà.
Lần 3: Đăm Săn gõ vào mỗi nhà trong làng.
→ Sự lặp lại có biến đổi, phát triển. Mỗi lần Đăm Săn hỏi, dân làng đều trả lời: “không đi sao
được...”. Ba lần hỏi đáp có ý nghĩa khẳng định lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ giành cho
Đăm Săn.
- Ý NGHĨA:
+ Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân người anh hùng sử thi với quyền lợi,
khát vọng cộng đồng.
+ Thể hiện lòng yêu mến và tuân phục của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
→ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng động suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của một cá
nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
b. Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng
- Đăm Săn tổ chức tiệc ăn mừng chiến thắng, thể hiện niềm tự hào và tự tin về sức mạnh và sự
giàu có của thị tộc mình.
- Vẻ đẹp của hình tượng: Đăm Săn được khắc họa nổi bật trong buổi tiệc mừng chiến thắng :
+ Vẻ đẹp thể chất: “Bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới
đất là một cái nong hoa”, “Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo
chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim
ghếch ăn hoa tre”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,
sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm
sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”.
+ Sự giàu có của tù trưởng Đăm Săn hùng mạnh: “Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn,
thịt trâu ăn không ngớt... Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều”.
+ Đăm Săn được sự hưởng ứng và ngưỡng mộ của tất cả mọi người: “Bà con xem, nhà Đăm Săn
đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến”,
“Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng lợn đến”.
- Cùng với những hình ảnh miêu tả cụ thể là những lời ngợi ca, sự tôn vinh tuyệt đối về thủ lĩnh
anh hùng. Những lời ngợi ca chàng vang lên với những điệp khúc hào hùng: “Vì vậy, danh
vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”,
“chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng
tăm lừng lẫy...”.
→ Nhân vật anh hùng sử thi Đăm Săn được đặt vào một bối cảnh rộng lớn, phóng khoáng của thiên
nhiên – xã hội – con người Tây Nguyên, với một vẻ đẹp và tầm vóc phi thường kì vĩ. Qua hình tượng
Đăm Săn, ta thấy được ước vọng và lí tưởng của cá nhân người anh hùng thống nhất cao độ với ước
vọng và lí tưởng của cộng đồng.
2.3. Nghệ thuật đoạn trích
- Nghệ thuật tự sự theo trình tự thời gian kết hợp với nghệ thuật miêu tả sinh động. Sử dụng lối
miêu tả đòn bẩy nhàm đề cao nhân vật anh hùng.
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh tương đồng, so sánh tương phản, so sánh tăng cấp.
- Các hình ảnh so sánh đều lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng vũ trụ để đo kích cỡ nhân vật
anh hùng là một cách phóng đại để đề cao người anh hùng. Nghệ thuật đó rất nổi bật ở sử thi,
mang một giá trị thẩm mĩ đặc biệt. Đó là phong cách nghệ thuật của sử thi.
- Hình tượng nghệ thuật và ngôn từ hào hùng, tráng lệ.
3. TỔNG KẾT
- Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn binh
của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ
thù.
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử
dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.
II. CÂU HỎI NÂNG CAO
Phần cuối đoạn trích có miêu tả Đăm Săn trong bữa tiệc mừng chiến thắng. Anh/chị hãy cho biết ý
kiến của mình về hai nhận định sau:
a. Cách miêu tả nhân vật đã thể hiện quan niệm lí tưởng về vẻ đẹp của người đàn ông của nhân
dân Ê-đê.
b. Sử thi Đăm Săn là câu chuyển thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của
chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời
ca ngợi tất cả những người của cộng đồng – tất cả người làng.
(Nhi-cu-lin, Trường ca dân tộc Tây Nguyên)
TRẢ LỜI:
a. Nhận định 1 nhấn mạnh quan niệm thẩm mĩ của tập thể bộ tộc Ê-đê thời đại Đăm Săn về một
người đàn ông đẹp:
- Đẹp về thể hình, sức vóc;
- Là người có mọi phẩm chất mà cộng đồng mơ ước có được;
- Có sự thống nhất giữa cá nhân và cộng đồng: danh tiếng của người anh hùng và danh tiếng của
cộng đồng là một.
b. Nhận định 2 cho thấy thái độ, cách đánh giá của nghệ nhân kể khan, cũng chính là của cộng
đồng đối với câu chuyện về người anh hùng của dân tộc mình. Qua việc ca ngợi Đăm Săn,
nhân dân Ê-đê muốn ca ngợi toàn thể dân tộc mình với những phẩm chất đẹp đẽ. Nói cách
khác, ý kiến này nhấn mạnh tính đại diện của hình tượng nhân vật Đăm Săn.
III. TƯ LIỆU
“Nếu anh hùng ca nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê ca ngợi lý tưởng quang vinh nơi chiến trận, ca ngợi
lòng yêu quê hương và tài đức mưu trí của người anh hùng, thì Bài Ca Đăm Săn lại hướng về lý
tưởng đấu tranh chống lại tập tục cũ, vươn tới cuộc sống hạnh phúc tự do của thời đại mới.”
(Lê Văn Khoa, Mấy ý kiến về anh hùng ca Bài Ca Đăm Săn – Tạp chí Văn học, số 6-1982)

You might also like