You are on page 1of 3

Đề 1:

I. Đọc hiểu:
1. Biểu cảm.
2.
- Trong hai khổ thơ đầu, tuổi thơ cuuar nhân vật trữ tình gắn liền với những hình
ảnh của quê hương: chiều sen xanh mướt, hạt gạo trắng, mặn mòi châu thổ, phấp
phới cánh cò, rơm mục đồng.
3. Những dòng thơ giúp ta hiểu về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ở cách xa
quê hương:
- Nhớ da diết và tự hào về những nét đẹp của quê hương - những nét đẹp bình dị
mà thân thương: mái đình, triền sông, câu hò, đường làng rơm thơm, giặng tre
già, măng non.
- Sự gắn bó với cội nguồn và tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc.

4.
- Nội dung 2 dòng thơ: Những con người Việt Nam dù có đi muôn nơi trên thế giới
thì vẫn mang trong mình dòng máu lạc hồng.
- Ý nghĩa:
+ Giúp mỗi chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về cội nguồn của chính mình: Đều
mang trong mình dòng máu Việt, dòng máu lạc hồng.
+ Đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu với cội nguồn, niềm tự hào và tinh thần
trách nhiệm đối với dân tộc mình.

II. NLXH:
Đề: Trình bày suy nghĩa của anh chị về ý nghĩa của việc hương về nguồn cội trong cuộc
sống hôm nay.
Bài làm
a. Giới thiệu về nghị luận: Việc hướng về cội nguồn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong
cuộc sống con người.
b. Giải thích khái niệm:
+ Cội nguồn: là góc rễ, là tổ tiên, là quê hương hàng xóm, là những người, là nơi đã
sinh ra ta, rộng hơn là thế hệ đi trước.
+ Hướng về cội nguồn: Là nhớ về, nghĩ về nơi nguồn cội, biết ơn các thế hệ đi trước,
có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
c. Ý nghĩa của việc hướng về nguồn cội:
- Thể hiện lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, sự gắn bó với nguồn mạch tổ tiên, với
các thế hệ đi trước.
- Tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người đứng vững trước khó khăn, thử
thách, xoa dịu mọi mất mát, đau thương, tạo động lực vươn tới tương lai.
- Người biết hướng về cội nguồn luôn được mọi người tin yêu, trân trọng, lan tỏa
lối sống đẹp.
- Tạo nên một xã hội gắn kết, giàu yêu thương, biết trân trọng quá khứ và biết
hướng tới tương lai.
- Hướng về cội nguồn, còn tạo cho đất nước, con người Việt Nam đứng vững trước
mọi biến động của thế giới, giữ vững nền độc lập, chủ quyền, phát triển và hội
nhập với toàn cầu.
- Phê phán những người thơ ơ, vô cảm, quên đi truyền thống văn hóa dân tộc.

d. Bài học nhận thức, khẳng định lại vấn đề:


- Tuổi trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống, thấm thía ý nghĩa của lối sống
hướng về cội nguồn, luôn tự hào về dòng máu lạc hồng chảy trong huyết quản, ra
sức phấn đấu, học tập để trở thành con người làm chủ cuộc sống, có ích cho dân
tộc, đất nước.

Đề 2:

I. Đọc hiểu:
1. Nghị luận.
2.
- Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì:
+ Tuổi trẻ chỉ đến có một lần, năm tháng qua đi sẽ không quay trở lại.
+ Tuổi trẻ là tuổi năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm nhất.
+ Học phải đi đôi với hành, phải hành động, phải thực hành khi kiến thức của ta
mới khá lên, mới tạo nên những thành tựu cho cuộc sống.
3.
- Đoạn trích cho thấy những ích lợi của việc tích cực hành động:
+ Giúp cho kỹ năng của mỗi người sẽ khá lên.
+ Giúp cho người trẻ có thể hòa nhập vào thế giới.

4. Gợi ý:
- Bài học tâm đắc mà tôi rút ra từ văn trên cho mình là:
+ Tuổi trẻ dứt khoát không được ngồi yên, mà hãy hành động, hãy làm những việc
dù là nhỏ nhất.
+ Cần phải phát huy năng lực của bản thân để phát triển khả năng hành động.
+ Hãy sống một cuộc sống năng động, sáng tạo để tuổi trẻ của mình trở nên có ý
nghĩa.

II. Nghị luận xã hội:


Đề bài: Trình bày suy nghĩ về những giải pháp phát triển năng lực hành động của bản
thân.

Gợi ý

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:


- Trên hành trình cuộc sống, con người, giải pháp phát triển năng lực của bản thân
có tầm quan trọng rất lớn.
2. Giải thích khái niệm:
- Giải pháp: Những phương pháp, cách thức.
- Phát triển năng lực hành động: Phát huy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi
người, biến những khả năng ấy thành hành động.
⇒ Mỗi con người cần có những phương pháp, cách thức để phát huy những khả
năng của mình, biến những khả năng ấy thành hoạt động thiết thực, cụ thể.

3. Những giải pháp cụ thể:


- Sống có ước mơ, có khát vọng, có mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc
sống, mục tiêu ấy phù hợp với năng lực của bản thân. Đề ra những kế hoạch,
những biện pháp cụ thể để thực hiện những mục tiêu ấy.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức, ham học hỏi, trai dồi kĩ năng sống.
- Luôn tư duy, hành động và rèn luyện kĩ năng sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm,
học đi đôi với hành.
- Sống tích cực chủ động, lạc quan, hòa nhập vào cuộc sống chung của Xã hội, của
cộng đồng.
- Dẫn chứng minh họa:
+

4. Phê phán những người sống thụ động, ỷ lại, xáo mòn.
5. Bài học nhận thức, khẳng định lại vấn đề:
- Tuổi trẻ đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống, cần hơn lúc nào hết những giải pháp
phát triển năng lực hành động của bản thân: tích cực học tập, phấn đấu trở thành
người công dân có ích cho xã hội, cho đất nước, phát huy vai trò và tài đức của
mình trong quá trình thúc đẩy đất nước phát triển đi lên, hòa nhập cùng thế giới.

You might also like