You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG SỬ 12

Bài 8. Nhật Bản

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật


A. bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
B. có bước phát triển thần kì.
C. vẫn tồn tại chế độ phong kiến.
D. bị quân đội các nước phương Tây chiếm đóng.

2. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?
A. 1960-1973.
B. 1945-1952.
C. 1952-1973.
D. 1973-1980.

3. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành
A. siêu cường tài chính số 1 thế giới.
B. nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
C. trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
D. có nền kinh tế đứng đầu thế giới.

4. Nhân tố giống nhau giữa Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu giúp những nước này trở thành
ba trung tâm kinh - tế tài chính lớn của thế giới là
A. áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
C. chi phí quốc phòng thấp.
D. coi trọng nhân tố con người.

5. Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản hiện đại là
A. kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
B. lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc.
C. hòa nhập vào văn hóa thế giới.
D. giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.

6. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua học thuyết Miyadaoa và
Hasimôtô được thực hiện trong giai đoạn nào?
A. 1973 - 1991.

1
B. 1952 – 1973.
C. 1945 – 1952.
D. 1991 - 2000.

7. Đặc điểm nổi bật nhất phản ánh sự phát triển về khoa học – kỹ thuật của Nhật
Bản là
A. xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
B. chi phí đầu tư nghiên cứu khoa học cao.
C. dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế.
D. mua bằng phát minh sáng chế của nước khác.

8. Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa khi
nào?
A. Năm 1969.
B. Năm 1970.
C. Năm 1968.
D. Năm 1973.

9. Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế
nào?
A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

10. Thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào
lĩnh vực
A. sản xuất hàng tiêu dùng.
B. sản xuất phần mềm.
C. sản xuất ứng dụng dân dụng.
D. chinh phục vũ trụ.

11. Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX đến năm 2010, kinh tế Nhật Bản luôn
A. giữ vai trò là một chủ nợ lớn nhất thế giới.
B. phát triển thần kỳ về kinh tế và tài chính.
C. là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới.
D. giữ vai trò là một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.

12. Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên
lãnh thổ của mình là nhằm

2
A. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Liên Xô.
B. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Trung Quốc.
C. chống lại phong trào cách mạng thế giới.
D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng.

13. Nhật Bản vươn lên trở thành “siêu cường” tài chính thế giới vào thời gian nào?
A. Nửa đầu thập niên 70.
B. Nửa sau thập niên 70.
C. Nửa sau thập niên 80.
D. Nửa đầu thập niên 80.

14. Trong những năm 70 đến nửa đầu thập niên 80, nền kinh tế Nhật Bản phát triển
như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước NICs.
D. Lâm vào tình trạng suy thoái.

15. Trong sự phát triển “Thần kì của Nhật Bản” có nguyên nhân nào giống với nguyên
nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Chi phí đầu tư cho giáo dục cao.
B. Lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài.
C. Mở rộng thị trường ra bên ngoài.
D. Biết tận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

16. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
B. ủng hộ và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
C. chú trọng quan hệ với các nước phương Tây.
D. liên minh với Mĩ.

17. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Những năm 50 của thế kỉ XX.
C. Những năm 60 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

18. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ của Nhật
Bản là

3
A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco.
B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
C. Học thuyết Phucưđa và Kaiphu.
D. Học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô.

19. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?
A. Trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.
B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất trên thế giới.
C. Trở thành trung tâm thương mại lớn nhất thế giới.
D. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

20. Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng nhất sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
trong giai đoạn 1960 – 1973?
A. Phát triển “thần kỳ”.
B. Phát triển mạnh mẽ .
C. Phát triển nhanh chóng.
D. Phát triển bình thường.

21. Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào
sau đây KHÔNG đúng?
A. Chi phí đầu tư cho giáo dục thấp.
B. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất.
C. Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

22. Hạn chế lớn nhất đối với nền kinh tế của Nhật Bản đó là
A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
B. lãnh thổ không rộng, nhiều thiên tai.
C. cơ cấu kinh tế thiếu cân đối.
D. sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu, các nước NICs.

23. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 2000 đó là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. tăng cường quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN.
C. chú trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
D. mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước trên thế giới.

24. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản
phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973 là
A. áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.

4
B. vai trò quản lý có hiệu quả của nhà nước.
C. tài nguyên phóng phú dồi dào.
D. nguồn nhân lực có trình độ cao.

25. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952 là gì?
A. Coi trọng quan hệ ngoại giao với Tây Âu.
B. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

26. Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000 là
A. cùng giúp đỡ nhau phát triển.
B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.
C. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

27. Đặc điểm kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là
A. kinh tế phục hồi sau chiến tranh.
B. kinh tế suy thoái kéo dài.
C. kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển “thần kỳ”.
D. kinh tế phát triển và xen kẽ suy thoái.

28. Nhân tố chủ quan có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B. Vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.
C. Yếu tố con người.
D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

29. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX Nhật Bản đã vươn lên trở thành
A. nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
B. siêu cường tài chính số 1 thế giới.
C. nước có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.

30. Nguyên nhân chủ quan giúp Nhật Bản trở thành một trong 36 trung tâm kinh tế -
tài chính lớn của thế giới là gì?
A. Coi trọng nhân tố con người.
B. Làm giàu từ chiến tranh.

5
C. Có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. Nhờ sự viện trợ của Mĩ.

31. Nước nào dành cho Việt Nam nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều
nhất
A. Nhật Bản.
B. Ngân hàng thế giới.
C. Hàn Quốc.
D. Liên minh châu Âu.

➤ Bài 8. Nhật Bản

1-A 2-A 3-B 4-A 5-A 6-D 7-D 8-C 9-B 10 - C

11 - D 12 - D 13 - D 14 - D 15 - D 16 - D 17 - C 18 - B 19 - A 20 - A

21 - A 22 - C 23 - A 24 - A 25 - C 26 - B 27 - C 28 - C 29 - B 30 - A

31 - A

You might also like