You are on page 1of 15

Khổ 1 + 2

CUỘC CHIA LY THẤM ĐẪM TÂM TRẠNG KẺ ĐI - NGƯỜI Ở

Lời người ở lại

● Âm hưởng thơ dìu dặt, tha thiết.


● Cách xưng hô “mình - ta” gợi sự gắn bó khăng khít giữa người cán bộ kháng
chiến về xuôi với đồng bào Việt Bắc.
● Điệp từ “nhớ” + điệp cấu trúc câu “Mình về mình có nhớ ta/Mình về mình có
nhớ không”→ Điệp khúc ngập tràn thương nhớ, lay động lòng người (liên hệ
câu ca dao “Mình về mình có nhớ ta chăng/Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”
● Nhắc tới 15 năm “thiết tha mặn nồng” (từ khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) cho đến
khi những người kháng chiến trở về thủ đô 10/1954) đã cùng nhau gắn bó,
chia sẻ ngọt bùi đắng cay suốt chặng đường dài.
● Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” rất đặc sắc:
○ Nghệ thuật tiểu đối, điệp từ “nhìn”, ”nhớ” và các hình ảnh vùng cao
thân thương: cây, núi, sông, nguồn → âm hưởng dìu dặt và gợi cảm xúc
ấm áp thân thương.
○ Câu hỏi tu từ, đồng thời là lời nhắn nhủ “Hãy đừng quên Việt Bắc - cội
nguồn cách mạng”.

Lời người ra đi

● Hai chữ “tiếng ai” gợi về những lời dặn dò, nhắn nhủ đầy thân thương của
người Việt Bắc đang vang động trong lòng người ra đi.
● Các tính từ “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” → tâm trạng nhớ
thương, lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời.
● Hình ảnh hoán dụ “Áo chàm” thật gợi cảm → hình bóng thân thương của
đồng bào Việt Bắc trong buổi chia ly thấm đượm nghĩa tình cách mạng. Họ
cầm tay nhau xúc động mà không nói nên lời.

Đánh giá chung

● Đoạn mở đầu gồm hai khổ mở ra cuộc chia ly thấm đẫm tâm trạng giữa người
đi, kẻ ở, giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ chiến sĩ về xuôi, đưa người đọc vào
không khí nghĩa tình cách mạng, tạo đà cho nguồn mạch nhớ thương tuôn
chảy. Câu chuyện ân tình cách mạng được thể hiện khéo léo như tâm trạng
tình yêu lứa đôi.

1
2
Khổ 3
Lời người ở lại nói về những ngày đầu kháng chiến còn gian khổ
nhưng son sắt, nghĩa tình ở chiến khu Việt Bắc

Bốn câu đầu: Nỗi nhớ những ngày đầu kháng chiến còn gian nan, cơ cực.

● Người ở lại gọi người đi là “mình” gợi tình cảm thân mật, gắn bó, tạo âm
hưởng ngọt ngào như lời đối đáp của đôi lứa yêu nhau trong ca dao.
● Điệp khúc “Mình đi”, “Mình về” —> Chỉ cuộc về xuôi của người cán bộ kháng
chiến —> Gợi đôi mắt dõi theo đầy lưu luyến của người ở lại.
● Điệp từ “có nhớ” gợi cảm xúc nhớ thương đồng thời gợi kỉ niệm 1 thời gắn bó.
● Hình ảnh tiểu đối “Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” gợi:
○ Thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt, dữ dội, âm u.
○ Gợi những ngày đầu kháng chiến còn thiếu thốn, gian khổ: Sống giữa
thiên nhiên khắc nghiệt, lực lượng mỏng, lương thực, vũ khí ít ỏi, phía
trước còn nhiều gian nan.
● Hình ảnh tiểu đối “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” gợi:
○ Cuộc sống vật chất còn gian khổ, bữa cơm đạm bạc, thiếu thốn.
○ Mối thù dân tộc càng đậm nét, đè nặng lên đôi vai, thôi thúc đồng bào
chiến sĩ kiên cường vượt khó, quyết đánh quyết thắng.

⇒ Lời nhắc nhở kín đáo về 1 thời rất đỗi tự hào, mình và ta đã sát cánh bên nhau, đã
đồng cam cộng khổ, cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung.

Bốn câu tiếp: Nhắc đến những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình.

● Điệp khúc “Mình về”, “Mình đi” —> Âm hưởng ngọt ngào tuôn chảy của nỗi
nhớ thương người cán bộ về xuôi.
● Phép nhân hóa kết hợp hoán dụ “ Rừng núi nhớ ai” diễn tả thiên nhiên cũng
như con người Việt Bắc nhớ người cán bộ về xuôi khi phải chia xa.
● Hình ảnh tiểu đối “Trám bùi để rụng, măng mai để già” gợi:
○ Những sản vật quý đặc trưng cho rừng núi Tây Bắc đồng thời cũng là
nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của đồng bào ta khi ở Việt Bắc.
○ Nay người đi rồi không ai hái lượm. Có một nỗi buồn cô đơn, trống
vắng sâu sắc phủ kín tâm hồn người ở lại khi phải chia ly.

3
● Hình ảnh tiểu đối “ Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” kết hợp nghệ thuật
đảo ngữ, đưa từ láy “hắt hiu, đậm đà” lên đầu câu làm nổi bật ý:
○ Cảnh Việt Bắc với ngàn lau xám hắt hiu, với mái tranh nghèo, cuộc
sống con người còn đạm bạc.
○ Nổi bật lên là tấm lòng son sắt của đồng bào Việt Bắc với Cách mạng:
cưu mang cán bộ, gánh vác nhiệm vụ chung, cùng chịu đựng gian khổ,
hy sinh.

⇒ Câu thơ gợi cảnh sắc và tình người Việt Bắc.

Bốn câu cuối: Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng.

● Nhắc lại về thời kì đầu, hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh, đồng bào Việt
Bắc đứng lên chống Nhật cứu nước, chống giặc.
● Câu thơ “Mình đi mình có nhớ mình” sử dụng từ ‘mình’ một cách linh hoạt:
mình(1) và mình(2) chỉ người về xuôi còn mình(3) chỉ người Việt Bắc.

⇒ Diễn tả hai người đã hòa làm một trong nỗi niềm nhớ thương, ân tình, sâu đậm
hôm nay.

● Nhắc tới những địa danh lịch sử: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào —>
như một lời nhắn nhủ về Việt Bắc - cái nôi Cách mạng, cội nguồn nuôi dưỡng
cách mạng. Người về xuôi hãy nhớ, hãy thủy chung cùng quê hương nghĩa
tình ấy.

Đánh giá chung

● Nghệ thuật: Thể thơ lục bát nhịp nhàng tha thiết, nghệ thuật tiểu đối tạo
nên sự hài hòa, cách xưng hô “mình-ta” mang phong vị ca dao, phép điệp từ
ngữ “mình đi”, “mình về”, “nhớ” gợi tình cảm nhớ thương tuôn chảy. Các biện
pháp tu từ nhân hóa, hoán dụ, được sử dụng đặc sắc. Tất cả hòa quyện trong
phong cách thơ trữ tình- chính trị độc đáo của Tố Hữu.
● Nội dung: Đoạn thơ khắc họa thành công lời người ở lại nói về những ngày
đầu kháng chiến còn gian nan, cơ cực nhưng son sắt, nghĩa tình ở chiến khu
Việt Bắc. Từ đó, nâng lên thành những tình cảm lớn, góp phần làm nổi bật
chủ đề bài thơ: Sự gắn bó sâu nặng của đồng bào Việt Bắc với kháng chiến.
Việt Bắc mãi là quê hương chung của mọi người, là cội nguồn làm nên sức
mạnh và thắng lợi của cuộc kháng chiến. Nhà thơ nhắn nhủ mọi người: Hãy
nhớ mãi truyền thống ân nghĩa, thủy chung quý báu của dân tộc.

4
Khổ 4
Lời người ra đi khẳng định lòng thủy chung, son sắt với Việt Bắc

● Câu thơ ‘Ta với mình, mình với ta’ đáp lại tâm tình của người ở lại:
○ Ngắt nhịp 3/3.
○ Lời thơ chắc khỏe, 2 chữ ‘ta-mình’ quấn quýt, thể hiện sự gắn bó thân
thiết của tình nghĩa cách mạng.
● Câu thơ ‘Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” :
○ Ngắt nhịp 2/2/2 nhịp nhàng, tha thiết.
○ Hai từ ‘mặn mà, đinh ninh’ diễn tả tình cảm sâu đậm, trước sau như
một.
● Câu thơ ‘Mình đi mình lại nhớ mình’:
○ ‘Mình’(1) và ‘mình’(2) chỉ người về xuôi, ‘mình’(3) chỉ người ở lại —>
Cách sử dụng từ linh hoạt, tài tình.
○ Người ra đi đáp lại sự băn khoăn của người Việt Bắc trong khổ thơ đầu
—> khẳng định nỗi nhớ của lòng ta sâu sắc biết bao nhiêu, tình cảm
hai người đã hòa vào làm một trong buổi chia ly hôm nay.
● Cách so sánh đậm màu sắc dân gian “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy
nhiêu” khẳng định nghĩa tình cách mạng không bao giờ vơi cạn.

Đánh giá chung

● Nghệ thuật: Thể thơ lục bát tha thiết, cách xưng hô ‘mình-ta’ mang phong vị
ca dao. Nhịp thơ chắc khỏe, diễn tả sinh động tình cảm nhớ thương, son sắt,
chất thơ trữ tình-chính trị giàu tính dân tộc.
● Nội dung: Người ra đi khẳng định lòng thủy chung, son sắt với Việt Bắc. Đó là
sức mạnh tinh thần quý báu của cuộc kháng chiến, cũng là truyền thống ân
nghĩa, thủy chung tốt đẹp của con người Việt Bắc.

5
Khổ 5
Nỗi nhớ của người về xuôi với thiên nhiên, con người và cuộc sống ở
Việt Bắc “Nhớ gì như nhớ người yêu… đều đều suối xa”

Sáu câu đầu: Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc

● Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến dành cho cách mạng được so sánh với
nỗi nhớ người yêu khiến lời thơ đậm đà phong vị ca dao, đồng thời diễn tả tình
cảm nhớ thương triền miên khắc khoải không gì có thể xóa nhòa được.
● Qua nỗi nhớ hiện lên hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong những không gian
và thời gian khác nhau:
○ Hình ảnh mặt trăng trong sáng, thơ mộng treo trên đầu núi, đó là
những đêm trăng hò hẹn của tình yêu.
○ Vẻ đẹp ánh nắng chiều dìu dịu đổ xuống lưng nương, gắn với những
buổi lao động của đoàn Việt Bắc.

—> Câu thơ đẹp cả cảnh lẫn tình, vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc được nhìn
qua con mắt của người yêu.

● Nỗi nhớ của bản làng quen thuộc nằm treo leo bên sườn núi với những nếp
nhà sàn ẩn hiện trong màn sương khói huyền ảo.
● Hình ảnh ‘bếp lửa hồng’ của đồng bào Việt Bắc chờ đợi bước chân đi về của
người cán bộ cách mạng trong những đêm đông gái lạnh. Hai chữ ‘người
thương’ vang lên đầm ấm, thiết tha như tình cảm của người dân Việt Bắc
dành cho cách mạng.
● Nỗi nhớ rừng nứa bờ tre trải dài khắp không gian Việt Bắc vừa mộc mạc giản
dị, vừa bát ngát sức sống. Nỗi nhớ dành cho những con sông, con suối cụ thể:
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê- nơi khắc ghi lịch sử cách mạng gắn với những
chiến công oanh liệt và còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.
● Điệp khúc ‘nhớ gì, nhớ từng’ ngân lên nỗi nhớ của tâm hồn, trào dâng khúc
hát ru kỉ niệm.

Sáu câu tiếp: Nỗi nhớ những ngày chia sẻ ngọt bùi đắng cay với đồng bào
Việt Bắc

6
● ‘Ta đi ta nhớ’, ‘Mình đây ta đó’ gợi sự quấn quít sum vầy, sự kề vai sát cánh
giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
● ‘Đắng cay ngọt bùi’ là những ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian nan mà họ cùng
trải qua, những tình cảm đậm đà, những niềm vui, chiến thắng mà họ cùng
chung hưởng.
● Những hình ảnh cảm động ‘chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng’
gợi:
○ Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, gian khổ.
○ Họ cùng nhau chia sẻ gian nan, cùng gánh vác nhiệm vụ cách mạng —
> Việt Bắc tuy gian khó nhưng sâu nặng nghĩa tình.
● Hình ảnh ‘Người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô’ ngợi
ca đức tính cần cù, nhẫn nại của đồng bào Việt Bắc, đồng thời thể hiện nỗi xót
thương với cuộc sống cơ cực, vất vả của họ.

Sáu câu cuối: Nỗi nhớ cuộc sống gian nan nhưng thanh bình, lạc quan
của chiến khu Việt Bắc

● Các lớp bình dân học vụ mở ra, những chiến sĩ miền xuôi cùng đồng bào miền
núi không những đánh giặc Pháp mà còn đánh giặc dốt, không khí đầm ấm,
vui tươi.
● Cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc còn gian khổ những tiếng hát yêu đời, lạc
quan vẫn ca vang trên núi đèo Việt Bắc.
● Nỗi nhớ dành cho những âm thanh thanh bình nơi núi rừng Việt Bắc:
○ Tiếng mõ gọi trâu về văng vẳng rừng chiều.
○ Tiếng chày giã gạo bằng sức nước ‘đều đều suối xa’.

Đánh giá chung

● Nghệ thuật: Đoạn thơ là sự thành công của phong cách thơ trữ tình-chính trị
Tố Hữu. Diễn tả tình cảm cách mạng bằng hình thức thơ đậm đà tính dân tộc,
hình ảnh và ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm, thể thơ lục bát ngọt ngào, uyển
chuyển, cách xưng hô ‘mình-ta’ đậm phong vị ca dao, nghệ thuật tiểu đối,
điệp từ ‘nhớ’ láy đi láy lại gợi cảm xúc tuôn trào.
● Nội dung: Đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ đầm ấm, tha thiết của người cán bộ kháng
chiến với thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc. Từ đó,
đoạn thơ gợi về những tình cảm lớn: sự gắn bó sâu nặng với Việt Bắc- quê
hương cách mạng, tình yêu kháng chiến, tình yêu đất nước. Đồng thời thể hiện
truyền thống ân nghĩa, thủy chung tốt đẹp của con người Việt Nam.

7
8
Khổ 6
Bộ tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc suốt bốn
mùa qua nỗi nhớ của người về xuôi

2 câu đầu: Nêu cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn
● Câu 1:
○ Xưng hô “ta” - “mình” mang phong vị ca dao, gợi sự gắn bó giữa hai
đối tượng.
○ Lời ướm hỏi “Có nhớ ta?” → bộc lộ nỗi lòng.
● Câu 2: Bộc lộ nỗi “nhớ hoa cùng người”:
○ “Hoa”: vẻ đẹp thiên nhiên
○ “Người”: đồng bào Việt Bắc
⇒ Những gì tinh túy nhất của Việt Bắc.

8 câu sau: Bộ tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc
● Cấu tạo đặc biệt: Chia 4 cặp lục bát: lục - nhớ thiên nhiên, bát - nhớ con
người.
● Mỗi cặp 1 mùa, 4 cặp tạo thành 1 bộ tranh tứ bình 4 mùa.

Mùa đông
● Cảnh thiên nhiên:
Gam màu nền là màu xanh thẫm của rừng núi đại ngàn.
Nổi bật những bông hoa chuối đỏ tươi như những bó đuốc làm ấm
hương.
→ Mùa đông Việt Bắc sống động, dân dã và rất có hồn.
● Hình ảnh con người:
Những người đi rừng làm rẫy đứng trên đèo cao, dao gài thắt lưng lóe
sáng.
Tư thế tự tin, vững chãi, làm chủ núi rừng, mang vẻ đẹp khỏe khoắn, là
tâm điểm của bức tranh.

9
Mùa xuân
● Cảnh thiên nhiên:
Màu trắng tinh khiết của hoa mơ rừng- đặc trưng cho núi rừng Việt Bắc.
Hai chữ ‘trắng rừng’ gợi hương dịu nhẹ, bâng khuâng, bừng sáng và
thơ mộng.
● Hình ảnh con người:
Những người đan nón, đan mũ gửi ra mặt trận.
Hai chữ ‘chuốt từng’ gợi bàn tay nhịp nhàng, chăm chỉ, khéo léo của
người Việt Bắc.

Mùa hạ
● Cảnh thiên nhiên:
Tiếng ve kêu gọi hè sang, mùa hè đến, rừng phách chuyển vàng.
Từ ‘đổ’ gợi sự chuyển đổi nhanh chóng, cả rừng phách lênh láng sắc
vàng.
→ Câu thơ gợi sự chuyển biến rất tài tình và tinh tế của không gian và thời gian.
● Con người: Những cô gái nuôi quân, hái măng một mình có vẻ đẹp cần cù,
giàu đức hi sinh.

Mùa thu
● Cảnh thiên nhiên:
Mùa thu hòa bình ở chiến khu Việt Bắc kết lại toàn bộ tranh tứ bình làm
xúc động lòng người.
Ánh trăng thơ mộng, thanh bình, chan hòa trên núi rừng Việt Bắc.
● Hình ảnh con người:
Con người cách mạng cất lên tiếng hát ân tình, thủy chung, nguyện
suốt đời son sắt với Đảng và kháng chiến.
Câu thơ cuối vang lên ngân nga mãi như bản tình ca giữa người đi- kẻ
ở. Thủy chung cũng là đạo lí ngời sáng, phẩm chất cao quý của dân tộc Việt
Nam. Người đi sẽ hát mãi bản tình ca này và sẽ không bao giờ quên Việt Bắc.

Đánh giá chung


● Nghệ thuật: Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu phong vị
ca dao, giàu tính dân tộc, cách xưng hô ‘mình-ta’ thắm thiết, điệp từ ‘nhớ’ lặp

10
đi lặp lại, âm điệu nhịp nhàng, trầm bổng như khúc hát ru kỉ niệm, đoạn thơ
giàu chất nhạc, chất họa.
● Nội dung: Qua nỗi nhớ, bức tranh 4 mùa hiện lên sinh động, thiên nhiên và
con người đan cài, đối xứng, hòa hợp. Thiên nhiên Việt Bắc rực rỡ, tươi đẹp,
thơ mộng; con người cần cù, chăm chỉ làm nên sức mạnh của cuộc kháng
chiến. Nền tảng của lòng yêu nước, yêu kháng chiến, truyền thống ân nghĩa
thủy chung.

11
Khổ 7
Khung cảnh chiến khu Việt Bắc gắn với cuộc kháng chiến gian khổ,
hào hùng

Bốn câu đầu


● Cụm từ ‘giặc đến giặc lùng’ khắc họa thời điểm quyết liệt, gian nan: thực dân
Pháp tiến đánh Việt Bắc, gây chiến tranh tao loạn trên đất nước ta.
● Trong giờ phút quyết định của lịch sử, rừng núi cũng vùng lên đánh Tây cùng
với con người. Trong 4 câu thơ, chữ rừng’ và ‘núi’ được nhắc tới 5 lần, tạo nên
bức trường thành lũy sắt trước kẻ thù.
● Phép nhân hóa ‘rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây’ thể hiện tư thế kiên cường
đánh đuổi kẻ thù, đồng thời thể hiện tình cảm thân thiết giữa thiên nhiên và
con người.
● Phép nhân hóa ‘núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân
thù’ gợi rừng núi trùng trùng, điệp điệp, tạo nên thành lũy chiến khu. Rừng
như một bà mẹ hiền che chở cho các con bộ đội, nhưng cũng trở nên kiên
quyết, dữ dằn, vây bắt kẻ thù.
→ Rừng núi Việt Bắc bộc lộ khí thế hiên ngang, kiêu hùng khiến kẻ thù khiếp sợ.

Hai câu sau


● Cảnh chiến khu mênh mông, rộng lớn, hiện lên vừa hùng tráng vừa thơ
mộng.
● Cụm từ ‘đất trời ta’ khẳng định quyền làm chủ một vùng giải phóng.
● Cụm từ ‘chiến khu một lòng’ khẳng định cả núi rừng Việt Bắc và con người
Việt Bắc cùng nhìn về một hướng với sứ mệnh bảo vệ quê hương, đất nước.

Bốn câu cuối


● Cụm từ ‘Ai về ai có nhớ không?’ là một câu hỏi tu từ bày tỏ nỗi nhớ của
lòng mình.
● Tác giả liệt kê những địa danh ở Việt Bắc gắn với những trận đánh, những
chiến dịch lớn, những chiến công tiêu biểu góp phần quyết định sự thắng lợi
của cuộc kháng chiến: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao-Lạng,
Nhị Hà.

12
● Điệp từ ‘nhớ’ kết hợp nhịp thơ nhanh, rộn ràng, gấp gáp diễn tả nỗi nhớ dào
dạt, đầy vơi và niềm vui sướng vô bờ.

Đánh giá chung


● Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, âm hưởng thơ hùng tráng, sôi
nổi, điệp từ ‘nhớ’ tha thiết, dạt dào và các biện pháp tu từ đặc sắc như nhân
hóa, câu hỏi tu từ,..
● Nội dung: Đoạn thơ diễn tả thành công nỗi nhớ của người cán bộ kháng
chiến về xuôi với chiến khu Việt Bắc. Ở đó có niềm tự hào về rừng núi Việt Bắc
dũng cảm, kiên cường cùng quân ta chống giặc, có niềm tin vào chiến công
của dân tộc. Việt Bắc chính là cái nôi cách mạng không thể nào quên. Nhớ về
Việt Bắc cũng là nhớ về cội nguồn dân tộc, thể hiện truyền thống cao đẹp của
con người Việt Nam ‘Uống nước nhớ nguồn’.

13
Khổ 8
Bức tranh những ngày kháng chiến sôi động, hào hùng ở Việt Bắc

Hai câu đầu: ‘Những đường Việt Bắc của ta… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi
Hồng’
● Hai chữ ‘của ta’ vang lên dõng dạc, đàng hoàng thể hiện ý thức làm chủ.
● Từ láy ‘rầm rập’
Âm thanh vang động của rất nhiều bước chân.
Khí thế rộn ràng, tiến lên phía trước.
● Phép cường điệu ‘như là đất rung; diễn tả khí thế hào hùng và sức mạnh kì vĩ
lớn lao của đoàn quân ra trận.

Sáu câu tiếp


● Những binh đoàn bộ đội chủ lực hùng hậu, đông đảo. Từ láy đôi ‘điệp điệp
trùng trùng’ gợi đội ngũ nhấp nhô, không dứt.
● Hình ảnh ‘Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan’ gợi tầm vóc ngang tầm vũ trụ
và vẻ đẹp của người lính bảo vệ Tổ quốc.
● Tiếp theo là những đoàn dân công tiếp lương tải đạn đốt sáng rực cả trời
đêm, con đường ra trận đẹp như ngày hội. Hình ảnh cường điệu đầy chất lãng
mạn ‘bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay’ cực tả khí thế hào hùng, vẻ đẹp
ngời sáng của sức mạnh rung trời chuyển đất của quân dân ta.
● Nhịp thơ ngắn, mạnh mẽ, tạo nhạc điệu sôi nổi, đầy khí thế của cuộc chiến
tranh nhân dân đầy vĩ đại.
● Nghệ thuật tương phản ‘nghìn đêm thăm thẳm’ với hình ảnh ‘đèn pha bật
sáng’ gợi:
Ý nghĩa tả thực: Những đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ra trận, ánh đèn
pha bật sáng xua tan bóng tối.
Ý nghĩa tượng trưng: Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, gian khổ
nhất định sẽ thắng lợi huy hoàng.

Bốn câu cuối


● Nhịp thơ gấp gáp, nhắc đến những chiến công kì diệu, những chiến dịch lớn,
những địa danh cách mạng.

14
● Chữ ‘vui’ lặp đi lặp lại kết hợp phép liệt kê diễn tả niềm hân hoan mãnh liệt
trước những chiến thắng hiển hách của dân tộc và niềm tin vào sức mạnh
chính nghĩa của nhân dân.

Đánh giá chung


● Nghệ thuật: Âm hưởng thơ hào hùng, ngôn ngữ và hình ảnh thơ đậm chất sử
thi và cảm hứng lãng mạn, thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, các biện pháp tu
từ đặc sắc: so sánh, điệp từ, tương phản, liệt kê.
● Nội dung: Đoạn thơ đã khắc họa bức tranh hoành tráng, không khí sôi động
và hào hùng nơi chiến trường Việt Bắc, giúp mọi người nhớ về cuộc kháng
chiến anh hùng và tự hào về sức mạnh của quân dân ta. Đoạn thơ góp phần
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống ân nghĩa thủy chung
của con người Việt Nam.

15

You might also like