You are on page 1of 10

RỪNG XÀ NU

Tác giả, tác phẩm “Rừng Xà Nu”

1. Tác giả:
- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1922, quê ở
Quảng Nam.
- Từng gia nhập quân đội, làm phóng viên báo Quân đội nhân dân.
- Đều hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên qua cả 2 cuộc kháng chiến
- Sự gắn bó, hiểu biết và lòng yêu mên đ/v thiên nhiên và con ng` Tây Nguyên là cơ sở khiến NTT
là ng` đầu tiên và góp nhiều công sức nhất trong việc đưa văn chương hiện đạj tìm đến với
TNguyên (và ngc lại)
- Tphẩm chính: Đất nước đứng lên, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng.

2. Tác phẩm
a) HCST:
- Viết năm 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”
b) Cảm hứng sang tác:
- 8/3/1965, Mỹ đổ quân ồ ạt vào bão biển Chu Lai (Quảng Nam), bắt đầu cho cuộc chiến tranh cục
bộ ở mNam, chiến tranh phá hoại ở mBắc. Dân tộc ta bước vào cuộc đối đầu 1 mất 1 còn với đế
quốc Mỹ.
 Sự kiện lịch sử sôi sục, hào hùng, quyết liệt ấy đòi hỏi phải có 1 tác phẩm có ý nghĩa như là 1 bài
“Hịch tướng sĩ” thời đánh Mỹ.
 Để có đc 1 tác phẩm như vậy, NTT tìm về vùng d8ất và con ng` thân thuộc trong văn chương ông
– Tây Nguyên. Và trong 1 thời gian ngắn, ông hoàn thành tác phẩm “Rừng xà nu”.
c) Chủ đề
Truyện ngắn ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Nguyên .
Truyền thống ấy được thể hiện ở hình ảnh cả Tây Nguyên vùng dậy giải phóng dân tộc

Hế lô xà nu!!!!

TÓM TẮT TÁC PHẨM :

Truyện kể về phong trào nổi dậy của dân làng Xô-man ở Tây Nguyên. Nhân vật trung tâm
của tác phẩm là Tnú. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng đùm bọc , cưu mang. Từ
nhỏ , Tnú đã vào rừng tiếp tế cho cán bộ và làm liên lạc rất giỏi. Trong một lần chuyển
thư cho cán bộ, Tnú bị giặc bắt , tra tấn dã man và phải vào tù . Ba năm sau anh vượt
ngục trở về lãnh đạo dân làng đánh giặc. Bọn giặc bắt anh không được nên bắt vợ con
anh và tra tấn dã man. Không chịu được cảnh thương tâm ấy , Tnú đã xông ra để cứu
nhưng thất bại. Anh bị bắt , bị đốt mười ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu nhưng không
hề kêu van . Dân làng Xô-man , dưới sự chỉ huy của cụ Mết , đã nổi dậy tiêu diệt một tiểu
đội giặc và cứu sống Tnú. Tuy thương tật nhưng Tnú vẫn quyết tâm tham gia bộ đội giải
phóng và góp công rất nhiều cho công cuộc giải phóng đất nước .

HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU

Cây xà nu hiện lên như một đặc thù của Tây Nguyên. Qua hình tượng đó , tác giả tạo dựng
được bối cảnh hùng vĩ, hoang dã cho câu chuyện mình .
a. Cây xà nu là hình tượng nổi bật xuyên suốt tác phẩm
• Mở đầu và kết thúc tác phẩm là đồi và rừng xà nu bát ngát “nối tiếp tới chân trời”.
Hình tượng đó được lăp lại nhiều lần trong tác phẩm như một điệp khúc hùng tráng giúp
nêu bật chủ đề của tác phẩm. Cây xà nu đại diện cho cả một dân tộc Tây Nguyên

• Cây xà nu hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô-man

∗ Trong đời sống hằng ngày :

 Ngọn lửa xà nu trong nhà ưng

 Ngọn đuốc xà nu cháy soi sáng đường đêm

 Khói xà nu lem luốc trên khuôn mặt những đứa trẻ làng Xô-man

 Thân cây xà nu làm thành bảng đen và lửa xà nu làm ánh đèn cho Tnú và Mai học
chữ .

∗ Tham dự vào sự kiện trọng đại của cuộc sống làng Xô-man :

 Ngọn đuốc cháy sáng trong tay cụ Mết khi tập hợp dân làng .

 Đuốc xà nu cháy trên đường cụ Mết và dân làng vào rừng tìm vũ khí.

 Đuốc cháy bừng căm thù trên tay Tnú khi tay anh bị giặc đốt bằng giẻ tẩm nhựa
xà nu .

 Cháy hừng hực trong đêm dân làng vùng lên giết giặc , soi rõ “xác mười tên lính
giặc ngổn ngang quanh đống lửa”

 Cây xà nu đã đi vào suy nghĩ và gắn bó với con người làng Xô-man .

b.Rừng xà nu đau thương


• Nằm “trong tầm đại bác của đồn giặc” , hứng chịu sự hủy diệt tàn khốc của quân
thù “Chúng nó bắn , đã thành lệ , mỗi ngày hai lần”

• Mở đầu tác phẩm , Nguyễn Trung Thành đã đặt rừng xà nu vào hoàn cảnh khốc
liệt của chiến tranh để làm nổi bật vẻ đẹp kì diệu và sức sống mãnh liệt của cây
xà nu.

DC : “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình , đổ ào ào như một trận bão . Ở chổ
vết thương , nhựa ứa ra , tràn trề , thơm ngào ngạt , long lanh nắng hè gay gắt, rồi
dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn “
b. Rừng xà nu kiêu hãnh
• Đặc tính riêng :

∗ Sinh sôi nảy nở : “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục , Đã có bốn năm cây con mọc lên ,
ngọn xanh rờn , hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời .”

∗ Ham ánh sáng mặt trời : “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”

∗ Sức sống bền bỉ : “Đạn đại bác không giết nổi chúng , những vết thương của chúng
chóng lành như trên một thân thể cường tráng.”

Cây xà nu khỏe mạnh đã trở thành tấm lá chắn che chở cho làng Xô-man : “Cứ thế hai
ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra , che chở cho làng.”

c. Biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của con người Tây Nguyên
– dân làng Xô-man.
Cây xà nu được miêu tả trong sự ứng chiếu với con người .Biểu hiện cho đời sống ,
số phận , phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên và làng Xô-man.

• Cây xà nu mình đầy thương tích , nhựa xà nu như máu con người đã đổ .
Những cây xà nu như những con người làng Xô-man chịu bao đau thương mất
mát

∗ Anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng

∗ Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu sung

∗ Mẹ con mai bị giết

∗ Tnú bị tra tấn.

• Cây xà nu có sức chịu đựng ghê gớm , không bom đạn nào giết nổi chúng .
Cũng như con người làng Xô-man , lớp trước ngã xuống đã có lớp sau mau
chóng trưởng thành thay thế

∗ Anh Quyết hi sinh  Tnú

∗ Mai chết  Dít

∗ Sau Dít là bé Heng


• Cây xà nu có vẻ đẹp lộng lẫy , tinh dầu thơm ngào ngạt như kết tinh của con
người TN . Tư thế đón lấy ánh sáng mặt trời của nó cũng giống như khao khát
tự do và đi đến lý tưởng Cách mạng của dân làng.

e.Nghệ thuật xây dựng hình tượng cây xà nu


• Được miêu tả chân thực , sinh động

• Ngôn ngữ giàu chất thơ , chất tạo hình

• Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của người Tây
Nguyên

• Màu sắc sử thi gắn liền với hình tượng cây xà nu.(xem phần “Khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn)

CHỐT Ý :

• Hình tượng ẩn dụ , được xây dựng theo thủ pháp nghệ thuật ứng
chiếu “Rừng cây – đời người” có ý nghĩa biểu tượng cho đời sống , số
phận , phẩm chất của con người Tây Nguyên .

• Cây xà nu cũng là một bức họa thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên với
một vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ .

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TNÚ

Tình huống xuất hiện: sau ba năm đi lực lượng , nghỉ phép về thăm làng một ngày

Cụ Mết kể chuyện cuộc đời Tnú trước đông đủ dân làng có mặt cả Tnú

• Không gian : nhà ưng


• Thời gian : đêm rừng, bên ngoài lấm tấm một trận mưa đêm .
• Giọng kể : trầm và nặng
• Cách kể : trang trọng, tôn nghiêm , kể “khan”

a) Khi còn nhỏ


- Mồ côi, được cách mạng (CM) & dân làng Xôman nuôi dưỡng

“Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.”

- Từ nhỏ, tỏ ra là 1 đứa trẻ gan góc, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với CM.

+ Mặc dù Mĩ – Diệm khủng bố dã man những ng` nuôi dấu cán bộ: chặt đầu bà Nha, treo cổ anh
Xút. Tnú và Mai vẫn ko sợ, thay phiên nhau vào rừng nuôi giấu cán bộ.
+ Khi học chữ:

Tnú ko nhớ nhanh bằng Mai, tự trừng phạt mình bằng cách lấy hòn đá “tự đập vào đầu,
chảy máu ròng ròng”

+ Đi làm liên lạc:

Rất sang dạ, ko đi đường mòn, xé rừng mà đi.

Một hôm bị bắt, nhất quyết ko khai ra -> đi tù ở Kon Tum

b) Khi lớn lên


- Trở thành 1 chàng trai cao lớn, đẹp đẽ, rắn rỏi như 1 cây xà nu cường tráng nhất rừng.

- Tnú hạnh phúc bên Mai với đứa con đầu lòng.

- Lên thay aQuyết lãnh đạo dân làng XM (lấy lá về mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa

~> giặc kéo về làng nhằm tiêu diệt ptrào nổi dậy ở XM, quyết bắt đc Tnú:

“Lại thằng Tnú chứ ko ai hết. Cin cọp đó mà ko giết sớm, nay nó làm loạn rừng núi
này rồi.”

=> thấy đc vai trò to lớn của Tnú đ/v dân làng XM.

c) Vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân


- Khi nhìn thấy vợ con mình bị dắt ra giữa sân: “hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây”

-> lo lắng vô cùng

- Chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn bằng gậy sắc, “anh bứt đứt hang chục trái vả mà ko hay”

-> ngọn lửa căm thù bùng cháy: “2 con mắt anh bây giờ là 2 cục lửa lớn”

-> Cụ Mết ko cản đc -> Tnú xông ra “nhảy xổ giữa bọn lính”

Kết quả: + “ko cứu sống đc mẹ con Mai” (dù tyêu vợ con to lớn vô cùng)

~> lặp đi lặp lại trong tphẩm như 1 lời day dứt, 1 khúc đau thương

+ bản thân Tnú cũng ko bảo vệ đc chính mình -> bị bắt

Nguyên nhân: Vì “trong tay mày chỉ có 2 bàn tay trắng”

-> dù có yêu thương Tnú ntnào, cụ Mết cũng ko ra cứu bởi vị cụ “cũng chỉ có 2 bàn tay không”

-> cụ Mết “vào rừng” “đi tìm bọn thanh niên”, “tìm giáo mác”

“Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.”

- Tnú bị đốt 2 bàn tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu nhưng Tnú đã cố gắng chịu đựng nỗi đau

-> sự gan dạ xuất phát từ niềm tin vào lí tưởng: “Ng` Cộng Sản ko thèm kêu van.”
- 10 ngón tay anh h đã trở thành 10 ngọn đuốc

- Không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay , nghe lửa chay trong lòng ngực , trong bụng và ruột

-> Từ ngọn lửa “vật lí” bình thường thành ngọn lửa căm hờn

-> kẻ thù có thể đốt đc dạ thịt, nhưng ko thể đớt đc ý chí, lòng căm thù giặc sâu sắc nơi anh

-> chính 10 ngọn đuốc ấy đã chăm bùng lên những ngọn đuốc trong lòng dân làng XM

- Tiếng thét “Giết” trở thành hiệu lệnh đấu tranh đứng lên giết giăc, dưới sự chỉ huy của cụ Mết và thanh
niên trong làng cùng vũ khí tự tạo

***Nghệ thuật :nhịp văn ngắn , dồn dập , nhanh , gấp , giàu kịch tính

 Nếu chúng ta cầm giáo, mọi chuyện đã khác:

Lúc này: * lửa trên tay Tnú đã tắt

• lửa xànu soi rõ xác 10 tên giặc ngổn ngang


• Tnú dung 2 bàn tay thương tật tham gia lực lượng giải phóng
• Mia chết, nhưng vẫn tiếp tục sống trong Dít
• Dít ko giống Mai hoàn toàn, đôi mắt nghiêm nghị, cứng cói của ng` cán bộ
• Con Mai và Tnú đã chết, nhưng xuất hiện những đứ trẻ bé như bé Heng

Ý nghĩa biểu tượng của chi tiết bàn tay :

• Mười ngón đuốc rực sáng : biểu trưng cho sức mạnh , sự bất khuất , kiên cường
của con người
• Mỗi ngón cụt một đốt : chứng nhận tội ác dã man của kẻ thù , chứng tích đau
thương để nhắc nhở người dân Xô-man về chân lí cách mạng ( cầm giáo )

TỔNG KẾT VỀ NHÂN VẬT TNÚ :

• Qua nvật Tnú , nhà văn khái quát cuộc đời đau thương mà anh dũng , khám pha
vẻ đẹp quả cảm, lòng yêu nước , phẩm chất gan dạ anh hùng va sức sống ãnh
liệt của người dân Tây Nguyên.
• Xây dựng nhân vật bằng bút pháp sử thi  Nhân vật hiện lên như người anh
hùng trong những trang huyền thoại của người miền núi
• Tiếp nối truyền thống có từ “ Đăm Săn” , “Xinh Nhã” , “Đinh Núp”…Kéo dài và
làm mới những trang sử thi thuở trước bằng tinh thần hiện đại

NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM

1. Kết cấu : Câu chuyện lồng câu chuyện , hiện tại đan xen với quá khứ .

2. Nhân vật :
• Là những nhân vật sử thi có tính chất điển hình .

• Tnú là nhân vật nguyên mẫu ngoài đời . Ở nhân vật có cá tính riêng , đồng thời
tiêu biểu cho dân tộc Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung.

3. Màu sắc sử thi :


 Trong NỘI DUNG:

• “Rừng xà nu” là tiêng nói lịch sử hời đại gắn liền với những sự vận động , biến cố
có ý nghĩa trọng đại gắn với nhân dân.

• Những bức tranh thiên nhiên hay những hình tượng anh hùng trong tác phẩm
chung quy đều là kết tinh của những lý tưởng cao đẹp nhất của cộnng đồng.

 Trong NGHỆ THUẬT :

“Rừng xà nu” mang một hình thức sử thi hoành tráng :

• Hoành tráng trong hình ảnh với vóc dáng cao cả, vạm vỡ của núi cũng
như người .

• Hoành tráng trong âm hưởng với lời văn được gọt giũa để không những
giàu sức tạo hình mà còn giàu có về nhạc điệu , khi vang động , khi tha thiết
, trang nghiêm .

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

1. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào ?
So với nhân vật A Phủ , hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn ?

• Khác với A Phủ , ngay từ tuổi thiếu niên Tnú đã có những phẩm chất và điều kiện mà
con người ở thế hệ của “Vợ chồng A Phủ” chưa thể có :

∗ Được giác ngộ cách mạng sớm

∗ Được anh Quyết dạy cho học chữ với ý thức lớn lên sẽ thay anh làm cán bộ lãnh
đạo phong trào cách mạng.

• Lòng dũng cảm , sự mưu trí , tình yêu làng yêu nước và tinh thần trung thành với cách
mạng cũng sớm được kiểm nghiệm qua công việc nuôi giấu cán bộ , lúc bị tra tấn và tù
ngục ngay từ bé .
2. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú , cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã
không cứu sống được vợ con , để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói : “ Chúng
nó đã cầm sung , mình phải cầm giáo” ?

• Giặc kéo về làng tiêu diệt phong trào nổi dậy. Chúng bắt vợ con Tnú và tra tấn bằng gậy
sắt để truy tìm anh. Anh đã xông ra cứu vợ con không được và còn bị giặc bắt vì lúc đó
tay anh không cầm vũ khí. Chi tiết này được cụ Mết nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu
chuyện về cuộc đời Tnú để rồi khắc ghi trong tâm trí người nghe câu nói : “ Chúng nó
đã….mình cầm giáo”

• Chỉ đến khi cụ Mết dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác . vụ rựa cất giấu đem về đồng
loạt xông ra giết giặc thì mọi thứ mới thay đổi hẳn :

∗ Lửa xà nu tắt trên tay Tnú

∗ Lửa xà nu soi rõ xác ‘10 tên lính nằm ngổn ngang’

∗ Đôi bàn tay chỉ còn 2 đốt của Tnú sau đó đã hồi sinh thành đôi bàn tay giết giặc .

3. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô man nói lên chân lí lớn nào của dân tộc
ta trong thời đại bấy giờ ?

• Chân lí : Phải dung bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng, thể hiện qua
lời cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.”

 Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn , không còn cách nào
khác hơn là phải cùng nhau đứng lên , cầm vũ khí chống lại kẻ thù ác.

4. Theo anh(chị) , hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ ,
khăng khít với nhau như thế nào ?

• Hình tượng nhân vật Tnú và hình ảnh cánh từng xà nu gắn kết hữu cơ khăng
khít với nhau , bổ sung cho nhau . Những con người như Tnú cầm vũ khí đứng
lên là để giữ gìn cho sự sống cánh rừng kia mãi sinh sôi . Và rừng xà nu “ưỡn tấm
ngực lớn” che chở cho làng , để Tnú được sinh ra , lớn lên , chiến đấu và lao động
dưới màu xanh bất diệt của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Tóm lại: Tnú chiến đấu để xà nu trường tồn.

Rừng xà nu che chở cho dân làng và Tnú .

5. Vai trò của các nhân vật cụ Mết , bé Heng , Mai , Dít trong việc khắc họa nhân vật chính
và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm .

• Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất
của làng Xô man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
• Cụ Mết là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập
hợp để nổi dậy đồng khởi.

• Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay.
Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh .

• Bé Heng là thế hệ tiếp nối , kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối
cùng .

 Cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức mạnh tinh thần
quật cường trổi dậy cứu nước.

Đề bài: KHUYNH HƯỚN SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN CỦA TÁC PHẨM

- Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, tác phẩm đề cập đến những vấn đề liên quan tới vận mệnh
cả cộng đồng, cả dân tộc, đó là đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước.

- Khẳng định chân lí như lời cụ Mết: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”, nghĩa là, phải dùng
bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng. Đó cũng chính là chủ đề, là cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm.

- Hình tượng nổi bật, xuyên suốt tác phẩm là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu. Bằng nhiều thủ pháp
nghệ thuật như: nhân cách hóa, ẩn dụ, tượng trương, so sánh, bi tráng hóa… nhà văn đã dựng nên bức
tranh rừng xà nu ở nhiều góc độ:

+ Cây xà nu mình đầy thương tích, nhựa xà nu như máu con người đã đổ

+ có sức chịu đựng ghê gớm, ko bom đạn nào có thể giết nổi nó

+ có 1 vẻ đẹp lộng lẫy như kết tinh vẻ đẹp con ng Tây Nguyên

(dẫn chứng xem phần “hình tượng cây xà nu”)

=> Rừng xà nu là biểu tượng cho con người làng Xôman anh hùng.

- Các nhân vật trong tphẩm “Rừng xà nu” là các nhân vật sử thi. Tnú là nhân vật lấy từ nguyên mẫu
ngoài đời, có tính chất điển hình (có cá tính riêng nhưng tiêu biểu cho số phận, phẩm chất của dân tộc,
cộng đồng). Nhân vật sử thi gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.

- Có tính cộng đồng cao: Sức sống mãnh liệt, sự yêu nước và lòng căn thù giặc truyền từ đời này sang
đời khác, thế hệ sau tiếp nối và ngày càng phát huy.

- Hệ thống nhân vật chia làm hai tuyến thiện – ác tương phản gay gắt bộc lộ những xung đột quyết liệt

- Hình thức kể chuyện, cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên, đậm đà màu sắc sử thi truyền
thống. Bao trùm thiên truyện là một khung cảnh vừa nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng
mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.

- Lời văn được gọt giũa để ko những giàu sức tạo hình mà còn giàu về nhạc điệu, khi vang đọng, khi tha
thiết trang nghiêm; giọng văn mang âm hưởng vang dội.

- Kết cấu truyện theo lối vòng tròn (đầu cuối tương ứng) => tạo nên dư âm hùng tráng.
- Bổ sung cho giọng điệu sử thi là độ căng sử thi. Toàn bộ không khí lịch sử một giai đoạn đầy đau
thương, bi tráng được tác giả “ép” trong một thời gian ngắn. (kể chuyện trong 1 đêm)

You might also like