You are on page 1of 6

Vợ nhặt

_Kim Lân_
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Kim Lân ( 1920-2007 )
- Quê ở Từ Sơn, Bắc NInh.
- Là con người trưởng thành từ lao động và có một nghị lực phi thường . Hoàn cảnh gia
đình khó nhăn, ông phải nghỉ học từ rất sớm để vào đời kiếm sống nhưng Kim Lân đã tự
học và vươn lên thành nhà văn lớn của dân tộc.
- Kim Lân là cây bút truyên ngắn xuất sắc của nên văn học hiện đại Việt Nam. Thế giới
nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và cuộc sống người nông
dân, Ông viết chân thực và xúc động về cảnh quê, tâm lý người dân quê.
- Kim Lân có lối viết văn mộc mạc, giản dị, tự nhiên mà sinh động, hấp dẫn, dễ đi vào lòng
người. Đặc biệt, ông có tài trong việc tạo ra tình huống truyện độc đáo để thực hiện ý đồ
nghệ thuật của mình.
- 2001: Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.
2. Truyện ngắn ‘Vợ nhặt’.
- Nằm trong tập “Con chó xấu xí” ( 1962 ).
- Truyện có tiền thân là tiểu thuyết xóm ngụ cư mà KL viết ngay sau CM tháng 8, nhưng bị
thất lạc bản thảo. Hòa bình lập lại 1954, ông đã dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết
thành truyện ngắn ‘Vợ nhặt’, Đậy là một truyện ngắn xuất sắc viết về hiện thực đời sống
trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

★ Bố cục:
- Phần 1 ( từ đầu → “thành vợ thành chồng”): cảnh Tràng đưa vợ về nhà giữa luc đói khát.
- Phần 2 ( tiếp → “đẩy xe bò với anh”): Tràng nhớ lại hoàn cảnh hai người gặp nhau và thành
vợ chồng.
- Phần 3 (tiếp → “chảy xuống ròng ròng”): Tình thương của người mẹ nghèo với đôi vợ
chồng trẻ.
- Phần 4 (còn lại): Cảnh sáng hôm sau ở gia đình Tràng.

★ Tóm tắt:
Tràng là một anh nông dân nghèo ở xóm ngụ cư, gia cảnh thì có hai mẹ con. Tong nạn đói
năm Ất Dậu (1945), người chết đói đầu đường, một lần kéo xe bò thóc thuê lên tỉnh, Tràng gặp
mấy cô gái đói khát ở cửa nhà kho. Chỉ sau một câu đùa và bốn bát bánh đúcn một cô gái đã theo
Tràng về làm vợ. Tràng đưa người vợ nhặt này về xóm ngụ cư trong cảnh tối sầm lại vì đói khát,
giữa sự ngạc nhiên của mọi người, của chính bà cụ Tứ - mẹ của Tràng nữa. Bà tủi cho thân phận
của con, lo lắng cho tương lai của các con nhưng lại thương con, thương dâu lấy nhau trong cái
cảnh đói khát này. Bà hết lòng vun vén ch hạnh phúc của các con. Đêm tân hôn của đôi vợ chồng
trẻ diễn ra trong tiếng khóc hờ tirt tê và mùi đốt đống rấm ở nhà những người có người chết đem
lại. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy trong cảnh mẹ và vợ quét tước, thu dọn nhà cửa. Tràng cảm
động nghĩ đến trách nhieemjminfh với tổ ấm gia đình. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới có
món cháo cám. Tràng ăn thấy nghẹn bứ trong cổ. Vẳng đâu đây có tiếng trống thúc thuế dồn
dập. Tràng và vợ nói đến cảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Tràng cứ
vẩn cơ nghĩ mãi hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ bay
phấp phới.

★ Giá trị nội dung:


- Truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cảm động, sâu sắc:
+ Khắc họa tình cảnh thê lương của những người dân trong nạn đói năm 1945 do tội
ác của Thực dân Pháp và phát-xít Nhật gây ra.
+ Khẳng định bản chất tốt đẹp của người dân ngay bên bờ vực của cái chết: Họ vẫn
yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn lạc quan hướng về sự sống, vẫn khát khao tổ
ấm gia đình.
+ Khám phá ra sự hướng tới Cách mạng của người dân.

★ Giá trị nghệ thuật:


- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc.
- Lời kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, giản dị, chặt chẽ.
- Dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ mộc mạc, đời thường nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng và có sức biểu cảm lớn

II. Dạng đề.


1. Tình huống truyện độc đáo
2. Phân tích các nhân vật: bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt ( mỗi nhân vật một đề riêng )
3. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm
4. Phân tích các đoạn văn ( Đoạn ‘Cảnh sáng hôm sau ở gia đình Tràng’; Cảnh ‘bà cụ Tứ’ gặp
người vợ nhặt lần đầu tiên; Bữa cơm ngày đói; Cảnh TRàng đưa vợ về nhà giữa lúc người
chết đói đầy đường)
III. Luyện đề:
Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ
Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ: người mẹ nông dân nghèo, nhưng có tấm lòng yêu thương
nhân hậu, giàu khát vọng sống và niềm tin vào tương lai. Diễn biến tâm trạng và cụ Tứ
được thể hiện tinh tế trong tác phẩm
B. Thân bài
a. Vài nét chung
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nhân vật
- Nhân vật bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở nửa cuối tác phẩm nhưng để lại ấn tượng sâu đậm và
trở thành linh hồn của truyện ngắn
b. Phân tích
- Nhân vật bà cụ Tứ được đặt vào bối cảnh điển hình của nạn đói năm 1945 ở nông thôn
nước ta
❖ Lai lịch, thân phận, ngoại hình
- Lai lịch: là dân xóm ngụ cư
- Thân phận, gia cảnh: nhà chỉ có một mẹ, một con, nghèo xơ nghèo xác
- Ngoại hình, dáng vẻ lọng khọng, húng hắng ho, vừa đi vừa lẩm nhẩm toan tính điều gì.
❖ Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
- Ngạc nhiên
- Tâm trạng vừa phong phú, phức tạp vừa mâu thuẫn đan xen: buồn-vui, thương-lo lắng
- Bao trùm lên là tấm lòng thương con, thương dâu
➔ Lòng người mẹ nghèo nhưng giàu tình nhân ái
❖ Tâm trạng bà cụ Tứ vào hôm sau
- Bà cùng con dâu thu dọn, quét tước nhà cửa, khuôn mặt bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh, rạng rỡ
hẳn lên
- Trên nền cái đói, bà nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai → hướng các con tới một
tượng lai tốt đẹp hơn
➔ Người mẹ giàu niềm lạc quan và khát vọng sống
c. Đánh giá chung
● Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến nột tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc
- Ngôn ngữa bình dân, mộc mạc, giàu sức gợi
- Khắc họa sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách
● Nội dung
- Khắc họa sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách
+ Vẻ đẹp tình người giữa hoàn cảnh tăm tối
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
➔ Góp phần khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm
C. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp và sức sống của nhân vật và nêu suy nghỉ của bản thân

Bài làm

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Là nhà văn
một lòng đi về với cuộc sống thuần hậu, nguyên thủy của nông thôn Việt Nam, Kim Lân có những
trang viết lay động lòng người về tâm tư, tình cảm của người nông dân, về tình người sâu sắc. Thế
giới nhân vật của Kim Lân là những người dân quê thật thà, chật phác nhưng có bản chất tốt đẹp
dù trong hoàn cảnh bi đát n. Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là nhân vật bà cụ Tứ
trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. Nhà văn đã thể hiện một tài năng bậc thầy khi miêu tả tinh tế diễn
biến tâm trạng bà cụ Tứ - người mẹ nông dân nghèo nhưng giàu lòng yêu thương, nhân hậu, giàu
khát vọng sống và có niềm tin vào tương lai trong nạn đói 1945.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân nằm trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).
Truyện có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” mà nhà văn viết ngay sau CMT8 nhưng còn dang
dở và thất lạc bản thảo. Hòa bình lập lại 1954, ấn tượng sau sắc về thảm cảnh của người dân trong
nạn đói đã thôi thúc Kim Lân hoàn thành truyện ngắn ngày. Trong tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ -
mẹ Tràng - chỉ xuất hiện ở vừa cuối truyện nhưng đã trở thành linh hồn của tác phẩm và để lại
nhiều dư vị sâu sắc trong trái tim người đọc.

Trước hết, nhà văn đã cho nhân vật của mình hiện lên trên nền hiện thức tăm tối, thê
thảm của nạn đói. Đó cũng là hoàn cảnh điển hình của nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Bức
tranh ngày đói thật thảm thương; “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng
đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường…” Người chết đã vậy,
người sống cũng thật thảm hại: Họ “đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như
những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.” Hòa vào đó là những âm thanh thê thiết:
”Tiếng quạ gào lên từng hồi” và tiếng hò tỉ tê ở những nhà có người chết đói vọng lại lúc to, lúc
nhỏ. Chưa bao giờ, sự sống con người lại bị chà đạp, đe dọa khủng khiếp đến thế. Quang cảnh
ngày đói thật thê lương.

Giữa lúc nạn đói đang đe dọa từng gia đình, từng mạng sống thì gia cảnh nhà cụ Tứ cũng
thật bi đát. Cái nghèo truyền kiếp của người nông dân trước cách mạng càng bộc lộ rõ trong nạn
đói. Ngôi nhà của hai mẹ con “đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”.
Trong nhà, tài sản chẳng có gì ngoài đống quần áo vứt khươm mươi niên ở góc nhà và ít niêu bát
cũ. Cùng với đó là bao lận đận, đắng cay chồng chất lên cuộc đời người mẹ. Ông cụ đã mất từ lâu,
cô con gái đã lấy chồng xa, nhà chỉ có một mẹ, một con trôi dạt từ nơi khác đến sống trong xóm
ngụ cư này. Bao lo toan vất vả của đời người in hình lên dáng vẻ lọng khọng của bà cụ Tứ cũng
tiếng ho húng hắng và cách vừa đi vừa lẩm nhẩm như tính toán điều gì. Những chi tiết chân thực
của Kim Lân làm nổi bật người mẹ nông dân nghèo khổ, tội nghiệp. Hơn 70 năm cuộc đời, nhưng
người mẹ ấy lúc nào cũng thường trực trong lòng nỗi âu lo trước cuộc sống đầy sóng gió, bất
trắc.

Giữa hoàn cảnh ấy - lúc đói kém và đầy lo lắng, lúc miếng ăn trở thành vấn đề sinh tồn thì
Tràng dẫn về một người đàn bà. Vì miếng ăn mà người đàn bà xa lạ này nhắm mắt đưa chân chấp
nhận kiếp nợ theo, vợ nhặt. Thêm người là thêm miệng ăn khi trong nhà chỉ còn một nhúm gạo
nấu cháo, ngày mai chưa biết ăn bằng gì. Đặt bà cụ Tứ vào hoàn cảnh điển hình và éo le như vậy,
nhà văn Kim Lân có đk làm nổi bật diễn biến tâm trạng nhân vật một cách sinh động, sắc nét.

Đầu tiên là trạng thái ngạc nhiên của bà lão khi đi từ hàng tre vào nhà. Sau câu chào đầy
hớn hở của Tràng “U đã về đấy!”, bà cảm nhận có điều gì đó không bình thường. Tiếp đó, bà lão
đứng sững lại vì thấy có người đàn bà xa lạ ở trong nhà mình, lái đứng ngay đầu giường thằng con
mình. Kim Lân đã khéo léo dũng những đối thoại nội tâm để diễn tả sự ngạc nhiên cao độ của bà
cụ Tứ: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu
giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng U?”. Những câu hỏi dồn dập diễn ra trong
đầu bà lão thể hiện băn khoăn, trăn trở. Bà hấp háy mãi cặp mặt cho đỡ nhòen mà bằng nhận ra
người nào. Ngay cả khi Tràng giới thiệu: “Kìa, nhà tôi nó chào u” thì bà lão không tin vào tai mình
nữa. Suốt cả cuộc đời dài dằng dặc chứng kiến biết bao điều hay, lẽ dở, người mẹ nông dân chưa
bao giờ nghĩ đến cảnh ngộ này. Bởi lẽ, tuy Tràng đã đến tuổi lập gia đình nhưng nhà bà quá
nghèo, con trai xấu xí, thô kệch, lại là dân xóm ngụ cư, làm sao lấy nổi vợ! Hơn nữa, lúc này cái
đói đang rình rập khắp nơi, sự sống của mình còn khó giữ nổi, lại đèo bong thêm một miệng ăn
nữa. Cảnh ngộ ấy khiến người mẹ nghèo làm sao nghĩ tới con mình có vợ theo về.

Khi vỡ lẽ ra bằng lời giải thích của Tràng “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!
Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…” thì bà mẹ cúi đầu nín lắng, cái cúi đầu tâm trạng.
Trong tâm trí người mẹ diễn ra bao cảm xúc phong phú, phức tạp đan xen. Bà chỉ kịp mừng vì các
con có đôi, có lửa thì một nỗi niềm vừa ai oán, vừa xót thương clang lên trong lòng. Bà tủi cho
thân phận con phải lấy vợ trong cảnh ngộ trớ trêu này: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình
thì…”. Trong lòng người mẹ có những nỗi khổ tâm, dằn vặt, tự thấy bổn phận làm mẹ chưa tròn.
Lẽ ra, trong việc hệ trọng một đời của con, bà phải đứng ra lo lắng, những nghi thức tối thiểu của
lễ cưới như: ăn hỏi, treo cưới, cỗ bàn,...Nghĩ đến đó, trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai
dòng nước mắt. Đan xen vào đó là một niềm lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống
qua được cơn đói khát này không?”. Đối diện với thực tại đen tối, bà cụ Tứ chưa kịp vui đã phải
đau buồn, không biết tương lai của các con trước mắt ra sau, hạnh phúc của các con bé nhỏ,
mong manh quá. Bà cụ nghĩ đến cuộc đời dài dặng dắc những đau buồn của mình “Vợ chồng
chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”. Những suy nghĩ vò xé,
trăn trở trong lòng. Ngòi bút Kim Lân đã lách sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để diễn tả chân
thực và sâu sắc diễn biến tâm trạng ngổn ngang và tăm tối trong cảnh ngộ éo le, ngang trái. Cái
nghèo, cái đói có thể khiến bà cụ Tứ buồn tủi, lo lắng nhưng không làm mất đi bản tính tốt đẹp
trong con người. Bao trùm lên tất cả là tình yêu thương nhân hậu tỏa ra từ tấm lòng người mẹ
nghèo. Nhìn người đàn bà vân vê tà áo đã rách bợt, bà nghĩ: ”Người ta có gặp bước khó khăn, đói
khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…” Câu nói đầu tiên bà nói
với người con dâu như một lời chấp thuận:”Ử, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u
cũng mừng lòng”. Lời nói cởi mở của bà khiến cho Tràng thở phào nhẹ nhõm, mà người vợ nhặt
cũng được ấm lòng. Bà lão không chỉ bộc lộ tình thương con mà còn bộc lộ tình thương nàng dâu
một cách sâu sắc. Tình thương ấy thể hiện trong lời nói “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương
quá...". Rồi bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Bà đón người
vợ nhặt bằng tấm lòng rộng mở, gọi “con” xưng “u” thân thiết. Ở người mẹ nghèo sáng lên tấm
lòng đùm bọc, chở che đối với người đàn bà xa lạ vì đói mà trôi dạt đến ngôi nhà này, cũng là cách
chia sẻ miếng ăn vốn đã rất ít ỏi trong ngày đói. Điều đó đã trở thành nguồn an ủi lớn nhất với thị
khi buộc phải nhắm mắt đưa chân theo Tràng về. Tấm lòng người mẹ nghèo về vật chất nhưng
giàu về tình người làm ta cảm động. Tấm lòng ấy bừng sáng trong hoàn cảnh tăm tối, vút lên chất
thơ trong trẻo của tình người, xua bớt đi cái nặng nề, u ám đang đè nặng ngoài kia.

Người mẹ đã gạt đi mọi sự buồn tủi, lo lắng để vun vén hạnh phúc của các con và hy vọng
vào cuộc sống, tin tưởng vào tương lai. Những lời nói, hành động, việc làm của bà không chỉ thể
hiện tấm lòng nhân hậu của một người mẹ mà còn thể hiện nghị lực phi thường, niềm lạc quan
vượt lên hoàn cảnh tăm tối hướng tới ngày mai. Giữa cảnh nghèo, bà động viên các con bằng
những lời chí tình “Ai giàu ba họ, ai khổ ba đời” như hướng các con tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối
với bà, bố mẹ có thể khổ nhưng đời các con sẽ khấm khá hơn. Sáng hôm sau, bà cùng cô con dâu
mới dậy sớm thu dọn, quét tước nhà cửa cho gọn gàng, ngăn nắp. Bên cạnh người vợ nhặt đang
quét sân là hình ảnh người mẹ lúi húi giẫy cỏ. Quang cảnh dường như có sự thay đổi: 2 cái ao
nước vốn khô cong, nay đã đầy ắp, đồng rác mùn tung bành ngay lối đi đã vứt sạch, đống quần áo
vắt khươm mươi niên trong góc nhà đã được đem ra phơi. Bà cụ Tứ và người vợ nhặt tin rằng thu
xếp nhà cửa cho quang quẻ, gọn gàng, sạch sẽ thì cuộc đời họ sẽ khác đi, sáng sủa hơn. Khuôn
mặt vốn u ám, bủng keo của bà cụ Tứ bỗng trở nên nhẹ nhóm, rạng rõ khác ngày thường. Trong
bữa ăn thảm hại ngày đói chỉ có hai lưng cháo loãng ăn với muối, nhưng không khí gia đình rất
đầm ấm vì bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai tốt đẹp về sau. Bà nói chuyện sửa nhà,
chuyện nuôi gà bằng giọng rất vui tươi: “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính
rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc
mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. Tiếp theo, bà nhen nhóm trong lòng các con niềm lạc quan và
hi vọng vào tương lai. Kì diệu thay, bà lão ở cái tuổi gần đất xa trời lại nói về tương lai nhiều hơn
cả. Bởi vì, con tim người mẹ đang sống vì ước mơ và khát vọng của các con.

Cảm động biết bao khi Kim Lân khắc họa chi tiết miêu tả sự vui vẻ của bà cụ Tứ khi lễ mễ
bưng nồi cháo cám mà bà gọi là “chè khoán” và tự khen “ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon” ở đây
không phải cảm nhận ở phương diện vật chất mà được cảm nhận ở phương diện tinh thần. Niềm
lạc quan và hi vọng ở bà cụ Tứ đã biến mùi vị đắng chát của cháo cám thành vị ngọt ngào của chè
khoán. Niềm vui ấy của bà thật mỏng manh, khó cất cánh lên giữa hiện thực nặng nề, tăm tối.
Nhưng dẫu sao, ngọn lửa tình yêu thương và niềm hi vọng vẫn được nhen nhóm lên trước hạnh
phúc tội nghiệp cảu các con.

● Đánh giá chung:


Như vậy, nhân vật bà cụ Tứ đã được Kim Lân miêu tả rất thành công và sinh động bằng tài
năng và tâm huyết của mình. Xây dựng nhân vật, nhà văn đã thể hiện một năng lực phân tích tâm
lý rất tinh tế và sắc sảo: Nếu như ở nhân vật Tràng, niềm vui là chính, phù hợp với tâm trạng của
chàng trai trẻ lấy được ở thì ở bà cụ Tứ, tâm trạng hiện lên với sự giằng xé rất phức tạp. Ở đó
ngổn ngang bao vui buồn, mừng lo, bao xót thương, ai oán hòa vào một niềm trắc ẩn. Cùng với
đó, ngôn ngữ nhà văn và ngôn ngữ nhân vật đều rất dân dã, mộc mạc, giản dị và giàu sức gợi,
khắc họa sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cahcs: Hoàn cảnh càng tăm tối bao nhiêu thì tấm lòng
người mẹ càng rộng mở và sáng đẹp bấy nhiêu. Vượt lên hoàn cảnh, nhân vật bà cụ Tứ tỏa sáng
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam rất nhân ái, bao dung, giàu khát vọng sống, giàu đức hi
sinh. Tấm lòng người mẹ đã trở thành điểm tự cho ba con người chao đảo trong nạn đói. Bằng
cách đó, Kim Lân thể hiện niềm tin sáng đẹp vào bản chất tốt đẹp của con người trong hoàn cảnh
đen tối. Giá trị nhân đạo cảm động và sâu sắc hiện lên lung linh giữa những dòng văn.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học hiện đại Việt
Nam. Góp phần làm nên thành công của tác phẩm là nhân vật bà cụ Tứ - tiêu biểu cho tấm lòng
yêu thương nhân hậu. Trang sách cuối cùng gấp lại, nhưng đốm lửa sáng ấm áp tỏa ra từ tấm lòng
người mẹ đã thực sự xua đi cái ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, gieo vào lòng người đọc niềm tin
mãnh liệt, niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Đó cũng chính là niềm mong ước, niềm tin và hi vọng
của Kim Lân - nhà văn đã dành cả cuộc đời và tâm huyết để viết về người nông dân.

You might also like